Kiểm tra khả năng tương thích của Windows 7 – Phần 3

8 476 0
Kiểm tra khả năng tương thích của Windows 7 – Phần 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra khả năng tương thích của Windows 7 Phần 3 Trong bài viết trước của loạt bài này, chúng tôi đã chỉ ra cách làm thế nào để thực hiện cấu hình ban đầu cho bộ công cụ Application Compatibility Toolkit. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm thế nào để tạo ra một gói sưu tập dữ liệu cho bộ công cụ Application Compatibility Toolkit. Tạo ra một gói sưu tập dữ liệu Để tạo các gói bộ sưu tập dữ liệu, bắt đầu bằng cách mở Application Compatibility Manager. Application Compatibility Manager là giao diện quản lý chính của Application Compatibility Toolkit. Khi cửa sổ Application Compatibility Manager mở ra, kích vào tùy chọn Collect, xem thể hiện trong hình A. Hình A: Bạn kích vào tùy chọn Collect Tại thời điểm này, Windows sẽ mở hộp thoại New Package. Việc đầu tiên cần phải làm là cung cấp cho Application Compatibility Manager tên gói mà bạn sẽ tạo. Sau khi làm như vậy, hãy chắc chắn rằng tùy chọn Deploying a New Operating System đã được chọn, như trong hình B Hình B: Dành ít phút để kiểm tra chắc chắn rằng tùy chọn Deploying a New Operating System đã được chọn Bây giờ, hãy kích nút Advanced, khi đó Windows sẽ hiển thị hộp thoại Advanced Settings, thể hiện trong hình C. Như bạn thấy trong hình, đây là nơi có thể chọn các công cụ đánh giá riêng biệt mà bạn muốn có trong gói bộ sưu tập dữ liệu sẽ được tạo. Thông thường, nếu đang cố gắng để đánh giá khả năng tương thích ứng dụng vì nó liên quan đến việc nâng cấp hệ điều hành thì bạn nên dùng các tùy chọn mặc định đã được lựa chọn, các tùy chọn hoàn toàn có thể thay đổi về sau nếu bạn muốn. Hình C: Chọn các công cụ đánh giá khả năng tương thích mà bạn muốn có trong gói bộ sưu tập dữ liệu của bạn Khi kích OK, Windows sẽ trở về hộp thoại được thể hiện trong hình B. Bây giờ bạn phải thiết lập thời gian cho việc kiểm tra khả năng tương thích. Bộ công cụ Application Compatibility Toolkit có thể biên dịch một bản kê các ứng dụng được cài đặt trên mỗi máy tính khá nhanh chóng, tuy nhiên quá trình phân tích các ứng dụng phải mất một số thời gian. Sau cùng, các công cụ đánh giá khả năng tương thích được thiết kế để giám sát các ứng dụng trong thời gian thực khi chúng đang chạy nhằm tìm các vấn đề tương thích tiềm năng. Như vậy, bạn phải thiết lập khoảng thời gian kiểm tra khả năng tương thích sao cho đảm bảo chắc chắn rằng hầu hết (nếu không phải tất cả), các ứng dụng của người dùng sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian thực hiện kiểm tra. Việc kiểm tra khả năng tương thích được cấu hình mặc định để giám sát việc sử dụng ứng dụng trong ba ngày. Tuy nhiên, đây không phải là khoảng thời gian đủ dài, đặc biệt là nếu bạn triển khai các gói phần mềm vào cuối tuần hoặc nếu tổ chức của bạn sử dụng rất nhiều ứng dụng khác nhau. Một khi đã quyết định xong khoảng thời gian giám sát cho các ứng dụng, tiếp theo bạn phải chọn tần suất để upload các dữ liệu kết quả. Theo mặc định, gói bộ sưu tập dữ liệu được cấu hình để upload bất kỳ dữ liệu nào sưu tập được cứ sau tám giờ một lần. Lời khuyên của chúng tôi là hoặc giữ nguyên cài đặt mặc định hoặc upload các dữ liệu sưu tập được thậm chí thường xuyên hơn. Điều này là vì khoảng thời gian giữa các chu kỳ sưu tập càng dài thì khả năng một ổ đĩa cứng máy trạm có thể quét sạch các dữ liệu trước khi nó có thể được upload càng tăng. Bước cuối cùng trong việc chuẩn bị các gói bộ sưu tập dữ liệu là gán nhãn cho các gói. Nếu bạn chọn sử dụng một nhãn thì nó sẽ được gắn vào tất cả các dữ liệu được ghi nhằm phục vụ cho các mục đích nhận dạng. Khi đã hoàn thành việc điều chỉnh các cài đặt khác nhau, kích vào biểu tượng Save. Trong quá trình thực hiện Windows sẽ nhắc bạn chọn một vị trí để lưu các gói bộ sưu tập dữ liệu vừa được tạo ra. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ thấy gói bộ sưu tập dữ liệu được liệt kê trong Application Compatibility Manager như trên hình D. Hình D: Application Compatibility Manager sẽ hiển thị gói bộ sưu tập dữ liệu của bạn Triển khai gói sưu tập dữ liệu Khi đã có một gói sưu tập dữ liệu, nó phải được triển khai tới các máy tính trên mạng của bạn. Không có gì huyền bí về quá trình triển khai. Như bạn đã thấy trong các hình trước đó, các gói bộ sưu tập dữ liệu là một file có đuôi MSI. Như vậy, nó có thể được triển khai thủ công, hoặc có thể triển khai bằng cách sử dụng các thiết lập chính sách nhóm hoặc phần mềm quản lý mạng. Tuy nhiên, cách thức mà bạn triển khai gói sưu tập dữ liệu gần như không quan trọng bằng việc quyết định triển khai gói đến các máy tính nào. Về mặt kỹ thuật, bạn có thể triển khai gói bộ sưu tập dữ liệu cho mọi máy trạm đang được xem xét để nâng cấp lên Windows 7. Điều này là một phương pháp tốt đối với các tổ chức có ít hơn 100 máy trạm, nhưng Microsoft khuyên bạn chỉ nên triển khai gói sưu tập dữ liệu tới một nhóm các máy tính mà bạn đang xem xét nâng cấp thay vì triển khai đến tất cả các máy trạm. Như vậy, câu hỏi triệu đô là bạn nên chọn các máy trạm nào để triển khai gói bộ sưu tập dữ liệu? Tin hay không tin thì việc lựa chọn máy tính để triển khai gói sưu tập dữ liệu có thể là một quá trình thực sự mệt mỏi, bởi vì có rất nhiều yếu tố khác nhau mà bạn sẽ phải cân nhắc. Một trong những yếu tố đầu tiên để xem xét là vai trò của máy tính. Theo các chuyên gia CNTT, chúng ta nói rất nhiều vai trò của máy chủ. Khái niệm này cũng có thể được áp dụng cho các máy trạm. Nói cách khác, những người dùng thực hiện chức năng công việc tương tự có thể có cùng cấu hình máy tính. Ví dụ, có khả năng hầu hết các máy tính trong phòng Tài chính được cấu hình một cách nhất quán. Điều này cũng có thể là đúng đối với các máy tính trong phòng Nhân sự. Nếu bạn có thể xác định các vai trò cụ thể của máy trạm (ngay cả khi những vai trò này chưa bao giờ được định nghĩa một cách chính xác) thì đó là một ý tưởng tốt để đảm bảo rằng ít nhất hai máy tính đang thực hiện các vai trò khác nhau được tham gia vào quá trình kiểm tra. Rất nhiều quản trị viên cho rằng khi lựa chọn các máy tính để kiểm tra khả năng tương thích với Windows 7, cũng cần phải dựa trên chức năng công việc của người sử dụng. Tôi tin rằng triết lý này là đúng, nhưng vẫn có một số suy nghĩ sai lầm. Tư duy được chấp nhận là bất cứ khi nào muốn thực hiện bất kỳ loại kiểm tra hoặc thí điểm triển khai phần mềm có liên quan đến máy trạm, bạn nên chọn người sử dụng với các chức năng công việc ít quan trọng nhất. Bằng cách đó, nếu có vấn đề xảy ra cũng không làm ảnh hưởng đến các quá trình kinh doanh quan trọng. Mặc dù phải thừa nhận rằng đây là một triết lý tốt, nhưng nó không thực sự tốt đối với việc kiểm tra khả năng tương thích. Hãy nhớ rằng các gói bộ sưu tập dữ liệu kiểm tra các ứng dụng khi chúng chạy để xem cách những ứng dụng này tương tác với hệ điều hành. Như vậy, điều quan trọng để triển khai các gói bộ sưu tập dữ liệu trên các máy trạm thuộc về những người dùng bận rộn nhất. Càng nhiều các máy tính thử nghiệm được sử dụng, các kết quả kiểm tra càng đáng tin cậy. Bên cạnh đó, các gói bộ sưu tập dữ liệu thường ổn định và không gây rối, vì vậy có rất ít nguy cơ làm gián đoạn công việc của người dùng. Kết luận Bài viết này đã chỉ cho bạn làm thế nào để tạo ra một gói bộ sưu tập dữ liệu bằng cách sử dụng Application Compatibility Toolkit của Microsoft, cũng như quá trình lựa chọn máy tính cá nhân làm ứng viên để kiểm tra khả năng tương thích. Trong phần 4 của loạt bài này, chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để nói về quá trình lựa chọn máy trạm, đặc biệt đối với các máy tính đang chạy Windows XP. . Kiểm tra khả năng tương thích của Windows 7 – Phần 3 Trong bài viết trước của loạt bài này, chúng tôi đã chỉ ra cách. trình kiểm tra. Rất nhiều quản trị viên cho rằng khi lựa chọn các máy tính để kiểm tra khả năng tương thích với Windows 7, cũng cần phải dựa trên chức năng

Ngày đăng: 20/10/2013, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan