THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY

15 1.9K 10
THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 2.1. Lý thuyết chung về gia đình: 2.1.1. Khái niệm: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau… (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các thành viên gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. 2.1.2. Phân loại: Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau. Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành: • Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con. • Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường. [2] • Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường. Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại: • Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất. • Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển. 2.1.3. Chức năng của gia đình: 2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho gia đình và xã hội. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con. Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ti gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo được các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển. Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển. 2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình nên từ cách ứng xử giữa các thành viên gia đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. 2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi thành viên được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế,… từ các quan hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến: mái ấm. Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau…Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương: từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường, … đến những quan hệ họ hàng thân thiết. Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó đã tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương đất nước, con người. 2.1.3.4. Chức năng kinh tế Đây là chức năng nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp phần vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của thành viên gia đình hoặc hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành, tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí). Gia đình còn là đơn vị tiêu dùng. Việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. 2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình. Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội. Chính vì thế, giữ gìn văn hóa gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Sự “kính trên, nhường dưới”, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau, luôn luôn được các thành viên trong các gia đình gìn giữ. Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm đóng góp công sức vun đắp, cùng chia sẻ, gánh vác các công việc của gia đình và người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, cuộc sống của mỗi gia đình và của cả xã hội ngày càng được cải thiện. Nhịp sống, và sự giao lưu văn hoá rộng mở, tác động thường xuyên, nhiều chiều …Các giá trị văn hoá gia đình đứng trước những câu hỏi: tiếp thu, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực như thế nào? Trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá mới; là người chọn lọc, phát triển và nhân lên những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình. Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo, thành công, nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình mệt mỏi, là nơi che chở mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thất bại trên đường đời. Gia đình cho chúng ta động lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành đạt trong cuộc sống… 2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì? 2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam Ngoài hai từ chính thống cha và mẹ, các vùng khác nhau có những từ khác nhau như bố, ba, thầy để chỉ cha và má, u, mạ để chỉ mẹ. Một số từ để chỉ mối quan hệ nếu có trong gia đình như: ông nội là cha của cha, bà nội là mẹ của cha, ông ngoại là cha của mẹ, bà ngoại là mẹ của mẹ. Miền Nam: bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là em trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là anh hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ. Dượng là chồng của cô hoặc dì. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với thứ của người đó (nếu có quan hệ huyết thống) hoặc thứ của chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống) chẳng hạn như chú tư, vợ của chú tư được gọi là thím tư. Con trong gia đình được gọi từ thứ hai (con đầu) trở đi, không có con cả. Miền Bắc: bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng của bác cũng được gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng của cô hoặc chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi vợ của chú, cậu là em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái của mẹ. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của người đó. Con trong gia đình được gọi theo thứ tự cả, hai, ba, tư. • Anh em bà con (họ hàng): con của chú bác gọi là anh chị em chú bác (anh chị em con chú con bác), con của dì gọi là anh chị em bạn dì (anh chị em con dì), con của cô cậu gọi là anh chị em cô cậu (anh chị em con cô con cậu). • Dâu rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền Bắc gọi là anh em đồng hao hoặc đứng nắng. Hai người vợ của hai anh em trai gọi là chị em bạn dâu. 2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt: Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến. Do đó hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để gặt hái thành công. • Sắp xếp suy nghĩ trước khi nói Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp. • Lắng nghe mọi người xung quanh Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân : học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo. Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn. • Không phản ứng lại ngay lập tức Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình thành suy nghĩ của mình thay vì phản ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay lời đề nghị. • Đọc nhiều Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó, bạn cũng có thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và sếp ngoài công việc. • Xây dựng tự tin Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Và để xây dựng sự tự tin, bạn phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. • Thể hiện ngôn ngữ cử chỉ hợp lý. Bạn đã hội tụ những điều trên nhưng vẫn còn một yếu tố không thể thiếu để giao tiếp thành công : ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ cử chỉ phải song song và phù hợp với lời nói của bạn. Vai thẳng và nghiêm chứng tỏ bạn đã sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. Lưu ý ở công sở, bạn không thể nói chuyện với sếp và đồng nghiệp trong tư thế thoải mái như ở nhà. 2.3. Thực trạng và nguyên nhân. 2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. 2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái: Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời. Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền. Buổi sáng cho con tiền dằn túi, chở con đến trường, vội vã đến nơi làm việc. Buổi trưa đón co về, cho ăn, đưa con đi học tiếp rồi lại vội vã đi làm. Buổi tối cha mẹ khá chữ nghĩa thì dò bài, giảng bài tập; ít chữ nghĩa thì ngồi “canh me” cho con học. Nuôi nấng cực khổ, tốn kém mà dường như chúng không nghe lời, càng lớn càng hư hay cãi lại…Đã thế,còn bày đặt có bạn trai, bạn gái. Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với trẻ. Nếu không được điểm cao thì thường bị cha mẹ đem so sánh với bạn bè khiến trẻ bực tức, mặc cảm và hành động nông nổi. Khi con có bạn khác giới, nhiều bâc cha mẹ không tìm hiểu, lắng nghe mà trấn áp bằng mọi cách. Khi con có bầu, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh mà nặng lời mắng nhiếc. Sau khi trút bỏ cái thai, cô gái rơi vào tình trạng mặc cảm, có thể dẫn đến bệnh tâm thần. Khi con trai sa ngã vào mại dâm, ma túy…Chúng thường không tìm được nơi an ủi. Có tới 62,9% bố mẹ ở khu vực phía Bắc và 57,7% bố mẹ ở khu vưc phía Nam chưa dành đến 30 phút trong ngày cho giải trí vui chơi cùng con cái. 46,2% bố mẹ miền Bắc và 20,2% cha mẹ miền Nam chỉ dành khoảng 15 phút cho hoạt động này. Cha mẹ quá nuôi chiều con cái: Từ khi Hương còn nhỏ, bà Lan đã hết mực cưng chiều. Đến lớn, hễ mẹ nhờ làm việc gì, cô bé 15 tuổi luôn giãy nảy không làm với lý do “con làm sợ xước móng tay, mất đẹp”. Vì quá lo cho sức khỏe của đứa con gái út, bà Lan không bao giờ để con phải đụng tay vào việc gì. Mọi công việc từ quét nhà, giặt giũ cho đến nấu ăn, bà đều lo hết. Thậm chí, dưới bàn tay mẹ, Hương nay đã trở thành thiếu nữ vẫn chưa biết tự tắm rửa, hễ lúc nào muốn làm vệ sinh cơ thể, cô bé lại phải gọi mẹ. “Khổ lắm, cứ hễ nhờ nó việc gì là lại giãy nảy giận hờn vì sợ làm xước móng tay. Thật sự bàn tay cháu rất đẹp và trắng trẻo, nhưng cái tôi lo là cháu đã lớn mà không thể tự chăm sóc cho mình thì sau nàygia đình riêng sẽ khổ lắm. Tôi tự trách mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45 tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng 60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi game online và ngủ. 2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái. Thời phong kiến con cái rất kính trọng ông bà, luôn vâng lời cha mẹ, lễ phép với người lớn. Khi đi học, ra đường gặp người lớn phải cúi đầu chào, khi xe tang đi qua biết nép vào lề dở nón, đưa gì cho người lớn phải cầm cả hai tay. Cách giáo dục con cháu ngày xưa rất nghiêm: Đi phải thưa về phải trình, nói chuyện với người lớn phải xưng cháu, xưng con, một dạ hai thưa chứ không được nói trống không. Không bao giờ dám lớn tiếng hay cãi lại cha mẹ. Chính vì dạy con từ thuở còn nhỏ, nên rất dễ dạy. Rèn trẻ vào khuôn phép từ nhỏ, lớn lên sẽ thành thói quen và nét đẹp văn hóa sẽ trở thành truyền thống. Hiện nay con trẻ học văn quá nhiều, mà học lễ thì ít, gia đình bận rộn lo toan cuộc sống cũng có phần lơ là trong giáo dục và quản lý con cái. Không gò ép con vào khuôn khổ, mà còn nuông chiều con thái quá, buông lỏng việc quản lý nên dần dần kết bạn với bọn xấu, ham chơi bỏ học. Trẻ nhỏ thì mê game, lớn thêm tí thì tập tành hút thuốc, uống bia rượu, nghiện ngập rồi bỏ nhà đi bụi. Măng non không thể mọc thẳng nếu không có sự bảo bọc uốn nắn của tre già.Thiếu dạy dỗ con từ nhỏ làm sao con hiểu được công ơn cha mẹ. Đối với con cháu trong gia đình, ông bà thường đặt vấn đề giáo dục đạo đức quan trọng hơn tri thức theo quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Người già có thể tham gia giáo dục con cháu về nhiều vấn đề như lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, thái độ, kĩ năng lao động phù hợp lứa tuổi, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội Vì sống cùng hoặc sống gần con cháu nên nhiều ông bà còn dạy dỗ con cháu từ nhỏ và hàng ngày như ăn, nói, xin phép, chào hỏi, ứng xử với mọi người… Đó là cách giáo dục cần thiết, thiết thực liên quan đến đạo đức, lối sống trong gia đình và mở rộng ra ngoài xã hội và cộng đồng . 2.3.1.3. Giữa vợ và chồng. Trong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?", "Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi không?" Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý . đôi khi làm hai người cảm thấy không thể tiếp tục được nữa Các cuộc tranh luận giữa vợ chồng dường như được mặc định như những cuộc cãi vã không có hồi kết với những lý do muôn thủa. Hãy tâm niệm rằng đó chỉ là những đối thoại, cả hai người cần không gian để suy nghĩ, để bình tĩnh và có thể nói lại chủ đề đó vào lúc khác. Vấn đề không phải nó là gì mà nói nó ra như thế nào? Hãy khám phá một cách nói chuyện khác phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc học cách cảm nhận những suy nghĩ của người kia. Đặt mình vào vị trí của chồng/vợ, tìm cách tiếp cận và truyền tải câu chuyện một cách dễ chịu nhất bạn muốn. 2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em. Cuộc sống gia đình là "một phòng thí nghiệm" cho cuộc sống sau này, nơi trẻ có thể bắt đầu hiểu những khái niệm trừu tượng như "sự đồng cảm", "sự hiểu biết" và "giao tiếp". Đó là nơi trẻ có thể học cách đối phó với những cảm xúc trái chiều, ví dụ như sự ghen tị, sự yêu thương chia sẻ . trong một môi trường vẫn còn rất an toàn. Người Việt quan niệm anh chị em là “ruột rà máu thịt” vì vậy mà “máu chảy ruột mềm”. Gia đình truyền thống Việt Nam tuy có ảnh hưởng Nho giáo “Quyền huynh thế phụ”, nhưng vẫn đề cao giá trị “trên kính dưới nhường”, hòa thuận với nhau, vì: “Anh em như thể chân tay, Như gốc với rễ như cây với cành. Anh thời phải thuận đạo anh, Em thời hiếu đễ mới đành đạo em.” 2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng. Trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng người chúng ta cũng thăm hỏi bà con, họ hàng. Những người bà con, họ hàng gần như anh, chị em họ thì chúng ta cũng hay thường xuyên giao tiếp và hỏi thăm. Do vậy, chúng ta luôn phải trò chuyện và quan tâm lẫn nhau trong khuôn khổ nhất định. Xác định được quan hệ trong họ hàng rồi từ đó xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v Xưng hô trong họ tộc khác với xưng hô ngoài xã hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa". Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật Đôi khi, trong quan hệ họ hàng chỉ cần một lời chào hay một lời hỏi thăm cũng có thể làm cho mối quan hệ ngày càng thân thiết. Lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu hiện nề nếp của gia đình, thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Chỉ cần một nụ cười hay một câu hỏi thăm, như vậy đủ để quan hệ họ hàng gắn bó. 2.3.2. Phân tích nguyên nhân: Lâu nay, chúng ta phê phán ngành giáo dục như là bộ phận chịu trách nhiệm chính đối với những vấn đề kiến thức, nhân cách và lý tưởng sống của học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó không hoàn toàn đúng. Nhà [...]... đứa trẻ cho hai người đàn bà quan trọng này trong gia đình Mà có nghĩa, sự ảnh hưởng quan trọng của những người hàng ngày trực tiếp gần gũi nhất với việc nuôi dạy tâm hồn đứa trẻ Vì lâu nay, việc chăm sóc đứa trẻ chủ yếu là công việc của hai người đàn bà đó trong gia đình Nhưng với câu nói đó, cần hiểu là tất cả mọi thành viên trong gia đình có mối giao tiếp ngày ngày với đứa trẻ đều có ảnh hưởng tới... thành viên khác trong gia đình cũng như mối quan hệ giữa chúng với các đồ vật, các vật nuôi và thiên nhiên quanh ngôi nhà của chúng? Hiện thực đời sống trong nhiều gia đình Việt Nam chứng thực rằng: Có quá ít những gia đình làm được điều đó cho những đứa trẻ Những đứa trẻ, nhìn một cách công bằng và sâu sắc, là những kẻ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình Hầu hết những con đường trong những cảm... tiểu học là khoảng thời gian mà con người đó chủ yếu sống trong thế giới gia đình Đó là giai đoạn vô cùng quan trọng Chúng ta vẫn thường ví tâm hồn con người ở giai đoạn này là một tờ giấy trắng Vì vậy, đời sống gia đình chính là nơi sẽ viết những dòng đầu tiên vào tờ giấy trắng tâm hồn ấy Bởi thế, những giá trị nhân văn trong đời sống gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng... và có những gia đình thậm chí các thành viên còn không có thời gian trao đổi thông tin với nhau Vì vậy, những gì bạn cần làm là thu xếp thời gian làm việc để có nhiều thời gian trò chuyện với những người than hơn Bạn có thể tạo những cơ hội để gia đình được quây quần trò chuyện với nhau Ít nhất một ngày trong tuần, bạn nên có cuộc trò chuyện hoặc tham gia hoạt động cùng gia đình Vào thời gian này, có... những người lớn trong gia đình với nhau hoặc với người hàng xóm và ngược lại, sẽ đi vào tâm hồn của trẻ nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp Theo kết quả điều tra xã hội học ở nhiều nước trên thế giới thì những đứa trẻ có vấn đề như tự kỷ, trầm cảm, bỏ học, sống ích kỷ, quan hệ tình dục sớm, tham gia vào các tệ nạn xã hội, phạm tội chủ yếu là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có một đời... ép buộc của người lớn Trong khi đó, một không gian mỹ học thật vô cùng khó tìm thấy trong hầu hết các ngôi nhà chúng ta kể cả những ngôi nhà của những người có điều kiệt rất tốt để tạo nên không gian đó Không gian mỹ học này là tất cả những gì tạo nên những vẻ đẹp từ màu sắc, hình khối, âm thanh Trong đó có nét mặt, giọng nói và các động tác khác của con người Bây giờ, mỗi gia đình Việt Nam thử làm... sống tinh thần trong việc GD con cái Hơn nữa, chúng ta không hề có một chiến lược trợ giúp những kỹ năng cho người lớn trong việc nuôi dưỡng con cái "Sống" cho người lớn nhưng lại bị bỏ rơi Hiện thực cũng nói rằng: Quá nhiều gia đình cha mẹ chỉ nói chuyện với con cái về những vấn đề của họ chứ không phải của những đứa trẻ Đó là những yêu cầu của người lớn đối với một đứa trẻ phải thực hiện cho họ chứ... họ nói và hành động một ngày trong gia đình họ thử xem Qua khảo sát và quan sát một cách tự nhiên trong rất nhiều năm nay, tôi thấy ngôn ngữ và những hành động chủ yếu của các thành viên người lớn diễn ra trước mắt những đứa trẻ trong ngôi nhà của họ hầu hết lại không thuộc về một đời sống tinh thần Tâm hồn và nhân cách của những đứa trẻ sẽ như thế nào khi được hình thành trong một thế giới như thế?...trường chỉ là một trong "ba thế giới" - gia đình, nhà trường và xã hội - có tầm quan trọng như nhau để tạo ra một sản phẩm người như chúng ta mong đợi Khi một trong ba thế giới đó bị lỗi thì sẽ dẫn đến lỗi trong sản phẩm người Thế giới đầu tiên tôi muốn nói đến là gia đình Đó là thế giới mà một con người vừa sinh ra đã được chứng kiến bằng cả... mó trong tâm hồn của một con người cũng bắt đầu từ những điều đó 2.4 Đánh giá: Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh mải miết với công việc, với việc kiếm tiền, các cuộc họp hành, gặp mặt… nên dường như quên mất những công việc gia đình Cha mẹ thường chỉ cho con đến lớp, sau đó lại tất bật với công việc Sau giờ làm, phụ huynh vội vã về nhà, chuẩn bị những món ăn qua quýt, nhanh chóng Chính vì vậy thời gian . THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 2.1. Lý thuyết chung về gia đình: 2.1.1. Khái niệm: Gia đình là tập hợp những người. sếp và đồng nghiệp trong tư thế thoải mái như ở nhà. 2.3. Thực trạng và nguyên nhân. 2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. 2.3.1.1. Giữa

Ngày đăng: 20/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan