Thực trạng áp dụng các gói kích cầu

37 363 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng áp dụng các gói kích cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng Từ những yếu kém của khu vực tài chính đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Bắt đầu từ quý III/2008 nền kinh tế thế giới bắt đầu có biểu hiện của sự suy giảm kinh tế và sau đó mức độ càng ngày càng trầm trọng ở hầu hết các các nước. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3% thấp hơn nhiều so với mức 5,2% của năm 2007 và thấp hơn mức dự đoán là 3,9%. Kể từ cuộc đại suy thoái năm 1029-1930, thì đây có thể xem là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Đây là một sự sụt giảm đáng kể đối với nền kinh tế thế giới. Biểu đồ Tăng trưởng kinh tế Thế giới năm 2005- 2009 (Số liệu được lấy từ Tạp chí Ngân hàng Số 2+3/2010 ) Cụ thể hơn trong 3 quý đầu năm 2009, GDP của một số nước giảm mạnh so với năm 2008, ta có bảng so sánh sau: 1 1 Các nước GDP Các nước GDP Mỹ - 3,23% Thái Lan - 4,93% Khu vực Euro -4,6% Malaysia -3,77% Anh - 5,37% Trung Quốc +7,63 % Nhật Bản -6,6% Ấn Độ +6,6% Nga - 9,87% Indonesia +4,23 % Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy GDP của các nước trên đều bị âm, tức là so với năm 2008 thì mức GDP của 3 quý đầu năm 2009 đều thấp so với năm 2008 , tức tăng trưởng kinh tế của các nước trên đều thấp hơn nhiều so với năm 2008. Sở dĩ có kết quả như trên là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã âm ỉ từ cuối năm 2007 và bùng phát vào năm 2008 và năm 2009 khiến cho các nước có nền kinh tế mạnh hay yếu đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Suy giảm kinh tế khiến thu nhập của người dân giảm dẫn đến tổng cầu giảm, khi đó tổng cung trong nền kinh tế lại khá cao. Do cung > cầu nên dẫn đến GDP thấp. Mức suy giảm thương mại toàn cầu năm 2008 là 9% và là mức suy giảm lớn nhất trong 7 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu hàng hóa giảm, giao thương giữa các nước cũng giảm làm cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, lúc này nền kinh tế của các nước đều bị thu hẹp dẫn đến lượng xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh. Ước tính lượng xuất khẩu ở các nước phát triển là 10%, và ở các nước đang phát triển là 3%. Trong gần 30 năm qua trong tất cả các hoạt động kinh tế thì thương mại luôn là lĩnh vực tăng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng vượt GDP, thế nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khiến cho phát triển thương mại của các nước lao đao, đây thực sự là bài toán kinh tế lớn đối với các nước. Thị trường tài chính của các nước yếu đi nhanh và bị co hẹp nhiều. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm sút rộng, sâu và liên tục. Từ 1/10-7/10, chỉ số Dow Jones (được hiểu là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: công nghiệp DJIA , vận tải DJTA và dịch vụ DJUA ) đã mất 2 2 1.400 điểm, tương đương mức sụt giảm 13% giá trị và xuống dưới ngưỡng 9.500 điểm. Chỉ số S&P500 ( là chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro/lợi nhuận của các công ty hàng đầu) và chỉ số Nasdaq (là chỉ số chứng khoán của tất cả các cổ phiếu phổ thông và chứng khoán tương tự được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ và được xây dựng từ hơn 3000 cổ phiếu bộ phận bao gồm các cổ phiếu của các công ty Mỹ và công ty nước Ngoài, nên chỉ số Nasdaq không chỉ là chỉ số cổ phiếu của chứng khoán Mỹ ) cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5 ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này. Tóm lại giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán (cổ phiếu) Mỹ mất khoảng 7.500 tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này. Nguồn: World-Crisis.net 3 3 Nhiều ngân hàng Mỹ phá sản, hàng trăm ngân hàng nộp đơn xin hưởng “Chương trình hỗ trợ “ của chính phủ Mỹ. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10/2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010. Northern Rock và Bradford và Bingley plc của Anh cũng lâm vào tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh… Khi hệ thống Ngân hàng yếu đi thì việc cho vay sẽ bị hạn chế, thu nợ khó, khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng và đương nhiên giá cả hàng hóa cũng tăng cao, khi đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp càng nhiều khiến lượng công nhân mất việc làm tăng lên nhanh chóng, lúc này lạm phát và thất nghiệp của các nước cũng sẽ tăng. 4 4 Giá cả leo thang khiến giá dầu thế giới bất ổn Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa, số người bị đói tăng cao, hơn 30 quốc gia đối mặt với nguy cơ đói lương thực. Năm 2008 số người bị đói tăng lên hơn 1 tỷ người, và hơn 30 quốc gia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực đáng báo động. 5 5 Tất cả các số liệu trên đây đã minh chứng một điều đó là nền kinh tế thế giới đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển mà ngay cả các cường quốc có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới về nhiều mặt như Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Đức… cũng bị thiệt hại nặng nề. Sản lượng tụt xuống quá nhanh không thể đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Sản lượng thiếu hụt làm cho lương thực cũng thiếu hụt khiến đời sống nhân dân cũng lâm vào tình trạng cực khổ. Không những vậy tình trạng này còn kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, người lao động mất việc, thu nhập giảm một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu của người dân giảm xuống, trong khi mức cung vẫn giữ ở trạng thái phát đạt. Như vậy là nền kinh tế mất cân băng, cung lớn hơn cầu. Đó là toàn bộ thực trạng của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra trên thế giới. Để có bài thuốc hữu hiệu chữa lành căn bệnh này, chính phủ các nước phải tìm rõ căn nguyên của nó, và sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái kinh tế như trên. 2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chúng ta cần phải xem xét. Khủng hoảng tài chính là mối lo ngại của toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất xuất phát từ Mỹ với việc xoá nhoà ranh giới giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm. Việc bành trướng về quân sự, chính trị của Mỹ 6 6 đòi hỏi chi tiêu rất lớn, gây thâm hụt ngân sách với quy mô chưa từng có. Khi ngân sách thâm hụt thì nguồn vốn nước ngoài vào Mỹ sẽ tăng làm cho tổng nguồn vốn cũng tăng, lúc này chính phủ Mỹ đã cho vay dưới tiêu chuẩn tín dụng nhiều và dễ dãi trong việc cho vay bất động sản khiến cho rủi ro tăng cao. Và thực tế điều này đã vô tình tạo ra các bong bóng tài chính khổng lồ. Bên cạnh đó chính phủ Mỹ còn phát triển nhanh nhiều trái phiếu cổ phiếu có nguồn gốc bất động sản tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường cho Ngân hàng và dân chúng. Những hoạt động trên làm cho thị trường tài chính và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Tại Mỹ Sự sụp đổ tài chính phố Wall là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng. Tiếp theo đó bong bóng thị trường nhà ở vỡ khiến các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước khác và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ Mỹ là một cường quốc kinh tế vững mạnh, đứng đầu trên thế giới về nhiều mặt như công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ…, hơn nữa nó cũng là một thị trường nóng đối với thế giới. Tuy nhiên xét đến tận cùng gốc rễ thì cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ vấn đề về mô hình và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do chính phủ Mỹ đã quá tin vào lý thuyết tự do hoá tài chính thị trường tự điều tiết và tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó việc thiếu sự kiểm soát quản lý và điều tiết của Nhà nước và việc đưa ra những chính sách sai lầm trong từng thời kỳ cũng góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ bên bờ vực thẳm. Cả 2 nguyên nhân đều bắt nguồn từ một nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới có quan hệ sâu rộng và chặt chẽ đến các nền kinh tế nên đã khiến cho các nước và khu vực trên thế giới cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. 2.1.3 Các gói kích cầu của các nước Ở Mỹ, 17/2/2009 Barack Obama đã ký đạo luật American Recovery and Reinvestment Act cho phép chính phủ Mỹ thực hiện gói kích thích trị giá 787 tỷ đôla. Gói kích thích 787 tỷ USD của Mỹ bao gồm: 288 tỷ USD cho miễn giảm thuế, 144 tỷ USD cho cứu trợ tài chính Nhà nước, 111 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, 81 tỷ USD cho việc 7 7 bảo vệ , 59 tỷ USD cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng , 53 tỷ USD cho giáo dục và đào tạo, 43 tỷ USD cho phát triển nguồn năng lượng, 8 tỷ USD cho những việc khác. Nhìn chung gói kích thích của Mỹ hướng tới khu vực tài chính để cứu trợ hệ thống không bị sụp đổ ( phù hợp do cuộc khủng hoảng ở Mỹ là ở khu vực tài chính). Ngoài ra còn hướng tới các ngành công nghiệp chủ chốt như ngành công nghiệp xe hơi. Vì thế mà nó mang tính sửa sai nhiều hơn tính chất kích thích. Cơ cấu gói kích cầu 787 tỷ USD của Mỹ Ở Trung Quốc đã thực hiện gói kích cầu có quy mô là 586 tỷ USD hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng (45%), giải quyết hậu quả của quá trình phát triển quá nóng, khắc phục hậu quả của thiên tai. Thật ra việc khắc phục hậu quả của thiên tai dù kinh tế không bị suy thoái thì vẫn phải thực hiện, ở đây chính phủ Trung Quốc đã lồng ghép việc khắc phục thiên tai với kích thích phát triển kinh tế trong cùng 1 gói kích cầu nên đã tạo hiệu quả tâm lý rất cao. 8 8 Malaysia là một nước đang phát triển cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế thứ 2 trị giá 60 tỷ ringgit (tương đương 16,26 tỷ USD) trong nỗ lực nhằm ngăn chặn tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này sẽ được sử dụng trong hai năm 2009 và 2010, trong đó 15 tỷ ringgit dành cho hệ thống tài chính, 25 tỷ ringgit cho các quỹ bảo đảm, 10 tỷ ringgit cho đầu tư cổ phiếu và 10 tỷ ringgit cho các biện pháp khác, bao gồm cả các ưu đãi thuế. Chính phủ Thái Lan cũng vừa thông qua gói kích cầu trị giá 8,6 tỷ USD. Dự định sẽ dùng gói kích cầu này vào việc triển khai xây dựng nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng như phát triển hệ thống thủy lợi, hệ thống vận tải, các nguồn năng lượng thay thế, cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch và giáo dục, các dự án phát triển nông nghiệp… Sau đây là quy mô gói kích cầu của một số nước Quốc gia Số tiền (tỷ USD) % GDP Quố c gia Số tiền (tỷ USD) % GDP Mỹ 787 5,5% Ấn Độ 18,7 1,5 5% Trun g Quốc 586 13,5 % Aust ralia 10 1,0 % Nga 340 20,2 % Paki stan 7,8 4,7 % Nhật Bản 225 4,6% Việt Nam 9 9,0 % Đức 50 tỷ EUR 1,8% Thái Lan 8,6 3,1 % Anh 38 1,4% Mala ysia 16,2 6 2,0 % Pháp 24,5 0,85 % Thụ y Sĩ 1,3 0,2 6% Tây 11 0,69 Gruz 2,2 17 9 9 Ban Nha % ia % 2.2 Việt Nam 2.2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống tài chính là huyết mạch của nền kinh tế nên khi gặp khủng hoảng nó sẽ làm tất cả các hoạt động kinh tế khác đình trệ. Với Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển- với tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được 2 năm (1/11/2007), lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao ., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước nhưng cũng rất lớn và khá rộng. Thứ nhất, khi hoạt động thương mại của thế giới suy giảm thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp khó khăn lớn và giảm về cả số lượng lẫn giá cả do tổng cầu thế giới giảm và do cạnh tranh trên thế giới. Xuất khẩu có tình trạng tháng sau thấp hơn tháng trước bắt đầu từ tháng 8/2008 và gặp khó khăn nhất vào năm 2009. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỉ USD; giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2008, giá cả các loại hàng hóa tăng mạnh, trong khi những biến động kinh tế thế giới chưa tác động nhiều đến việc xuất nhập khẩu, song tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 64 tỷ USD. Sang đầu năm 2009, do xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và châu Âu chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và khi mà các nước này đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính thì dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước này giảm khiến cho tổng cầu giảm, vì thế tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này cũng giảm. Xuất khẩu của Việt Nam được dự đoán là sẽ sụt giảm 12,2% trong năm 2009 do nhu cầu thế giới giảm và giá quốc tế thấp hơn. Năm 2009, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu, kéo theo sự cạnh tranh trong khi giá cả có xu hướng giảm . 10 10 [...]... sách nói chung và gói kích cầu nói riêng được thực hiện trong một môi trường có tính bất định rất cao Định hướng thực hiện gói kích cầu năm 2010 2.4.2 Để bảo đảm tối ưu hóa hiệu quả kích cầu, các giải pháp sắp tới của chính phủ cần bảo đảm “đúng đối tượng” và “vừa đủ”; đồng thời tập trung kích cầu hàng hóa sản xuất trong nước Năm 2010 chúng ta vẫn sẽ tiếp tục sử dụng tiếp gói kích cầu vì quy mô của... Chương 2: Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 29 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng 29 2.1.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính .35 2.1.3 Các gói kích cầu của các nước 36 Việt Nam .39 2.4 2.2.1 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam .39 2.2.2 Giải pháp của... tế Việt Nam (2009), Báo cáo triển vọng nền kinh tế nhìn từ gói kích cầu, Wesite: www.vnexpress.vn Mục lục Lời mở đầu Chương 1: Lý thuyết kinh tế về vai trò điều tiết của chính phủ 1.1 Lý thuyết về kích cầu và tổng cầu của Keynes 3 1.1.1 Tư tưởng kích cầu 3 1.1.2 Khái niệm kích cầu 8 1.2 Lý thuyết về tổng cầukích cầu .8 1.2.1 Chính sách tài khóa 8 1.2.2 Tác... có thể xuất hiện nhiều loại tội phạm mới có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới các "gói kích cầu" này do sự bắt tay giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp trong việc lập các dự án vay ảo để chiếm đoạt vốn hỗ trợ từ "gói kích cầu" Thứ 4, nguy cơ làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay theo "gói kích cầu" thiên về quy mô và thành tích, tức góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế,... lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Thứ 3, đặc biệt, về trung hạn, tăng nguy cơ tạo áp lực tái lạm phát trong tương lai nếu sử dụng không hiệu quả "gói kích cầu" khiến gia tăng tích tụ cân đối hàng tiền và vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ Thứ 4, do việc thực hiện gói kích cầu còn nhiều hạn chế gây phản tác dụng đến nền kinh tế chung, biểu hiện: Làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức... bối cảnh kinh tế suy giảm Tuy nhiên, gói kích cầu mới chỉ áp ứng được nguyên tắc: kịp thời (timely); mức độ “đúng đối tượng” chưa cao và liều lượng cũng chưa phù hợp ở một vài giải pháp cụ thể Bên cạnh đó, có một phần gói kích cầu cũng đã bị ‘rò rỉ” ra bên ngoài (hàng nhập khẩu) Sau đây, chúng ta sẽ đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ việc thực hiện gói kích cầu lãi suất 1 tỷ USD của chính phủ... này cũng được áp dụng cho các loại vật liệu xây dựng với giá trị nhỏ hơn 50 triệu đồng Trên đây là toàn bộ giải pháp của Việt Nam để đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam Đánh giá các gói kích cầu của Việt Nam 2.3 Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn giải pháp kích cầu kiểu “phòng thủ” tức là chúng ta trông đợi vào khả năng khôi phục của sức cầu từ bên ngoài... kém hiệu quả; đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các "gói kích cầu" 29 29 Thứ 5, tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong việc có quyền được hưởng hỗ trợ từ gói kích cầu là rất dễ xảy ra Điều này ảnh hưởng đến việc tạo một... quyết định, giải pháp để khắc phục các biến cố đó Vì lẽ nếu không đưa ra các biện pháp kịp thời thì vấn đề sẽ trở thành quá muộn, không áp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế khi đó nữa và có thể để lại nững hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế nước nhà Đối với quyết định về gói kích cầu năm 2009 cũng như vậy, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đưa ra gói kích cầu với tổng số tiền lên tới 9 tỷ USD... nhất, liều lượng của gói kích cầu thì chưa phù hợp, đối tượng hạn hẹp vì chỉ có những doanh nghiệp có điều kiện 3 năm làm ăn có lãi thì mới được nhận hỗ trợ từ gói kích cầu Chính vì thế mà một số Doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng lợi gì từ gói kích cầu này Điều này khiến cho các Doanh nghiệp vốn đang có sức chống lại với cuộc khủng hoảng kinh tế thì lại được tiếp thêm sức, còn các Doanh nghiệp đang . Thực trạng áp dụng các gói kích cầu 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng Từ. cho các biện pháp khác, bao gồm cả các ưu đãi thuế. Chính phủ Thái Lan cũng vừa thông qua gói kích cầu trị giá 8,6 tỷ USD. Dự định sẽ dùng gói kích cầu

Ngày đăng: 20/10/2013, 12:20

Hình ảnh liên quan

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng - Thực trạng áp dụng các gói kích cầu

2.1.

Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới năm 2008-2009 2.1.1 Thực trạng khủng hoảng Xem tại trang 1 của tài liệu.
Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy GDP của các nước trên đều bị âm, tức là so với năm 2008 thì mức GDP của 3 quý đầu năm 2009 đều thấp so với năm 2008 , tức tăng  trưởng kinh tế của các nước trên đều thấp hơn nhiều so với năm 2008 - Thực trạng áp dụng các gói kích cầu

h.

ìn vào bảng so sánh trên ta thấy GDP của các nước trên đều bị âm, tức là so với năm 2008 thì mức GDP của 3 quý đầu năm 2009 đều thấp so với năm 2008 , tức tăng trưởng kinh tế của các nước trên đều thấp hơn nhiều so với năm 2008 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thâm hụt cán cân thương mại và vãng lai vẫn duy trì ở mức cao, dòng vốn ròng vào Việt Nam giảm rõ rệt theo từng năm, FDI dậm chân tại chỗ,  Các dòng tiền danh mục (đầu tư gián tiếp) và ngắn hạn hầu như biến mất IMF không dự  bá - Thực trạng áp dụng các gói kích cầu

h.

ìn vào bảng trên ta thấy, thâm hụt cán cân thương mại và vãng lai vẫn duy trì ở mức cao, dòng vốn ròng vào Việt Nam giảm rõ rệt theo từng năm, FDI dậm chân tại chỗ, Các dòng tiền danh mục (đầu tư gián tiếp) và ngắn hạn hầu như biến mất IMF không dự bá Xem tại trang 19 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan