Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ

5 2.7K 13
Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ 14:51' 12/8/2007 Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã vận dụng sáng tạo nhiều quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng và xây dựng Đảng vào thực tiễn cách mạng nước ta. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ của Đảng, đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người không chỉ nói về công tác huấn luyện cán bộ mà đích thân Người đã chuẩn bị bài giảng, lựa chọn người đi học, mở lớp và trực tiếp giảng dạy. Từ cuối năm 1924 đến 1927, Nguyễn ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thanh niên Việt Nam; những tài liệu huấn luyện đã được tập hợp thành tác phẩm nổi tiếng “Đường kách mệnh”. Nhiều cán bộ được Người huấn luyện đã trở thành những cán bộ xuất sắc của Đảng. Năm 1927, Người còn gửi nhiều thanh niên Việt Nam sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ- va. Khi trở về nước hoạt động (2-1941), Người tiếp tục mở nhiều lớp huấn luyện, đặc biệt, ngày 14-5-1966, mặc dù không khoẻ, Người vẫn cố gắng giảng bài tại lớp huấn luyện đảng viên mới của Thành uỷ Hà Nội. Người căn dặn: Người đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, biến những điều được học thành hành động cách mạng thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng thuật ngữ huấn luyện với nghĩa bao quát, từ đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá, tưởng . đến vấn đề rèn luyện, thực hiện trong công việc, công tác thực tiễn. “Phải huấn và luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc”(1). Hồ Chí Minh coi công tác huấn luyện cán bộ là công việc nền tảng của Đảng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(2). Mục tiêu của công tác huấn luyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rất rõ ràng mục đích của công tác huấn luyện: “Mở lớp huấn luyện là một việc rất tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay”(3). Cán bộ phải thực sự là công bộc của nhân dân, họ phải gột sạch tưởng cá nhân chủ nghĩa, phải trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng. Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, khai mạc ngày 6-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bốn mục tiêu của công tác huấn luyện: “a) Học để sửa chữa tưởng:… tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được. b) Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh, tận tuỵ với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. c) Học để tin tưởng: . Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hy sinh. d) Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”(4). Với lời ghi trong quyển sổ vàng truyền thống khi đến thăm trường Nguyễn ái Quốc, Người đã chỉ rõ mục đích của người học và những biện pháp cơ bản để đạt mục đích đó: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Đối tượng của công tác huấn luyện cán bộ. Nhắc đến việc huấn luyện, thành phần quan trọng nhất là người dạy và người học, chất kết dính người dạy và người học là nội dung, phương pháp và tài liệu huấn luyện. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng là người lãnh đạo toàn diện, tập hợp nhân dân làm cách mạng nên nhiệm vụ của Đảng là huấn luyện, giáo dục toàn nhân dân về những nhiệm vụ cách mạng, nhưng trong đó, nhiệm vụ huấn luyện cán bộ được Người đặt lên trước hết: “Nói đến cán bộ trước hết, vì “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”(5). Phạm vi, đối tượng cần được Đảng huấn luyện là rất rộng nhưng trong điều kiện cụ thể, Người lấy việc huấn luyện cán bộ làm nhiệm vụ trọng tâm để tạo ra một đội ngũ “báo cáo viên” sau đó tiến hành tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này được Bác chỉ ra rất cụ thể, “phải lấy người ở cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để họ huấn luyện cho cấp dưới nữa. Trung ương huấn luyện cán bộ cho các khu, các tỉnh, cán bộ ở khu và các tỉnh phải huấn luyện cho cán bộ huyện, xã. Như thế đỡ tốn công, tốn thì giờ và cán bộ huấn luyện cho cấp dưới gần mình lại sát hơn”(6). Cùng với việc chú trọng lựa chọn cẩn thận những người cần được đào tạo, huấn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt lưu ý đối với đội ngũ những người huấn luyện và những người “phụ trách” việc huấn luyện. Người yêu cầu những người lãnh đạo cũng phải tham gia vào công tác này, bởi người lãnh đạo thường được đào tạo quy củ lại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khả năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thường rất tốt. Như vậy, hoạt động huấn luyện sẽ thiết thực hơn, hiệu quả hơn và sát với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. “Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy”(7). “Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tưởng, đạo đức, lối làm việc”(8). Muốn thế, “người huấn luyện phải học thêm mãi”, vì nếu người huấn luyện không tích cực học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ thì “năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang”(9). Nội dung huấn luyện. Cán bộ vừa là công bộc của nhân dân vừa là người lãnh đạo, tập hợp nhân dân làm cách mạng nên phải là người có kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Người đã sớm nêu quan điểm coi trọng tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận và làm liệu cho quá trình học tập, giúp cho việc học tập sát với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và cán bộ đi học sẽ nhanh thạo công việc. Về huấn luyện chuyên môn, Người yêu cầu: “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy”(10). Cán bộ có nhiều loại: Cán bộ đảng, nhà nước, đoàn thể, cán bộ ở Trung ương, ở địa phương và ở cơ sở . Mỗi loại cán bộ, ngoài những phẩm chất đức, tài nói chung còn phải có những yêu cầu về phẩm chất, trình độ phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng, công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ cần phải có nội dung, kế hoạch phù hợp với từng loại cán bộ trong những lĩnh vực cụ thể. Đối với huấn luyện chính trị, Người lưu ý việc cập nhật những vấn đề thời sự và chính sách cho cán bộ để giúp họ vận dụng trong công tác và giải thích đúng cho dân chúng. Với công tác huấn luyện lý luận, Người nêu và phê phán cách học nhồi sọ, lý thuyết suông, đồng thời yêu cầu trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có ích”(11). Qua đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách dùng thuật ngữ “huấn luyện” của Bác. “Huấn luyện” thể hiện rõ yêu cầu nghề nghiệp trong đào tạo, “huấn” phải đi đôi với “luyện”, có như thế mới tạo thành kỹ năng công tác, mới có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Một quy trình đào tạo có tính thiết thực là sau khi học xong, người cán bộ không chỉ hiểu về khoa học, biết nên làm cái gì mà còn phải biết làm như thế nào. Tuy nhiên, Người cũng nhắc nhở phải tránh giáo điều, rập khuôn trong quá trình vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước làm theo thế ấy không xem xét hoàn cảnh cụ thể sẽ không thành công. Bác còn chỉ rõ “Có học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình”(12). Phương pháp huấn luyện. Điểm sáng tạo lớn nhất trong phương pháp huấn luyện của Người là chuyển những tri thức có tính chất bác học, trừu tượng, những nguyên lý kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các lĩnh vực khoa học khác thành những tri thức gần gũi trong cuộc sống mà không tầm thường hoá những khoa học đó, giúp cho người học dễ hiểu, dễ vận dụng. Trong điều kiện chiến tranh, vừa chiến đấu vừa chuẩn bị lực lượng cho nhiệm vụ xây dựng đất nước khi hoà bình, tình trạng mù chữ là phổ biến, Bác không những trực tiếp mở lớp, tham gia giảng dạy mà còn là một chuyên gia thiết kế chương trình, chuẩn bị giáo trình, tài liệu phục vụ công tác huấn luyện. Tại “Báo cáo của phân hội Việt Nam thuộc Hội quốc tế chống xâm lược” Người chỉ dẫn rất tỷ mỉ: “Trước tiên, cơ quan lãnh đạo định ra một chương trình học tập, cử một vài người hoặc vài nhóm, vừa đi thí nghiệm, vừa tranh thủ ý kiến của người học. Sau đó, việc biên soạn các bài giảng phải hoàn toàn căn cứ vào yêu cầu của học viên những đợt huấn luyện trước kết hợp với kinh nghiệm của các giảng viên”(13). Việc tìm ra một phương pháp đào tạo ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với trình độ của người học là một yêu cầu hết sức cấp thiết và khó khăn. Hồ Chí Minh phê phán lối học tập theo kiểu kinh viện, giáo điều và lý thuyết suông, xa rời thực tế cách mạng: “Tuyên truyền huấn luyện không nên nói trên trời dưới đất, nào là khách quan, chủ quan, nào là tích cực, tiêu cực, không đâu vào đâu cả”(14). Người đặt nhiệm vụ cho công tác huấn luyện là: “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”(15). Tức là không nên tham nhiều kiến thức, nhiều môn học trong một khoảng thời gian hạn hẹp, quá trình giảng dạy phải đi vào cái bản chất nhất, những đặc trưng nổi bật nhất của vấn đề cần trình bày. “Như thế là người học dùng được sự hiểu biết của mình vào việc làm một phần nào”(16). Hơn nữa, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ của người học, cũng như thời gian học tập của từng loại lớp. Vì theo Bác, “nếu thì giờ ít, trình độ còn kém mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ thì không ích lợi gì cả”. Người nhiều lần nhắc nhở huấn luyện phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, coi đây là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác huấn luyện. Bởi vì “thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”(17). Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu - đó là một yêu cầu và cũng là một phương pháp mà Bác đã chỉ rõ: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ”(18). Theo Bác, có nhiều hình thức đào tạo, huấn luyện cán bộ: Kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo không chính quy, kết hợp học ở trường lớp với tự học. “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”(19). Theo Người, cần phải coi kết quả học tập và công tác là những tiêu chí đánh giá cán bộ, từ đó có kế hoạch sử dụng phù hợp: “Khi cất nhắc cán bộ, phải xem xét kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định”(20). Thực tiễn công tác huấn luyện cán bộ hiện nay đang đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới để xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước, thực hiện trọn vẹn Di huấn của Bác trước lúc đi xa: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. ____ (1) Hồ Chí Minh, toàn tập, NXBCTQG, H.2004, tập 6, tr.49. (2) Sđd, tập 5, tr.269. (3) Sđd, tập 5, tr.303. (4,19) Sđd, tập 6, tr.50. (5, 8) Sđd, tập 6, tr.46. (6, 16, 18) Sđd, tập 6, tr.48. (7, 20) Sđd, tập 5, tr.273. (9) Sđd, tập 6, tr.52. (10, 15) Sđd, tập 6, tr.47. (11) Sđd, tập 5, tr.272. (12) Sđd, tập 9, tr.292. (13) Sđd, tập 3, tr.456. (14) Sđd, tập 11, tr.129. (17) Sđd, tập 6, tr.247. PHẠM TẤT THẮNG Viện Xây dựng Đảng Học viện Chính trịHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=983&print=true . thành h nh đ ng cách m ng thực t . Chủ t ch H Chí Minh thư ng sử d ng thu t ng hu n luy n v i nghĩa bao qu t, t đào t o, b i dư ng trình độ chính trị,. là chuy n nh ng tri thức có t nh ch t b c h c, trừu t ng, nh ng nguy n lý kinh đi n của Chủ nghĩa Mác-Lênin v các lĩnh v c khoa h c khác thành nh ng tri

Ngày đăng: 19/10/2013, 20:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan