Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

23 525 0
Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANKLEASING TRONG VIỆC TÀI TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA 2.1 Phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ vừa: 2.1.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ vừa: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, kể từ khi ban hành Nghị định 90/2001/CP về trợ giúp các DNNVV từ năm 2001 đến nay, các DNNVV đã tăng nhanh về số lượng. Chỉ tính đến tháng 6/2005, cả nước đã có trên 125 nghìn DNNVV được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 250 tỷ đồng, đưa tổng số các DNNVV trong cả nước lên gần 2000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 400 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 25,2 tỷ USD). Trong đó, loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55,4%, công ty cổ phần chiếm 12,5%, các loại hình khác như công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước công ty TNHH một thành viên chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,3%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 31,8% còn lại. Cùng với sự phát triển vượt bậc về số lượng, các DNNVV đã hoạt động năng động hơn có hiệu quả hơn, vươn lên đóng góp vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc. Các DNNVV còn tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia ., mặc dù thời gian qua, mối quan hệ này mới chỉ được xác lập bước đầu qua việc cung ứng nguyên vật liệu, hợp đồng phụ thành lập mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, song, đây là một hướng phát triển mới, hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển của các DNNVV. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì doanh nghiệp nhỏ vừa vẫn còn những khó khăn: Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa (Bộ Kế hoạch Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng Ngoài ra, máy móc thiết bị chỉ chiếm tỷ trọng 26% giá trị của tài sản cố định, nhà xưởng, vật kiến trúc chiếm 36%. Phần còn lại (38%) là các loại tài sản cố định khác, như các loại xe tải, xe hơi hay các lạoi tài sản không sử dụng vào sản xuất. Mặt khác, hầu hết các loại tài sản đều có tuổi thọ khá cao, giá trị còn lại thấp. Tình hình giá trị còn lại của TSCĐ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ cao hơn do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; các doanh nghiệp liên doanh các công ty cổ phần, công ty TNHH có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cao hơn các DNNN Còn về trình độ cơ giới hoá trong nhiều lĩnh vực sản xuất chỉ đạt 55%, chủ yếu còn sử dụng lao động sống. Do quy mô tài sản nhỏ, phần tỷ trọng máy móc thiết bị tạo ra chỉ chiếm 35% trong tổng sản phẩm xã hội. Phần đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến chỉ chiếm từ 10%-20%. Trình độ công nghệ của các loại máy móc, thiết bị nước ta ở trình độ rất thấp so với thế giới. Số thiết bị có trình độ lạc hậu chiếm tỷ lệ rất cao các loại thiết bị thuộc trình độ hiện đại chỉ chiếm 10% Về hệ số đổi mới máy móc thiết bị của toàn ngành công nghiệp sản xuất, chế biến chỉ khoảng 7%-8%/năm, nếu hệ số này không được thay đổi thì phải mất khoảng 10 năm mới thay đổi toàn bộ các loại máy móc thiết bị hiện nay. Khi đó những máy móc mới được “hiện đại hoá” cũng đã lạc hậu so với trình độ công nghệ thế giới.Trong khi đó, hệ số đổi mới máy móc thiết bị của thế giới hiện nay là khoảng 20%/năm. Mặt khác, công suất sử dụng máy móc thiết bị so với công suất thiết kế chỉ đạt khoảng 40%, nhất là trong ngành cơ khí. Thực trạng này dẫn đến mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, vật tư cho một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam cao hơn mức của thế giới khoảng 2 lần. Hệ quả là hàng hoá sản xuất trong nước có giá thành cao, chất lượng thấp, mẫu mã chậm được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung chủng loại kém phong phú. Từ đó dẫn tới hàng nội bị mât uy tín, không cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. 2.1.2 Các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước: 2.1.3.1 Khuyến khích đầu tư: Chính phủ trợ giúp đầu tư cho các doanh nghiệp thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với cá doanh nghiệp nhỏ vừa đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống tại cá địa bàn cần khuyến khích. Chính phủ khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp thể nhân góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ vừa. 2.1.3.2 Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa: Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ vừa khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án tổ chức Quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2.1.3.3 Mặt bằng sản xuất: Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp; chỉ đạo d2nh quỹ đất thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ vừa có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoạc di dời từ nội thành, nội thị ra, bảo đảm cảnh quan môi trường. Doanh nghiệp nhỏ vừa được bưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. 2.1.3.4 Thị trường tăng khả năng cạnh tranh: Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ vừa tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, trợ giúp doanh nghiệp nhỏ vừa mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các doanh nghiệp nhỏ vừa, để tạo điều kiện mở rộng thị trường. Chính phủ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ vừa tham gia cung ứng hàng hoá dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước; các Bộ, ngành địa phương có kế hoạch ưu tiên đặt hàng các đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các doanh nghiệp nhỏ vừa sản xuất hàng hóa dịch vụ bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu. Chính phủ khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ vừa với các doanh nghiệp khác về hợp tác sản xuất sản phẩm linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng…. nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ vừa. Thông qua các chương trình trợ giúp,Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ vừa đổi mới công nghệ, trang thiết bị, áy móc, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phầm hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.1.3.5 Về xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ vừa tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thậun lợi cho các doanh nghiệp nhỏ vừa liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ vừa khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác tham dự hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài, Chi phí trợ giúpđược bố trí trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ vừa tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước . 2.1.3.6 Về thông tin, tư vấn đào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ, các Bộ, ngành Uỷ ban nhân dan địa phương cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm qua mạnh Internet cho các doanh nghiệp nhỏ vừa, thông qua Bộ Kế hoạch đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa) phối hợp với các cơ quan liên quan các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ vừa. Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ vừa thông qua chương trình trợ giúp đào tạo. Kinh ohí trợ giúp về đào tạo được bố trí từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo. Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong ngoài nước trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ vừa trong việc cung cấp thông tin, tư vấn đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp nhỏ vừa” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp. 2.1.3 Nhu cầu về vốn, đổi mới công nghệ nâng cao trình độ quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ vừa nhằm đáp ứng phù hợp với xu thế trên Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa (Bộ Kế hoạch Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu. Gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. 2.1.4.1 Bất cập về trình độ quản lý công nghệ Số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế quản trị doanh nghiệp. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%. Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ. Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật công nghệ. 2.1.4.2 Nhu cầu lớn về vốn, thị trường đào tạo Qua cuộc điều tra, các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai mặt bằng sản xuất; 25.22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực . Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước cũng rất khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh nghiệp khó được tham gia 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia. Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp . Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ; đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu . 2.1.4 Tình hình những khó khăn trong việc huy động vốn hiện nay tại các doanh nghiệp nhỏ vừa: Ngân hàng nói rất cần doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói rất cần ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp vừa nhỏ, hộ kinh doanh cá thể vay vốn, nhất là tín chấp, vẫn cứ khó. Các ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh, rất cần cho doanh nghiệp vay nhưng doanh nghiệp không đến với ngân hang, chứ không phải ngân hàng khắt khe”. Lý giải vấn đề này, có ý kiến cho rằng, hình ảnh của Ngân hàng Thương mại quốc doanh với những khắt khe trước đây, vẫn còn rất rõ trong ký ức người dân, họ không thể hình dung được rằng ngày nay đã thay đổi nhiều. Bên cạnh đó là vấn đề, những cân nhắc trong việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản thế chấp… cũng khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc cho vay vốn. Dù giải thích bằng bất cứ lý do nào, cũng không thể chối cãi một điều, là trước hết do ngành ngân hàng chứ không phải do người dân. Đó là thông tin của ngân hàng chưa đến được với người dân. Hiện nay, chủ yếu các doanh nghiệp lớn vay tiền ở ngân hàng, rất nhiều dự án vẫn được vay tín chấp. Còn lại các doanh nghiệp vừa nhỏ, hộ kinh doanh cá thể hầu hết rất ít vay vốn ngân hàng, mặc dù nhu cầu về vốn của lực lượng này là rất lớn. TP.HCM là vùng đất dân nhập cư, mặc dù đã có nhiều công ty, tập đoàn lớn, song đông đảo nhất ở đây vẫn là lực lượng doanh nghiệp vừa nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Lực lượng này làm kinh doanh hầu hết từ tay trắng, tài sản cũng ít ỏi hoặc không có. Đây là lực lượng có nhu cầu về vốn rất lớn nhưng lại không vay được vốn, vì không có thế chấp mà cũng khó được tín chấp. Sở dĩ như vậy là vì vay vốn ngân hàng quá khó khăn về thế chấp. Còn nếu tín chấp thì cũng quá nhiêu khê, vất vả về thủ tục. Trong khi đó, vay bên ngoài tuy lãi có cao nhưng cái được là không cần bất cứ thủ tục hay tài sản gì. Dù đã quen nhau cả chục năm nay, thậm chí tiền còn trong tài khoản, nhưng khi nói đến việc vay tiền là ngay lập tức ngân hàng yêu cầu giấy tờ, tài sản thế chấp. Ngân hàng doanh nghiệp chỉ tin nhau qua thế chấp mà thôi. Vay ngân hàng không khó, nhưng thế chấp luôn luôn là tiêu chí đầu tiên. Đây là điểm nhược lớn nhất của hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa nhỏ. Các lãnh đạo ngân hàng cũng đều công nhận rằng cho vay hộ cá thể tín chấp cũng còn khá nhiều ràng buộc khắt khe. Song vì vấn đề rủi ro, ngân hàng cũng khó mà làm khác. Một nhược điểm của khách hàng là khi cần tiền khách hàng mới đặt vấn đề vay vốn, khiến ngân hàng thiếu thông tin về người vay. Cách tốt nhất vẫn là ngân hàng phải hiểu được doanh nghiệp, bằng cách doanh nghiệp phải có quan hệ sử dụng dịch vụ của ngân hàng trước đó. Như vậy khi ngân hàng đã hiểu được doanh nghiệp, thì việc cho vay tín chấp sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa. Hiện nay các ngân hàng đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến việc cho vay lẻ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ. Các dịch vụ ngân hàng cũng được chú trọng hỗ trợ tốt nhất để giành khách hàng. Ngân hàng Việt Á là đơn vị dành nhiều chú trọng cho lĩnh vực vay hộ cá thể. Ngân hàng này có thể cho vốn đến 5 tỷ, thời gian 5 năm. Ngân hàng HSBC có thể thẩm định tài sản cho vay theo giá thị trường, chứ không nhất thiết trên “giá Nhà nước”. Nhờ đó, những người có tài sản ít ỏi vẫn có thể vay được kha khá. Theo các doanh nghiệp, ngân hàng khó có thể đòi hỏi doanh nghiệp đến với mình, mà ngân hàng hãy đến với doanh nghiệp trước. 2.2 Phân tích tình hình hoạt động của SacombankLeasing: 2.2.1 Kết quả hoạt động của công ty thời gian vừa qua: 2.2.2.1 Doanh số cho thuê của công ty Sacombankleasing trong năm 2006: 33.675 triệu đồng. ngay trong 6 tháng đầu tiên kể từ ngày thành lập thì kết quả kinh doanh của công ty đã có lãi (theo thông tin từ lãnh đạo của công ty), đây là một tín hiệu đáng mừng. 2.2.2.2 Tỷ trọng doanh số cho thuê phân theo thành phần kinh tế: Bảng 02: Bảng kết cấu doanh số theo thành phần kinh tế. Đvt: triệu đồng Năm Phân loại KH 2006 Số tiền % Doanh nghiệp nhà nước 0 0% Công ty cổ phần 19.077 57% Công ty TNHH 12.258 36% Công ty liên doanh 0 0% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 0 0% DNTN, hộ kinh doanh cá thể 479 1% Cá nhân 1.861 6% Tổng cộng 33.675 100% (Nguồn: số liệu công ty SacombankLeasing) Qua bảng số liệu, ta thấy doanh nghiệp công ty cổ phần công ty TNHH là 2 thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số khách hàng thuê tài chính tại công ty, cho thấy sự năng động của loại hình này nói chung cũng như công ty nói riêng khi tập trung vào các thành phần kinh tế này. Ngoài ra, việc chiếm tỷ trọng cao của loại hình công ty cổ phần cty TNHH cũng cho thấy nhu cầu đổi mới công nghệ trang thiết bị máy móc là rất lớn trong tương lai tiềm năng của loại hình công ty cho thuê tài chính là vô cùng nhiều vì xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra ồ ạt cùng với việc ra đời hằng ngày của các công ty TNHH, đây là dâu hiệu chứng tỏ hoạt động cho thuê tài chính của công ty đang có sức ảnh hưởng đến doanh nghiệp 2.2.2.3 Tỷ trọng doanh số cho thuê phân theo 1 số ngành chính: Bảng 03: Bảng kết cấu doanh số theo ngành. Đvt: triệu đồng Năm Ngành kinh doanh 2006 Dư nợ % - Dệt May 6.155 18% - Vận Tải, kho vận 0 0% - Cơ khí 0 0% - Tài chính 20.788 62% - In, bao bì 732 2% - Xây dựng 880 3% - Gỗ, nội thất 0 0% - Thương mại 766 2% - Giầy dép 2.014 6% - Gốm, thủ công mỹ nghệ 479 1% - Khác 1.861 6% Tổng cộng 33.675 100% (Nguồn: số liệu công ty SacombankLeasing) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy trong cơ cấu doanh thu của công ty thì ngành tài chính dệt may là hai ngành có tỷ trọng cao nhất chiếm phần lớn doanh số của công ty. Điều này cho thấy xu hướng phát triển của thị trường kinh tế nước ta thời kỳ hội nhập khi hai ngành này là hai ngành mũi nhọn có tính “bứt phá”, việc thị phần của công ty đa số nằm ở hai ngành này cho thấy được tính quan trọng của các công ty cho thuê tài chính là một dấu hiệu cho sự “bùng nồ” của thị trường dịch vụ cho thuê tài chính trong tương lai rất gần 2.2.2.4 Dư nợ lớn nhất đối với 1 khách hàng tại SBL là 45.000 triệu đồng. Hiện nay giá trị tài sản cho thuê của Cty lớn nhất là 7.200 trđ. 2.2.2.5 Loại tài sản được chủ yếu cho thuê: Bảng 04: Bảng kết cấu doanh thu theo tài sản cho thuê. Đvt: triệu đồng Năm Loại tài sản 2006 Dư nợ % Sản xuất kinh doanh 6.088 18% Phương tiện vận chuyển 27.587 82% Tổng cộng 33.675 100% (Nguồn: số liệu công ty SacombankLeasing) Dựa vào bảng kết cấu doanh thu theo tài sản cho thuê thì chúng ta dễ dàng nhận ra việc cho thuê của công ty hiện nay tập trung phần lớn vào phương tiện vận chuyển, đây không chỉ là tình hình riêng của công ty mà là tình trạng chung của hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay. Điều này cũng nói lên phần nào sự hạn chế những khó khăn của dịch vụ cho thuê tài chính, có lẽ xuất phát từ tính thanh khoản cao của loại tài sản này cùng với việc thị trường cho thuê tài chính của Việt Nam còn non yếu thì đây là một điều cũng dễ hiểu. Tuy nhiên trong tương lai muốn phát triển dịch vụ cho thuê tài chính không chỉ thúc đẩy thị trường tài chính phát triển mà còn là bước đệm cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ vừa phát triển thì nhất thiết phải có biện pháp, chính sách để chuyển dịch cơ cấu tài sản cho thuê trên . 2.2.2.6 Nguồn hình thành khách hàng chủ yếu : Chủ yếu khách hàng có quan hệ tín dụng với Sacombank do nhà cung cấp giới thiệu. 2.2.2.7 Nguồn vốn cho vay: Vốn tự có: 150.454 triệu đồng Huy động thông qua Nhận tiền gửi: 10.172 triệu đồng. Từ nguồn khác: 5.350 triệu đồng Đa phần nguồn vốn của công ty là do hệ thống Sacombank cấp phát giai đoạn đầu, đây chính là thực trạng chung của các công ty cho thuê tài chính trựe thuôc ngân hàng mẹ. Chính điều này là một điểm hạn chế là một vấn đề nan giải cho loại hình này khi việc huy động vốn hiện nay của các công ty cho thuê tài chính là rất hạn chế. 2.2.1 Các hồ sơ có liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính: 2.2.2.1 Các qui định về mặt pháp lý: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2005/NĐ (ngày 9/10/1995)về cơ cấu tổ chức hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Thông tu 03/1996/TT-CP (9/2/1996) Luật các tổ chức tín dụng 1997 Các qui định về loại hình dịch vụ cho thuê tài chính (Điều 20, 61, 62, 63, 64) Để hướng dẫn chi tiết, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2005 về “Tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính”, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP (ngày 19/5/2005) sửa đổi, bổ sung nghị định 16/2005/CP-NĐ, ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 16 nghị định 65 2.2.2.2 Các qui định riêng của công ty: a./ Đối tượng cho thuê: Máy móc thiết bị. Phương tiện vận chuyển. Các loại động sản khác. b./ Bên thuê: Cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân. Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty liên doanh. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nhà nước. c./ Địa bàn cho thuê: Các khách hàng trong cả nước d./ Thời hạn thuê: 1 đến 7 năm. e./ Giá trị cho thuê: từ 100 triệu đồng đến 45 tỉ đồng. f./ Lãi suất: theo lãi suất huy động của Sacombank phí cố định. Hiện nay mức lãi suất cho thuê giao động từ 1% đến 1.25% /tháng. g./ Vốn tự có tham gia: 10% đến 30 %. Căn cứ vào tình hình hoạt động của từng khách hàng mà Công ty sẽ đưa ra mức tham gia vốn tự có hợp lý. h./ Ký cược: 0% đến 5% i./ Giá trị mua lại: 0.1% đến 0.35% 2.2.2.3 Các hồ sơ có liên quan: a./ Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp: • Giấy phép đầu tư, hợp đồng hợp tác liên doanh (nếu là doanh nghiệp liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài) • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các giấy phép khác (nếu có) • Điều lệ doanh nghiệp (nếu là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần). • Hộ khẩu CMND của doanh nghiệp tư nhân. • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế. • Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám Đốc (Giám Đốc), Kế toán trưởng. • Biên bản, Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ doanh nghiệp về cho thuê tài chính b./ Tài liệu lien quan đến hoạt động doanh nghiệp: • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất, Quý gần nhất. • Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính khác. 2.2.2 Qui trình cho thuê tài chính tại công ty: [...]... hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản Phương thức kinh doanh của nghiệp vụ cho thuê tài chính cho phép người cho thuê linh hoạt trong kinh doanh Trong thời gian diễm ra giao dịch cho thuê tài chính, vốn tài trợ được thu hồi dần cho phép người cho thuêtái đầu tư chúng vào hoạt động kinh doanh sinh lời giữ vững nhịp độ hoạt động Chẳng hạn, một nhà tài trợ cho vay một khoản tiền 5 triệu đồng,... trong năm tài chính Do đó, không làm thay đổi các hệ số phân tích tài chính của doanh nghiệp như hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định, vòng quay toàn bộ lợi nhuận trên vốn đều theo chiều hướng có lợi 2.3.6.2 Những doanh nghiệp không thỏa mãn các yêu cầu vay vốn của các định chế tài chính cũng có thể nhận được vốn tài trợ thông qua loại hình cho thuê tài chính Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp. .. tích hiệu quả của việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ vừa thông qua công ty cho thuê tài chính Đầu tư đổi mới kỹ thuật – công nghệ bằng máy móc thiết bị hiện đại là một bài toán mà không phải doang nghiệp nào cũng có thể giải được, đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa thì càng là vấn đề khó giải quyết, vì thế số doanh nghiệp có đáp án thành công cho vấn đề này là hiếm hoi Các dự án đổi mới... ty cho thuê tài chính thi doanh nghiệp có thể được tài trợ đến 90% số vốn đầu tư cho dây chuyền mà không cần phải thế chấp bất kỳ tài sản nào Kế hoạch tài trợ này thànhc ông hay không phần lớn phụ thuộc vào phương án sử dụng dây chuyền sản xuất đó, uy tin của ban lãnh đạo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cho thuê tài chính không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh doanh của. .. hàng, trong đó dịch vụ cho thuê tài chính từ nước ngoài là một xu thế tất yếu Dựa vào những nộ dung trên thì thấy, kết quả hoạt động của dịch vụ cho thuê tài chính có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ vừa, điều này đã được chứng minh khẳng định ở cam kết tiếp tục “hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp nhỏ vừa phát triển” trong Báo cáo mới đây của Thủ tướng chính phủ... khoá 11 vào ngày 17/10/2006 Trong đó nội dung nêu rõ: “Thự hiện nhất quán các chính sách tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ loại hình doanh nghiệp Bởi vậy, cần tập trung làm tốt việc quy hoạch tạo mội trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động phát triển theo cơ chế thị trường; tạo điều kiện thậun lợi cho việc hình thành hoạt động của các tập... thiểu thông qua việc bên cho thuê là người sở hữu tài sản, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn các hình thức tín dụng khác,… nên cho thuê tài chính có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân nhất là các định chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh Do đó, hoạt động cho thuê tài chính đã huy động được những nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí thu hút vốn từ các lĩnh vực đầu... ích của loại hình cho thuê tài chính đối với người thuê 2.3.6.1 Người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hẹn chế về nguồn vốn đầu tư Trong quá trình kinh doanh, nhu cầu gia tăng công suất của doanh nghiệp có thể được đặt ra vào bất cứ lúc nào Việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn vốn tích lũy Trong khi đó, các doanh nghệip - nhất là các doanh nghệip nhỏ vừa. .. giám sát việc sử dụng tài sản Nếu có những biểu hiện đe doạ sự an toàn cho giao dịch cho thuê tài chính đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức Nhờ vậy họ có thể tránh được những thiệt hại, mất vốn tài trợ Trong khi đó, đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó thực hiện được các biện pháp này Khi tiến hành tài trợ thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính sẽ đảm bảo cho khoản... tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người được tài trợ yêu cầu Nhờ vậy, đảm bảo khả năng trả nợ của người đi thuê Do tài trợ bằng tài sản hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không làm “teo” dần khoản vốn tài trợ Tài trợ thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính giúp người chi thuê không bị khó khăn về khả năng thanh toán do tiền thuê vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANKLEASING TRONG VIỆC TÀI TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1 Phân tích tình hình hoạt động của các doanh. hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: 2.1.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi ban

Ngày đăng: 19/10/2013, 10:20

Hình ảnh liên quan

Qua bảng số liệu, ta thấy doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty TNHH là 2 thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số khách hàng thuê tài chính tại công ty, cho  thấy sự năng động của loại hình này nói chung cũng như công ty nói riêng khi tập tru - Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

ua.

bảng số liệu, ta thấy doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty TNHH là 2 thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số khách hàng thuê tài chính tại công ty, cho thấy sự năng động của loại hình này nói chung cũng như công ty nói riêng khi tập tru Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 03: Bảng kết cấu doanh số theo ngành. - Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

Bảng 03.

Bảng kết cấu doanh số theo ngành Xem tại trang 7 của tài liệu.
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy trong cơ cấu doanh thu của công ty thì ngành tài chính và dệt may là hai ngành có tỷ trọng cao nhất và chiếm phần lớn doanh số của công ty - Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

ua.

bảng số liệu, ta có thể thấy trong cơ cấu doanh thu của công ty thì ngành tài chính và dệt may là hai ngành có tỷ trọng cao nhất và chiếm phần lớn doanh số của công ty Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 04: Bảng kết cấu doanh thu theo tài sản cho thuê. - Phân tích thỰc trẠng hoẠt đỘng cỦa SacombankLeasing trong viỆc tài trỢ vỐn cho các doanh nghiỆp nhỎ và vỪa

Bảng 04.

Bảng kết cấu doanh thu theo tài sản cho thuê Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan