KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

23 1K 3
KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giới thiệu: Mục tiêu của chương này là kiểm định thị trường chứng khoán Việt Nam dựa vào lý thuyết và mô hình thị trường hiệu quả đã được xem xét ở chương 1. Các mô hình được kiểm định sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam ở thể yếu và thể trung bình (mục 2.2). Nhưng trước hết chuyên đề sẽ xem xét thị trường chứng khoán Việt Nam một cách tổng thể về tình hình hoạt động, về diễn biến phát triển qua gần năm hoạt động (mục 2.1). 2.1. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán 2.1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán, tuy nhiên quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, đó là: “Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over - The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoánthị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán cũng rất đa dạng: cổ phiếu, trái phiếu (trái phiếu công ty và trái phiếu Chính Phủ), các loại chứng khoán phái sinh. 2.1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được tổ chức và hoạt động tuân theo các nguyên tắc căn bản, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thành đạt của thị trường nếu tuân thủ những nguyên tắc này. (1) Nguyên tắc trung gian Thị trường chứng khoán không phải trực tiếp do những người mua hay bán chứng khoán thực hiện, mà được thông qua các trung gian môi giới. Đây là nguyên tắc trung gian căn bản cho việc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực, và thị trường chứng khoán hoạt động được lành mạnh, hợp pháp và ngày càng phát triển, bảo vệ được lợi ích của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, trong số các nhà đầu tư chứng khoán không phải ai cũng hiểu biết và nhận thức được hết tính chất phức tạp của chứng khoán cũng như xu hướng biến động trong tương lai của các loại chứng khoán. Chính vì vậy, nếu không có những người môi giới chứng khoán có kỹ năng phân tích chứng khoán dựa trên những căn cứ xác đáng một cách kỹ lưỡng, thì người đầu tư có thể bị lừa gạt. Nguyên tắc trung gian trong giao dịch chứng khoán được thể hiện thông qua các nhà môi giới và các thương gia chứng khoán. + Đối với những nhà môi giới trung gian họ được hưởng hoa hồng trên cơ sở môi giới giao dịch cho các khách hàng. Các khách hàng có thể được sử dụng hoàn toàn các dịch vụ từ nhà môi giới (môi giới trọn gói), trên cơ sở các nhà môi giới cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng, như đại diện cho khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán, thay mặt cho khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán, nhận chi trả cổ tức cho khách hàng, và có thể đáp ứng vốn cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua trước bán sau (giao dịch bảo chứng), hoặc liên quan đến vấn đề tư vấn, lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán. Ngoài ra, các trung gian môi giới cũng có thể chỉ nhận môi giới một phần dịch vụ mà các nhà đầu tư yêu cầu, như việc chỉ định làm trung gian cho mua bán một loại chứng khoán nào đó mà thôi. + Đối với các thương gia chứng khoán, đó là những trung gian giao dịch trên thị trường, nhưng không phải môi giới cho các khách hàng mà cho chính bản thân họ, chính bằng nguồn vốn đầu tư của họ để hưởng mức chênh lệch giá trong quá trình kinh doanh. Quá trình giao dịch cho bản thân các thương gia chứng khoán với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận nên thường gây ra các hiện tượng đầu cơ, thao túng, làm sai lệch giá cả, gây ra biến động giá chứng khoán, thậm chí làm sụp đổ cả thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các thương gia chứng khoán vừa là các nhà giao dịch tự doanh vừa là các nhà tạo lập thị trường. Khi cung chứng khoán lớn hơn cầu, giá hạ, họ sẽ là người mua vào, ngược lại khi cầu chứng khoán lớn hơn cung họ sẽ là người bán ra nhằm mục đích bảo đảm thị trường được vận hành liên tục và không bị gián đoạn. Do vậy, trong cơ cấu của thị trường chứng khoán không thể không có các thương gia chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. Các trung gian thị trường, bao gồm các nhà môi giới và các thương gia chứng khoán đều là những người có kiến thức sâu rộng về chứng khoán, đã được kiểm tra, sát hạch trước khi được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Bản thân họ, là những người có khả năng phân tích tình hình tài chính và nhận định xu hướng của nền kinh tế. Dù là người môi giới trung gian hưởng hoa hồng nhưng bản thân họ cũng phải chủ động trong thương lượng mua bán các chứng khoán. Người môi giới phải thay thế thân chủ của mình cam kết mua bán với giá có lợi nhất cho khách hàng, chính vì vậy bản thân họ cũng phải có mối quan hệ rộng rãi đối với các nhà môi giới khác trên tinh thần bình đẳng, trung thực, khách quan và có tư chất đạo đức nghề nghiệp. Mọi cam kết, cho dù là lời nói đều phải có nghĩa vụ thi hành, không được tháo lui khi thấy hiệu quả mang lại cho mình bị thua thiệt. Ngoài ra, bản thân nhà môi giới cũng phải có khả năng tài chính nhất định, để đảm bảo sự tin tưởng cho khách hàng và tiền ký quỹ cho sở giao dịch khi họ bắt đầu tham gia thị trường. (2) Nguyên tắc công khai, minh bạch Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải tuân thủ theo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch. Các thông tin về chứng khoán được giao dịch, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty có chứng khoán niêm yết, cũng như số lượng, giá cả chứng khoán đều được thông báo một cách công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bản thân các công ty có chứng khoán niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, tức thời và theo yêu cầu một cách trung thực và đầy đủ cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ nộp các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác có xác nhận của kiểm toán cho Sở giao dịch và Uỷ ban chứng khoán. Trong trường hợp xảy ra sự cố, các tổ chức phát hành phải báo đột xuất lên Sở giao dịch và Uỷ ban chứng khoán để tạm ngừng giao dịch loại chứng khoán đó. Đối với các công ty cung ứng thông tin (dịch vụ thông tin), cũng phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã công bố, nếu thông tin sai sự thật mà làm thiệt hại đến nhà đầu tư, thì công ty đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn những thiệt hại do mình gây ra, và phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban giám sát thị trường. Các giao dịch trên thị trường đều sử dụng các thông tin được công bố chính thức tại sở giao dịch hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sử dụng các thông tin nội bộ hoặc các thông tin chưa được phép công bố chính thức vào giao dịch chứng khoán là hành vi giao dịch nội gián. Đây là một hoạt động bị cấm hoàn toàn. (3) Nguyên tắc định giá mua bán chứng khoán Trên cơ sở quan hệ cung cầu về mua bán chứng khoán và các thông tin về chứng khoán cũng như kết quả phân tích các chứng khoán, nhà môi giới có trách nhiệm xác định ra mức giá chứng khoán theo nguyên tắc định giá chứng khoán. Giá chứng khoán được hình thành thông qua hệ thống đấu giá hoặc đấu lệnh giữa các nhà môi giới. Khi giá cả chứng khoán được xác định thì các nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện theo mức giá đó. Chính vì vậy, mà người ta nói rằng thị trường chứng khoán là một thị trường tự do và cởi mở nhất trong các loại hình thị trường. Việc đấu giá trên sàn giao dịch có thể được tiến hành dưới ba hình thức: Một là đấu giá trực tiếp, có nghĩa là các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau để thương lượng giá cả thông qua một chuyên viên kinh doanh chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán. Đây là cách đấu giá cổ điển có từ ngày đầu hình thành các Sở giao dịch chứng khoán của các nước tư bản phát triển. Hai là đấu giá gián tiếp, có nghĩa là các nhà môi giới không cần gặp nhau mà chỉ cần phát lệnh với giá cao nhất có thể mua và giá thấp nhất có thể bán cho mỗi loại chứng khoán trong ngày. Các lệnh này được đưa vào máy vi tính đã được nối mạng với các thành viên của sở giao dịch. Mọi việc đàm phán thương lượng chỉ là sự khớp giá giữa các công ty môi giới với nhau. Các hình thức đấu giá này đang được áp dụng ở hầu hết các sở giao dịch của các nước phát triển và tại các thị trường chứng khoán mới nổi. Ba là đấu giá tự động, là hình thức đấu giá qua hệ thống nối mạng giữa máy chủ của sở giao dịch và máy của các công ty thành viên. Máy chủ của sở giao dịch là nơi đấu giá trung tâm, nó tự điều chỉnh các lệnh mua bán sao cho cung cầu phù hợp nhau. Giá mua bán được quyết định tại máy chủ này. Hầu hết các sở giao dịch của các thị trường chứng khoán mới nổi đều áp dụng phương thức đấu giá tự động này. 2.1.1.3. Thông tin trong phân tích chứng khoán Hệ thống thông tin trong thị trường chứng khoán nói chung trong phân tích chứng khoán nói riêng là những chỉ tiêu, tư liệu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoántình hình kinh tế chính trị, xã hội liên quan tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau. Hệ thống thông tin thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú, được phân tổ theo nhiều nhóm tiêu chí khác nhau: - Phân tổ theo loại chứng khoán: Thông tin về cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh… - Phân tổ theo phạm vi bao quát: Thông tin đơn lẻ từng chứng khoán, nhóm chứng khoán, thông tin ngành, nhóm ngành, thông tin của từng quốc gia hay nhiều quốc gia. - Phân tổ theo thời gian: Thông tin quá khứ, hiện tại, tương lai; thông tin theo thời gian cập nhật từng phút, giây; thông tin tổng hợp theo ngày, tháng, quý, năm. - Phân tổ theo nguồn thông tin: Thông tin trong nước và quốc tế; thông tin của các tổ chức tham gia thị trường; thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ tư vấn; thông tin từ báo chí. Thông tin thường có được từ các nguồn thông tin cơ bản sau: (1) Thông tin về tổ chức niêm yết Tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin theo quy chế giao dịch và công bố thông tin theo pháp luật hiện hành. Các thông tin cần công bố công khai bao gồm: - Bản cáo bạch: Là tài liệu công ty niêm yết chuẩn bị xin phép phát hành chứng khoán trong dịp phát hành; đối với công ty đã phát hành và đã xin đăng ký niêm yết sau đó thì cũng phải chuẩn bị tài liệu giới thiệu tóm tắt về công ty, như báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất (đối với Việt Nam), báo cáo tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập và thu chi tiền mặt; ban giám đốc, hội đồng quản trị và có chi tiết từng người, các cổ đông của công ty… - Thông tin định kỳ: Công ty niêm yết buộc phải công bố công khai các thông tin định kỳ theo quý, nửa nămnăm bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính. - Thông tin bất thường: Mỗi khi xuất hiện thông tin đột xuất và nếu công bố ra sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán của công ty đó thì công ty niêm yết phải công bố ngay lập tức trong vòng 24 giờ. Hình thức công bố thông tin này yêu cầu công ty niêm yết ngay khi điều kiện cho phép, nhưng không muộn quá giờ kể từ khi sự kiện xảy ra, ví dụ: Ký được hợp đồng lớn, tài sản của công ty bị phong tỏa… - Thông tin theo yêu cầu: Đây là các thông tin mà các đơn vị quản lý chức năng có thẩm quyền như: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thống kê, cơ quan công an, pháp luật… yêu cầu cung cấp .Thông thường các thông tin này không công bố công khai. (2) Thông tin về tổ chức kinh doanh Ngoài các loại thông tin trong bảng quyết toán quý, nửa năm, năm, đơn vị kinh doanh chứng khoán như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán cần có báo cáo về: Số tài khoản được mở; các giao dịch lô lớn (block trader), tình hình mua bán ký quỹ chứng khoán… Nếu do nhu cầu quản lý thì cơ quan quản lý như trung tâm giao dịch chứng khoán, ủy ban chứng khoán nhà nước có thể yêu cầu các đơn vị này báo cáo chi tiết hơn ở một số ngày giao dịch, hoặc tình hình giao dịch, số dư tài khoản chứng khoán của một số khách hàng. (3) Thông tin về quản lý Thông tin này thường được các cơ quan quản lý thị trường cung cấp, nội dung bao gồm các thông tin về cơ quan quản lý, cấu trúc tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phối hợp công tác, các văn bản pháp quy. (4) Thông tin thị trường Thông tin thị trường do sở giao dịch chứng khoán cung cấp bao gồm thông tin về các loại chứng khoán, thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về quản lý giao dịch và quy chế, nguyên tắc giao dịch chứng khoán. Thông tin này thường xuyên được cập nhật và công bố trên tờ thông tin chứng khoán, các phương tiện thông tin đại chúng. Dưới đây là một số thông tin thị trường quan trọng. - Chỉ số giá cổ phiếu: Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn. Chỉ số giá cổ phiếu thường được coi là phong vũ biểu thể hiện tình hình thị trường chứng khoán. Đây là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế. Tất cả các thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình. - Thông tin thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu được phân tổ theo đơn vị phát hành và theo thời gian đáo hạn ví dụ đáo hạn: ít hơn 6 tháng, từ 6 tháng đến 1 năm, từ 1 năm đến 3 năm, từ 3 năm đến 5 năm, hơn 5 năm. Thông tin cũng được tính cho từng loại trái phiếu. Chỉ số giá trái phiếu là chỉ số so sánh mức giá trái phiếu tại thời điểm so sánh với mức giá thời điểm gốc đã chọn. Thực chất chỉ số này phản ánh sự biến động của mức lãi suất (nếu là một loại trái phiếu). Chỉ số giá trái phiếu bao gồm trong nó cả lãi suất, tăng giá trái phiếu và lãi suất do tái đầu tư sản xuất. - Thông tin về tỷ lệ cổ phiếu được giao dịch: Là tỷ lệ giữa khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong kỳ và số lượng cổ phiếu niêm yết bình quân trong kỳ, trong đó số lượng cổ phiếu niêm yết bình quân trong kỳ bằng tổng số lượng cổ phiếu niêm yết bình quân ((số đầu kỳ +số cuối kỳ)/2). - Thông tin về tỷ lệ giá trị giao dịch so với giá trị vốn hóa thị trường: Là tỷ lệ giữa giá trị giao dịch với mức vốn hóa thị trường. Trong đó mức vốn hóa thị trường được tính bằng tổng cổ phiếu niêm yết nhân với thị giá hiện hành. - Thông tin về độ sâu của thị trường: Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng giao dịch lẽ ra có thể xảy ra thêm nếu giá thay đổi 1 bậc so với giá đã thực hiện, thì số phiếu giao dịch sẽ tăng thêm 45%. Thị trường càng sâu thì chi phí giao dịch càng giảm. - Thông tin về độ rộng của thị trường: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm số lượng giao dịch lẽ ra có thêm nếu giá cả thay đổi trong vòng 1 bậc. Thị trường càng rộng thì tính ổn định càng cao. - Thông tin về tỷ lệ lệnh được khớp: Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa số lệnh được khớp và số lệnh đăng ký bình quân, trong đó số lệnh đăng ký bình quân là số trung bình cộng của số lệnh đặt bán và số lệnh đặt mua trong kỳ. - Thông tin về các đơn vị niêm yết: Theo quy chế công bố thông tin thì các đơn vị niêm yết phải công bố thông tin dưới các dạng như sau: + Báo cáo định kỳ: Kết quả sản xuất kinh doanh của từng quý; báo cáo quyết toán nửa năm, cả năm. + Báo cáo bất thường: Mỗi khi có những sự kiện mà nếu công bố ra thì sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán: Ví dụ tài khoản của công ty bị phong toả, tách, gộp cổ phiếu; công ty tuyên bố trả cổ tức; công ty thắng thầu các dự án lớn; công ty bỏ vốn liên doanh với công ty khác; mất khách hàng lớn… + Báo cáo theo yêu cầu: Do yêu cầu quản lý của cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán, cơ quan pháp luật hoặc do có tin đồn cần xác minh thì các cơ quan có thẩm quyền trên có thể yêu cầu các đơn vị niêm yết cung cấp thông tin liên quan. 2.1.2. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.2.1. Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 về việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ năm 1996 Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, nhằm huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ khi thành lập (năm 2000), Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng bộ khung pháp lý, chuẩn bị hàng hoá, thành lập các công ty chứng khoán và các điều kiện về cơ sở vật chất, cán bộ cho thị trường [...]... hưởng đến tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam trên phương diện thông tin 2.1.3 Các giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam Ta có thể dễ dàng nhận ra thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây, nhất là khoảng từ giữa năm 2006 Thị trường có thể được đánh giá dựa vào việc quan sát trên Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh và TT Giao dịch chứng khoán Hà... quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánthị trường chứng khoán v.v 2.1.2.2 Hoạt động của các chủ thể trên thị trường Thị trường chứng khoán là một hệ thống phức tạp các chủ thể cùng tham gia, đó chính là những người làm nên thị trường, bao gồm các tổ chức liên quan đến chứng khoán, ... và quyết định của các chủ thể này cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường Như vậy, chuyên đề đã phân tích một cách khái quát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chứng khoán (bao gồm các tổ chức liên quan đến chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các công ty niêm yết và nhà đầu tư) để thấy được phần nào thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việ Nam trong... chức và quản lý Nhà nước về chứng khoánthị trường chứng khoán Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm (20/7/2000) Khi mới được thành lập, UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan cao nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý... tính chính xác của thông tin Tóm lại, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết là mảng vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của thị trường chứng khoán Nếu làm tốt được, chắc chắn chất lượng thông tin trên thị trường sẽ được cải thiện 1.2.2.4 Nhà đầu tư Thành tố quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán là người đầu tư Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường. . .chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 Khung pháp lý về chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được dần hoàn thiện Hiện nay chúng ta đã có được một số văn bản pháp lý quan trọng để dẫn dắt thị trường mà cao nhất là Luật Chứng khoán (số 70/2006/QH 11 Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006), kèm theo là các nghị định, thông tư hướng dẫn: Nghị định. .. trong toàn ủy ban: Về quản lý hành chính, ra văn bản thì có các ban (Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ban Quản lý phát hành chứng khoán, Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán, …); về đào tạo, phổ biến kiến thức cho công chúng đầu tư thì có TT Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; về quản lý giao dịch và tổ chức thực hiện giao dịch cho toàn thị trường thì có Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh... đang chờ được phê duyệt Hiện nay tổng cộng vốn điều lệ của các công ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động đã tới 10.425 tỷ đồng Các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán Các công ty chứng khoán trong thời gian gần đây đã đạt được kết quả rất tốt về lợi nhuận do họ đẩy mạnh việc tự doanh,... chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán, các công ty niêm yết và những người đầu tư Việc phân tích các hoạt động của thị trường sẽ được làm rõ bằng việc xem xét hoạt động của từng chủ thể (1) Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán - Cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là... thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam Lúc bắt đầu thành lập, nhiệm vụ của TTGDCK Hà Nội là sàn giao dịch được gọi là đăng ký niêm yết dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuân theo một số tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, HASTC cũng đã có bước phát triển rất nhanh, và đã có rất . KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giới thiệu: Mục tiêu của chương này là kiểm định thị trường chứng khoán Việt Nam dựa. quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán 2.1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán Hiện nay tồn

Ngày đăng: 20/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan