quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam từ năm 1986 đến 2010

32 668 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam từ năm 1986 đến 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam từ năm 1986 đến 2010

Trang 1

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ sau đổi mới từ 1986 đến nay

I – Bối cảnh lịch sử

Những năm 1980 là thời kỳ mà cả trong nước và quốc tế đều có nhiềubiến đổi, trong đó có những biến đổi làm đảo ngược cả tư duy con người Đólà :

- Sau 10 năm tiếp tục thực hiện chiến lược CNH hướng nội trongđiều kiện đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạngthái trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém, không đáp ứng được nhu cầutrong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặthàng tiêu dùng thiếu trầm trọng; dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinhtế đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốtnhưng năm tiếp theo Có thể nói, chưa bao giờ nền kinh tế đất nước lại lâmvào tính trạng khó khăn như giai đoạn này.

- Xu thế tự do hóa và quốc tế hóa phát triển mạnh, nhất là trênphương diện thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ cũng đặt ViệtNam trước những thách thức mới trong quá trình thực hiện CNH, HĐH Sựhợp tác với các nước kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi để Việt Namcó được những công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu bổ sung, kinh nghiệmcông nghiệp hóa… , song cũng đặt Việt Nam trước những cuộc cạnh tranhgay gắt mà nếu không biết nắm bắt cơ hội và khắc phục khó khăn thì sẽ cónguy cơ ngày càng tụt hậu xa so với các nước.

- Nhiều nước đã chuyể hướng chiến lược CNH từ thay thế nhậpkhẩu sang hướng xuất khẩu và đã đạt được nhiều thành công Một loạt cácnước công nghiệp mới (NICs) ra đời phản ánh xu thế đúng đắn trong pháttriển toàn cầu Trong khi đó, cũng thời kỳ này mặc dù đã có bước phát triểnkhả quan hơn so với 1976-1980, song chiến lược và chính sách CNH ở nướcta đã không bắt nhịp được với xu thế thời đại, nặng về hướng nội trong khisức mua của thị trường thấp, mag tính tự cung tự cấp Vì vậy, nền kinh tế trìtrệ, hiệu quả thấp và hàng hóa thiếu sức cạnh tranh.

Trang 2

- Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã làm mất đi thị trường vàsự giúp đỡ to lớn đối với nước ta ( ước tính bình quân 1 tỷ USD/năm, chiếmkhoảng 7% GDP) Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế của Liên Xô thật sự đã cóảnh hưởng quan trọng đối với công cuộc CNH ở Việt Nam, nó đánh dấu sựtừ bỏ con đường CNH theo mô hình chiến lược cũ đã từng tồn tại 25 nămqua.

II Quá trình điều chỉnh chiến lược và chính sách CNH-HĐH ởnước ta từ 1986 đến nay.

Đại hội VI (1986)

- Trước hình trong nước và quốc tế đó, Đại hội VI (1986) đã nghiêmkhắc “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật” vềkhuyết điểm sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước về lãnh đạo và quảnlý kinh tế trong thời kỳ trước và và đề ra chiến lược CNH đất nước cho

những năm này là “ ngay từ đầu, chúng ta kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với

công nghiệp, bao gồm công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, để từng bướchình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Bằng cách đó khắc phục khuyết điểm táchrời công nghiệp với nông nghiệp, hướng công nghiệp nặng phục vụ thiếtthực và có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, khắc phục từngbước sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải trong nềnkinh tế nước ta”.

Đại hội cũng đề ra chính sách CNH phù hợp hơn Đại hội xác định rõ:

“Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thật sự là mặttrận hàng đầu … Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủcông nhiệp, đáp ứng cho được nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường, vềchế biến nông, lâm, thủy sản … Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệpnặng và kế cấu hạ tầng, trước hết là năng lượng và giao thông vận tải phùhợ với điều kiện thực tế, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, quốc phòng trongchặng đường đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệphóa trong chặng đường tiếp theo”

Trước mặt, cần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn : lương thực –thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Ba chương trình này liênquan chặt chẽ đến nhau Phát triển lương thực – thực phẩm và hàng tiêudùng là nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấychục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang

Trang 3

trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế xã hội Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực vàtranh thủ sức mạnh từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

-Đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH, chuyển từmô hình hướng nội ( thay thế nhập khẩu ) trước đây bằng mô hình hỗn hợp(hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu).

- Những thành tựu đạt được:

Sự chuyển hướng trên cùng với nhưng thay đổi cơ chế quản lý kinh tếđã tạo nên nhưng thành tự đáng khích lệ, tạo ra nhưng điều kiện ban đầuquan trọng để triển khai CN hóa trong nhưng năm tiếp theo Nhưng thànhtựu cơ bản là :

+ Nền kinh tế có bước phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.từ chỗ thiếu lương thực triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3,rồi thứ 2 trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10,8 2,3

Vốn FDI ( đăng ký) 1988: 380 triệu USD; năm 1990: 589triệuUSD

Trang 4

+ Lần đầu tiên sau 30 năm Việt Nam có gạo xuất khẩu Năm 1989xuất khẩu 1,4 triệu tấn Đến năm 2004 đạt hơn 4 triệu tấn (941 triệu USD).Tổng số gạo xuất khẩu của 16 năm đạt hơn 45,14 triệu tấn (10,77 tỷ USD),chiếm 13-16% thị phần gạo thế giới, trong đó có 13 năm đứng thứ 2 TG.

+ Lạm phát từ mức 3 con số giảm xuống còn 2 con số:Năm 1986: 774,7%

Năm 1990: 67,1%- Những hạn chế :

Những hạn chế, bất cập của cơ cấu kinh tế (CCKT) có thể nhìn nhậnở một số khía cạnh khách quan, chủ quan sau:

Thứ nhất, với CCKT ngành, chúng ta đang ở những bước đi đầu tiên

của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, việc bố trí lại cơ cấu sản xuất,cơ cấu đầu tư phục vụ cho ba chương trình kinh tế là phù hợp với quy luậtvà thực tiễn, đem lại những kết quả quan trọng bước đầu Chính vì vậy,những bất cập nảy sinh trong quá trình vận động của CCKT ngành nhữngnăm cuối của thập kỷ 80 là sự “ đòi hỏi” chính đáng của qui luật phát triểnkinh tế, của lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao hơn.

Thứ hai, việc xác định CCKT vùng lãnh thổ “ phải trên cơ sở điều tra,

khảo sát, đánh giá đầy đủ về tự nhiên, tiềm năng kinh tế- xã hội, sự pháttriển của các ngành kinh tế, mối quan hệ giữa các vùng trong cả nước ”.Như vậy, việc Đại hội VI chưa xác định các vùng kinh tế trên cả nước là sựtuân thủ qui luật phát triển kinh tế và căn cứ vào tính chất, trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất Do vậy, yêu cầu phải xác định các vùng kinh tế sauhơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI là phù hợp với sự vận động củathực tiễn khách quan, đòi hỏi chúng ta phải từng bước hòan thiện quan hệsản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ ba, cơ cấu thành phần kinh tế Thực tế sau hơn 4 năm thực hiện

Nghị quyết Đại hội VI, các nghị quyết khoá VI, chúng ta mới chỉ thực sự“cởi trói” cho sức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn phát triển, còn

Trang 5

trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là thương mại dịch vụthì hầu như “ dậm chân tại chỗ” khi triển khai xuống cơ sở Như vậy, đối vớicác thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể, trong nhận thức chúng

ta vẫn chưa thực sự quán triệt sâu sắc, đầy đủ quan điểm của Đảng về cảitạo để sử dụng các thành phần kinh tế này trong thời kỳ quá độ đi lên

CNXH ở nước ta.

Đại hội VII ( năm 1991)

Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm đúc rút sauhơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, trong đó có việcxác định, xây dựng lại cơ cấu kinh tế đã tạo cơ sở, niềm tin để Đảng ta xácđịnh rõ hơn những mục tiêu, phương châm và biện pháp chỉ đạo phát triểnkinh tế- xã hội trong thời gian tới Đại hội VII của Đảng( 6-1991) nhấn

mạnh, trước mắt cần: “Tập trung mọi nỗ lực giải quyết các vắn đề cấp bách

nhất về kinh tế, xã hội, trên cơ sở đó thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế của

kế hoạch 5 năm 1991- 1995: đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định và

từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nềnkinh tế”.

Đường lối Đại hội VII đã xác định rõ hơn về chính sách CNH:

“Tập trung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến;đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; phát triển một sốngành công nghiệp nặng, trước hết là phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp, hàng tiêu và hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho những bướcphát triển tiếp theo”.

Đại hội đã xác định vai trò “ mặt trân hàng đầu” của nông nghiệp, vàtrên thực tế đầu tư cho nông nghiệp tư ngân sách đã tăng lên ( năm 1995 đạt3.951 tỷ đồng).

Đại hội đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đápứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế.

Đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lượcchung cả nước.

Như vậy, căn cứ vào những chuyển biến của nền kinh tế nói chung, cơcấu kinh tế nói riêng, những mục tiêu kinh tế- xã hội của Đại hội VII đề rađã có bước phát triển hơn so với Đại hội VI, đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu

Trang 6

quả sản xuất và có tích lũy cho nền kinh tế Điều này chứng tỏ đường lối đổimới, xây dựng lại cơ cấu kinh tế của Đại hội VI là hoàn toàn đúng đắn.

Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, Đại hội VII của Đảng khẳngđịnh: “ phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế; đẩy mạnh bachương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xâydựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa”.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được xác định, Đại hội VII đã đề ranhững chủ trương, chính sách hoàn thiện cơ cấu kinh tế nhằm bước đầu thúcđẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch trong những năm 1991- 1995: “ khắc phụctính chất tự cấp tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa,gắn thị trường trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhucầu nhập khẩu” Rõ ràng quan điểm của Đảng ta tại Đại hội VII về xây dựngcơ cấu kinh tế đã đặt ra những yêu cầu cao hơn so với Đại hội VI Nếu nhưĐại hội VI bước đầu xác lập lại cơ cấu kinh tế phục vụ cho ba chương trìnhkinh tế nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế- xã hội của đấtnước, thì Đại hội VII đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ cấukinh tế để thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhằm phục vụ tốt hơn nữa bachương trình kinh tế và từng bước chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc khépkín sang kinh tế hàng hóa, sản xuất gắn với thị trường

- Thành tựu đạt được:

Thực hiện đường lối CNH của Đại hội VII, nến kinh tế đã có bướcphát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều nămtrước:

(Đơn vị: %)

+ Cơ cấu kinh tế: 1991:40,5 – 23,8 – 35,7%

Trang 7

phải “chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước CNH và

HĐH đất nước, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc đôtăng trưởng kinh tế cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân”

Như vậy, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành trung ương khóa VIIđã nhấn mạnh thêm nội dung hiện đại hóa và coi CNH, HĐH là con đườngtất yếu của sự nghiệp đổi mới nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệptrờ thành nước công nghiệp.

Đại hội Đảng khóa VIII (năm 1996)

- Trên cơ sở nền kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng, đời sống nhândân được cải thiện, an ninh chính trị được ổn định, Đại hội Đảng lần thứVIII nhận định, rằng nước ta đã hoàn thành cơ bản việc chuẩn bị tiền đề chocông nghiệp hóa, và một lần nữa bắt đầu chuyển sang thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa đất nước nhằm đưa nước ta trở thành một nước côngnghiệp sau khoảng 25 năm, trong đó những năm trước mắt là phải thực hiệnCNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Báo cáo chính trị nêu rõ: “ đặt biệt coi trọng CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, thủy sản; phát triển sảnxuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu … Xây dựng có chọn lọc một số cơsở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn,công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao”.

- Đại hội VII đã dặt quá trình công nghiệp hóa trong tiến trìnhphát triển chung của nền kinh tế Điều chỉnh chính sách công nghiệp hóatheo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phát, coi nông nghiệp kết hợp vớicông nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu Tiếp tục thực hiện rông rãi hơn

Trang 8

chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tựchủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

- Gắn liền công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – côngnghệ làm động lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của CNH,HĐH

- Kết quả đạt được:

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 14,5 10,1Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 4,4 4Tốc độ tăng kim ngạch xuất

( Đơn vị: %)Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 – 29,7 – 42,5%

2000: 24,3 – 36,6 – 39,1%- Hạn chế:

Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Namđang đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập một trong nhữngthách thức chính hiện nay là sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo mộttrong những giải pháp quan trọng để khắc phục tồn tại này là phải nâng caochất lượng đào tạo ở nhiều cấp bậc, đầu tư cho giáo dục ở khu vực nôngthôn vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những biệnpháp hữu hiệu để có thể huy động được những lợi thế của kinh tế tư nhân

Việc thực hiện kinh tế thị trường đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo,tăng ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội

Trang 9

Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mứcthấp, gây lãng phí tài nguyên

Đại hội IX ( năm 2001)

- Khẳng định chiến lược CNH, HĐH ở nước ta lúc này là xây dựng

nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp,trong đó tập trung mọi nguồn lực để đưa nông nghiệp phát triển lên mộttrình độ cao hơn.

Báo cáo chính trị viết: “Tăng cường sự chỉ đạo và nguồn lực cần thiết

để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển vàđưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới … Côngnghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động vừa đi nhanh vàomột số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao”

- Hội nghị BCH TƯ lần thứ năm (2002) đã cụ thể hóa chính sáchCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đại hội IX, chỉ rõ mục tiêu tổng

quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là: “Xây dựng một

nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năngsuất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựukhoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, cócơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội pháttriển ngày càng hiện đại”.

Để thực hiện mục tiêu đó, Hội nghị xác định: trong thời kỳ 2010, là tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêutổng quá và lâu dài trên, với các chủ trương lớn là:

2001-+ Phát triển LLSX, CDCCKT nông nghiệp, nông thôn.+ Xây dựng QHXS phù hợp

+ Phát triển KCHT và độ thị hóa nông thôn

+ Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguốn nhân lực - Những kết quả đạt được:

Trang 10

Tốc độ tăng công nghiệp 14,2 16

Cơ cấu kinh tế 2001: 23 – 38 – 39%

-Tăng sản phẩm thu nhập quốc dân Khác hẳn với tình hình kinh tế xã hội của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung,dưới ánh sáng đổi mới toàn diện nền kinh tế của Đảng, công cuộcCNH,HĐH đất nước trong thời gian hơn 10 năm qua nước ta đã thu đượcmột số thành tựu có ý nghĩa bước ngoặtTrong lĩnh vực kinh tế, mức tăng trưởng GDP bình quân hơn 8% /năm.Trong tất cả các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đềutăng trưởngcao , lương thực không chỉ đủ ăn mà còn đủ gạo xuất khẩu, đứngthứ 2 thế giới Ngoại thương tăng trưởng mạnh, lạm phát được kiềm chế - Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, uy tín quốc tế tăng lên + Sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài trong quátrình CNH-HĐH trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi Cùngvới quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, CNH-HĐH còn gắn liền vớiviệc mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực Sự hiện diện của các nguồn vốnnước ngoài, bao gồm các nguồn vốn đầu tư ( vốn ODA, FDI ), công nghệ kĩthuật, kĩ năng quản lý và kinh doanh, thị trường tiêu thụ hàng hoá sản phẩmhàng hoá, dịch vụ đã chẳng những góp phầnquan trọng vào mức tăngtrưởng GDP mà còn tạo ra sự năng động trong đời sống xã hội vốn trước đây

+ Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội còn nhiều chuyển biến tíchcực, mức sống của nhân dân tăng lên rõ rệt Tình hình an ninh chính trị ổnđịnh,quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín của Việt Nam trên trường quốctế từng bước được nâng lên Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo củaĐảng và quản lý của nhà nước ngày càng được củng cố Mặt khác, sự thay

Trang 11

đổi cơ chế kinh tế đánh dấu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về conđường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn cuộc sống và kết quảnêu trên kiểm chứng là đúng đắn, công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, làđúng xu thế phát triển kháchquan của thời đại và hoà nhập vào cộng đồngquốc tế.

2004: 21,8- 40,1 – 38,1%- Hạn chế:

Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển Trong cơcấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếubao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạtđộng kém hiệu quả.

+ Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiệnđại

Trang 12

Trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên dànhvốn ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựngđồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là mộtkhâu đột phá để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị chobước tiếp theo Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kểcả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này.Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng.Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí.

Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơbản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đườngbiển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cải tạo,nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắnvới phát triển thuỷ điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngthuỷ sản, nước sinh hoạt của dân cư và giảm nhẹ thiên tai.

Chúng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông

thôn và nông dân Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh

cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăngngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khíhoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh

tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương Trong việc phát

triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chúng ta khuyến khích phát triển các

ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phầnmềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuấtkhẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khukinh tế Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia pháttriển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất

Trang 13

khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thuhút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia Chúng ta

chủ trương phát triển kinh tế vùng thông qua các chính sách phù hợp tạo

điều kiện cho các vùng trong cả nước cùng phát triển, đồng thời tạo sự liên

kết giữa các vùng và nội vùng; phát triển kinh tế biển theo một chiến lược

toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta thành một quốc giamạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninhvà hợp tác quốc tế.

Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp xu thế phát

triển nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới Phát triểnnhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia pháttriển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thuhút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyênquốc gia

Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tácđộng lan toả đến các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanhhơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biêngiới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc

Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lựcvới cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỉ lệ lao động trong khu vực nôngnghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội

Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọtcủa cách mạng khoa học và công nghệ Lựa chọn và đi ngay vào công nghệhiện đại ở một số lĩnh vực then chốt Chú trọng phát triển công nghệ cao đểtạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.

Trang 14

Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môitrường tự nhiên

Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất,nước, khoáng sản và rừng.

- Thành tựu

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm

tăng 10,2%/năm Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản

xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh Giá trị sản xuất công nghiệp

tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước Cảnước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động cóhiệu quả; tỉ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩmtăng Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trungbình của cả nước Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thịtrường trong và ngoài nước Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, nănglực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại;việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêmvào sử dụng khoảng 20 triệu m2.

Về cơ cấu ngành, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ

36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005 (kế hoạch 38 - 39%); tỉ trọng nông, lâmnghiệp và thủy sản đã giảm từ 24,5% xuống còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%);tỉ trọng dịch vụ ở mức 38,1% (kế hoạch 41 - 42%).

Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấusản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất vớithị trường.

Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi

thế so sánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,

Trang 15

khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang pháttriển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xâydựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; lao độngtrong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn56,8% Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25%năm 2005

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy

tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4%GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào nhữnglĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh,hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng gópquan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cảithiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triểnkhá đa dạng (đóng góp khoảng 6,8% GDP) Kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nốiquan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế.

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, vượt mức dự kiến trên 30% sovới kế hoạch, (gấp 2 lần so với 5 năm trước) Vốn đầu tư của dân tăngnhanh; tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng từ 35,4% năm 2001 lêngần 39% năm 2005 Vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư toànxã hội.

Đầu tư đã tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng Lĩnh vựckinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (nông, lâm nghiệp và thủysản trên 13%, công nghiệp và xây dựng trên 44%, giao thông, bưu điện trên

Trang 16

12%); lĩnh vực xã hội chiếm gần 27% (nhà ở, cấp thoát nước, công trìnhcông cộng khác gần 14%, giáo dục, đào tạo gần 4%, y tế - xã hội trên 2%,văn hoá, thể thao gần 2%, khoa học và công nghệ trên 1%) Quy mô vốn đầutư ở các vùng đều tăng; vùng nghèo, xã nghèo được Nhà nước quan tâm đầutư nhiều hơn.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng kếtcấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo,hỗ trợ các vùng khó khăn (đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm22,2%; giao thông vận tải, bưu điện 27%; giáo dục, đào tạo 8,9%; y tế - xãhội 6,9%; văn hóa, thể thao 4,3%; khoa học và công nghệ 3,1%) Vốn đầu tưcủa doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ mà còn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,xây dựng đô thị Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục được duy trì và tăng thêm, tạo nhiều côngtrình kết cấu hạ tầng và sản phẩm xuất khẩu.

Đầu tư đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo nhiềusản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trìnhkết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn, tăng cườngtiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế.

- Hạn chế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp hơn so với khả năng và thấp hơnnhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá Qui mô nền kinhtế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.

Chưa thực hiện thật tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ vàcông bằng xã hội Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởngnghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan