Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

40 492 0
Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động đầu phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của VINASHIN 1.1. Giới thiệu về VINASHIN Tên giao dịch: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam – VINASHIN Trụ sở: 172 Ngọc Khánh - Hà Nội Chủ Tịch Hội đồng Quản trị: Ông Phạm Thanh Bình Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vietnam Shipbuilding Industry Group - VINASHIN) là một trong 8 tập đoàn kinh tế của Việt Nam do Nhà nước nắm quyền sở hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, một tổng công ty 91 ra đời từ năm 1996. Ngành nghề kinh doanh chính của VINASHIN là đóng mới và sửa chữa tàu thủy, một ngành có truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VINASHIN * Ngày 31 tháng 01 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 69/TTg về việc thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tên viết tắt là VINASHIN trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị thành viên trong Liên hiệp các xí nghiệp đóng tàu Việt Nam - tổ chức tiền thân của VINASHIN ra đời năm 1972. Khi mới được thành lập, Tổng công ty có 23 đơn vị thành viên với gần 5.500 cán bộ công nhân viên. * Năm 1999, Công ty HYUNDAI – VINASHIN, liên doanh đầu tiên của Việt Nam trong ngành công nghiệp tàu thủy được thành lập. Sự kiện này đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của VINASHIN. * Năm 2002, VINASHIN bàn giao con tàu 11.500 tấn đầu tiên tại Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với VINASHIN khi lần đầu tiên đóng thành công một con tàu có trọng tải lớn. * Năm 2004, VINASHIN ký được hợp đồng đóng tàu quốc tế lớn đầu tiên với Graig Investment Group của Anh (trị giá hợp đồng 322,5 triệu USD) đóng 15 tàu chở hàng trọng tải 53.000 DWT. Uy tín của VINASHIN trên thị trường công nghiệp tàu thủy thế giới được nâng cao rõ rệt. * Năm 2005, Tập đoàn đã cho hạ thủy và bàn giao con tầu 53.000 DWT đầu tiên tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu. Với sự tín nhiệm giành được sau sự kiện này, VINASHIN ký kết được rất nhiều hợp đồng lớn với Anh, Nhật, Bỉ, Na Uy . đảm bảo công ăn việc làm tới tận năm 2012. * Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, VINASHIN cần có những điều chỉnh thích hợp cả về mô hình hoạt động, bộ máy tổ chức, mục tiêu và chiến lược phát triển. Ngày 15/5/2006, Thủ tướng đã ký quyết định số 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN. Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được thành lập, kinh doanh đa ngành với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có ngành công nghiệp tàu thủy phát triển nhất thế giới. * Trong năm 2006, với việc trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước, VINASHIN đã đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ. - VINASHIN bắt đầu tham gia vào một lĩnh vực mới đầy tiềm năng: xây dựng các công trình phục vụ dầu khí ngoài biển với việc khởi công đóng mới tàu chở dầu thô trọng tải 104.000 tấn tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất. - Trong lĩnh vực vận tải biển, lần đầu tiên các đơn vị vận tải biển của VINASHIN đã mở và duy trì có hiệu quả các tuyến vận tải container và vận tải hành khách quốc tế. Đó là tuyến Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Singapore, Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc. - Ngày 25/12/2006, thương hiệu VINASHIN lần đầu tiên xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã tổ chức thí điểm cho một công ty thành viên là Công ty Cổ phần Đầu và Vận tải Dầu khí VINASHIN đăng ký cổ phiếu toàn bộ vốn điều lệ 40 tỷ VNĐ lên sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây được coi là một trong những bước tiến quan trọng của VINASHIN trong lĩnh vực huy động vốn sau việc Chính phủ cho VINASHIN vay lại 750 triệu USD từ phát hành trái phiếu quốc tế. * Trong năm 2007, năm đầu tiên hoạt động theo mô hình tập đoàn, VINASHIN đã có những bước tiến vượt bậc. - Triển khai Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn đã thành lập và kiện toàn tổ chức 02 Tổng Công ty (Tổng Công ty CNTT Nam Triệu và Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng) trong số 08 Tổng Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với cơ cấu 100% vốn của Công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. - Tập đoàn liên tục hạ thủy và bàn giao các sản phẩm tàu xuất khẩu đa dạng cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc, Đan Mạch . Với thành công này, các cơ sở đóng tàu của VINASHIN đã vượt qua các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, đủ năng lực hội nhập và cạnh tranh toàn cầu trên lĩnh vực công nghiệp đóng và sửa chữa tàu. - Lần đầu tiên VINASHIN đã thành công trong lĩnh vực hội nhập vận tải quốc tế với sự kiện con tàu VINASHIN VICTORY của Công ty Vận tải Biển Đông chở 47.000 tấn dầu cập cảng San Francisco (Hoa Kỳ). - Năm 2007, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của VINASHIN sau một thời gian đầu cũng lần lượt có mặt trên thị trường như: mẻ thép tấm đóng tàu đầu tiên ra lò; những chiếc container đầu tiên được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ, hiện đại bậc nhất trong khu vực; các sản phẩm nội thất tàu thủy kỹ thuật cao mà trước đây đều phải nhập ngoại . Với những bước đi này VINASHIN đã từng bước chủ động nguồn cung cấp vật chủ yếu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp tàu thủy. - VINASHIN đã tổ chức phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng trị giá 8.300 tỷ VNĐ và lần đầu tiên vay các tổ chức tài chính quốc tế không kèm điều kiện bảo lãnh Chính phủ với tổng trị giá 600 triệu USD. Sau kết quả bước đầu thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ số tín nhiệm của VINASHIN được đánh giá ngang với hệ số tín nhiệm quốc gia. * Năm 2008 và đầu năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động phức tạp theo chiều hướng xấu, nhưng với sự quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam vẫn đạt được những bước tiến đáng kể: - VINASHIN lần đầu tiên vượt chỉ tiêu xuất khẩu 500 triệu USD/năm sản phẩm công nghiệp, gồm các chủng loại tàu thủy, thép và phôi thép đóng tàu, vỏ container, đồ gỗ nội thất tàu thủy, nồi hơi các loại, sản phẩm cơ khí chế tạo…. - VINASHIN tiếp tục duy trì và phát triển được hoạt động đóng tàu với việc đóng mới được những sản phẩm có độ khó rất cao. Trong đó, nổi bật là sự kiện hạ thủy thành công kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 trọng tải 150.000 DWT - con tàu lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. - Hoạt động vận tải biển tiếp tục phát triển với việc mở rộng thêm các tuyến vận tải Đông, Bắc Á, đội tàu chở dầu chuyên tuyến Nhật - Mỹ, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ai Cập; đưa vào khai thác một số tuyến vận tải hành khách mới trong nước, chính thức vận hành chương trình vận tải hàng hóa ven biển bằng tàu LASH. * Sau hơn 10 năm hoạt động, VINASHIN đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn mạnh nhất Việt Nam, với các cơ sở sản xuất trải khắp cả nước. Tổng nguồn vốn hiện nay của Tập đoàn đã tăng lên gấp 100 lần so với lúc được thành lập. Nếu như tại thời điểm được thành lập năm 1996, VINASHIN có 23 đơn vị thành viên với gần 5.500 cán bộ công nhân viên thì đến hết năm 2007 Tập đoàn đã có khoảng 280 đơn vị thành viên với số lao động khoảng 60.000 người. Thương hiệu VINASHIN được biết đến một cách rộng rãi ở cả trong và ngoài nước. 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của VINASHIN 2.1. Chức năng nhiệm vụ Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN đã nêu rõ: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam có nhiệm vụ làm nòng cốt để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Theo đó, chức năng nhiệm vụ cụ thể của Tập đoàn bao gồm: - Đóng mới và sửa chữa các loại phương tiện vận tải biển nhằm thực hiện chiến lược kinh tế biển quốc gia. Trang bị khí tàitrang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải. - Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp tàu thủy. - Từng bước xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tàu thủy, cạnh tranh và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hiện nay, sau 4 năm phát triển theo mô hình Tập đoàn, VINASHIN thực hiện chức năng thanh tra, giám sát các đơn vị thành viên thực hiện các dự án được giao. Với những dự án quan trọng, vốn đầu lớn, Tập đoàn trực tiếp cử chuyên gia xuống cơ sở hướng dẫn, thực hiện quá trình lập và thẩm định dự án. Các xí nghiệp thành viên trực tiếp sản xuất , đóng mới và sửa chữa các loại phương tiện vận tải biển theo sự chỉ đạo của Tập đoàn. 2.2. Sơ đồ tổ chức * Sơ đồ tổ chức tập đoàn mẹ: BAN KIỂM SOÁT Công ty Kỹ thuật điều khiển và thông tin. Công ty Đầu và thương mại Giao thông vận tải. Công ty Xuất nhập khẩu VINASHIN. Công ty Container VINASHIN. Công ty Kỹ thuật công nghệ Biển. Văn phòng Đảng Ủy Ban Kiểm tra Đảng. Văn phòng Công đoàn Tập đoàn. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Văn phòng Tập đoàn. Ban Tổ chức cán bộ - Lao động. Ban Kinh doanh & đối ngoại. Ban Tài chính kế toán. Ban Kiểm toán nội bộ. Ban Kế hoạch đầu tư. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Ban KH-CN & Nghiên cứu phát triển. Ban Kỹ thuật & Sản xuất. Ban Giám định & Quản lí chất lượng công trình. Ban Bảo hộ lao động và An toàn. Ban Chuẩn bị sản xuất nhà máy Liên hợp Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Tạp chí Công nghiệp tàu thủy. Trung tâm Công nghệ thông tin. Văn phòng đại diện miền Trung. Trung tâm Hợp tác đầu lao động nước ngoài Ban Quản lý dự án đầu phía Nam. Ban dự án XD Nhà máy Liên hợp Dung Quất. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN MẸ (Tập đoàn mẹ giữ vốn 100% hoặc chi phối) TẬP ĐOÀN MẸ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN, LIÊN DOANH, TNHH KHỐI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, KHCN, BÁO CHÍ TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI VINASHIN TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH VINASHIN TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VINASHIN CÁC TỔNG CÔNG TY ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY Tập đoàn kinh tế VINASHIN được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn gồm các Tổng công ty Đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Tổng công ty Xây dựng; Tổng công ty Vận tải; Tổng công ty Tài chính; Khối sự nghiệp, đào tạo, khoa học công nghệ, báo chí cùng với các công ty cổ phần, liên doanh. Mỗi tổng công ty của tập đoàn lại bao gồm nhiều công ty con. Mỗi công ty thành viên thực hiện nhiệm vụ và chiến lược phát triển theo sự chỉ đạo của Tổng công ty và Tập đoàn. 3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của VINASHIN Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị tổng sản lượng 27.453,923 36.837,09 35.458,58 Giá trị sản xuất công nghiệp 18.349,5 25.608,85 24.502,7 Giá trị sản lượng xây dựng 2.143,98 2.371,5 2.358,35 Giá trị sản lượng vận tải 3.342,45 5.267,62 5.186,32 Giá trị sản xuất khối thương mại-dịch vụ 2.642,72 3.589,12 3.411,21 Doanh thu 22.796,115 32.538 30.856,54 Doanh thu sản xuất công nghiệp 15.653,22 21.370,55 21.231,84 Doanh thu khối xây dựng 1.483 1.844,7 1.574,13 Doanh thu khối vận tải 3.182,95 5.218,8 4.564,28 Doanh thu khối thương mại-dịch vụ 1.657,43 4.103,95 3.504,29 Nguồn: Báo cáo thường niên của VINASHIN Bảng2: Tốc độ tăng liên hoàn giá trị sản lượng và doanh thu giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 Giá trị tổng sản lượng 56 39 -3,74 Giá trị sản xuất công nghiệp 102,43 39,56 -4,32 Giá trị sản lượng xây dựng 98,58 48,81 -0.55 Giá trị sản lượng vận tải 82,57 57,58 -1,54 Giá trị sản xuất khối thương mại-dịch vụ 42,49 35,81 -4,96 Doanh thu 98,63 48 -5,17 Doanh thu sản xuất công nghiệp 114,66 36,52 -0,65 Doanh thu khối xây dựng 86,32 44,25 -14,67 Doanh thu khối vận tải 188,24 63,96 -12,54 Doanh thu khối thương mại-dịch vụ 71,62 147,61 -14,61 Nguồn: Báo cáo thường niên của VINASHIN Bảng 3: So sánh kế hoạch năm và tình hình thực hiện của Tập đoàn Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị tổng sản lượng % so với kế hoạch Giá trị doanh thu % so với kế hoạch 2007 27.453,923 119,94% 22.796,115 114,48% 2008 36.837,090 109,5% 32.538,000 104,45% 2009 35.458,580 118,62% 30.856,540 102,98% Nguồn: Báo cáo thường niên của VINASHIN * Năm 2007, VINASHIN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD. Giá trị tổng sản lượng đạt 27.453,923 tỷ đồng bằng 119,94% kế hoạch năm và bằng 156% so với năm 2006: - Năm 2007, VINASHIN tạo thêm việc làm cho khoảng 2 vạn lao động, thu nhập bình quân 2.395.000 đồng/người/tháng, bằng 119,6% so với năm 2006. - Ngoài các sản phẩm có trọng tải từ 1.000 – 5.000 DWT, các chủng loại tàu từ 6.500 – 22.500 DWT, các loại tàu chuyên dụng như tàu container… các đơn vị đóng tàu còn triển khai nhiều gam tàu xuất khẩu như tàu 53.000 DWT, 34.000 DWT, 10.500 tấn, tàu chở dầu hoá chất 6.500 DWT, các loại tàu kéo… Mặc dù cơn bão khủng hoảng trên thế giới bắt đầu từ giữa năm 2007 tại Mỹ và một số nước Châu Âu, nhưng đến cuối năm 2007 mới bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và ngành đóng tàu nói riêng, do đó trong năm này, hoạt động sản xuất kinh doanh của VINASHIN vẫn đạt được những chuyển biến tích cực. Tập đoàn vẫn tập trung, chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu truyền thống - thế mạnh của Tập đoàn. Các chỉ tiêu doanh thu và sản lượng sản xuất công nghiệp, xây dựng và vận tải đều tăng gần gấp đôi so với năm 2006, riêng khối thương mại - dịch vụ giảm mạnh do giá tàu giảm mạnh cuối năm 2007 trong khi giá vật và nhân công tăng cao. Trong năm 2007, Tập đoàn đã thu hút được hơn 2 vạn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, mức đãi ngộ dành cho cán bộ, công nhân viên vẫn được quan tâm một cách đúng mực, thu nhập bình quân tăng từ 2.003.000 đồng/người/tháng năm 2006 lên 2.395.000 đồng/người/tháng năm 2007. * Giá trị tổng sản lượng năm 2008 đạt gần 36.837 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt trên 32.538 tỷ đồng. So với năm 2007, mức tăng tương ứng là 39% và 48%. - Tổng số cán bộ công nhân viên của Tập đoàn: 64.426 người, thu nhập bình quân đạt 2.812.000 đồng/người/tháng, bằng 117,4% so với năm 2007. - Năm 2008, ngoài các sản phẩm có trọng tải từ 1.000 – 5.000 DWT, các chủng loại tàu từ 6.500 – 22.500 DWT, các loại tàu chuyên dụng như tàu container… các đơn vị đóng tàu còn triển khai nhiều serie tàu xuất khẩu như tàu 53.000 DWT, 34.000 DWT, các loại tàu kéo công suất lớn các loại tàu chuyên dụng như tàu chở gỗ, tàu chở ô tô, tàu chở Ethylen, tàu container, tàu có trọng tải đến cho 150.000 DWT cho tập đoàn dầu khí .Cũng trong năm vừa qua, VINASHIN lần đầu tiên vượt chỉ tiêu xuất khẩu 500 triệu USD/năm sản phẩm công nghiệp tàu thủy. Tổng sản lượng và doanh thu năm 2008 tăng cao hơn nhiều so với năm 2007, khối sản xuất công nghiệp, vận tải và dịch vụ - thương mại đạt doanh thu cao, tuy nhiên khối xây dựng giảm so với năm 2007 do tiến độ huy động vốn bị đình trệ - ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi các Tập đoàn, doanh nghiệp trong cả nước chịu hậu quả của suy thoái kinh tế thì VINASHIN vẫn đạt những bước tiến quan trọng do Tập đoàn đã và đang thực hiện hợp đồng đã kí từ những năm trước đó với các bạn hàng trên toàn thế giới cùng với khả năng điều tiết hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế thế giới. * Trong năm 2009, Tập đoàn bắt đầu chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, giai [...]... lực Bảng 10:Tình hình vốn ĐTPT NNL của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009 Stt Chỉ tiêu 1 Tổng chi phí nguồn nhân lực 2 Vốn đầu phát triển nguồn nhân lực Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu phát 3 triển NNL Tốc độ tăng định gốc vốn đầu phát 4 triển NNL Tỷ lệ Vốn đầu phát triển NNL/Tổng 5 chi phí cho nguồn nhân lực Tỷ lệ Vốn đầu phát triển NNL/Tổng 6 vốn đầu phát triển Đv Tỷ đồng Tỷ đồng Năm 2007 3.780... đầu dài hạn, phần trả gốc và lãi vay dài hạn nên lãi suất cao khiến VINASHIN gặp khó khăn rất lớn trong giai đoạn nửa đầu năm 2009 II Tình hình đầu phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007 - 2009 1 Vai trò của ngành công nghiệp tàu thủy và sự cần thiết của hoạt động đầu phát triển tại VINASHIN Công nghiệp tàu thủy là ngành công nghiệp chế tạo tổng hợp góp phần tạo nên thị trường cho các ngành công. .. người lao động sẽ cống hiến hết mình cho Tập đoàn, đồng lòng đưa Tập đoàn vượt qua thời kì khó khăn VINASHIN có tầm nhìn chiến lược hết sức đúng đắn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam Điều này được thể hiện trong chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn Mục tiêu phát triển của VINASHIN là hết sức rõ ràng: Đưa ngành công nghiệp tàu thủy trở thành một ngành công nghiệp mũi... nước; dự báo chính xác xu thế phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy thế giới (đặc biệt là xu hướng chuyển dịch ngành này từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn); thể hiện khả năng nhìn xa trông rộng của lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác lập kế hoạch của Tập đoàn * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đều hoàn thành kế hoạch... rời bỏ Tập đoàn để đến những nơi có hình thức đãi ngộ cao hơn 3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam có thể được chia thành nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân khách quan: - Do đặc điểm của ngành công nghiệp tàu thủy: Công nghiệp tàu thủy, đặc biệt là công nghệp đóng tàu là ngành công nghiệp. .. 2009 350 Đầu cho nghiên cứu ứng dụng 200 180 200 Đầu cho thiết kế sản phẩm mới 150 120 150 Tổng vốn ĐTPT KHCN Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn đến 2025 Tập đoàn chú trọng đến đổi mới công nghệ và áp dụng vào sản xuất, tổ chức tốt công tác nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ trong các trường nghề, đặc biệt là đầu cho Viện khoa học và công nghệ tàu thủy – thành viên của Tập đoàn nhằm... ĐTPT Từ năm 2007 đến năm 2009, tỷ trọng vốn cho hoạt động ĐTPT luôn trên 60%: năm 2007 là 63,9%, năm 2008 là 64,7% và năm 2009 là 71,9% Ngoài việc sử dụng vốn cho ĐTPT, Tập đoàn còn thực hiện một số hoạt động đầu khác như đầu vào ngành thép, hàng không, bảo hiểm; tuy nhiên, lượng vốn đầu dành cho các hoạt động này ng đối nhỏ, Tập đoàn đầu ra ngoài ngành chủ yếu để tiếp cận với thị trường... kỹ sư các chuyên ngành Công nghiệp tàu thủy, các Trường chuyên ngành trên chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trên Là Tập đoàn kinh tế tổng hợp, phát triển đa ngành, đa nghề trong đó đóng tàu là ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của Tập đoàn, bên cạnh đó các ngành vận tải biển, xây dựng, công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp phụ trợ khác là những hướng phát triển chính của Tập đoàn từ nay đến năm 2015... 2005) đầu 598 tỷ đồng, giai đoạn II (năm 2007) Nhà máy được đầu tiếp khoảng 2.500 tỷ đồng, xây dựng thêm các hạng mục công trình trọng điểm như: Đà tàu 50.000 DWT, ụ khô 50.000 DWT… 3.1.3 Khu vực Miền Nam Khu vực miền Nam năm 2007 được đầu 16,5% vốn danh cho ĐTPT của Tập đoàn, đến năm 2008 là 12,5% Đây là chiến lược hợp lí, cho thấy Tập đoàn đã đầu có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu dàn... Tổng nguồn vốn huy động 8.300 Vốn cho hoạt động ĐTPT 5.300 63,9 8.415 64,7 5.180 71,9 Vốn cho hoạt động khác 3.000 36,1 4.585 35,3 2.020 28,1 Tốc độ tăng vốn ĐTPT(%) 13.000 Năm 2009 giá trị tỷ trọng (tỷ đồng) (%) 158,8 7.200 61,6 Nguồn: www.vinashin.com.vn Tập đoàn VINASHIN là Tập đoàn kinh tế đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy làm hoạt động chính, vì vậy, lượng vốn huy động được Tập đoàn ưu tiên cho . Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. thành Tập đoàn VINASHIN đã nêu rõ: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam có nhiệm vụ làm nòng cốt để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nhanh

Ngày đăng: 18/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

1. Quá trình hình thành và phát triển của VINASHIN - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

1..

Quá trình hình thành và phát triển của VINASHIN Xem tại trang 1 của tài liệu.
Tập đoàn kinh tế VINASHIN được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn gồm các Tổng công ty Đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Tổng công ty  Xây dựng; Tổng công ty Vận tải; Tổng công ty Tài chính; Khối sự nghiệp, đào tạo,  khoa học công nghệ,  - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

p.

đoàn kinh tế VINASHIN được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn gồm các Tổng công ty Đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Tổng công ty Xây dựng; Tổng công ty Vận tải; Tổng công ty Tài chính; Khối sự nghiệp, đào tạo, khoa học công nghệ, Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3: So sánh kế hoạch năm và tình hình thực hiện của Tập đoàn - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 3.

So sánh kế hoạch năm và tình hình thực hiện của Tập đoàn Xem tại trang 9 của tài liệu.
Năm Giá trị tổng sản lượng % so với - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

m.

Giá trị tổng sản lượng % so với Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư của Vinashin theo nguồn hình thành vốn - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

2.2..

Cơ cấu vốn đầu tư của Vinashin theo nguồn hình thành vốn Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 6: Qui mô và tốc độ tăng vốn ĐTPT giai đoạn 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 6.

Qui mô và tốc độ tăng vốn ĐTPT giai đoạn 2007-2009 Xem tại trang 15 của tài liệu.
3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển xét theo nội dung đầu tư - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

3..

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển xét theo nội dung đầu tư Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 9: Tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giai đoạn 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 9.

Tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giai đoạn 2007-2009 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 10:Tình hình vốn ĐTPT NNL của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 10.

Tình hình vốn ĐTPT NNL của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 11: Nội dung ĐTPT NNL của Tập đoàn giai đoạn 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 11.

Nội dung ĐTPT NNL của Tập đoàn giai đoạn 2007-2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
3.2.1. Tình hình đầu tư cho các loại hình đào tạo - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

3.2.1..

Tình hình đầu tư cho các loại hình đào tạo Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 13:Tình hình vốn ĐTPT các trường nghề của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 13.

Tình hình vốn ĐTPT các trường nghề của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 14: Nội dung ĐTPT các trường nghề của VINASHIN giai đoạn 2007-2009 - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 14.

Nội dung ĐTPT các trường nghề của VINASHIN giai đoạn 2007-2009 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 17: Doanh thu và Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Bảng 17.

Doanh thu và Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện Xem tại trang 31 của tài liệu.
III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

nh.

giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN Xem tại trang 31 của tài liệu.
thách thức, điển hình là suy thoái kinh tế thế giới diễn ra cuối năm 2007, tuy nhiên bằng khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược hợp lí, lãnh đạo Tập đoàn đã từng bước khắc  phục khó khăn, đưa VINASHIN trở thành một trong các Tập đoàn kinh tế lớn nhất c - Thực trạng hoạt động đầu tư  phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

th.

ách thức, điển hình là suy thoái kinh tế thế giới diễn ra cuối năm 2007, tuy nhiên bằng khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược hợp lí, lãnh đạo Tập đoàn đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa VINASHIN trở thành một trong các Tập đoàn kinh tế lớn nhất c Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan