CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L-C

6 1.1K 31
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L-C

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C 1.1 Cơ sở luận về mở L/C: 1.1.1 Giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ(Documentary Credit): a) Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một NH ( NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của KH ( Người yêu cầu mở thư tín dụng ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng. b) Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có: Người yêu cầu mở thư tín dụng ( Applicant ): Là người NK hoặc người NK uỷ thác cho một người khác. - Nhiệm vụ: Căn cứ vào HĐ để viết giấy đề nghị xin mở L/C đồng thời cung cấp các điều kiện cho việc mở L/C. Kiểm tra chứng từ do NH xuất trình nếu bộ chứng từ thoả mãn các điều kiện của L/C thì người mua sẽ phải trả tiền cho NH và nhận hàng. Người hưởng lợi thư tín dụng( Beneficiary): Là người xuất khẩu hay bất kỳ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. - Nhiệm vụ: Kiểm tra nội dung của L/C nếu bất kì điều kiện nào còn chưa phù hợp thì phải thông tinlại cho người mua để 2 bên bàn bạc, sửa đổi sao cho phù hợp, nếu L/C hợp lí thì tiến hành giao hàng cho phù hợp với yêu cầu của L/C. Nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ cho phù hợp với L/C và xuất trình cho NH để đòi tiền. NH phát hành thư tín dụng( Issuing Bank hay Issuer): Là NH của người NK, nó cấp tín dụng cho người NK. - Nhiệm vụ: Kiểm tra giấy đề nghị mở L/C nếu hợp lệ thì NH sẽ phát hành L/C để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi và bằng mọi biện pháp nhanh chóng, hợp lí thông báo tất cả nội dung của L/C cho người hưởng lợi biết. Kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán. NH thông báo thư tín dụng ( Advising Bank): Là NH đại của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, thường nằm ở nước người thụ hưởng, mối quan hệ mật thiết với NH phát hành L/C. Một số bên khác: NH trả tiền( Paying bank), NH xác nhận( confirming bank), NH chiết khấu . c) Quy trình tiến hành nghiệp vụ chứng từ: (1)_Người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến NH của mình yêu cầu mở L/C cùng với các điều kiện và tiền đặt cọc, xuất trình cho NH. (2) Sau khi nhận đầy đủ điều kiện NH sẽ phát hành cam kết mở L/C và bằng mọi biện pháp để nhanh chóng chuyển cho người XK thông qua đại lí hoặc đối tác của họ. (3) NH đại lí chuyển nguyên văn L/C cho người XK. (4) Người hưởng lợi kiểm tra điều kiện L/C, chỉ khi nào L/C hợp lí thì người XK mới được giao hàng phù hợp với quy định của L/C. • (5) Người XK nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ xuất trình cho NH để xin thanh toán. • (6) NH mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy ohù hợp với điều kiện của L/C thì tiến hành trả tiền cho người XK. Nếu thấy khong phù hợp, NH từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK. • (7) Nh mở L/C đòi tiền người NK và chuyển bộ chứng từ cho người NK sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. • (8) Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì mới thanh toán cho NH mở L/C và nhận hàng. 1.1.2 Nguyên tắc bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C: Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến NH là một khâu quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên sở của giấy này NH mới căn cứ để mở thư tín dụng cho người XK hưởng lợi và sau đó người XK mới giao hàng. Về mặt pháp giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự vì vậy nội dung của chứng từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, trành những xuất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo quy định của NH ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C của nước ta phải: Viết giấy xin mở tín dụng khoản NK theo mẫu in sẵn của NH. Sau đó điền vào những nội dung cần thiết. Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ quyến phải tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta. Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ quyền phải theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta. Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùng với giấy này đơn vị NK phải 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C. Nếu NH đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc NH phải ký vào góc trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệu L/C đã mở, ngày mở L/C ở bên cạnh chữ ký của giám đốc NH. Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng NK này đã trở thành khế ước dân sự 2 bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng HĐ đặc biệt giữa người xin mở L/C và NH. 1.1.3 sở viết giấy yêu cầu mở L/C: Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn. thể nói người NK là người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau khi 2 bên ký HĐNT. Ở giai đoạn này căn cứ vào HĐNT đã ký kết nhà NK sẽ lập giấy đề nghị mở L/C, nhà NK cần lưu ý: Đơn vị mình đủ điều kiện để NH mở L/C hay không, nếu không phải uỷ thác cho đơn vị khác đủ điều kiện mở L/C Những điều khoản của HĐNT đủ sở ràng buộc người XK nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay chưa.  Điều kiện của người xin mở: Giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp, nếu không đơn vị phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và chịu chi phí uỷ thác. giấy phép NK hàng hoá. giấy đề nghị mở L/C gửi đến NH. Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của NH.  Ký quỹ theo yêu cầu: Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, NH thường yêu cầu đơn vị xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi để dành cho việc thanh toán L/C. Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc vào quan hệ của đơn vị với NH, tình hình tài chính của NHNK, khả năng tiêu thụ lô hàng.  Lập giấy đề nghị xin mở L/C: Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận trong NĐNT, chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Nếu HĐ không quy định người mua thể lựa chọn một NH thích hợp. 1.2 Cơ sở luận của việc kiểm tra chứng từ. Ngân hàng mở L/C căn cứ và đơn đề nghị mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và thông báo L/C đó cùng với việc gởi bản gốc cho người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người xuất khẩu phải thông qua một ngân hàng đại của nó ở nước người xuất khẩu Ngân hàng mở L/C sẽ sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C hoặc của người xuất khẩu đối với L/C đã mở nếu sự đồng ý của họ Kiểm tra bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với các quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi tiền người nhập khẩu, Ngược lại, nếu thấy các chứng từ đó không phù hợp với quy định của L/C hoặc mâu thuẫn lẫn nhau thì quyền từ chối thanh toán, báo cho người nhập khẩu các sai sót trong bộ chứng từ của người xuất khẩu xuất trình Ngân hàng chỉ trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của chứng từ xem phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính chất pháp của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ. Mọi tranh chấp về tính chất bên trong của chứng từ do người xuất khẩu và nhập khẩu giải quyết với nhau Ngân hàng phát hành một thời gian hợp không quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ. Quá thời hạn đó, ngân hàng mất quyền từ chối tiếp nhận chứng từ sở để kiểm tra các chứng từ cũng là dựa trên các điều kiện trong L/C. Ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc kiểm tra của mình. Do đó đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải trình độ chuyên môn cao, sự tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm. Bộ chứng từ phải tính chuẩn mực: Đúng - Đủ- Hợp - Thoả mãn các điều kiện của L/C. + Đúng: Đúng các đối tượng, đúng các quan thẩm quyền được xác định cấp. Các chứng từ phải trung thực và hoàn hảo. + Đủ: Đầy đủ các yêu cầu của L/C, trên L/C quy định chứng từ nào thì người bán phải xuất trình chứng từ đấy. một số chứng từ không quy định trên L/C nhưng người bán đương nhiên phải xuất trình như B/E… + Hợp lý: Giữa các chứng từ không mâu thuẫn với nhau và không mâu thuẫn giữa chứng từ với các quy định trong L/C. Dưới đây là các chứng từ chính trong bộ chứng từ thanh toán: 1.2.1 Kiểm tra hối phiếu( Draf – Bill of Exchange ): - Hối phiếu giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu. - Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu trùng hoặc sau ngày B/L và trong ngày hạn hiệu lực của L/C không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền. - Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị gía của L/C và phải bằng 100% giá trị hoá đơn. - Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu đúng như L/C quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc At… days sight nếu là thanh toán kỳ hạn. - Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: Tên, địa chỉ của người ký phát ( Drawer), người trả tiền ( Drawee).Theo UCP 500, người trả tiền là ngân hàng mở L/C. - Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu đúng không? - Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau của hối phiếu phải ký hậu của ngân hàng thông hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo. 1.2.2 Kiểm tra hoá đơn( Commercial Invoice): - Kiểm tra số bản được xuất trình đúng quy định của L/C không. - Kiểm tra các dữ liệu về người bán. người mua ( Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…) so với nội dung của L/C quy định phù hợp không. - Hoá đơn chữ ký xác nhận của người hưởng thụ hay không - Mô tả trên hoá đơn đúng với quy định của L/C hay không. - Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện sở giao hàng, điều kiện đóng gói và kỹ mã hiệu hàng hoá mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói hay vận đơn… - Kiểm tra các dữ liệu mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng,quota, giấy phép xuất nhập khẩu…. 1.2.3 Kiểm tra vận đơn( Bill of lading ): - Kiểm tra ngày ký phát vận đơn. - Kiểm tra số bản chính được xuất trình. - Kiểm tra loại vận đơn. - Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: Kiểm tra chữ ký của người chuyên chở ( hãng tàu) hoặc đại của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và cách pháp lý. Nếu chỉ chữ ký của người vận chuyển, không nêu cách pháp hoặc nêu không đầy đủ các chi tiết liên quan đến cách pháp của người đó thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán. - Kiểm tra mục người gửi hàng, người nhận hàng, mục thông báo - Kiểm tra tên cảng xếp, cảng dỡ. - Kiểm tra các điều kiện chuyển tải và các nội dung về hàng hoá khác - Kiểm tra mục cước phí, đặc điểm của vận đơn. 1.2.4 Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ( Certificate of Origin ): - Kiểm tra quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ - Kiểm tra tên hàng… . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C 1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C: 1.1.1 Giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ( Documentary Credit):. trách nhiệm về việc kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ. Mọi tranh chấp về tính chất bên trong của chứng từ do người

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan