Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

21 1.1K 4
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

5.7. VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ 5.7.1. Vị trí địa lý - Diện tích tự nhiên 23.608 km2, chiếm hơn 7 % diện tích cả nước. - Dân số 14.193.200 người, chiếm 16,67 % số dân cả nước (năm 2007) - Bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Đông Nam Bộvùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Phía Tây và Tây Nam, nó nằm kề Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. - Phía Đông và phía Đông Nam giáp biển. - Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên - Phía Tây Bắc giáp với Campuchia Thành phố Hồ Chí Minh 5.7.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5.7.2.1. Địa hình Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những vùng đất đồi gò, lượn sóng. Phía Nam của vùng có độ cao trung bình từ 20 – 200 m, độ dốc phổ biến không quá 15 o , rải rác một số ngọn núi trẻ, độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600 m. 5.7.2.2. Khí hậu - Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. - Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế. Vũng Tàu 5.7.2.3. Đất đai Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ được chia thành 12 nhóm. Quan trọng nhất là ba nhóm đất có diện tích lớn và chất lượng tốt (đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quỹ đất này, về cơ bản đã được đưa vào sử dụng, chỉ còn không đến 0,5 % đất chưa sử dụng. 5.7.2.4. Rừng Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha). Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700 ha). Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước (15,2 nghìn ha), Bà Rịa - Vũng Tàu (14,3 nghìn ha). Các tỉnh khác có số rừng trồng ít hơn nhiều. 5.7.2.5. Khoáng sản Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn m 3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn bôxít ở trong vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh . 5.7.2.6. Nguồn nước - Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba Việt Nam. - Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183 tỷ m 3 . - Trong vùng có hai hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng 3,6 tỷ m 3 . Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông. Như vậy, tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỷ m 3. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, có tiềm năng thủy điện. 5.7.2.7. Thủy sản Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn lợi hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt. 5.7.2.8. Du lịch Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch. - Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng. 5.7.3. Tài nguyên nhân văn Dân số 14.193.200 người, chiếm 16,67 % số dân cả nước (năm 2007), tỉ suất tăng tự nhiên khoảng 2,1 %. Song ở vùng này có sự gia tăng cơ học cao. Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ. Tỷ lệ nữ là 51,1 %, cao hơn mức trung bình của toàn quốc (50,8 %). Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Đông Nam Bộ là 98%. Mật độ dân số của Đông Nam Bộ là 465 người/km 2 , song dân cư phân bố không đều giữ các tỉnh và thành phố. Có thể thấy rằng , dân số tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. [...]... Nam Bộ tương đối tốt Tài nguyên văn hóa, lịch sử với các di tích ở Đông Nam Bộ khá tập trung và có mật độ cao nhất so với các vùng phía Nam 5.7.4 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 5.7.4.1 Về sự phát triển Đông Nam Bộvùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 11 – 12 %, trong khi đó cả nước là 8,2 % ) Tỷ trọng GDP của vùng so với toàn quốc tăng từ 26,2 % năm 1997 và 36,6 % năm 2002 GDP.. .Đông Nam Bộvùng có mức độ đô thị hóa tương đối cao Năm 2002, tính chung cả nước, dân số thành thị là 25 % trong khi ở các vùng khác, con số này dao động ở mức trên dưới 20% Hiện nay, riêng ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ lệ nhân khẩu đô thị đạt trên 51% với tốc độ gia tăng là 4-6 %/năm Cơ sở vật chất kĩ thuật ở Đông Nam Bộ tương đối tốt Tài nguyên... dịch vụ tuy chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, nhưng chưa tương xứng với vai trò trung tâm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của khu vực Nam Bộ Nhiều ngành quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch v.v còn chiếm tỉ trọng thấp Nông nghiệp Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn, đặc biệt về cây công nghiệp... hệ kinh tế - xã hội Đây là một thành phố lớn, có tầm quan trọng - Thành phố Biên Hòa là đầu mối giao thông trên bộ của Đông Nam Bộ Ở đây có khu công nghiệp Biên Hòa và một số cụm công nghiệp khác - Thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu là điểm sôi động về hoạt động dịch vụ khai thác dầu khí và đặc biệt là du lịch của vùng và cả Nam Bộ - Thị xã Thủ Dầu Một là đô thị và là đầu mối giao thông nối Đông Nam. .. cả nước Trong thời kỳ 1991 - 2002, cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch đáng kể Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 21,1 % năm 1990 xuống 10,9 % năm 1997 và 6,3 % năm 2002; tỉ trọng công nghiệp tăng tương ứng từ 37,5 % lên 58,9 % và 59,2 % 5.7.4.2 Các ngành kinh tế chủ yếu * Công nghiệp Là thế mạnh của vùng, sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ chiếm gần 60 % giá trị sản lượng công... toàn vùng Kể đến là Bà Rịa – Vũng Tàu, khoảng 36 %, trong số này gần 90 % thuộc về công nghiệp khai thác dầu khí Những ngành có tỉ trọng ưu thế là: - Nhiên liệu (dầu mỏ) : 28,5 % - Thực phẩm : 27,5 % - Dệt, may mặc : 10,9 % - Hóa chất, phân bón, cao su : 10,2 % Bốn ngành này chiếm trên 77,1 % giá trị sản lượng công nghiệp của Đông Nam Bộ Dịch vụ Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ. .. thị và là đầu mối giao thông nối Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và có thể qua Campuchia, Lào 5.7.5.2 Hệ thống giao thông vận tải - Đường bộ Mạng lưới đường bộ của Đông Nam Bộ với tổng chiều dài 11.286 km, trong đó có 1.606 km quốc lộ, 1.127 km tỉnh lộ, 4.185 km đường liên xã và 817 km đường đô thị Trong vùng có nhiều đầu mối quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: quốc lộ 1; quốc lộ 22; quốc lộ 13 nối... năm - Đường hàng không + Sân bay Tân Sơn Nhất + Sân bay Vũng Tàu 5.7.6 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội - Phát huy và khai thác triệt để, có hiệu quả các yếu tố nội lực, cũng như các nguồn lực từ bên ngoài - Phát triển nền kinh tế nhanh, vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế hợp lý - Phát triển mạng lưới đô thị trong tổng thể các mối quan hệ của hệ thống đô thị cả... Nhất (mới) - Đường thủy Trong vùng có nhiều cảng: + Cảng Sài Gòn nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh gồm một hệ thống bến cảng.Ở đây có nhiều bến cảng thương mại, cảng dầu, cảng cá và cả cảng quân sự Đây cũng là đầu mối cảng sông quan trọng trong hệ thống đường sông Đồng Nai và Cửu Long Cảng Sài Gòn có nhiều mối liên hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các tuyến đường biển quốc tế v.v + Hệ thống cảng Vũng... 431.500 ha Năng suất lúa đạt 42,4 tạ/ha Sản lượng lúa đạt 1.831.400 tấn Đây là vùng có tốc độ phát triển nhanh về diện tích rau đạt khoảng 43,8 nghìn ha Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày gồm có lạc, đỗ tương, cói, mía Tập đoàn cây công nghiệp lâu năm gồm có cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm Ngoài cây công nghiệp, Đông Nam Bộ còn có thế mạnh về cây ăn quả, đặc biệt là những loại cây ăn quả cao cấp, . Thuận. - Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Phía Tây và Tây Nam, . của Đông Nam Bộ. Dịch vụ Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ. Nhìn chung, dịch vụ tuy chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Đông Nam

Ngày đăng: 22/10/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan