Báo cáo Truyền thống 20/11

3 667 2
Báo cáo Truyền thống 20/11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG ĐOÀN PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HẢI BA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc --------------------------------------------- TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp thân mến. Tháng 8 năm 1957, Hội nghị Quốc tế các nhà giáo họp tại Vac - sa- va (Ba Lan) đã thông qua bản hiến chương quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 29 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm làm ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Đó là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta với đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vì thế, nghề dạy học luôn được quý trọng đề cao. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng tôn vinh “Nghề dạy học là một nghề cao quý trong những nghề cao quý”. Dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn dạy cho học trò đạo lý làm người. Một nhà sư phạm nổi tiếng người Pháp nói “Dạy học theo ý nghĩa chân chính của nó, không những chỉ là dạy con người chung chung mà là dạy từng con người cụ thể ." Thiên chức của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc mình. Vì vậy nghề dạy học đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc. Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các bạn. Nghề dạy học đòi hỏi người thầy giáo phải lao động nghiêm túc không được phép có “phế phẩm”. Về vấn đề này ( Trong tác phẩm Nghề thầy giáo- Nhà xuất bản Giáo dục - 1998) Giáo sư Nguyễn Huy Lê đã dẫn lời một nhà tư tưởng: “Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc, thì anh ta có thể đem ra nấu lại. Nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ. Nhưng làm hư một con người là một tội lớn không thể nào chuộc được". Giáo sư cho rằng “Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình. Đó là tính biện chứng của lao động sư phạm. Người công nhân làm ra sản phẩm bằng cái máy, chiếc búa. Người thầy giáo dạy người tất nhiên cần bảng, cần phấn, cần sách nhưng nhân cách của nhà giáo ( phẩm chất và năng lực) rất quan trọng. Nhà giáo dạy người bằng nhân cách của mình. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy giáo chân chính cũng chọn hướng đi đúng cho mình để làm tấm gương cho trò, tạo nên những lớp học trò xuất sắc. Ngày xưa, đó là các nhà giáo nêu cao tấm gương tiết thảo, giàu sang không mềm lòng, uy vũ không khuất phục, không thoả hiệp với bọn bất nhân, bất nghĩa, suốt đời sống trong sạch như các nhà giáo: Chu Văn An, Lê Quí Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngay từ khi nước nhà mới giành được Độc lập, Bác Hồ đã phát động cuộc chiến chống “ giặc dốt”. Người thấu hiểu “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, với một quốc gia 95% dân số mù chữ thì đẩy mạnh học tập là điều toàn dân phải làm, trong đó vai trò của các nhà giáo là vô cùng quan trọng. Sinh thời, Bác để lại cho ngành GD nhiều chỉ dạy vô cùng quan trọng ; đồng thời Bác cũng dành cho đội ngũ nhà giáo nói riêng, những người làm công tác giáo dục nói chung những tình cảm sâu sắc. Bác từng nói: “Người thầy giáo tốt dù tên tuổi không ghi bảng vàng nhưng họ là những anh hùng vô danh”. Hơn 60 năm qua, biết bao thế hệ nhà giáo đã đóng góp sức mình cho sự nghiệp GD cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước, góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Công lao và công trạng của nhà giáo trong suốt những năm qua là vô cùng to lớn. Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các bạn. Ngày nay chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ phát triển mạnh mẽ của KH-CN, thời đại của thông tin điện tử và sự ra đời của kinh tế tri thức. Chúng ta đang thực hiện đổi mới công tác giáo dục, nhưng không có nghĩa là chúng ta bỏ đi tất cả những cái cũ, trái lại chúng ta phải biết kế thừa, trân trọng phát huy những tốt đẹp mà lịch sử đã ban tặng; đồng thời phải nắm bắt những cái mới, cái tiến bộ của thời đại để làm cho sự nghiệp trồng người ngày càng đơm hoa kết trái tạo nên những chồi non xanh tươi, những thế hệ tương lai cho đất nước. “Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người.” Những đặc điểm nêu trên, nghề dạy học trở thành một nghề cao quí và sáng tạo. Vì thế nghề dạy học trước hết rất cần một cái tâm trong sáng đó là cái góc của lòng nhân ái mà mỗi nhà giáo cần lưu giữ như một tài sản quí báu của người làm nghề dạy học. Bởi vì: “Một bác sĩ thiếu trách nhiệm có thể giết chết một bệnh nhân, nhưng một nhà giáo thiếu lương tâm, trách nhiệm sẽ giết đi cả một thế hệ tương lai của đất nước”. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người thầy, chúng ta càng phải có trách nhiệm “bồi dưỡng thế hệ tương lai” bằng tất cả trái tim và nghị lực say mê nghề nghiệp. Luôn thấy hết tầm quan trọng của giáo dục và tự hào về nghề cao quí. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một bài viết của mình về giáo dục đã nhấn mạnh: “Từ thuở thơ ấu đến tuổi trưởng thành, trong quá trình hoạt động cách mạng cho đến ngày nay, tôi rất coi trọng giáo dục, ham mê giáo dục, coi đó là nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần làm nên không chỉ sự nghiệp của một con người mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân tộc, của cả loài người từ thời đó cho đến ngày nay”. Nghề dạy học thật là cao quí biết bao! Kính thưa quí vị đại biểu, thưa các bạn. Trong bất cứ thời đại nào nghề dạy học đều được tôn vinh và coi trọng. Dân gian có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” đã đi sâu vào tâm hồn dân tộc với những gì cao cả và đẹp đẽ nhất, vị trí người thầy ngày càng được hun đúc và phát triển bền vững trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Phát huy trách nhiệm của người thầy giáo trong những năm qua toàn thể thầy cô giáo trong toàn xã đã toàn tâm, toàn ý với nghề nghiệp khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh, giáo viên dạy giỏi các cấp được duy trì, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt khá cao. Trường lớp ngày càng được khang trang, cơ sở vật chất thiết bị trường học được trang cấp , mua sắm tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Những kết quả nêu trên ngoài sự cố gắng nổ lực của các thầy cô giáo , nhà trường đã được sự quan tâm chỉ đạo của ngành cấp trên, của Đảng ủy, UBND xã, của hội PHHS và toàn bộ nhân dân xã Hải Ba, chúng tôi cũng được sự quan tâm của thân nhân gia đình các nhà giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, cho phép tôi được thay mặt cho toàn thể cán bộ giáo viên đang làm công tác giáo dục trong xã xin chân thành cám ơn Đảng ủy, UBND, UBMT xã, đại biểu các ban ngành trong xã, Hội PHHS, thân nhân gia đình các nhà giáo đã giành thời gian đến tham gia buổi tọa đàm đầy ý nghĩa này. Chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Chúc các thầy giáo, cô giáo vui vẻ, hạnh phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp trồng người. Xin trân trọng cảm ơn. Hải Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2010 Người viết Lê Dõng . ngũ các thầy giáo, cô giáo, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vì. lập - Tự do - Hạnh Phúc --------------------------------------------- TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa

Ngày đăng: 18/10/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan