Một cái nhìn tổng quát về mát ảnh KTS

10 491 0
Một cái nhìn tổng quát về mát ảnh KTS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ MÁY ẢNH SỐ BÀI 1. Ống kính : ống kính là bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh nói chung và máy ảnh số nói riêng. Ống kính càng lớn, hình càng đẹp và rõ nét, tuy nhiên ống kính càng lớn thì máy cũng càng lớn và cồng kềnh. Với máy ảnh số phổ thông, ống kính thường ko thay đổi được (fixed lens). Máy ảnh chuyên nghiệp có ống kính thay đổi được sẽ mở rộng khả năng sáng tạo khi chụp và có thể đối phó được với nhiều tình huống nhiếp ảnh khác nhau.2. Bộ cảm biến ảnh : hiện nay có 2 loại bộ cảm biến ảnh thông dụng là CMOS và CCD. Tuy nhiên với máy ảnh phổ thông, cảm biến loại CCD thường được sử dụng nhiều hơn. Bộ cảm biến ảnh CMOS thường được trang bị trên các máy ảnh số chuyên nghiệp (D-SLR) của hãng Canon. Giới chuyên nghiệp đánh giá cao CMOS bởi hình ảnh thật hơn, ít noise hơn so với CCD. Thông thường mọi người thường nghĩ CMOS là loại rẻ tiền, sử dụng trong webcam và các máy ảnh số đời cũ, máy ảnh đời mới mới được trang bị CCD, tuy nhiên đây cũng là suy nghĩ mang tính chất cảm tính. Bản thân người viết cũng chưa có điều kiện chơi thử các loại máy ảnh với bộ cảm biến CMOS để có thể thấy được chất lượng ảnh khác nhau thế nào. Cũng đã chụp thử Canon Rebel 6.3MP CMOS sensor thì thấy cũng như CCD (về màu sắc). Hãng Fuji của Nhật phát triển CCD thành SuperCCD bằng cách sắp xếp các phần tử cảm biến ảnh (photo diode) lại có dạng bát giác và bố trí ma trận theo kiểu tổ ong. Theo Fuji, với SuperCCD, độ phân giải tăng 1.6 lần do khả năng nội suy tốt hơn, ít tiêu thụ điện năng hơn, ít noise hơn do đó tăng hiệu quả ghi nhận hình ảnh. Do đó một số máy ảnh của Fuji độ phân giải thực là 3.2 hoặc 6.3 MP nhưng đều quảng cáo là có thể chụp ở 6.0MP hoặc 12MP không thua các máy ảnh 6.0 hoặc 12MP thực. Tuy nhiên qua thực tế với máy ảnh loại phổ thông của Fuji, SuperCCD cũng ko hơn CCD là mấy. Còn ảnh chụp nội suy của SuperCCD cũng ko tuyệt như Fuji quảng cáo. Nhưng giá máy có SuperCCD thường cao hơn những loại cùng tính năng với CCD thường.Ngoài ra còn có bộ cảm biến ảnh công nghệ mới nhất là FoveonX3 của Sigma, tuy nhiên máy ảnh số Sigma ít phổ biến ở thị trường VN.3. Chức năng : máy ảnh số càng nhiều chức năng càng đắt tiền. Nếu không nói đến nhãn hiệu, giá tiền của máy ảnh số được quyết định đầu tiên bởi chức năng chứ không phải là độ phân giải. Máy càng nhiều chức năng càng mở rộng khả năng nhiếp ảnh, chụp được ảnh trong nhiều tình huống ánh sáng với các hiệu ứng khác nhau. Tuy nhiên máy ảnh quá nhiều chức năng sẽ gây khó khăn và nhầm lẫn cho người sử dụng nếu ko dùng máy đúng mục đích. Một phần quan trọng nữa cần chú ý là thời gian trễ (shutter lag), là thời gian giữa 2 lần bấm máy. Đây là thời gian nói chung để máy hoàn thành 1 “tác phẩm”, gồm thời gian cho các công đoạn như lấy nét, đo sáng, chụp ảnh, ghi ảnh vào card. Các máy ảnh số chuyên nghiệp được trang bị các bộ xử lí ảnh chuyên dụng, thời gian trễ càng giảm xuống, càng ít bị mất những khoảnh khắc đáng giá do phải chờ máy xử lí ảnh đã chụp. Các thế hệ máy ảnh đời mới của Canon (từ S45 trở đi) đều được trang bị bộ xử lí ảnh mới DiG!c nhằm hạn chế tối đa shutter lag. Máy ảnh Canon được đánh giá là một trong những máy lấy nét nhanh nhất và chính xác nhất!4. Kiểu dáng : sau nhãn hiệu, thông thường người sử dụng chú ý đến kiểu dáng máy đầu tiên. Với người dùng thông thường, các máy có kiểu dáng nhỏ, loại bỏ túi, xinh xắn thường được ưu tiên. Giới chuyên nghiệp lại thích máy to, cầm chắc chắn, vỏ hợp kim bền và cứng cáp. Máy vỏ kim loại (inox, nhôm, hợp kim nhôm) cứng cáp hơn, kiểu dáng bắt mắt hơn, thường được trang bị cho dòng máy cao cấp nên đắt tiền hơn, ưu điểm là bền, ít trầy xước, chống nhiễu tốt, tuy nhiên lại dễ móp khi rơi và chữ in thường bị tróc. Vỏ nhựa có ưu điểm nhẹ, chữ in bền nhưng bề mặt dễ trầy xước, chống nhiễu không tốt bằng.Sau đây là một vài kinh nghiệm chọn mua một máy ảnh số phù hợp với túi tiền và nhu cầu.* Chụp ảnh phổ thông : 1. Nếu chỉ chụp gia đình : ưu tiên máy nhỏ gọn để có thể mang đi chơi, bỏ túi, chức năng vừa đủ dùng, chụp đẹp, rõ, màu tươi. Độ phân giải từ 2.0 – 4.0 MP là đủ, rửa ảnh 10x15 hoặc 13x18 đẹp. Zoom 3x là đủ. Khi mua chú ý các máy trên mode dial (núm xoay chỉnh chức năng) có các mode chỉnh sẵn chụp chân dung, phong cảnh, chụp đêm … Chỉ cần bật qua mode tương ứng với tình huống cần chụp, máy sẽ auto theo tình huống đó. Nên mua loại sử dụng pin sạc AA giá rẻ, dễ kiếm. Các máy như Canon A60/A70/A80, Olympus C-350z/D-560z, Nikon Coolpix 2500/3100/3500, Fujifilm 2600z/A301, Sony series Pxx … rất phù hợp.2. Chụp gia đình và thích 1 ít “nghệ thuật”: vẫn với các tiêu chí như trên nhưng ưu tiên thêm cho các máy có thể chỉnh được tốc độ, khẩu độ một cách độc lập. Có thể thấy được chức năng này nếu núm xoay (mode dial) của nó nó chữ P/A/S/M hoặc P/Av/Tv/M (máy Canon). Với loại này có thể sáng tạo tí chút khi chụp đêm, chụp chân dung. Nếu thích Zoom lớn thì ưu tiên cho các máy có zoom optical từ 6x trở lên. Đừng quan tâm zoom digital cũng như độ phân giải nội suy, cái này photoshop làm tốt hơn bất kì máy ảnh nào.Các máy như Olympus C740/750uz/C5050z/5060z, Nikon Coolpix 5700, Canon A70/A80/S45/S50/G3/G5, Fujifilm 6900z/S602z/S5000z/S7000z, Sony F717/F828… là tuyệt.* Dân chuyên nghiệp : … khỏi bàn rồi! Vì dân chuyên nghiệp thì biết rõ nhu cầu của mình, và chuyện lựa một cái máy ảnh số cũng như quyết định bỏ vài ngàn USD ra chơi ko có gì khó khăn lắm. Tuy nhiên nếu ở loại 2 mà dư dả, Canon Rebel/D60/10D/1D, Nikon D70/D100/D1x/D2H cũng là một sự lựa chọn không hối tiếc.Nếu ít tiền thì mua một máy ảnh số cũ cũng là một giải pháp tốt, vì máy ảnh số có ít bộ phận cơ khí hơn máy film nên thường cũng khó hư hỏng hơn. Một số chú ý khi chọn mua một máy ảnh số cũ :1. Ống kính : quan sát ống kính, ko được có bất kì một vết trầy xước nào, dù là máy cũ. Nếu có vết xước (lau ko thể hết) hoặc mốc (mọc rễ) bên trong ống kính thì nên bỏ ý định mua máy đó đi). Ống kính khi zoom phải êm, không có tiếng động lạ, ko quá rơ lỏng (một số máy rơ là do tự nhiên, nếu chụp vẫn đẹp thì ko có vấn đề gì)2. Thân máy : ko có vết trầy nặng, móp hay lõm vào bên trong. Một máy ảnh trầy xước quá nặng chứng tỏ nó đã ko được chăm sóc tốt trong quá trình sử dụng. Quan sát ốc vít chưa thấy có dấu hiệu cạy hay đã bung máy ra sửa chữa.3. LCD : LCD phải sáng, rõ, đẹp. Mở máy chuyển sang chế độ chụp, quan sát LCD, khi đưa máy ra sáng, LCD phải tự cân bằng sáng, khi đưa máy vào tối, LCD phải tự nâng độ sáng để dễ quan sát. Một số LCD quá cũ thường bị vài bad pixel, nếu ko quá khó tính thì không quan trọng lắm.4. Vận hành máy : quay mode dial xem tất cả các chức năng còn hoạt động không, bằng cách vừa quay mode dial vừa quan sát LCD xem các icon có thay đổi tương ứng không. Chụp test tất cả các mode. Test tất cả các nút để chắc chắn rằng chúng vẫn hoạt động tốt. Một số nút thường hay dùng nhiều sẽ ko còn tiếp xúc tốt, lúc ăn lúc ko, sẽ rất khó chịu khi dùng. Một máy còn hoạt động tốt sẽ lấy nét nhanh sau khi nhấn nhẹ nút chụp.5. Chụp vài tấm, đưa vào máy tính để nhận xét. Một máy ảnh tốt sau khi qua bước 1->4 mà nếu hình rõ, nét tốt, màu sắc tươi, đẹp là OK.BÀI 2Megapixels luôn là điều mà người mua quan tâm hàng đầu. Nhiều Mega tỉ lệ thuận với độ sắc nét của bức ảnh bạn chụp.Chính vì vậy dường như tất cả các hãng sản xuất Digital Camera (DC) luôn in chỉ số Mega ở nơi mà người mua dễ dàng đọc thấy. Tuy nhiên DC không chỉ tập trung vào chỉ số Mega mà còn kết hợp nhiều chức năng khác nhằm nâng cao chất lượng, tốc độ và thuận tiện trong sử dụng cũng như tăng thêm ứng dụng DC cho người dùng. Hiện nay DC trở nên ngày càng phổ biến vì 2 nguyên nhân chính sau. Thứ nhất là thuận tiện dễ sử dụng trong sinh hoạt và thứ hai là giá thành ngày càng giảm. Tuy nhiên việc mua DC không đơn giản chỉ là ra ngoài hàng mua cái DC hợp túi tiền, nó còn đỏi hỏi nhiều thứ liên quan đến nữa. Hy vọng bài viết của mình có thể giúp bạn tìm ra cho mình chiếc DC hoàn thiện nhất cho bản thân.Tổng quát: Resolution - Độ sắc nét, phân giải: Nếu bạn có ý định mua máy ảnh chỉ để phục vụ cho Email hay chỉ để có những bức ảnh bình thường hàng ngày cho cuộc sông thêm vui vẻ thì bất kể Megapixels nào cũng có thể đảm đưong được nhiệm vụ này. Thấp hơn 1.3M hay tới 2.1M đều có thể mua đựơc. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, càng nhiều Megapixels thì bức ảnh càng rõ và kích thước của bức ảnh cũng được nâng lên. Megapixels Cỡ ảnh (1inch=2.54cm)2-Megapixels 5x7 inch (13 x 18cm)3- Megapixels 8x10 inch (20 x 25 cm)4-Megapixels 11x17 inch (25 x 38 cm)Zoom lens:Những máy ảnh có giá thành thấp thường thiếu chức năng Zoom quang học (optical zoom lenses), một chức năng quan trọng như chỉ số Mega. Ta có thể chia Zoom là hai loại:Digital Zoom: Sử dụng kỹ thuật số để phóng đại điểm ảnh. Dường như càng tăng cao Digital Zoom thì chất lượng ảnh lại đi ngược với độ sắc nét. Không nên dùng chức năng này nếu bạn muốn có những bức ảnh như ý. Một số hãng máy ảnh khi sản xuất đã đưa vào máy ảnh chức năng tắt Digital ZoomOptical Zoom: Hình thực-ảnh thực, phóng đại hình đồng thời không mất đi độ sắc nét.Câu hỏi là giữa chỉ số Optical Zoom và Mega bạn chọn bên nào? Đa số các chuyên gia khuyên người sử dụng lựa chọn Optical Zoom. Ví như 3.1M với 4X Optical Zoom sẽ hiệu quả hơn 4.1M với 2X Optical Zoom vậy. Nhưng cuối cùng là tuỳ vao nhu cầu sử dụng của bạn. Lời khuyên: Nên mua máy có Optical Zoom từ 2X trở lênManual focus:Xin nhớ chỉ số này nếu bạn muốn mua chiêc máy ảnh cho mình. Vấn đề sẽ nẩy sinh nếu như bạn muốn chụp một vật gần (close-ups) hay trong một vài hoàn cảnh Camera không thể giúp bạn lựa chọn một cách sắc nét nhất đối với chế độ Auto Focus. Manual Focus sẽ giúp bạn tìm được sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Không phải cái gì Auto cũng hoàn hảo nhất là trong vấn đề Máy ảnh.Storage- Lưu trữ: Megapixels càng cao thì chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ càng lớn. Với những máy ảnh cỡ 2-megapixe tại highest resolution số ảnh có thể lưu trữ là 8 đến 10 ảnh trong 8MB memory card. Ngày nay trữ lượng MB trong Memory card mà nhà sản xuất bán kèm sản phẩm không là vấn đề lo lằng vì tất cả người dùng đều biết chắc rằng họ phải mua thêm Memory card khác nhằm nâng cao số lượng ảnh lưu trữ. Ngoài thị trường hiện nay có nhiều chủng loại Memory card khác nhau nhưng tốc độ đọc/ghi tương đối bằng nhau (người dùng không để ý lắm). Có thể kể tên một số Memory card phổ biến và thiết bị sử dụng đi kèm. 1. Compact Flash (CF): Phổ biến nhất trên thị trường (Canon,Nikon ) Các máy ảnh chuyên nghiệp luôn chọn CF vì giá rẻ và có thể lưu trữ một số lượng lớn (5G)2. Secure Digital (SD): Phổ biến trên thị trường, giá rẻ. áp dụng được với rất nhiều các lĩnh vực khác (MP3 player, PC Pocket .)3. Smart Media (MD): Có thể dùng với SD vì có cung kích cỡ, giá rẻ, phổ biến trên nhiều máy DC, phụ trợ 4. xD Pictures (xD): Không phổ biến nhiều như các loại trên. Chỉ có vài hãng sử dụng (Fujifilm). Giá hơi cao5. Memory Sticks (MS): Dành cho máy DC của Sony. Giá hơi cao, không phổ biến cho các thiết bị phụ trợ.Batteries- Pin: Vấn đề không thể không để ý. Không có điện thì dù máy của bạn với giá cả nghìn USD cũng chỉ là một thứ vô dụng. Hiện nay trên thị trường DC có một vài Batteries sử dụng cho máy ảnh như: AA/AAA và rechargeable batteries dành riêng cho máy. Nếu máy bạn sử dụng AA/AAA, thì có một cái lợi là ở mọi nơi, mọi lúc bạn cũng có thể mua cho mình Pin mới để thay thế. Nhưng với những Pin bình thường thì thời gian sử dụng cũng không được lâu do vậy mình khuyên bạn nên mua cho mình bộ Sạc pin và pin Sạc có ký hiệu NIMH với thời gian sử dụng gấp 3 lần Pin thông thường. Còn nếu bạn sử dụng Pin Sạc của máy, cần thiết phải mua thêm Pin phụ (rất quan trọng)Movies and sound- Quay phim và tiếng: Đây chỉ là ứng dụng phụ cho DC nhưng cũng làm người dùng quan tâm một cách thích thú. Tất nhiên bạn không thể quay đoạn phim cả tiếng đồng hồ như máy quay thường và chất lượng cũng không được lý tưởng lắm. Thời gian quay hạn chế bởi cách cài đặt của nhà sản xuất và hạn chế của thẻ nhớ. Lưu ý là khi sử dụng chức năng này sẽ chiếm rất nhiều bộ nhớ của máy. Chú ý một số máy có chức năng quay phim nhưng không thu tiếng (rất bất bình). Nên khi mua cần quan tâm đến vấn đề này Exposure settings: Đa số người người sử dụng dùng chế độ Auto vì nó đơn giản mà hiệu quả “nhìn và bấm”. Tuy nhiên nếu bạn đi sâu thêm vào các chức năng của máy thì sẽ thấy chức năng điều chỉnh tốc độ mở của ống kính sẽ rất thú vị. Một bức ảnh thành phố về đêm với những con đường như làn pháo hoa lung linh, đó chính là hiệu quả của Exposure settings. bạn sẽ được hướng dẫn rất cụ thể trong sách bán kèm với máy. White balance:Đa số các máy ảnh ngày nay đều có chức năng này. Dùng nó để điều chỉnh độ sáng tối, đậm nhạt LCD-Màn hình:LCD được chọn làm màn hình cho máy DC. Tuy nhiên với phương châm “tiền nào của nấy”. Máy có giá thành thấp thì cho hình ảnh không thật hơn khi so sánh với máy ảnh có giá thành cao. Một hiện tượng khác phổ biến với LCD là hình ảnh sẽ bì loà khi sử dụng ngoài trời. Có hiện tượng nhiễu khi ở trong môi trường thiếu ánh sáng (trong nhà) khiến cho bạn cảm thấy phân vân bấm máy hay không? Khi mua nhớ thử ngay tại cửa hàng bằng cách mở máy mang ra ngoài trời, mang vào trong nhà .Mua đồ chơi cho máy ảnh sốMột số máy ảnh số có khả năng mở rộng chức năng bằng cách attach thêm các món, và các hãng máy ảnh đều có những chiêu thức khác nhau khiến khách hàng phải tiếp tục bỏ tiền ra để mua “đồ chơi” cho chiếc máy ảnh số của mình. Thêm “tí” tiền mà máy thêm chức năng, ai mà chẳng thích, thậm chí chuyện tháo cái này, lắp cái kia trông cũng có vẻ hay hay, thế là đồ chơi lại bán chạy chẳng kém gì máy ảnh, và giá của nó cũng chẳng mềm chút nào. Các món đồ chơi thông thường của một máy ảnh số bao gồm: ống kính Wide/Tele, kính chụp gần (close-up lens), kính lọc (filter), ống nối nhôm (converter), đèn flash, loa che nắng (leen hood), hộp chụp dưới nước, remote-control, chân đế (tripod), pin sạc, bộ sạc … Một số máy ảnh chuyên nghiệp còn có thêm các phụ kiện đồng bộ flash, hand-grip để gắn thêm pin, eyes-cup. Nói chung các hãng đều cố gắng thiết kế sao cho khai thác tối đa khả năng attach đồ chơi nhằm kích thích người tiêu dùng mua càng nhiều đồ chơi càng tốt, và qua đó cũng chứng tỏ được khả năng tiềm ẩn phong phú của mỗi loại máy đằng sau các thiết kế ban đầu.1. Ống kính Wide/Tele : nhằm mở rộng khả năng zoom optical của máy ảnh, là loại đồ chơi thông dụng nhất (nhưng lại khó kiếm nhất ở thị trường VN !). Ống kính Wide khi gắn vào sẽ làm góc nhìn rộng hơn, tức có khả năng “đẩy” những gì quan sát trên LCD ra xa, thích hợp khi chụp phong cảnh núi non hay sông nước. Thông thường là wide 0.75x, 0.7x, 0.5x và hiện nay loại wide lớn nhất là 0.45x. Ống kính càng wide càng dễ bị méo, nhưng đôi khi méo sẽ tạo được những bức hình khá ấn tượng.Ống kính Tele : ngược với Wide, ống kính Tele sẽ “kéo” vật lại gần hơn khi quan sát trên LCD, thích hợp chụp “lén”. Nếu Wide có giá trị nhỏ hơn 1 thì Tele lại có giá trị lớn hơn 1, thông thường là Tele 1.5x, 2x, 3x thậm chí 5x.VD : 1 máy ảnh số có zoom optical mặc định là 3x, khi gắn Tele 5x ta có được 1 máy có zoom optical maximum là 3x5 = 15x ! Ngược lại, khi gắn Wide 0.45x ta được zoom optical minimum là 1x0.45 = 0.45. Có thể hiểu đơn giản như sau: máy có khả năng phóng to tối đa 1 vật (trong tầm nhìn) là 15 lần và thu nhỏ tối đa là 0.45 lần. 2. Converter : là 1 ống nhôm nhỏ, 2 đầu đều có ren, 1 đầu nối vào ống bao ngoài của ống kính, đầu còn lại sẽ gắn đồ chơi như Tele/Wide/Close-up/Filter… Thường thì converter ở VN rất đắt, khoảng 20-40$/cái nên ta thường chơi bằng cách “độ” : nhờ thợ tiện khéo tay tiện 1 ống nhôm giống hệt ống zin, giá khá mềm, khoảng 50k/cái. Nếu ko có ống zin để làm mẫu, cứ đưa máy và đồ chơi, thợ sẽ đo bước ren và tiện ướm cho đến khi nào vừa thì thôi. Cẩn thận bọc tạm đầu kính cho kĩ, vì trong quá trình làm nó sẽ test liên tục xem đã vừa chưa, rất dễ trầy mặt ống kính do rút ra rút vào.3. Kính lọc (filter) : có nhiều loại. Thông dụng nhất vẫn là kính UV và Polarize.- Kính UV : trong suốt, có tác dụng ngăn tia cực tím chiếu vào làm biến sắc film, thường sử dụng cho máy ảnh film, nhưng cũng dùng cho máy ảnh số như 1 kính bảo vệ ống kính khỏi bụi và trầy xước.- Kính Polarize : có tác dụng chống các tia chói phản xạ lại khi chụp các cảnh ngoài trời nắng. Filter này có 2 vòng, 1 vòng gắn vào converter, vòng còn lại xoay được dùng để điều chỉnh mức độ chống chói. Khi dùng Polar chụp phong cảnh sẽ thấy sắc trời xanh hơn.- Ngoài ra còn nhiều loại kính lọc màu, kính lọc tia, mỗi loại có chức năng tạo hiệu ứng riêng.Bên cạnh đó khi mua kính lọc cần chú ý đường kính ren của kính, dùng để bắt vào converter. Thường là 48/49/52/55/58mm. Cần chú ý mua phù hợp với Converter đã có.4. Loa che nắng (lens hood): bằng nhôm hoặc nhựa, có dạng loa loe, dùng để gắn trước ống kính, có tác dụng chắn các tia sáng ngang tạt vào bề mặt thấu kính. Loại này rẻ, giá khoảng vài k/cái.5. Hộp chụp dưới nước : dùng để bỏ máy vào để chụp khi lặn biển. Mỗi đời máy có 1 loại hộp chụp riêng. Giá VN khoảng 50- 70$/cái. Nên test kĩ trước khi mua.6. Đèn Flash : có nhiều loại và cũng nhiều giá, từ vài trăm k đến vài trăm $. Các loại đèn chuyên nghiệp của Canon hay Nikon giá khoảng 300-450$, có nhiều chức năng để đồng bộ cùng máy ảnh, chụp được trong nhiều tình huống ánh sáng khác nhau. Nhiếp ảnh với đèn flash cũng là một lĩnh vực hay ko kém các loại hình nhiếp ảnh khác!7. Pin sạc và bộ sạc : đây là 2 món thông dụng nhất mà bất kì người mua máy ảnh nào cũng quan tâm, vì nó là thứ theo ta trong suốt quá trình chơi máy. * Pin cho máy ảnh số thường gồm 2 loại : pin phổ thông AA và pin pack Li-Ion.- Pin Li-Ion có ưu điểm là gọn, nhẹ, sạc nhồi bất kì lúc nào, được xem là loại pin dành cho máy ảnh cao cấp, nhược điểm là dung lượng thấp, đắt tiền (30-60$/cục), khó kiếm, độc quyền riêng cho các hãng và cho mỗi series máy. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng pin Li-Ion lại cao hơn so với các máy sử dụng pin AA. Tuổi thọ pin trung bình khoảng 300 lần sạc. Giới chuyên nghiệp đánh giá pin LiIon cao hơn pin AA, và chuyện bỏ ra thêm vài chục $ để mua thêm 1-2 cục Li-Ion để dự phòng ko có gì khó khăn lắm. Các máy ảnh số chuyên nghiệp (D-SLR) hầu hết đều sử dụng pin pack bởi tính ưu việt của nó.- Pin AA rất thông dụng, giá rẻ, dễ kiếm, dung lượng lớn nhưng nặng, rườm rà (2-4 viên, khi bỏ phải chú ý cực tính), không sạc nhồi được (kể cả loại NiMh). Pin Ni- Cd đã trở nên lỗi thời do dung lượng thấp, mau chai, thế hệ sau Ni-Cd là Ni-Mh với dung lượng vượt trội, ít bị hiệu ứng nhớ hơn, ít chảy nước hơn, thời gian sạc nhanh hơn. Các nhãn hiệu pin sạc NiMh thông dụng trên thị trường VN như Maxell, Toshiba, Panasonic, Sanyo, GP… với nhiều dung lượng khác nhau từ 1500mAh đến 2100mAh. Hiệu nào cũng được, nhưng thường pin Maxell vẫn chiếm ưu thế hơn, GP thì ko được tốt bằng các hãng còn lại. Các hiệu như PowerRex, Maha của Mĩ không thông dụng ở VN do đó rất khó kiếm. Giá tại VN dao động trong khoảng 140-170k/4 viên. Cẩn thận với các loại pin NiMh nhái (thường bán tại chợ linh kiện Nhật tảo), giá chỉ khoảng 40-45/cặp, dung lượng ghi 1800mAh rất mau hết và mau chai. Pin NiMh cũng chỉ sạc khoảng 300-400 lần là bắt đầu chai.* Sạc : - Sạc cho pin Pack Li-Ion: thường kèm theo máy, mỗi hãng có cách sạc và cách nhận biết riêng pin pack của hãng mình. Dù bỏ lọt pin của hãng khác nó vẫn ko sạc !- Sạc cho pin AA : phổ biến hiện nay là loại sạc xung của Nhật, thay thế cho sạc biến thế đã lỗi thời từng dùng để sạc pin Ni-Cd. Ưu điểm sạc xung là nhỏ gọn, autovolt 100-240v, tự ngắt khi pin đầy, sạc được cả pin AA và AAA. Thời gian sạc từ 1-5h để sạc đầy 1 bộ pin 2100mAh. Có nhiều hãng SX sạc, và cũng là các hãng SX pin như đã kể trên. Hiện nay Sony có loại sạc mới, kèm chức năng tự xả trước khi sạc, giúp tăng thời gian sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ pin. 8. Card nhớ : là một trong những món đồ chơi của máy ảnh số mà ai cũng cần. Giá tiền tỉ lệ thuận với dung lượng card. Với card lớn hơn 256M giá tăng nhanh hơn so với dung lượng. Với CF khi mua nên chú ý tốc độ read/write card. Tốc độ càng lớn, card càng đắt tiền nhưng quá trình ghi ảnh lại nhanh hơn. Các hãng SX card nổi tiếng như Sandisk (USA), Transcend (Taiwan), Toshiba (Japan) … card zin theo máy cũng thường là card được đặt hàng các hãng trên gia công. Card của các hãng danh tiếng thường có bộ chống shock, bảo vệ card không bị hư khi sử dụng ko đúng cách (vd như tháo card ra khi đang đọc/ghi data). Chú ý xem catolo theo máy để biết máy đang sử dụng có thể support card dung lượng lớn nhất là bao nhiêu để tránh mua nhầm.9. Các thứ linh tinh như chân đế dùng để chụp đêm, kính chụp cận cảnh (có tác dụng phóng to chi tiết, thường dùng chụp Macro) có thể mua thêm nếu dư dả tiền.Một số nơi bán đồ chơi ở HCM : - Tele/Wide : thường ở VN chỉ về máy và các phụ kiện zin theo box, đầu kính Wide và Tele rất hiếm và đắt. Cũng có thể kiếm các đầu Wide/Tele của ống kính cơ ngày xưa, nếu có ren gắn vừa converter. Hiện nay ở HCM có vài đầu kính Wide 0.45x của Kenko (Nhật) hàng cũ nhưng giá thì giật mình : khoảng 100-120$/cái !- Converter : cũng hiếm hàng như Wide/Tele. Nhưng vì tính chất đơn giản của nó nên có thể nhờ thợ tiện “độ” lại. Huy Cận (đầu Trần Hưng Đạo) lâu lâu cũng có Converter zin cũng như converter tiện sẵn hoặc nhận đặt tiện theo yêu cầu.- Kính lọc, loa che nắng, pin, sạc : hầu như tiệm bán máy ảnh nào cũng có. . MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ MÁY ẢNH SỐ BÀI 1. Ống kính : ống kính là bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh nói chung và máy ảnh số nói riêng D70/D100/D1x/D2H cũng là một sự lựa chọn không hối tiếc.Nếu ít tiền thì mua một máy ảnh số cũ cũng là một giải pháp tốt, vì máy ảnh số có ít bộ phận cơ

Ngày đăng: 20/10/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan