THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

27 590 2
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ 2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 2.1.1. Lịch sử ra đời cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển cua Chi nhánh NHCT-SN 6 tháng đầu năm 2006 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây, từ tháng7/2006 Ngâ hàng công thương Sông Nhuệ được ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định nâng cấp thành chi nhánh 1 phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 2006 tình hình kinh tế xã hội đất nước tỉnh Hà Tây có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế dân cư cũng như kinh doanh dịch vụ ngân hàng như: tốc độ phát triển kinh tế tăng khá, sản xuất kinh doanh có bước phát triển, nhiều dịch vụ trong đời sống xã hội mở rộng, giá cả thị trường cơ bản ổn định, nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tuy nhiên nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế vẫn đòi hỏi ngày càng lớn; một số doanh nghiệp xây dựng cơ bản khi công trình hoàn thành nhưng chậm có vốn thanh toán. - Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành nhiều cơ chế, quy chế nghiệp vụ có hướng kinh doanh của một ngân hàng hiện đại đưa nhiều sản phẩm ra thị trường. - Chuyển từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong quản trị điều hành giao dịch như: nhiều nhiệm vụ công tác phát sinh mới mẻ; lực lượng lao động chưa đủ để thực hiện ngay mô hình tổ chức do Ngân hàng Công thương Việt nam quy định như: thành lập Tổ quản lý nợ có vấn đề, Tổ quản lí rủi ro, Tổ kinh doanh ngoại tệ, Phòng Khách hàng cá nhân. 2.1.1.2 Cơ Cấu tổ chức của Ngân Hàng công thương Sông Nhuệ Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ trước đây là chi nhánh cấp 2 thuộc Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây. Đến tháng7/2006 được nâng lên thành chi nhánh cấp I, do đó còn nhiều hạn chế về nguồn lao động cũng như vốn hoạt động. Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã mở 5 quỹ tiết kiệm hiện cơ cấu tổ chức của Ngân hàng như sau: Có 4 phòng nghiệp vụ: - Phòng kế toán giao dịch - Phòng tiền tệ kho quỹ - Phòng khách hàng - Phòng Tổ chức hành chính. 5 quỹ tiết kiệm trực thuộc. BAN GIÁM ĐỐC Phòng thanh toán quốc tếPhòng Kế toán giao dịchPhòng thông tin điện toán Phòng tiền tệ kho quỹPhòng Khách hàngPhòng Hành chính quản trị Phòng giao dịch sốPhòng giao dịch sốPhòng giao dịch sốPhòng giao dịch sốPhòng giao dịch số Quỹ tiết kiệm sốQuỹ tiết kiệm sốQuỹ tiết kiệm số Quỹ tiết kiệm sốQuỹ tiết kiệm số Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ 2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.1.2.1. Thuận lợi. - Tốc độ phát triển kinh tế năm 2006 của tỉnh Hà Tây đạt vượt các chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 19%, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Giá trị SX công nghiệp mở rộng tăng 22,5%, trong đó riêng công nghiệp tăng 24,6%, dịch vụ tăng 8,5%, nông lâm thủy sản tăng 2,6%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 11,7%. Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng 14,2% đạt giá trị 24.900 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước tăng 1,7%. - Trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản pháp quy được ban hành theo hướng mở rộng quyền tự chủ chịu trách nhiệm của NHTM. - Ngân hàng Công Thương Việt Nam thường xuyên nắm chắc tình hình, bám sát cơ sở, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đưa ra nhiều giải pháp tương đối cụ thể, phù hợp với thực tế phát triển kinh doanh trên địa bàn các thành phố. - Sau nhiều năm hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã tạo dựng được uy tính lòng tin với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. 2.1.2.2. Khó khăn. Cạnh tranh giữa các Chi nhánh trong ngoài hệ thống tiếp tục gay gắt cả về mạng lưới, lãi suất, công nghệ lao động: Các NHTM đồng loạt mở rộng mạng lưới hoạt động, ngay từ đầu năm có ngân hàng tăng lãi suất huy động cao hơn cho vay, thể hiện cạnh tranh không lành mạnh. Hàng loạt ngân hàng có tiềm lực về tài chính, lao động đã nhanh chóng đổi mới công nghệ đưa ra nhiều tiện ích mới, mặc dù bước đầu sẽ thua lỗ. Tuy vậy, nhờ sự quyết tâm của ban TGĐ, các phòng ban; Sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương; Sự chia sẻ cảm thông của các chi nhánh làn anh làn chị trong ngoài hệ thống; Cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ với tinh thần vừa làm vừa học, khắc phục khó khăn, từng bước đưa hoạt động kinh doanh dần ổn định bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định để khẳng định mình trên thương trường. Có thể nói năm 2006 là năm mà chi nhánh tiếp tục đạt được mức tăng trưởng khá trong kinh doanh, ổn định về đời sống, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây. 2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ. Trong những năm hoạt động vừa qua chi nhánh đã không ngừng phát triển trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đó là tìm kiếm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: Từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty . cụ thể đến 31/12/06 đã có 145 doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với chi nhánh, trong đó có 57 doanh nghiệp nhà nước, 88 doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9 tổ chức đoàn thể khác. Trong khách hàng của Chi nhánh có nhiều Tổng công ty 90 - 91 thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó là việc đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay thanh toán quốc tế (không nhiều), nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đến với Ngân hàng. Tuy nhiên, để cho kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh có bước phát triển mới, các cấp ngành phải có chính sách rõ ràng, nhất là thủ tục cấp phép ưu tiên cơ sở hạ tầng. Cấp uỷ chính quyền càn dành nhiều thời gian hơn nữa tới sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Nhìn chung uy tín niềm tin của khách hàng với Chi nhánh đã được nâng lên một bước rõ rệt, nhiều khách hàng lớn đã chủ động chọn Chi nhánhNgân hàng phục vụ chính. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại nói chung Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ nói riêng. Trong hơn mười năm qua, cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, Chi nhánh đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức huy động vốn lãi xuất. Do vậy, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh đã tăng trưởng mạnh sau hơn mười năm hoạt động. Nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu dưới các hình thức: - Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư. - Phát hành các công cụ nợ như: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ: Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006) Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua công tác huy động vốn có hiệu quả cao, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, Chi nhánh đã nâng cao được hiệu quả của công tác huy động vốn. So với năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng trong năm 2006 đạt 59,86%. So với chỉ tiêu được giao trong đề án phát triển kinh doanh trong địa bàn, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn đạt 407% . Bằng các biện pháp, chính sách cụ thể, nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng tăng với khối lượng vốn năm sau cao hơn hẳn năm trước. Trong hai năm hoạt động tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến cuối năm 2006, thì tổng nguồn vốn huy động được là 2.036.000 triệu đồng tăng 59.86% so với năm 2005. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của Chi nhánh. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng nguồn vốn huy động 1.273.600 2.036.000 + 762.400 + 59,86% Như vậy, trong hai năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay. Đây có thể coi là thành công trong công tác quản lý sử dụng hiệu quả các công cụ nợ, cũng như việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường dể đưa vào đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư của thị trường hiện nay. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh là hoạt động cho vay. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ lệ cao. Nguồn vốn huy động chủ yếu cho các thành phần kinh tế, phần vốn không sử dụng hết thường được ngân hàng điều chuyển để điều hoà cho các chi nhánh khác thiếu vốn. Sau đây là kết quả hoạt động cho vay trong hai năm vừa qua của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 200.000 620.000 420.000 210% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006) Từ thực tế trên ta thấy việc sử dụng vốn tại Chi nhánh tăng khá cao, mức tăng về cho vay đạt 420.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng về cho vay năm 2006 đạt 210% so với năm 2005. So với chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn về tốc độ tăng trưởng về dư nợ đạt 214.6%. Điều này chứng tỏ khả năng tiềm lực trong công tác sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay với nền kinh tế mà dư nợ cho vay ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tới 51.6% tổng dư nợ vào năm 2006), các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tới 42.8% tổng dư nợ, phần còn lại là cho vay hộ sản xuất tư nhân cá thể. Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tính đến thời điểm này được coi là tương đối tốt, chưa phát sinh nợ quá hạn. Đây có thể coi là tín hiệu tốt của thị trường với công tác cho vay của ngân hàng đồng thời cũng là cơ sở để Chi nhánh phát huy hơn nữa công tác huy động vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn với nền kinh tế. Trong kết cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì nguồn vốn dài hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao gần 40% tổng vốn huy động. Đây là một điều kiện tương đối thuận lợi để từ đó Ngân hàng có thể tăng số lượng dư nợ trung dài hạn. Tuy nhiên để tăng số dư nợ trung dài hạn thì chi nhánh cán bộ tín dụng cần tăng cường hoạt động thẩm định chặt chẽ các dự án cần sử dụng vốn trung dài hạn. 2.2. Thực trạng kế toán huy động vốn tại Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ. 2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ 2.2.1.1. Công tác huy động vốn a . Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh. Với mục tiêu phát triển bền vững, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau nhằm tạo cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Hiện nay Chi nhánh đã đang thực hiện tốt công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi khác. Kết cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh có sự biến động tăng giảm theo từng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo loại tiền. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Mức thay đổi Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối - N/vốn huy động + Bằng VNĐ + Bằng USD, EUR 1.273.600 1.086.380,8 187.219,2 100% 85,3% 14,7% 2.036.000 1.649.160 386.840 100% 81% 19% 562.779,2 199.620,8 51,8% 106,6% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu về nguồn vốn huy động có những biến động đáng kể. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng USD, EUR có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2005 vốn huy động bằng USD, EUR chỉ chiếm 14.7% tổng vốn huy động thì dến năm 2006 chiếm 19% tổng vốn huy động. Xét về mức tăng thì năm 2006 tăng tới 106,6% so với năm 2005. Ngược lại với sự tăng trưởng của đồng EUR, USD thì VNĐ lại có xu hướng giảm. Năm 2005 huy động bằng VNĐ chiếm 85,3% tổng vốn huy động thì đến năm 2006 giảm xuống còn 81% trong tổng vốn huy động. Còn xét về mức tăng thì năm 2006 tăng so với năm 2005 là 51,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng của ngoại tệ. Thực chất của sự thay đổi tỷ trọng mức tăng không đều giữa vốn huy động bằng VNĐ ngoại tệ là do tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong những năm gần đây là bất ổn định, kéo theo nó là giá trị đồng tiền cũng thường xuyên biến động. Chính vì thế có thể coi đây là một nguyên nhân khách quan tác động tới việc huy động vốn của Chi nhánh. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Mức thay đổi Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối - Tổng NVHĐ + TG của TCKT + TG của dân cư. 1.273.600 948.832 324.768 100% 74,5% 25,5% 2.036.000 1.571.792 464.208 100% 77,2% 22,8% 622.960 139.440 65,66% 42,94% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ năm 2005 – 2006) Theo số liệu trên thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ trong hai năm nguồn từ TCKT trong dân cư đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Nguồn huy động từ TCKT tăng về số tuyệt đối là 622.960 triệu đồng, số tương đối là 65,66%. Nguồn huy động từ dân cư tăng về số tuyệt đối là 139.440 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là 42,94%. Tuy nhiên nguồn huy động từ TCKT thường chiếm tỷ trọng cao, với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2005 nguồn này chiếm tỷ trọng 74,5% thì đến năm 2006 nguồn này chiếm 77,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Nhìn chung nguồn vốn huy động từ các TCKT của Chi nhánh có những bước tiến mạnh, điều này chứng tỏ trong hai năm vừa qua Chi nhánh đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các TCKT trong tổ chức khác trong địa bàn. Đồng thời nguồn huy động từ dân cư cũng phần nào khẳng định hơn nữa uy tín của Chi nhánh. Hình thức huy động nguồn vốn theo thời hạn cũng phần nào đánh giá được tính ổn định hay không ổn định của nguồn vốn huy động được. Do đó, ta có bảng số liệu sau: Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ phân theo thời hạn. [...]... gần đây Trên đây là những nét khái quát về cơ cấu nguồn vốn huy động mức biến động của từng loại nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ b Mạng lưới huy động vốn Một trong những giải pháp đầu tiên để Ngân hàng tiến hành huy động vốn mở rộng mạng lưới huy động Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tây, là một tỉnh nằm sát Thành... nhiệm về kiểm đếm thu, chi tiền mặt Nhìn chung công tác của phòng kế toán ngân quỹ là nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thực hiện hạch toán kế toán , hạch toán thống thanh toán theo pháp lệnh kế toán quy chế hạch toán kế toán của NHNN của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Xây dựng, quyết toán kế toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trình Ngân Hàng Công thương Việt Nam phê... Kế toán thanh toán giấy tờ có giá trả lãi sau: Chi gốc: Căn cứ giấy lĩnh tiền, kế toán ghi: Nợ: TK mệnh giá GTCG Có: TK Tiền mặt Chi lãi: Kế toán lập phiếu chi, ghi: Nợ: TK tiền lãi tính dồn dự trả Có: TK tiền mặt 2.3 Nhận xét chung về huy động vốn kế toán huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ 2.3.1 Đánh giá chung : Qua nghiên cứu một số nội dung công tác huy động vốn tại Chi. .. huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ: 2.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh Hiện nay phòng kế toán ngân quỹ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ gồm có 15 người trong đó có: 1 trưởng phòng; 2 phó phòng; 1 kế toán cho vay; 1 kế toán thẻ; 1 kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm; 2 kế toán chuyển tiền điện tử; 1 kế toán mở tài khoản; 1 kế toán kiểm tra đóng chứng từ; 5 nhân viên còn lại... thức huy động vốn đơn giản, trang bị hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ công tác huy động vốn nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến với Chi nhánh Do đó, Chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Việc làm này chứng tỏ Chi nhánh Ngân Hàng Công thương Sông Nhuệ luôn coi nghiệp vụ huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh, không những đảm bảo được nguồn vốn tự phục vụ. .. vậy, ở đây cũng tập trung nhiều Ngân hàng khác dẫn đến có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn Do vậy, để huy động được một lượng vốn lớn thì Chi nhánh cần có một mạng lưới huy động rộng lớn Tính đến nay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ có 5 phòng giao dịch 5 quỹ tiết kiệm Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ cũng sẽ dự kiến mở thêm Chi nhánh cấp II khác trong những... vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ, ta thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt: đối với bản thân Chi nhánh, Chi nhánh không những đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh với một cơ cấu vốn huy động hợp lý, quy mô huy động vốn tương đối rồi rào mà còn chuyển một lượng vốn huy động không sử... coi là một chi n lược trong việc huy động vốn của Chi nhánh *Tóm lại: Như vậy, có thể nói công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ đã đang đạt được những thành tích đáng khích lệ Với kết quả này thì ta có thể nhận thấy được vai trò của Chi nhánh đối với việc tạo ra nguồn vốn lớn cho toàn hệ thống ngân hàng Với nhận thức đúng đắn vai trò của nghiệp vụ huy động vốn, sau hơn... hạn chế Những thành công bước đầu trong công tác huy động vốn của Ngân Hàng Công Thương Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn còn nhiều khó khăn trên bước đường kinh doanh của mình, Ngân hàng vừa làm vừa học hỏi để không ngừng hoàn thiện bổ sung nó, vì vậy không tránh được những khiếm khuyết, tồn tại Đó là: Thứ nhất là: Chi n lược khách hàng Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ cũng ý thức được... tế Nhà nước dẫn đến thu nhập từ các hoạt động này vẫn còn thấp Trên đây là một số thành tựu hạn chế của công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ Để thấy rõ được những vấn để này, ta hãy xem xét những nguyên nhân của nó: 2.3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Sông Nhuệ * Những nguyên nhân mang tính khách . THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ 2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân. uỷ và tổ chức Công đoàn. 2.2.2 Kế toán huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ: 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh Hiện nay phòng kế toán ngân

Ngày đăng: 19/10/2013, 10:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình huy độngvốn của Chi nhánh Ngân hàng Công - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bảng 1.

Tình hình huy độngvốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bảng 3.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bảng 4.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Xem tại trang 10 của tài liệu.
Thông qua bảng 5 ta thấy qua hai năm: - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

h.

ông qua bảng 5 ta thấy qua hai năm: Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn phân theo loại tiền - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bảng 6.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn phân theo loại tiền Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 7: Kết quả thực hiện việc thu chi tiền mặt tại Chi nhánh Ngân - THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ  KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bảng 7.

Kết quả thực hiện việc thu chi tiền mặt tại Chi nhánh Ngân Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan