Chuyên đề Ngữ văn 7

21 5.2K 41
Chuyên đề Ngữ văn 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phòng giáo dục và đào tạo vĩnh yên Trường THCS Liên Bảo Người thực hiện: Đỗ Thị Lệ Thúy Chuyên đề lý thuyết môn ngữ văn 7 Dạy môn ngữ văn theo hướng tích hợp Phần I: Đặt vấn đề 1.Lý do chọn đề tài: Môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó chứng tỏ nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Nó còn là môn học có mối quan hệ rất mật thiết với các môn học khác, và các môn học khác cũng có thể góp phần học tốt môn Ngữ Văn. Xuất phát từ những căn cứ đó ta thấy môn Ngữ Văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Giúp hình thành những con người có trình độ phổ thông cơ sở học lên những bậc cao hơn đó là những con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, có lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có bản lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái tốt, cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là trong văn học- có năng lực thực hành, có năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp. Vậy muốn đạt được mong muốn đó ta phải chú ý đến đổi mới phương pháp dạy văn theo hướng tích hợp. Ta thường nói tới hai bộ phận Tiếng Việt và Văn học, song từ lâu ta vẫn coi là ba phân môn. Hiện nay theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS không còn nữa. Theo quan điểm tích hợp triệt để Tam vị hướng và hoà vào nhất thể tức là sát nhập làm một. Việc đổi mới lần này là lần đổi mới toàn diện, triệt để có tính cách mạng thay đổi mục tiêu. Vậy dạy học theo quan điểm tích hợp là như thế nào có phải là rũ bỏ toàn bộ cái cũ hay không? Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc dạy các tri thức kỹ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức kỹ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn 2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của đề tài Hướng phấn đấu bao quát của Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là hình thành cho học sinh năng lực: Phân tích- bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Với phương pháp này đây là phương pháp kế thừa phương pháp truyền thống và phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh- nhân vật trung tâm. Trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn phải đạt được 4 mục tiêu đó là: Tích hợp, giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên tắc tích hợp này là tìm những điểm quy đồng giữa ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong từng đơn vị kiến thức và rèn kỹ năng thực hành trong mỗi tiết học- bài học được cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp- hình thức- hoạt động linh hoạt tổ chức hướng dẫn học sinh học tập. Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một vấn đề rất lớn, vì thế giờ học Ngữ Văn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chú trọng tới hoạt động của giáo viên mà còn chú trọng tới hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt kiến thức kỹ năng về về văn học, ngôn ngữ học và hướng tới làm một bài văn đạt kết quả theo hướng tích hợp ba phân môn Ngữ Văn ở lớp 7, trong phạm vi cả nước. Chào mừng 20-11 Phần II: Nội dung A.Nội dung cơ sở lý luận khoa học của đề tài Dựa trên 6 phương thức biểu đạt khi xây dựng văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính -công vụ. Mỗi bài học sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu văn bản, sau đó căn cứ trên văn bản này để hướng dẫn các em học về kiến thức- kỹ năng tiếng Việt- làm văn có liên quan. Việc hướng dẫn các em học theo phương pháp này là lựa chọn- tạo nên trục đồng quy giữa văn bản văn học với nội dung các giờ tiếng Việt- Tập làm văn. Đối tượng phục vụ: Học sinh lớp 7 trong chương trình cải cách. Với chương trình Ngữ văn THCS giúp cho các em có những tri thức quy ước sử dụng tiếng Việt, các kiểu văn bản thường dùng trong giao tiếp và sáng tác văn học. Những tri thức sơ yếu về Thi pháp, Lịch sử văn học, một số tác gia văn học lớn, một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, những hiểu biết về văn hoá qua một số văn bản văn học ưu tú của Việt Nam và thế giới. Biết sử dụng công cụ để giao tiếp, học tập tổ chức điều phối các hoạt động trong cuộc sống. Yêu cầu mỗi giờ dạy học thuộc 3 phân môn trong từng bài học như một thể thống nhất trong mỗi giờ Văn-tiếng Việt Tập làm văn, dạy làm sao vừa giữ được bản sắc riêng ,vừa hoà nhập với nhau để hình thành cho học sinh những kĩ năng, năng lực tổng hợp. Đây là một điểm lạ, lạ vì giờ đây một bài học Ngữ văn lại bao gồm cả ba mạch kiến thức kỹ năng Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và mô hình cấu trúc bài học Ngữ văn là một bài với ba nội dung cụ thể: Kết quả cần đạt- phần chung cho cả ba nội dung. Phần văn bản gồm các phần nhỏ: Văn bản, chú thích văn bản, câu hỏi đọc hiểu văn bản theo 4 loại: đọc- hiểu, suy nghĩ- vận dụng, liên tưởng- tích luỹ, ghi nhớ- luyện tập. B. ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy Phần kiến thức tiếng Việt gồm: Ví dụ để phân tích, ghi nhớ,bài tập. Lý thuyết làm văn gồm: Ví dụ để phân tích, ghi nhớ, luyện tập. Ngoài ra mỗi bài học có phần đọc thêm, tư liệu tham khảo và phần tranh ảnh. Vì vậy trong mỗi bài học đều nhấn mạnh những điểm đồng quy về kiến thức kỹ năng giữa 3 phân môn để thực hiện quan điểm tích hợp. Không phủ nhận dạy riêng từng KTKN của từng phân môn nhưng phải phối hợp thật nhuần nhuyễn những KTKN của từng phân môn trong mỗi giờ: ( Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn) yếu tố đồng quy này chính là ngôn ngữ trong văn bản của mỗi bài học. Ngôn ngữ cần được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà còn là các kiểu văn bản, các quy tắc ngôn ngữ để phản ánh điều mà văn bản muốn thể hiện. Trong ba nội dung của bài học Ngữ văn, giờ học làm văn có một vị trí đặc biệt, một mặt nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ hai tiết trước( tìm hiểu văn bản và rèn luyện kỹ năng Tiếng Việt. Mặt khác là giờ học có tính chất thực hành tổng hợp để học sinh vận dụng những kiến thức kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết theo những yêu cầu của sự hội nhập xã hội đặt ra. I.Quá trình áp dụng của bản thân: 1.Với phân môn Văn cần cho học học sinh nắm được nội dung của văn bản, cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm thuật ngữ sơ yếu, cần thiết về thi pháp, lịch sử văn học, lý luận văn học và thao tác phân tích tác phẩm. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học còn là tôn trọng đề cao những tìm tòi, khám phá thể hiện tính tích cực của học sinh bên cạnh đó phải đảm bảo tính tích hợp trong môn học: Ví dụ trong bài 19, tiết 73 Tục ngữ về thiên nhiên và lao đông sản xuất chúng ta có thể cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung từng câu tục ngữ . Câu 1 là câu có nội dung như sau: Một mặt người bằng mười mặt của; ở câu này chúng ta sẽ ghi lên bảng 2 ý: 1- Nghĩa của câu này là người quý hơn của, quý gấp bội lần;2- Câu tục ngữ khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta. Nhưng học sinh có thể sẽ tư duy và đưa ra những bài học khác vừa lý thú, vừa trong sáng theo suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với từng văn cảnh mà các em bắt gặp trong đời sống: Phê phán những trường hợp coi của hơn người An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là của đi thay ngưòi. Nói về tư tưởng đạo lý, triết lý sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con vì vậy giờ học đã đem lại những ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Hay văn bản Ca Huế trên sông Hương là một văn bản ghi chép lại một văn hoá truyền thống còn giữ đến ngày nay ở xứ Huế. Bài văn vừa có những dòng miêu tả rất sinh động về một đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.Vừa giới thiệu được nguồn gốc, đặc điểm và sự hấp dẫn của những làn điệu dân ca Huế. Như vậy ta phải hướng cho các em thấy được văn bản đã dẫn các em tới một xứ Huế đẹp và nên thơ. Có bề dày truyền thống văn hóa. Từ đó các em có thể liên hệ với những vẻ đẹp tương tự ở những vùng quê khác nhau và có thái độ ứng xử tốt đẹp với giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hay trong văn bản Những trò lố hay là Va ren và Bội Châu giáo viên phải hướng cho học sinh phát hiện được những yêu cầu sau: [...]... Kiến nghị và đề nghị: Tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị dạy và học cho các nhà trường Cần có những cuộc tham quan thực tế giúp cho học sinh hiểu về nền văn hóa của dân tộc Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam Phần III: Kết luận Môn Ngữ văn là một phân môn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện phương hướng tích hợp :Văn- Tiếng việt- Tập làm văn đều có một yếu tố chung là tiếng Việt Dù dạy Văn, Tiếng... văn: Tìm bố cục bài văn nghị luận; xác định vấn đề cần nghị luận; và nội dung từng phần của bài văn tương đương với cấu trúc 3 phần của II.Hiệu quả khi áp dụng đề tài: Qua khảo sát thực tế cho thấy khi áp dụng phương pháp giảng dạy này trong 6 năm học vừa qua tôi thấy học sinh tiếp thu và hiểu bài nhanh, nhớ kiến thức đã được lĩnh hội thông qua từng bài trong chương trình ngữ văn 6 ,7 Cụ thể số lượng... sáng tạo trong văn bản 3 Tập làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ Văn, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập bộ môn, thông qua hệ thống bài tập tạo lập văn bản,cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt trong mỗi bài học trong sách giáo khoa Trong phân môn Tập làm văn, phương châm tích hợp là hướng học sinh biết vận dụng những tri thức của tiếng Việt vào làm văn, vào việc... với phương pháp này trong những năm tới chúng ta sẽ gặt hái được những thành công mới trong quá trình dạy và học Phần IV: Tài liệu tham khảo 1.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 2 Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 7 3 Sách giáo khoa Ngữ văn 7, sách giáo viên, các tài liệu liên quan Chúc một ngày tốt lành Nhân dịp 2011 kính chúc các đồng nghiệp mạnh khỏe, hạnh phúc! ... bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực: tinh thần yêu nước của nhân dân ta Thông qua văn bản yêu cầu học sinh xác định thể loại, tìm bố cục ? Vấn đề nghị luận ở đây là gì tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào?nêu tác dụng nghệ thuật của cách ấy? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả? ở phần giải quyết vấn đề có 2 đoạn hãy khái quát nội dung cho từng đoạn? Đoạn... đẹp trong văn bản văn học, đồng thời có thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc tạo lập các văn bản theo yêu cầu của Tập làm văn Song dạy Tiếng Việt cũng cần phải cung cấp kiến thức của riêng phân môn tiếng việt Nó vừa đảm bảo tính hệ thống trục ngang, vừa đảm bảo tính hệ thống trục dọc Về tri thức: Nắm được đơn vị ngôn ngữ của tiếng Việt ( từ, câu, các biện pháp tu từ, cú pháp, các kiểu văn bản)... lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật như thế nào? 2 Với phân môn Tiếng Việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với Văn học và Tập làm văn Về nội dung để đảm bảo được tính tích hợp phần Tiếng Việt bao gồm các yếu tố lý thuyết nằm trong hệ thống văn bản chung được trình bày hướng tới phần văn học và Tập làm văn cụ thể qua phân môn tiếng... hay, cái đẹp của văn bản, đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về Tiếng Việt, Văn học vào tạo lập văn bản; phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nói và viết, tạo lập văn bản tiếng Việt, phân môn Tập làm văn đã xây dựng theo lối cấu trúc đồng tâm Ví dụ kỹ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận... yếu là ngữ cảnh, mục đích giao tiếp Về kỹ năng: Thực hành đầy đủ cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận dụng các tri thức lý thuyết một cách chủ động vào các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống và trong quá trình học tập Với phương pháp dạy học theo hướng tích hợp buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh luôn quan tâm đến ngữ cảnh, không được tách các đơn vị ngôn ngữ ra khỏi văn bản... đến ngữ cảnh, không được tách các đơn vị ngôn ngữ ra khỏi văn bản Cần triệt để khai thác các yếu tố trong văn bản văn học để học tiếng Việt và ngược lại từ các kiến thức về tiếng Việt vận dụng bình giá, phát hiện vẻ đẹp của văn học cũng như vậy đối với quan hệ giữa phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn Ví dụ trong tiết dạy về Câu đặc biệt Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần a trang 29 Học sinh . hiện: Đỗ Thị Lệ Thúy Chuyên đề lý thuyết môn ngữ văn 7 Dạy môn ngữ văn theo hướng tích hợp Phần I: Đặt vấn đề 1.Lý do chọn đề tài: Môn Ngữ Văn là một môn học. Tài liệu tham khảo 1.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 2. Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 7 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, sách giáo viên, các tài liệu

Ngày đăng: 20/10/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

( Học sinh suy nghĩ và sẽ phát hiện ra vấn đề cần tìm là: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối nói liệt kê với mô hình “ từ đến”)… - Chuyên đề Ngữ văn 7

c.

sinh suy nghĩ và sẽ phát hiện ra vấn đề cần tìm là: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối nói liệt kê với mô hình “ từ đến”)… Xem tại trang 15 của tài liệu.
+ Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối cùng rất đặc sắc: “ tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý - Chuyên đề Ngữ văn 7

nh.

ảnh so sánh trong đoạn cuối cùng rất đặc sắc: “ tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan