ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

4 2.4K 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Thái Bình Trung Năm học 2010-2011 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Câu 1 : Phân bón là gì ? Hãy nêu tác dụng của phân bón ? Hãy kể tên một số loại phân hữu cơ, phân hóa học mà em biết ? * Phân bón là : - Phân bón là loại “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân bón : phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. * Tác dụng của phân bón : - Tăng độ phì nhiêu cho đất. - Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản. * Một số loại phân hữu cơ, hóa học em biết là : HS tự lấy Câu 2 : Ta phải phòng trừ sâu bệnh hại theo những nguyên tắc nào ? Kể tên các cách bón phân và hình thức bón phân? Ở địa phương em thường áp dụng bón phân theo hình thức nào? * Phải phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc : Nguyên tắc: - Phòng là chính “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. * Có các cách bón và hình thức bón là:: - Căn cứ vào thời có các cách bón sau: bón lót và bón thúc. - Căn cứ vào vào hình thức bón chia thành các cách bón là: bón vãi (rải),bón theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá. * (HS tự liên hệ thực tế ở địa phương trả lời) Câu 3 : Thế nào là biện pháp hóa học ? Biện pháp này có những ưu điểm, nhược điểm gì ? Biện pháp hoá học. - Dùng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại. + Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh ít tốn công . + Nhược điểm: gây độc cho người và động vật, các loại thiên địch có lợi, ô nhiễm môi trường ( nước, đất trồng, không khí), tốn nhiều chi phí. Câu 4 : Hãy nêu các biện pháp bảo quản hạt giống, bảo quản các loại phân bón thông thường mà em biết ? Bảo quản hạt giống cây trồng - Có thể bảo quản trong chum vại, bao, túi kín, cao ráo sạch sẽ. - Có thể bảo quản trong kho lạnh với thiết bị hiện đại điều khiển tự động. Các phương pháp bảo quản các loại phân bón thông thường là : * Phân hoá học : Đựng trong chum, vại đậy kín hoặc bao gói chặt chẽ. Để nơi cao, thoáng không để lẫn các loại phân. * Phân hữu cơ : Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống. GV: Thái Thị Kim Tuyết Môn Công nghệ 7 1 Trường THCS Thái Bình Trung Năm học 2010-2011 Câu 5 : Phải làm gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại ? (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 6 : Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường đất ? (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 7 : Thề nào là biện pháp thủ công ? Biện pháp này có ưu điểm, nhược điểm gì ? Biện pháp thủ công - Là dùng tay bắt sâu, ngắt lá sâu, bệnh. - Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành( bươm bướm) + Ưu điểm: dễ làm, đơn giản, ít tốn chi phí + Nhược điểm: tốn công, hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển nhiều. Câu 8 : Hãy nêu những biện pháp sử dung, cải tạo và bảo vệ đất hợp lí ? * Các biện pháp sử dụng đất: - Thâm canh tăng vụ. - Không bỏ đất hoang. - Chọn cây trồng phù hợp. - Vừa sử dụng vừa cải tạo. * Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất : - Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. - Làm ruộng bậc thang. - Trồng xen cây nông nghiệp với băng cây phân xanh. - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục thay nước mới liên tục. Bón vôi. Câu 9: Làm đầt nhằm mục đích gì? Kể tên các công việc làm đất? Thường sử dụng phương tiện gì để cày, bừa đất? * Làm đất nhằm mục đích là làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm móng sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. * Các công việc làm đất là: cày đất, bừa và đập đất, lên luống. * Thường sử dụng phương tiện cày, bừa đất là:(HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 10 : Thế nào là cày đất, bừa và đập đất ? Cày đất, bừa và đập đất có tác dụng gì ? * Cày đất, bừa và đập đất: - Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20- 30cm. - Bừa và đập đất là làm nhỏ đất. * Tác dụng: - Cày đất nhằm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. - Bừa và đập đất là làm cho nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng. Câu 11: Thế nào là bón phân lót? Thường sử dụng phân gì để bón lót? Bón lót theo quy trình nào? Ở địa phương em thường bón lót theo cách nào là phổ biến? * Bón lót là bón trước khi gieo trồng. * Thường sử dụng phân hữu cơ và phân lân để bón lót. GV: Thái Thị Kim Tuyết Môn Công nghệ 7 2 Trường THCS Thái Bình Trung Năm học 2010-2011 * Bón lót theo quy trình sau: - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây. - Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới. * Ở đia phương : (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 12 : Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì ? Kể tên các phương pháp gieo trồng mà em biết? Thế nào là bón phân thúc? Bón phân thúc theo quy trình nào? * Xử lí hạt giống có tác dụng kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt. * Các phương pháp gieo trồng là: gieo trồng bằng hạt, cây con, bằng cũ, bằng cành. * bón phân thúc là bón sau khi gieo trồng. thường sử dụng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học để bón thúc. * Bón thúc theo quy trình sau: - Bón phân. - Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất. Câu 13: Em hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng cách gieo vãi ( rải) và gieo trồng bằng cách gieo theo hàng, theo hốc? (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 14: Em hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và cây con?Gieo trồng bằng hạt, cây con thường áp dụng cho loại cây trồng nào. Hãy lấy ví dụ? (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 15: Kể tên các biện pháp chăm sóc cây trồng? Bảo quản, chế biến nông sản nhằm mục đích gì? Kể tên các phương pháp bảo quản, chế biến mà em biết? * Các biện pháp chưm sóc cây trồng: tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới, tiêu nước. * Bảo quản nông sản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm súc về chầt lượng của nông sản. Chế biến nông sản nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. * Các phương pháp bảo quản, chế biến: - Bảo quản: bảo quản thông thoáng, bảo quản kín, bảo quản lạnh. - Chế biến: sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp Câu 16: Kể tên các loại rau, quả thường được sấy khô? Ở gia đình thường muối chua những loại nông sản nào? (HS tự liên hệ thực tế trả lời) Câu 17: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? hãy nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ? GV: Thái Thị Kim Tuyết Môn Công nghệ 7 3 Trường THCS Thái Bình Trung Năm học 2010-2011 * Luân canh, xen canh, tăng vụ là: - Luân canh là tiến hành trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. - Xen canh là trên cùng một diện tích trồng hai hay nhiều loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một khoảng thời gian không lâu. - Tăng vụ là tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích. * Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ + Luân canh: làm cho đất tăng độ phì nhiêu điều hào dinh dưỡng và giảm sâu bệnh. + Xen canh: sử dụng hợp lý đất đai ánh sáng và giảm sâu bệnh. + Tăng vụ góp phần tăng thêm sp thu hoạch. GV: Thái Thị Kim Tuyết Môn Công nghệ 7 4 . Th i Bình Trung Năm học 2010-2011 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Câu 1 : Phân bón là gì ? Hãy nêu tác dụng của phân bón ? Hãy kể tên một số lo i. tốn công . + Nhược i m: gây độc cho ngư i và động vật, các lo i thiên địch có l i, ô nhiễm m i trường ( nước, đất trồng, không khí), tốn nhiều chi phí.

Ngày đăng: 22/10/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan