GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNoPTNT ĐỐNG ĐA

7 390 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNoPTNT ĐỐNG ĐA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNoPTNT ĐỐNG ĐA 3.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHNo&PTNT Đống Đa Triết lý kinh doanh của NHNo&PTNT là “Agribank mang phồn vinh với đến khách hàng”, mục tiêu của NHNo &PTNT vẫn tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của NHNo &PTNT Việt Nam, chi nhánh đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho những năm tiếp theo: Hoạt động kinh doanh đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, cần thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm: - Khẳng định vị thế của chi nhánh bằng cách chiếm lĩnh thị trường, tăng cường thị phần. - Ổn định bộ máy tổ chức - Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng với công nghệ mới. - Tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng ổn định bền vững và tiết kiệm, cơ cấu hợp lý. Để góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh hoạt động TTQT cũng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng hình thức, nhằm ngày càng đạt được yêu cầu thoả mãn của khách hàng. Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo: - Cải tiến nâng cao năng lực điều hành cho hoạt động TTQT tại Chi nhánh, đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những hoạt động trọng tâm của chi nhánh, tận dụng được ưu thế về địa điểm, đảm bảo hoạt động TTQT và KDNT của chi nhánh được thông suốt, hiệu quả. - Đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và phát triển hoạt động TTQT của khách hàng truyền thống tại Chi nhánh, nâng cao vị thế của Chi nhánh trong đánh giá của khách hàng. - Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TTQT, các hình thức kinh doanh ngoại tệ như nghiệp vụ hoán đổi(SWAP), mua bán kỳ hạn, .tìm kiếm nguồn cung ứng ngoại tệ mới từ các tổ chức và doanh nghiệp. - Triển khai công tác tiếp thị khách hàng, tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập khẩu và xuất khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ về Chi nhánh. - Xây dựng chính sách ưu đãi cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn bán cho ngân hàng như về lãi suất, phí dịch vụ, . - Phát triển số lượng bán đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng các chính sách ưu đãi đối với các đại lý có khả năng cung ứng ngoại tệ với số lượng lớn. - Nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên đề về TTQT và Kinh doanh ngoại tệ cho các cán bộ TTQT nói riêng và toàn thể cán bộ Chi nhánh nói chung để đảm bảo sự phối kết hợp trong việc phục vụ khách hàng. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đống Đa 3.2.1. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ Để có thể thu hút khách hàng thanh toán xuất khẩu, cũng như nhập khẩu nhiều hơn nữa, Chi nhánh nên có nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương hơn nữa. Hiện nay, ngân hàng cũng đã có những hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, nhưng chưa được phát triển và áp dụng rộng rãi. Các hình thức mà Chi nhánh nên nhanh chóng triển khai và áp dụng: - Chiết khấu chứng từ: Đây là hình thức rất có lợi và hỗ trợ cho nhà nhập khẩu rất nhiều, vì nó giúp nhà nhập khẩu nhanh chóng quay vòng vốn. So với hình thức cho vay để thực hiện hàng xuất khẩu thì hình thức này mang tính rủi ro thấp hơn vì ngân hàng được đảm bảo hàng đã được giao đúng và đủ số lượng, chất lượng đến người mua. Nhưng để có thể thực hiện được nghiệp vụ này, thanh toán viên phải xác định được đâu là bộ chứng từ có chất lượng và đảm bảo an toàn. Chi nhánh có thể áp dụng 2 hình thức là chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. + Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: Đây cũng là một hình thức hỗ trợ nhà xuất khẩu. Nhưng so với hình thức chiết khấu thì rủi ro với ngân hàng hơn. Vì để áp dụng hình thức này, Chi nhánh phải tiến hành thẩm định khách hàng, xem khách hàng có đủ khả năng, và uy tín không ? Theo hình thức này thì Chi nhánh sẽ tài trợ vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở. Chi nhánh có thể tài trợ tối đa là 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. Đây là một hình thức tín dụng quan trọng, vì hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu nguồn vốn để mở rộng sản xuất, thực hiện hợp đồng nên không thể thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn. + Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sau khi nhập hàng về, chưa thể có ngày lượng vốn lớn để thanh toán ngay cho ngân hàng. Trong khi đó, hàng nhập về có khả năng tiêu thụ lớn và nhanh chóng, hoặc hàng nhập về là nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp này, Chi nhánh có thể tiếp tục cho khách hàng vay, hoặc ra hạn thanh toán khi mà khách hàng này lập được phương thức sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và khả năng thanh toán đến thời điểm thanh toán. 3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác TTQT Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì vấn đề sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người là điều hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT. Và để làm được điều đó thì NHNo&PTNT Đống Đa cần tập trung vào chiến lược con người với những nội dung cụ thể sau: -Một là: Chi nhánh cần tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, đặc biệt là tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không chỉ tạo ra và gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực, mà điều quan trọng hơn là phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực đó. - Hai là: Ngân hàng cần tạo ra một môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý. Môi trường làm việc tốt là ở đó, đội ngũ cán bộ làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Cần thực hiện quy chế trả lương và thưởng hợp lý cho người lao động dựa trên năng lực và mức độ hoàn thành công việc của họ. Thực hiện một cơ chế tài chính thông thoáng hơn nhằm thu hút và giữ được nhân tài. Cần có quan điểm nhất quán về nguồn nhân lực vì chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức mạnh của doanh nghiệp. - Ba là: Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTQT nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ năng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại, có phẩm chất tốt về đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường và đủ khả năng hội nhập vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới. 3.2.3. Xây dựng biểu phí hợp lý Ngân hàng nên xây dựng biểu phí có sự ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng thường xuyên của Chi nhánh. Khách hàng truyền thống có thể xác định dựa vào số năm giao dịch với ngân hàng. Còn khách hàng thường xuyên được xác định dựa vào số món thanh toán trên một khoảng thời gian. Biểu phí đối với khách hàng này, có thể được giảm một số % nhất định. Chính sách này sẽ khuyến khích các khách hàng truyền thống, khách hàng thường xuyên gắn bó với Chi nhánh hơn 3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Khách hàng vừa là đối tác, vừa là người quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đặc biệt hiện nay khi nền kinh tế phát triển, vai trò của khách hàng được chuyển dần từ vị trí phải tìm đến ngân hàng sang thành thượng đế đòi hỏi các ngân hàng tìm đến. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, Chi nhánh cần phải đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng. Mở thêm hàng loạt các dịch vụ thanh toán điện tử: thanh toán điện tử, chuyển tiền nhanh, TTQT, thanh toán mậu biên, home banking, e- banking, ATM, .Đồng thời nhằm giúp khách hàng có cơ hội đầu tư và quản lý tiền, tăng lợi nhuận, ngân hàng cần thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ quản lý tiền, dịch vụ ủy thác, đầu tư hộ . Cần coi trọng chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách khách hàng của mình. Đổi mới tổ chức theo chiều hướng tới khách hàng, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ cán bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. Đơn giản hóa thủ tục thanh toán tiến hành bãi bỏ những quy định không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng đến với ngân hàng. 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại. Vì công nghệ, cơ sở vật chất ảnh hưởng tới thời gian thanh toán, chi phí thanh toán. Qua đó, còn gián tiếp làm tăng hoặc giảm uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Hiện nay, ngoài việc soạn điện SWIFT, thì tất cả các giao dịch khác đều phải làm thủ công. Vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Như các chứng từ, báo cáo, công văn . đều lưu bằng giấy, vì vậy mỗi lần cần đến, nhân viên ngân hàng phải rà soát, mất rất nhiều thời gian. Chi nhánh có thể thực hiện việc lưu các chứng từ đó theo file điện tử, như vậy, mỗi lần cần hay liên quan đến thì có thể tìm kiếm một cách dễ dàng và chuyên nghiệp. Mặt khác, do công nghệ ngân hàng còn kém, việc quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý dữ liệu tập trung từng khách hàng, từng mặt hàng, thống kê .chi nhánh hầu như chưa quản lý được. Vì vậy, Chi nhánh cần có phần mềm công nghệ quản lý dữ liệu của từng khách hàng, mặt hàng, hồ sơ khách hàng . Nếu việc quản lý này được thực hiện, sẽ giúp ngân hàng theo dõi, đánh giá đúng đắn thực lực tài chính của khách hàng, hạn chế rủi ro xảy ra. 3.3 Một số kiến nghị - Kiến nghị với NHNN: Đa dạng hoá các hình thức giao dịch, mua bán ngoại tệ, tạo điều kiện cho các giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai để các NH có thêm cơ hội lựa chọn các hình thức giao dịch phù hợp. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thông tin trên thị trường. Ngoài việc giao dịch chủ yếu bằng USD cần chú trọng đến các loại như EUR, GBP, JPY, CHF . Mở rộng đối tượng, các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng. Ngoài Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần thì tạo điều kiện thêm cho các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi Ngân hàng, các nhà môi giới để tạo tính sống động cho thị trường. Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước cần có sự điều chỉnh để đưa tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng sát với thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần đóng vai trò thanh toán bù trừ quốc tế tức là làm trung gian TTQT cho các Ngân hàng. Điều này sẽ đẩy mạnh tốc độ TTQT, hạn chế được chi phí trung gian. Với hình thức này, các Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình thanh toán đồng thời tránh được những rủi ro đáng tiếc khi mở tài khoản tại những nơi kém an toàn. - Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật cho hợp hoạt động TTQT. Hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta và ngừng phát triển, đồng nghĩa với việc phát sinh phức tạp. Ở các khâu quan trọng đó có việc hiểu các văn bản pháp luật mang tính quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có UCP 600 điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C. Do UCP 600 chỉ là thông lệ quốc tế và trong mọi trường hợp vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Vì vậy, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại nếu phát sinh tranh chấp vì luật pháp quốc gia bao giờ cũng bảo vệ công dân của họ. Mặt khác, nếu tranh chấp phát sinh tại Việt Nam thì UCP không thể thay thế luật quốc gia và cũng không bao quát được tất cả các giao dịch vô cùng phức tạp trong thực tế. Chính vì vậy, mà Việt Nam cần gấp rút có những văn bản pháp luật cụ thể bảo hộ cho các doanh nghiệp và Ngân hàng để yên tâm hơn khi tham gia quan hệ TTQT. Về mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ TTQT cũng cần có văn bản cụ thể để thống nhất một nguồn luật khi đã được quy định bằng văn bản pháp luật, Ngân hàng có thể giảm bớt thủ tục như hiện nay và tránh được sự chồng chéo về trách nhiệm, nghiệp vụ của các Ngân hàng tham gia quy trình thanh toán. Mặt khác việc đề ra các quy định cũng rất khó khăn cho mọi Ngân hàng vì phải tìm hiểu các hết các ngành luật. Hoạt động TTQT cần được quy định cụ thể hơn bằng VBPL cụ thể và trong luật các tổ chức tín dụng. Việc cải tiến Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Trong những năm qua, Cán cân thanh toán trong tình trạng thâm hụt ngoại tệ gây khó khăn cho công tác thanh toán. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ đầu ra nhằm cải thiện Cán cân thanh toán quốc tế: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, lôi cuốn đầu tư nước ngoài, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, vay nợ viện trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. KẾT LUẬN Với nỗ lực cao của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng NHNo&PTNT Đống Đa đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động thanh toán quốc tế, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Để có được thành công đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động TTQT. Tuy TTQT không phải là thế mạnh nổi bật của NHNo&PTNT Đống Đa, nhưng cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT Đống Đa đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng, cũng như đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong thời gian thực tập, trên cơ sở thực tiễn cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học, trong chuyên đề em đã trình bày được: lý thuyết cơ bản về TTQT, các nhân tố tác động tới hoạt động TTQT. Em cũng trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các số liệu của NHNo&PTNT Đống Đa, em đã đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo chỉ tiêu định lượng. Từ đó đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của Chi nhánh. Và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Đống Đa . GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNoPTNT ĐỐNG ĐA 3.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHNo&PTNT Đống Đa Triết. trong việc phục vụ khách hàng. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đống Đa 3.2.1. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và

Ngày đăng: 22/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan