Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

45 350 1
Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank 1. Khái quát về hoạt động thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 1.1 Số lượng dự án đầu tư đã được thẩm định Trong những năm qua, hoạt động tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng SeAbank . Công tác thẩm định của SeAbank đã hỗ trợ cho hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Ngân hàng SeAbank đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, số dự án xin vay vốn,cũng như số dự án được cho vay đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Bảng 1: Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng định gốc Tốc độ tăng định gốc Tốc độ tăng định gốc Số dự án thẩm định Dự án 37 53 143% 150 283% 279 182% Số dự án cho vay Dự án 29 46 158% 133 289% 252 165% Số tiền cho vay Tỷ đồng 678 1.01 2 149% 4.04 1 399% 7.506 174% (Nguồn tài liệu từ phòng thẩm định dự án ngân hàng SeAbank) Nhận thấy số dự án ngân hàng cho vay ngày càng tăng theo thời gian. Năm 2005 ngân hàng mới có 29 dự án được cho vay thì đến năm 2006 đã là 46 dự án, và đến năm 2007 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngân hàng về mọi mặt thì số dự án cho vay cũng tăng lên 133 dự án. Tốc độ tăng so với năm 2006 là 289%. Không những sự tăng trưởng về số lượng dự án mà bên cạnh đó còn có sự tăng trưởng về chất lượng, quy mô các khoản cho vay. Năm 2007 tổng số tiền cho vay gần gấp 4 lần số tiền cho vay năm 2006. và tính đến hết ngày 31/12/2008 số dự án cho vay của ngân hàng là 252 dựu án,vứi tổng số tiền cho vay là 7506 tỷ đồng. Tuy số dự án cho vay tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng hiệu quả công tác cho vay vẫn được đảm bảo. tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng SeAbank luôn được duy trì trong hạn mức <5%. 1.2 Đặc điểm dự án đầu tư đã được thẩm định Các dự án được hội sở SeAbank xem xét thẩm định đều là dự án trung và dài hạn do vậy các dự án này mang đầy đủ đặc điểm của dự án đầu tư phát triển. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho dự án đầu tư thường rất lớn. Như trong năm 2007 số dự án là 133 nhưng đã cho vay hơn 4000 tỷ đồng, và đến năm 2008 thì con số này đã là 252 dự án với tổng quy mô vốn cho vay lên đến 7.506 tỷ đồng. Tính trung bình thì gần 30 tỷ đồng trên 1 dự án. SeAbank đang có sự phát triển vượt bậc, trong thời gian ngắn tới chắc chắn tổng số vốn cho vay sẽ còn cao hơn rất nhiều. Với thời gian hoạt động của các dự án thường là trên 15, 20 năm. Trong số các khách hàng là doanh nghiệp vay vốn có không ít các tập đoàn lớn, các tổng công ty với số vốn cho vay hàng trăm tỷ đồng. Không thể không nhắc đến hợp đồng tín dụng của ngân hàng SeAbank với nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng (do ngân hàng Vietcombank đầu mối tài trợ) có trị giá 120 triệu USD, khoản vay này được dùng để đầu tư xây dựng dây chuyền II (tổng mức đầu tư là 160,5 triệu USD), dự án nằm trong quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Dự án đầu tư có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế… Do các dự án đầu tư đều mang rất nhiều tiềm ẩn rủi ro vậy nên mỗi dự án ngân hàng quyết định cho vay đều phải hết sức thận trọng và phải được thẩm định cẩn thận. 1.3 Nguyên tắc và các quy định với hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng Tài liệu sử dụng để phân tích về phương diện tài chính của khách hàng: - Báo cáo tài chính, gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của 02 năm gần nhất và số liệu về tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại. - Tài liệu tham khảo khác: Báo cáo tình hình công nợ, các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng tồn kho . Nguyên tắc thẩm định, phân tích Việc thẩm định và phân tích tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu do khách hàng cung cấp. Do đó, cần phải thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính và tính xác thực của các thông tin, số liệu được cung cấp, cụ thể: + Chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc hạch toán. + Nguồn số liệu: Được kiểm toán độc lập? Được cơ quan thuế chấp thuận? Do doanh nghiệp tự lập? + Nội dung, số liệu khớp đúng của Báo cáo tài chính. + Kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng: Trị giá hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả (cho ai? ở đâu?), tài sản cố định hữu hình, .để so sánh với số liệu trong Báo cáo tài chính. - Việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng được dựa trên cơ sở nhiều năm (thường là 02 năm gần nhất), so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm, từ đó rút ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng, phát triển và tính ổn định, an toàn. Phân tích các tồn tại và biện pháp khắc phục. Đối với khách hàng chưa đủ 02 năm hoạt động, việc phân tích dựa vào các số liệu tài chính đầu kỳ và cuối kỳ. - Khi đánh giá, nhận xét, cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá, so sánh với thực tế cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo tính khách quan, chính xác và toàn diện. 2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 2.1 Tiếp nhận_luân chuyển hồ sơ Cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi khách hàng. Thu thập các thông tin về khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề… Tìm hiểu sơ bộ khách hàng: cán bộ trực tiếp thẩm định sẽ tìm hiểu mục đích vay vốn, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, số tiền vay , thời hạn vay, kế hoạch trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay… Hướng dẫn khách hàng vay vốn làm thủ tục: cán bộ trực tiếp thẩm định bộ phân khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. Bộ phận khách hàng cá nhân đối với các đối tượng khách hàng còn lại. Kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ, phù hợp nội dung gồm : hồ sơ pháp lí, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay. 2.2 Tổ chức thẩm định dự án Thẩm định các điều kiện tín dụng: cán bộ thẩm định nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau: - đánh giá chung về khách hàng ( năng lực pháp lí, mô hình tổ chức quản lý hoạt động, quản trị điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, rủi rô chủ yếu). - tình hình tài chính của khách hàng (đánh giá tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, phân tích đánh giá chỉ tiêu kinh tế tài chính; phân tích các tồn tại nguyên nhân). - Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả. - Bảo đảm tiền vay - Xác định phương thức và nhu cầu vay. - Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chyển đổi để thanh toán nước ngoài. - Lãi suất áp dụng cho khoản vay. - Xem xét điều kiên thanh toán. 2.3 Quyết định cho vay Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ thẩm định lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng. Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng, kèm hồ sơ vay vốn,xem xét kiểm tra, thẩm định lại ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Lãnh đạo (tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền) xem xét lại hồ sơ do trưởng phòng thẩm định trình để quyết định : - Duyệt đồng ý cho vay - Duyệt cho vay có điều kiện - Không đồng ý. - Đưa ra Hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định chi nhánh. - Trình hội sở chính với trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có). Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định : cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành các thủ tục sau - yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ , tài liệu với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn. - thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu. - Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối vay. Sau đó trưởng phòng thẩm định kiểm soát nội dung, có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định. Kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. 2.4 Quy định thời gian thẩm định tại ngân hàng Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình. Hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có kí giao nhận : danh mục hồ sơ và thời điểm giao nhận Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Thẩm định Nhận hồ sơ thẩm định Lập báo cáo thẩm định Bổ sung giải trình Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lưu hồ sơ tài liệu Kiểm soát kiểm tra Giao hồ sơ vay vốn Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu Đạt 3. Phương pháp thẩm định dự án Tùy thuộc vào nội dung cần thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích dự án mà sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp nào và hiệu quả của việc vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ và khả năng của cán bộ thực hiện. Khi xem xét về các phương pháp thẩm định dự án có thể chia thành phương pháp chung và phương pháp cụ thể. Phương pháp chung để thẩm định dự án là tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế. Tùy theo nội dung và yêu cầu đối với mỗi dự án mà có các phương pháp thẩm định cụ thể thích hợp. Ngoại trừ các nội dung có quy định pháp luật, đối với các nội dung khác đều có những phương pháp cụ thể trong quá trình thẩm định dự án. Các phương pháp thẩm định dự án cụ thể: Có nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào từng nội dung thẩm định. Xem xét một cách khái quát có 4 phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình thẩm định dự án. Các phương pháp này bao gồm: Phương pháp 1: Thẩm định dự án theo trình tự Thẩm định dự án tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề kết luận sau. Thẩm định tổng quát : xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định cảu dự án, qua đó đánh giá một cách khái quát các nội dung cần thẩm định, tính đầy đủ hợp lệ như : hồ sơ dự án, tư cách pháp lí…thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu Trưởng phòng thẩm định Phòng tín dụng rõ quy mô tầm quan trọng của dự án. Do vậy ở giai đoạn này khó phát hiện vấn đề cần bác bỏ, cần bổ sung, hoặc sửa đổi. chỉ khi thẩm định chi tiết những sai sót dự án mới được phát hiện Thẩm định chi tiết : tiến hành sau thẩm định tổng quát. Thẩm định tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung dự án từ thẩm định các điều kiện pháp lí , đến thẩm định thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý, tài chính kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung đều cần đưa ra ý kiến đồng ý hay không thể chấp nhận được hay phải sửa đổi. tuy nhiên mức độ tập trung của các nội dung có thể khác nhau. Như trogn ngân hàng thì thường sẽ tập trung vào phân tích các chỉ tiêu tài chính nhiều hơn như hoàn trả vốn vay, chỉ tiêu lợi nhuận… Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện tiếp tục nghiên cứu. nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo. Phương pháp 2: So sánh các chỉ tiêu. Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và rất hay dùng trong thực tế. Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức, các dự án đã và đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư. Sử dụng phương pháp này, các chỉ tiêu được so sánh với các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi, với các định mức sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý . của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và của doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc. Phương pháp 3: Thẩm định dựa trên sự phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án. Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (Giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T), khả năng hòa vốn . từ đó có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án . Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. Phương pháp 4: Thẩm định dự án trên cơ sở của kết quả dự báo. Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu . có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án. Để sử dụng tốt phương pháp này, yêu cầu những nhà phân tích cần có các kỹ năng tổng hợp (tổng hợp các số liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua các thông tin đã thu thập trên báo chí, tạp chí, Internet, hội thảo, đề án phát triển ngành, quy hoạch địa phương .) sau đó phải biết phân tích và có thể phải sử dụng các mô hình toán, thống kê để dự báo. Phương pháp này nếu được sử dụng tốt trong công tác lập và thẩm định dự án sẽ nâng cao mức độ chuẩn xác của những kết quả tính toán. Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy tuy nhiên các số liệu trong phân tích độ nhạy được giả định trên cơ sở chủ quan thì các số liệu trong phương pháp này mang tính khách quan. 4. Nội dung thẩm định 4.1 Thẩm định tính hợp lệ tính đầy đủ của hồ sơ dự án, hồ sơ xin vay vốn Danh mục hồ sơ vay vốn tại SeABank: Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của SeABank. 4.1.1 Các tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng: a. Đối với tổ chức : + Quyết định thành lập doanh nghiệp; + Đăng ký kinh doanh; + Giấy phép hành nghề (nếu có); + Điều lệ tổ chức và hoạt động; + Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; + Quy chế tài chính (đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên); + Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho Tổng Giám đốc/Giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố cho SeABank; + Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; + Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK (nếu có); b. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: + Đăng ký kinh doanh (đối với những trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký kinh doanh); + Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác); + Chứng chỉ hành nghề (nếu có); + Xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (cán bộ tín dụng đối chiếu và lưu bản photo trong hồ sơ). Các tài liệu trên áp dụng đối với những khách hàng vay vốn lần đầu tại SeABank hoặc khách hàng có sự thay đổi năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự, đăng ký kinh doanh trong quá trình vay vốn. 4.1.2 Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của ít nhất 02 năm gần nhất đối với khách hàng là pháp nhân. Trường hợp pháp nhân mới thành lập thì phải có bảng báo cáo các số liệu tài chính chi tiết tại thời điểm vay vốn. - Tài liệu hoặc bản thuyết trình khả năng tài chính đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân. - Đối với vay trung dài hạn: Hồ sơ dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án: Báo cáo nghiên cứu khả thi (luận chứng KTKT hoặc Báo cáo KTKT, văn bản quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có), Quyết định phê duyệt tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có), hồ sơ thiết kế, các hợp đồng kinh tế liên quan đến cung cấp thiết bị, tiêu thụ sản phẩm; Quyết dịnh kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu; các loại giấy phép: Quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án, Giấy phép xây dựng, giấy phép hoặc văn bản thoả thuận sử dụng các công trình hạ tầng, Văn bản chấp thuận của Bộ, Sở Khoa học công nghệ môi trường (nếu có) …. - Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ đối với tài sản đảm bảo nợ vay; quyền sở hữu tài sản hợp pháp, hợp lệ của bên thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay đủ lớn so với mức tiền vay theo quy định của SeABank. 4.2 Thẩm định chủ đầu tư dự án 4.2.1 Năng lực tài chính và pháp lý của chủ đầu tư Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh: - Cá nhân vay vốn là công dân Việt Nam có đủ từ 18 tuổi trở lên. - Không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (Theo quy định của Bộ luật dân dự). - Căn cứ xác định nhân thân: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ về nhân thân khác như Hộ chiếu, Giấy phép lái xe . hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền . - Giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có). Đối với khách hàng là doanh nghiệp: - Doanh nghiệp vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) theo quy định của pháp luật. - Xem xét điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phương thức quản trị, điều hành, xác định người đại diện theo pháp luật trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức (Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc). Trường hợp trong điều lệ không quy định thì phải có Nghị quyết của HĐQT/HĐTV giao quyền cho người đại diện ký kết các tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc vay vốn tại SeABank. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự uỷ quyền vay vốn ., phải còn hiệu lực trong thời hạn cho vay. 4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng Mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động: - Quy mô và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (các xí nghiệp, chi nhánh, đơn vị trực thuộc .). - Số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, lao động thường xuyên và không thường xuyên. - Thu nhập bình quân của người lao động (lương, các khoản phụ cấp, thưởng .) Ngành nghề kinh doanh: - Ngành nghề sản xuất kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành. - Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại, phương án hay dự án dự kiến đầu tư. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: - Các sản phẩm chủ yếu, thị phần của từng loại sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. - Mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm. - Đối thủ cạnh tranh chủ yếu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing - Các khách hàng thường xuyên và quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2.3 Uy tín của chủ đầu tư trong qua hệ tín dụng với ngân hàng Quan hệ với SeABank và các Tổ chức tín dụng khác Quan hệ với SeABank: - nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn. - Mục đích sử dụng các khoản vay - Doanh số cho vay, thu nợ. - Số tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu. - Mức độ tín nhiệm. - Quan hệ với các Tổ chức tín dụng khác: - Thông tin từ CIC - Các nguồn thông tin khác. 4.3 Thẩm định dự án đầu tư Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: 4.3.1 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án. Mục tiêu của dự án và sự cần thiết đầu tư dự án. Quy mô vốn đầu tư: + Tổng vốn đầu tư hoặc tổng dự toán và cơ cấu phân bổ tổng vốn đầu tư (xây lắp, máy móc thiết bị, chi phí khác …). + Nguồn vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động khác …). Cần lưu ý tính khả thi của từng nguồn vốn hợp thành và tiến độ tham gia của các nguồn vốn vào giai đoạn nào của dự án. 4.3.2 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Nhu cầu cung cấp sản phẩm, dự báo nhu cầu tương lai. Nguồn cung cấp đầu vào của dự án. Khả năng cạnh tranh sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. [...]... góp dự tính 5 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư cụ thể Dự án bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên” 5.1 Quy trình thẩm định : Dự án thực hiện đúng các bước trong quy trình thẩm định dự án đầu tư từ tiếp nhận hồ sơ, thực hiện công tác thẩm định, báo cáo thẩm định, trình và quyết định. .. dung thẩm định : Cán bộ thẩm định đã thẩm định tính đầy đủ và chi tiết của dự án Đúng nội dung thẩm địnhngân hàng quy định: thẩm định năng lực pháp lý Thẩm định các khía cạnh của dự án như : thị trường, kĩ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, tài sản đảm bảo… 5.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 5.3.1.1 Hồ sơ chủ đầu tư Tên dự án : Bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực. .. diện tài chính và tính hiệu quả của dự án: Thẩm định về phương diện tài chính: Thẩm định về phương diện tài chính thực chất là thẩm định về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án, từ đó đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư Việc xác định giá thành sản phẩm của dự án trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra tính đầy... Phương pháp thẩm định - Cán bộ tín dụng của ngân hàng đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp trong công tác thẩm định dự án đầu tư “Bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên” Đó là : dự án sử dụng theo phương pháp phân tích độ nhạy khi đánh giá rủi ro và phương pháp dự báo khi xem xét yếu tố công nghệ, giá... Giai đoạn II) Địa điểm : Khu công nghiệp tỉnh Nam Định - Tiến độ thực hiện : Quý I năm 2008: thực hiện lập dự án, thẩm định dự án đầu tư và các thủ tục cần thiết khác để tiến hành thực hiện dự án Từ Quý I năm 2009 đến hết quý I năm 2010: xây dựng nhà điều hành, phân xưởng chính, kho vật tư, nhà ăn cán bộ công nhân viên, nhà để xe, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ và hoàn thiện toàn bộ công trình Quý II năm 2010... 20/HĐUTNK ngày giữa Công ty Dây và cáp điện Trường Quyên và Công ty xuát nhập khẩu Duy Thuỷ Phê duyệt chi tiết về xây dựng, hồ sơ thiết kế và dự toán công trình Dự án vay vốn đầu tư nhà máy sản xuất máy xây dựng tại KCN Nam Định và toàn bộ các hồ sơ liên quan khác của dự án kèm theo của công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên 5.3.2.2 Xác định lại sự cần thiết phải đầu tư của dự án Nền kinh tế Việt... tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án Chỉ tiêu ROI : Doanh lợi tổng vốn đầu tư Thv : Thời gian hoàn vốn đầu tư NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án IRR : Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ Đối với các dự án đầu tư dài hạn, việc tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) về cơ bản đã phản ánh trung thực tình hình... tư của công ty + Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu thiết bị giữa công ty … và Công ty Hoàng Anh + Căn cứ vào dự toán xây dựng và Bản nghiệm thu khối lượng công việc giai đoạn I Tuy nhiên đây chỉ là giá trị căn cứ theo các hợp đồng do công ty cung cấp Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan, và an toàn cho Ngân hàng, đề nghị khách hàng kết hợp cùng ngân hàng thuê 1 công ty định giá độc lập để việc xác định giá... NPV của dự án là : 161,176,365,093 IRR của dự án là : 26.37% Và khi cả doanh thu giảm 5% và chi phí tăng 5% : - Với tỷ suất chiết khấu không đổi 14% - NPV của dự án là : 85,617,169,599 - IRR của dự án là : 21.38% 5.3.2.8 Kết luận với dự án  Kết luận về khách hàng - Căn cứ vào hồ sơ dự án - Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, hồ sơ khách hàng Nhận xét về khách hàng vay vốn như sau: - Hồ sơ pháp lý : Công ty... ra (chi) của dự án năm thứ i : Bao gồm vốn đầu tư chi ra trong các năm theo tiến độ của dự án và các khoản sửa chữa lớn tài sản cố định theo định kỳ + r – là lãi suất chiết khấu : Thường được xác định bằng lãi suất bình quân của các nguồn vốn tham gia vào dự án + n – là thời gian của vòng đời dự án Dự án có tính khả thi chỉ khi: NPV > 0 Chú ý: Trong khi tính toán NPV, nếu vốn đầu tư được thực hiện trong . Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank 1. Khái quát về hoạt động thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 1.1 Số lượng dự án đầu. 5.3 Nội dung thẩm định : Cán bộ thẩm định đã thẩm định tính đầy đủ và chi tiết của dự án. Đúng nội dung thẩm định mà ngân hàng quy định: thẩm định năng lực

Ngày đăng: 22/10/2013, 17:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008 Chỉ tiêuĐơn   vị  - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

Bảng 1.

Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008 Chỉ tiêuĐơn vị Xem tại trang 1 của tài liệu.
Việc lập Bảng thông số và các bảng tính trung gian được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán  cho đến khi hoàn chỉnh - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

i.

ệc lập Bảng thông số và các bảng tính trung gian được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng tính trung gian Bảng 3: Bảng tính chi phí - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

Bảng t.

ính trung gian Bảng 3: Bảng tính chi phí Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng tính khấu hao - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

Bảng 5.

Bảng tính khấu hao Xem tại trang 13 của tài liệu.
Để đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư, Cán bộ tín dụng cần lập bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR, ROI, Thv  ... - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

nh.

giá tính hiệu quả của dự án đầu tư, Cán bộ tín dụng cần lập bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR, ROI, Thv Xem tại trang 14 của tài liệu.
HÌnh thức gó vốn - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

nh.

thức gó vốn Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hoạt động về tài chính của công ty khá đơn giản, có thể được thể hiện qua bảng cân đối kế toán sau:  - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

o.

ạt động về tài chính của công ty khá đơn giản, có thể được thể hiện qua bảng cân đối kế toán sau: Xem tại trang 21 của tài liệu.
Về tình hình thị trường trong nước - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

t.

ình hình thị trường trong nước Xem tại trang 24 của tài liệu.
Từ bảng phân tích hiệu quả dự án cho thấy dự án có NPV dương, IRR cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

b.

ảng phân tích hiệu quả dự án cho thấy dự án có NPV dương, IRR cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Tài sản hình thành từ vốn vay - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

i.

sản hình thành từ vốn vay Xem tại trang 32 của tài liệu.
+ Biên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành. - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

i.

ên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành Xem tại trang 32 của tài liệu.
- Biên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành do một công ty chuyên về định giá thực hiện - Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

i.

ên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành do một công ty chuyên về định giá thực hiện Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan