HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

13 379 1
HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế là hoạt động đã có từ lâu đời xuất phát từ sự hình thành của hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của phương tiện thanh toán từ hàng sang tiền và ngày nay là séc, hối phiếu, điện chuyển tiền… vai trò của NH trong thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Ban đầu, NH chỉ đóng vai trò như trung gian thanh toán, đổi tiền nước xuất khẩu sang tiền nước nhập hoặc ngược lại. Về sau NH đã được ủy thác quyền được yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán và cho đến ngày nay NH trở thành gạch nối không thể thiếu giữa nhà xuất khẩu và những nhà nhập khẩu cách xa nhau về mặt địa lý bằng những dịch vụ cho mượn uy tín như mở L/c, bảo lãnh hoặc tài trợ thương mại. Định nghĩa về thanh toán quốc tế rất đa dạng chẳng hạn như theo tác giả Lại Ngọc Quý – Luận án tiến sỹ kinh tế(2000) thì “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại tài chinh, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng” Còn theo như tác giả Nguyễn Văn Tiến – Giác trình thanh toán quốc tế - Nhà xuất bản Thống kê cho rằng “ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” Tuy được định nghĩa và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng để một hoạt động được gọi là hoạt động thanh toán quốc tế thì cần có những đặc điểm sau: - Là việc thanh toán các khoản tiền - Khoản nợ này phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng - Liên quan đến các cá nhân, tổ chức của các nước khác nhau - Được thực hiện qua NHTM Ngày nay, đối với nền kinh tế, TTQT nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu, hoạt động đầu trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra TTQT còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển hỏa động dịch vụ, tăng cường thu hút kiều hối và một trong những vai trò quan trọng nhất của TTQT đó chính là thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế. Đối với ngân hàng thương mại, sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng chẳng hạn như việc thanh toán quốc tế phát triển sẽ giúp NHTM thu hút tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đến ngân hàng trong hoạt động ngoại thương của mình. Trong xu thế hội nhập kinh tế, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên khoảng cách về địa lý và khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa chính là yếu tố tạo nên rủi ro cho hoạt động ngoại thương, Để hiểu biết được uy tín của bạn hàng và phong tục tập quán của nước bạn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có quy mô đủ lớn để có chi nhánh hoặc bạn hàng lâu năm tại nước đó, việc này đòi hỏi chi phí lớn và thời gian nhiều. Trong tình hình đó, ngân hàng thương mại sẽ là những lựa chọn lý tưởng do NHTM là những trung gian tài chính chuyên nghiệp có bề dày hoạt động, tiềm năng tài chính lớn và sự nắm bắt rõ thị trường. Việc cung cấp một dịch vụ thanh toán quốc tế tốt sẽ đem lại mối quan hệ và những khách hàng tiềm năng cho NHTM cho các dịch vụ khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư. Hơn nữa, hoạt động TTQT phát triển còn tăng khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận cho NHTM. Trong quá trình sử dụng dịch vụ TTQT khách hàng còn phát sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác như tài trợ, bão lãnh, mua bán ngoại tệ dẫn đến sự phát triển của các nghiệp vụ tài trợ bảo lãnh và các dịch vụ quốc tế khác. Việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng qua các khoản phí thu được như phí thanh toán, phí sửa đổi, phí thanh toán, phí bảo lãnh. Ngoài ra, hoạt động TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác nên nó được xem như gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho các hoạt động này. Hoạt động TTQT thường được thực hiện qua bốn phương thức cơ bản bao gồm: - Phương thức chuyển tiền : là phương thức trong đó khách hàng ( người trả tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất đinh bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. - Phương thức mở tài khoản: là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên, người mua trả tiền cho người bán. - Phương thức nhờ thu: là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập. - Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C) : Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C Trong TTQT thường có bốn phương tiện thanh toán chủ yếu đó là: - Hối phiếu: ( theo luật hối phiếu Anh 1882) là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này chỉ khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. - Lệnh phiếu : hay còn gọi là Kỳ phiếu là loại chứng từ trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người được hưởng lợi chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Như vậy lệnh phiếu ngược lại với hối phiếu. - Séc: là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoảng ( khách hàng của Ngân Hàng) ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ định có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. 1.1. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 1.1.1. Khái niệm và giải thích thuật ngữ Trong các phương thức thanh toán quốc tế mỗi phương thức đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Những điểm mạnh và điểm yếu này sẽ được tận dụng phát huy trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như với những giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hoặc những bạn hàng lâu năm có uy tín, phương thức mở tài khoản hoặc nhờ thu sẽ được coi là ưu việt hơn vì tiết kiệm được thời gian và chi phí. Mặt khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ lại đem lại sự bảo đảm được thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu đã thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng và xuất trinh được bộ chứng từ hợp lệ. Bởi vậy, chúng ta không thể kết luận được phương thức nào là ưu việt hơn phương thức nào mà mỗi phương thức đều có vai trò nhất định của mình. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tỷ trọng thanh toán bằng XNK bằng L/C luôn chiếm ưu thế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được xem như là phương thức thanh toán quan trọng trong thương mại quốc tế. Chương này sẽ đi sâu tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C) Tại điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau : “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp ”- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình thanh toán quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm của giao dịch L/C  Thư tín dụng tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng một khi đã được thành lập thì thư tín dụng lại có là hợp đồng độc lập giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng. Tính độc lập ở đây được thể hiện ở việc nghĩa vụ trả tiền của ngân hàng phát hành cho người bán không phụ thuộc vào việc hàng hóa giao có đúng chủng loại và quy cách như trong hợp đồng hay không, ngân hàng có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Trong trường hợp người mua không trả tiền cho ngân hàng, ngân hàng vẫn phải hoàn thành trành trách nhiệm trả tiền cho nhà xuất khẩu.  L/C là hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người xuất khẩu. Mọi quyền lợi của nhà nhập khẩu đã được ngân hàng phát hành đại diện  Ngân hàng chỉ giao dịch trên bề mặt chứng từ và không dự trên thực tế hàng hóa. Mọi sự tranh chấp về hàng hóa thực tế sai với quy định trong hợp đồng được giải quyết trực tiếp giữa người mua và người bán  Chứng từ được coi là không phù hợp với các điều khoản được quy định trong L/C nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong L/C hoặc chứng từ mâu thuẫn nhau 1.1.3 Quy trình nghiệp vụ L/c Sơ đồ 1. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C. ( 3 ) ( 6 ) ( 7 ) ( 2 ) ( 8 ) ( 9 ) ( 4 ) ( 6 ) ( 7 ) ( 1 ) ( 5 ) (1) : Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người xuất khẩu và người nhập khẩu ký hợp đồng thương mại với nhau. Nếu người xuất khẩu yêu cầu thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương mại phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. (2) : Người nhập căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại ngân hàng phục vụ mình. (3) : Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệ hay chưa. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo qua ngân hàng đại lý Ngân hàng phát hành ( Issing bank ) Ngân hàng thông báo (Advising bank ) Người thụ hưởng ( Benificiary ) Người yêu cầu mở L/C ( Applicant ) của mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 01 bản gốc cho người xuất khẩu. (4) : Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 01 bản gốc L/C, ngân hàng thông báo chuyển L/C cho người thụ hưởng. (5) : Người xuất khẩu khi nhận được 01 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng. Nếu không họ sẽ yêu cầu ngân hàng chỉ sửa theo đúng yêu cầu của mình rồi mới tiến hành giao hàng. (6) : Sau khi chuyển giao hàng hoá, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán. Ngoài ra, người xuất khẩu cũng có thể xuất trình toàn bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng được chỉ định thanh toán được xác định trong L/C. (7) : Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng thấy không phù hợp thì sẽ tiến hành từ chối thanh toán và trả lại hồ sơ cho người xuất khẩu. (8) : Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuất khẩu và yêu cầu thanh toán. (9) : Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền cho ngân hàng. 1.1.4. Thư tín dụng. a. Khái niệm Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không mở thu tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu. Vậy thư tín dụng là gì ? Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư tín dụng. b. Vai trò của thư tín dụng Thư tín dụng là văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để ngân hàng quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua có trả tiền cho Ngân hàng hay không. Ngoài ra, thư tín dụng là một công cụ hiệu quả trong việc cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồng chưa bàn tới, khắc phục những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp đồng nếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là có lợi. Tuy được thành lập trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Điều này có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào các bộ chứng từ phù hợp mà thôi. Tính chất độc lập tương đối của thư tín dụng đã chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán, quy định toàn bộ nghĩa vụ của các bên tham gia. Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với phương thức khác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh được các rửi ro cho các bên tham gia, trong đó có ngân hàng. c. Chức năng của thư tín dụng  Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ hoản hảo xuất trình đòi tiền theo một L/C bao gồm những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và đó là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc thanh toán  Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng ngân hàng phát hành cấp cho nhà nhập khẩu .Trong trường hợp ngân hàng phát hành yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ 100% thì thực chất ngân hàng không cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng nào mà chỉ cho nhà nhập khẩu sự uy tín của mình.  Chức năng đảm bảo thanh toán: Ngoài hai chức năng trên thư tín dụng còn có chức năng đảm bảo thanh toán. Ngân hàng phát hành thay mặt nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán trực tiếp với nhà xuất khẩu mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo hay không 1.1.5. Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng L/C đối với các bên tham gia - Nhà nhập khẩu Việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ mang lại cho nhà nhập khẩu những lợi ích mà những phương thức thanh toán khác không có. Phương thức thanh toán L/C giúp nhà nhập khẩu có thể tin tưởng rằng việc hàng giao sẽ đúng thời hạn và đúng chất lượng như những điều khoản trong hợp đồng vì đây chính là điều kiện để nhà xuất khẩu có bộ chứng từ hoàn hảo và nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành. Ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn và hoàn hảo của bộ chứng từ trên bề mặt và chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót. Ngoài ra, có rất nhiều loại L/C và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn loại L/C phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình. Chẳng hạn như nhà nhập khẩu cần nhập một mặt hàng có tính chu kỳ về số lượng và giá trị hàng hóa thì nhà nhập khẩu có thể mở L/C tuần hoàn để giảm được chi phí mở L/C nhiều lần và các chi phí giao dịch liên quan. Khi nhà nhập khẩu muốn ứng một lượng tiền trước cho nhà xuất khẩu để thực hiện sản xuất hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu mở L/C có điều khoản đỏ. - Nhà xuất khẩu Đối với nhà xuất khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem như là phương thức an toàn do hạn chế được đa số rủi ro trong việc thanh toán. L/C chính là một cam kết của ngân hàng phát hành thay mặt người nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng và xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Nhà nhập khẩu không có quyền can thiệp vào quá trình thanh toán của ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành cũng không có quyền từ chối thanh toán nếu nhà xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Từ những ưu điểm nêu trên, L/C sẽ mở ra những cơ hội làm ăn mới cho nhà xuất khẩu ngay cả khi hoàn toàn không có thông tin gì về người mua do việc thực hiện thanh toán đã được ngân hàng phát hành đứng ra bảo lãnh. - Ngân hàng Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn ( khi có ký quỹ ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị rằng buộc trách nhiệm của mình đối với người mua và người bán với cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanh toán 1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ - Khái niệm hiệu quả của TTQT Đối với hoạt động TTQT thị trường chính là nơi chỉ ra hoạt động TTQT của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Nhưng hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng là gì? Có những nhân tố nào trên thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT và ngân hàng cần làm như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT? Làm rõ được bản chất hiệu quả hoạt động TTQT, những biểu hiện của nó và trả lời được những câu hỏi trên có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Vì có hiểu đúng được bản chất của hiệu quả hoạt động TTQT thì mới có cơ sở để xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTQT, để từ đó xác định phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM cần phải xem xét toàn diện trên cả 3 giác độ: nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng bởi vì giữa 3 yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Đối với nền kinh tế: hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK , thúc đẩu hoạt động đầu nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩu và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định nền kinh tế - Đối với NHTM: Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, mở rộng thị trường hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tăng doanh thu từ dịch vụ TTQT, tăng thu nhập cho ngân hàng. Khi cung cấp những dịch vụ TTQT, ngoài những khoản tiền phí theo biểu phí dịch vụ, ngân hàng sẽ có cơ hội thu được các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi các bên tham gia hoạt động TTQT có nhu cầu mua bán hoặc chuyển đổi hoặc cơ hội chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp trong suốt thời gian thanh toán. - Đối với khách hàng: hiệu quả của hoạt động TTQT của NHTM được đánh giá thông qua việc thúc đẩy tổng kim ngạch XNK của doanh nghiệp, các thương vụ được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động TTQT đã được nghiên cứu ở dưới nhiều góc độ đa dạng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng sinh lợi hoặc giảm tiêu chi phí để nhằm tang doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh tác giả Lê Thị Phương Liên trong luận án tiến sỹ kinh tế 2006 đã đưa ra khái niệm rằng : “Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT” - Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Dựa trên khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT ta có thể dễ dàng đưa ra một khái niệm cơ bản về hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ rằng : “Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ . Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức này” - Doanh thu TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Doanh thu từ phí mở L/C, chỉnh sửa L/C, doanh thu từ mua bán ngoại tệ cho TTQT theo phương thức L/C, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT theo phương thức L/C - Chi phí TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Chi phí tiền công, tiền lương cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức L/C, chi phí quản lý khác, chi phí khấu hao máy móc, rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C, chi phí điện, nước, 1.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng - Thời gian thanh toán Là khoảng thời gian kể từ khi chỉ đinh thanh toán được đưa ra cho đến khi các chủ thể than gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Trong thanh toán theo phương thức L/C thì thời gian thanh toán được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho nhà ngân hàng phát hành cho đến khi nhà xuất khẩu nhận được tiền. - Chi phí giao dịch bao gồm: Chi phí về thời gian giao dịch, chi phí thủ tục giao dịch phải thực hiện - Doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C Để tính được doanh thu từ phí cho hoạt động TTQT ta cần biết được doanh thu của các doanh thu dịch vụ nhỏ được tính bằng giá cả dịch vụ thứ i nhân với số lượng dịch vụ thứ I được thược hiện trong kỳ. Để tính được doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C ta cần biết được doanh thu của các dịch vụ liên quan đến L/C chẳng hạn như phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí thông báo và xác nhận L/C. DT = ∑ Pi x Qi Trong đó : DT : Doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C Pi : Giá cả dịch vụ thứ i Qi : Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ n : Số lượng dịch vụ - Lợi nhuận ròng của hoạt động TTQT bằng phương thức L/C Lợi nhuận ròng là biến số được tính bằng hiệu số giữa chi phí phát sinh trong kỳ và doanh thu của các dịch vụ liên quan đến L/C. Lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C = Doanh thu TTQT theo phương thức L/C – Chi phí TTQT theo phương thức L/C Để đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận ngân hàng thương mại có thể dung những biện pháp để tăng doanh thu hoặc sử dụng các biện pháp để giảm chi phí phát sinh. - Lợi nhuận/ doanh thu Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C so với doanh thu TTQT theo phương thức L/C được tính = Lợi nhuận theo phương thức L/C / Doanh thu TTQT theo phương thức L/C Tỷ lệ này cho biết trong một đồng doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C ngân hàng thu được thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. - Doanh thu TTQT theo phương thức L/C / Tổng doanh thu TTQT Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh thu TTQT theo phương thức L/C so với tổng doanh thu hoạt động TTQT Tỷ lệ doanh thu TTQT theo phương thức L/C so với tổng doanh thu TTQT =DT TTQT theo phương thức L/C / DT TTQT Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của doanh thu do hoạt đọng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại so với tổng doanh thu của hoạt động TTQT - Chi phí TTQT theo phương thức L/c / Doanh thu TTQT theo phương thức L/C Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ thì ngân hàng phải bỏ ra mấy đồng là chi phí. Tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. 1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính - Tăng cường và củng cố vốn ngoại tệ cho NH Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hay chi ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu các ngân hàng thương mại đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO là tài khoản bằng tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài. Hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số ngoại tệ được thực hiện qua tài khoản NOSTRO càng lớn. Đặc biệt khi các doanh nghiệp xuất khảu trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài thì lượng ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO tại các ngân hàng thương mại nước ngoài càng lớn. Đây chính là hiệu quả tăng cường vốn nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng thông qua hoạt động TTQT. Với vai trò là phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế lượng vốn ngoại tệ thu về từ các L/C xuất sẽ là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho các ngân hàng qua tài khoản NOSTRO. - Tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho ngân hàng Từ việc hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tăng cường và củng cố vốn ngoại tệ cho ngân hàng, ngân hàng do đó sẽ có thêm nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ như hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ - Tăng cường hỗ trợ dịch vụ các ngân hàng khác Khi cung cấp dịch vụ TTQT, các NHTM còn cơ hội thu được lợi nhuận từ những hoạt động liên quan như hoạt động bảo lãnh, chiết khấu hối phiếu. Mối quan hệ được lượng hóa giữa doanh số TTQT bằng phương thức L/C với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng sẽ cho biết mối quan hệ hỗ trợ của hoạt động TTQT theo phương thức L/C đến việc tăng cường hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, chiết khấu hối phiếu. Ngoài ra, khi nhà NK cần mở L/C để nhập khẩu một khối lượng hàng hóa, dịch vụ nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này để nhập khẩu được nhà NK phải cần đến sự hỗ trợ tài chính của NHTM. Trên cơ sở các điều kiện nhất định được thỏa thuận, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản tiền đã cho vay này. Việc [...]... biệt là theo phương thức L/C sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch tài trợ ngoại thương mạnh mẽ, từ đó thu được lợi nhuận cho ngân hàng Do đó, hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu - Phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Trong một giao dịch thanh toán quốc tế, NHTM có mối quan hệ với khách hàng, ... động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng do ngân hàng chính là cầu nối của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế bên ngoài và đối với hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động được diễn ra giữa các đối tác ở những nước khác nhau Đặc biệt hơn, sự ổn định chính trị, xã hội trong nước và bên ngoài có sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thanh toàn quốc tế theo phương thức tín dụng. .. vụ cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng Hậu quả của nó sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của các ngân hàng và làm ảnh hương đến uy tín cũng như thương hiệu của NH Bởi vậy, quản lý rủi ro tốt sẽ đảm bảo hoạt động TTQT của NHTM an toàn, hiệu quả Công nghệ thanh toán Trước sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt... đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Bất cứ NHTM nào cũng hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT Điều này có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành, khả năng cạnh tranh nhằm thu được lợi nhuận cao, mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, NHTM phải hiểu rõ các nhân tố tác động đến hiệu. .. không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các quy tắc, chuẩn mực , thông lệ quốc tế như UCP500, UCP600, ISBP… - Kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp XNK Kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp XNK đóng vai trò đẩy nhanh tiến độ công việc và hạn chế rủi ro tác nghiệp giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp XNK... quá trình thanh toán, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao Năng lực quản trị điều hành Quy chế quản lý, quy trình hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển thể hiện năng lực quản trị điều hành Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C được thể hiện ở quy trình nghiệp vụ thanh toán của các L/C xuất và L/C nhập Một quy trình đạt hiệu quả cao là... động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói chung của một NHTM Môi trường kinh tế được đề cập ở đây là chính sách điều hành quản lý kinh tế vĩ môi của nhà nước, mỗi một sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, doanh nghiệp Việc nhà nước giảm hoặc hoàn thuế XNK sẽ có những tác dụng tích... quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuãn giữa luật quốc gia và tập quán luật pháp quốc tế Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia đó, luật pháp quốc gia nước sở tại và thậm chí có thể phải chịu sự ảnh hưởng của tập quán và luật pháp quốc tế TTQT bằng phương thức L/C là một hoạt động kinh tế của. .. hoặc nhập khẩu Thực hiện tốt việc thanh toán với thời gian nhanh và độ chính xác cao sẽ tăng được uy tín cho ngân hàng không những trên thị trường trong nước mà trên cả trường quốc tế Điều này không chỉ mang lại cho ngân hàng doanh thu hay lợi nhuận trước mắt mà nó còn mang lại cho ngân hàng những cơ hội hợp tác lớn hơn trong tương lai khi mà uy tínthương hiệu của NHTM đã được khẳng định qua thời... đầy đủ các điều kiện yêu cầu Năng lực quản trị rủi ro Rủi ro là khó lường và do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nguyên nhân khách quan từ những chính sách vĩ mô của nhà nước, sự thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế hay hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng, hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan từ các chính sách của ngân hàng như sự thiếu hụt không đồng bộ của các cơ chế chính sách quy trình . động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Thanh toán quốc tế là hoạt động đã có từ lâu đời xuất phát từ

Ngày đăng: 18/10/2013, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan