THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN

52 502 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước và các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 2.1.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước Đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành Hải quan, điều này đã thể hiện rất rõ tại nội dung điểm 1.2 tại chương 1 của luận văn này. Từ sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là từ sau khi Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước Tây Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thuế xuất nhập khẩu tăng nhanh chóng (trong vòng 10 năm, số thu của năm 1997 là 13.500 tỷ đến năm 2006 là 61.040 tỷ). Vai trò, vị thế của Hải quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước. Những năm qua, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước thể hiện sự quyết tâm xây dựng, phát triển Ngành Hải quan thực sự trở thành “người chiến sỹ gác cửa của quốc gia, là một trong những binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh, đối ngoại .” [23, tr 213]. Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải quan còn được cụ thể hóa bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như: - Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: Hải quan được tiến hành điều tra đối với tội phạm buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự; được quyền áp dụng các biện pháp: khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự , kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát . [14, tr22]. - Luật hải quan quy định: cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu trong địa bàn hoạt động hải quan . áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan [8, tr 101]. - Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan). Theo đó lực lượng kiểm soát hải quan được trao quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đặc thù , bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (Hải quan thế giới gọi hoạt động này là Tình báo hải quan); vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; điều tra nghiên cứu nắm tình hình; tuần tra kiểm soát; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để phục vụ việc xác minh. làm rõ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan; Tiến hành tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự; cơ sở bí mật; sưu tra; đấu tranh chuyên án; nội tuyến; ngoại tuyến; trinh sát kỹ thuật [5, tr 2,3]. - Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính và Quyết định 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn và quy định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Ngoài ra, xuất phát từ tình hình, đặc điểm của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời kỳ, Chính phủ ban hành các văn bản quy định cho Hải quan được tiến hành các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 701/TTg, ngày 28/10/1995 về đấu tranh chống buôn lậu trên biển của lực lượng Hải quan và các cơ quan chức năng như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; Các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 853/1997/CT-TTg, ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó giao Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại và các Bộ ngành khác có liên quan tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu. Để thống nhất tập trung chỉ đạo và phù hợp với tình hình thực tế, ngày 27/08/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 127/2001/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban 127 TW), Trưởng Ban 127 TW là Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên của Ban TW có đại diện của các Bộ, Ngành chức năng, trong đó có đại diện của ngành Hải quan. Nhằm tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác đấu tranh với các loại tội phạm, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ sức mạnh của hệ thống chính trị, trách nhiệm của các Ngành, các cấp trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, ngày 31 tháng 7 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Đồng thời Thủ tướng đã ban hành Quyết định 138/1998/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7 năm 1998 phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, Tổng cục Hải quan được chỉ định là thành viên. Nhìn chung, việc nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số văn bản Luật có liên quan đến hoạt động hải quan như: Luật Thương mại, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Doanh nghiệp, . và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quảncủa nhà nước đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, nhà nước điều chỉnh, ban hành một số chính sách như: chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay chính sách tín dụng cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. Để khuyến khích hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhà nước cũng đã ban hành chính sách, chế độ đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại như: Kinh phí đảm bảo cho các hoạt động điều tra, xác minh, bắt giữ, lưu kho bãi, định giá, đấu giá, .chi trả cho người cung cấp tin, đã phần nào hỗ trợ, động viên cho công tác này. 2.1.2. Các biện pháp của ngành Hải quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Nhận thức rõ về nguyên nhân, tính chất, hậu quả nghiêm trọng của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại thời gian ngành Hải quan qua đã tập trung bằng các biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn: * Thực hiện hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại với công tác cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa ngành Hải quan Từ thực tiễn công tác cho thấy, một trong những nguyên nhân xuất hiện tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là những sơ hở, mâu thuẫn, không rõ ràng trong hệ thống luật pháp, trong chính sách quản lý thương mại, . Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ thì rườm rà, chưa phân định rõ trách nhiệm của công chức thừa hành, cán bộ lãnh đạo ở từng cấp tác nghiệp dẫn đến tình trạng xử lý công việc tùy tiện, theo cảm tính gây thiệt hại không đáng có cho cộng đồng doanh nghiệp. Đây cũng là thực tế mà hầu hết các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong đó có ngành Hải quan phải đối mặt. Để giải quyết về cơ bản tình trạng này, nhất là đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhất thiết phải tiến hành cải cách, hiện đại hóa toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, . Trên cơ sở quy định của Luật Hải quan, Luật thuế xuất nhập khẩu, . và gần đây là Luật Quản lý thuế, Ngành Hải quan đã tham mưu sửa đổi, ban hành thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan; thủ tục về thuế; quy trình nghiệp vụ; sắp xếp tổ chức, bộ máy làm việc… nhằm hạn chế, khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác của các bộ phận nghiệp vụ trong dây truyền thủ tục hải quan cũng như các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại. * Công tác tổ chức và nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan Các năm qua, trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng kiểm soát hải quan đã thể hiện được vai chủ công của mình, nhất là qua công tác ngăn chặn, đấu tranh thành công với vụ việc lớn, nổi cộm và làm tốt công tác tham mưu giúp lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan trong điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. - Về hệ thống tổ chức: Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm soát hải quan được lãnh đạo ngành Hải quan, Bộ Tài chính điều chỉnh, kiện toàn để đáp ứng yêu cầu công tác quảnhải quan nói chung cũng như nâng cao hiệu quả của công tác buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng. Hiện tại, lực lượng kiểm soát hải quan toàn ngành được tổ chức theo hệ thống các đơn vị chuyên trách từ Tổng cục xuống tới các Chi cục Hải quan cửa khẩu, bao gồm: Cục Điều tra chống buôn lậu; Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập xử lý thông tin thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; 12 Đội kiểm soát ma tuý thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Các Tổ kiểm soát thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu; 19 Tổ kiểm soát ma tuý thuộc Chi Cục Hải quan cửa khẩu. Tính đến tháng 10/2006 số lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm soát hải quan trong toàn ngành là 1.412 cán bộ, trong đó số lượng cán bộ có trình độ Đại học là 790 người (chiếm 55,9%); 622 cán bộ có trình độ Trung cấp, Cao đẳng (riêng Cục Điều tra chống buôn lậu có 360 cán bộ, trong đó: 250 cán bộ có trình độ Đại học). - Về hoạt động nghiệp vụ: Trên cơ sở quyết định 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thông tư 102/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định 1882/QĐ-TCHQ, ngày 29/11/2005 hướng dẫn và quy định thực hiện cụ thể các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, đây thực sự là công cụ hữu hiệu giúp lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thời gian vừa qua, lực lượng kiểm soát hải quan còn được ngành Hải quan giao cho một số nhiệm vụ mới sau: Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; áp dụng quản lý rủi ro; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, chống hàng giả, hàng nhái; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Đây là những nhiệm vụ mới và khó, đặc biệt là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (công tác tình báo hải quan). Thông tin nghiệp vụ là thông tin có giá trị sử dụng cao, là nền tảng và cốt lõi của phương pháp quảnhải quan hiện đại - Phương pháp quản lý rủi ro. Rủi ro là những điều bất lợi (không mong muốn) xảy ra hoặc có thể xảy ra trên thực tế; rủi ro trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan là những điều bất lợi cản trở ngành Hải quan thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao cho (trong đó buôn lậu, gian lận thương mại là một trong những loại rủi ro mà ngành hải quan phải đối mặt); quản lý rủi ro là việc áp dụng đồng bộ phương pháp để xác định và xử lý các rủi ro đó; rủi ro được phân loại thành các mức độ: rất cao - cao - trung bình - thấp - rất thấp, tương ứng với mỗi mức độ rủi ro là một cách xử lý (ra quyết định quản lý) củaquan Hải quan, ví dụ: Rủi ro cao, rất cao thì cơ quan hải quan không chấp nhận, phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn ngay (luồng đỏ trong việc làm thủ tục Hải quan hiện nay, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa); rủi ro thấp/rất thấp là những rủi ro ít có khả năng xảy ra trên thực tế thì cơ quan hải quan có thể chấp nhận rủi ro (luồng xanh, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hiện nay), thậm chí nếu nguồn lực hạn chế thì đối với trường hợp rủi ro trung bình thi cơ quan hải quan cũng có thể chấp nhận rủi ro (luồng vàng, chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực tế hàng hóa) đồng thời chuyển giao rủi ro này cho lực lượng kiểm tra sau thông quan xử lý (tiến hành hậu kiểm) làm giảm áp lực công việc cho khâu trong thông quan. Như vậy, ở đây thông tin nghiệp vụ chính xác, kịp thời sẽ giúp cơ quan Hải quan xác định mức độ rủi ro cao hay thấp của lô hàng xuất nhập khẩu qua việc tổng hợp đánh giá hàng loạt thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng (phân loại, xuất xứ, trị giá, ), tuyến đường vận chuyển, phương thức thanh toán, . hay nói cách khác là giúp cơ quan Hải quan đánh giá xem tổ chức, cá nhân, lô hàng xuất nhập khẩu có khả năng vi phạm pháp luật Hải quan không?). Từ phân tích trên, cho thấy nếu làm tốt công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan thì sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực, vật lực (vì chỉ tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực, lô hàng rủi ro cao để quản lý), tạo thông thoáng trong quy trình thủ tục Hải quan và nâng cao được hiệu quả của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại - đây chính là mục đích cơ bản mà phương pháp quảnHải quan hiện đại (phương pháp quản lý rủi ro) hướng tới. Để thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan nhất thiết phải có nhiều yếu tố đảm bảo đồng bộ mà điều kiện tiên quyết chính là tổ chức, bộ máy của đơn vị thực hiện chuyên trách. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của công tác đặc thù này lãnh đạo ngành Hải quan đã xác định, lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện nhiệm vụ này là hợp lý nhất. Vì vậy, từ đầu năm 2006 được sự đồng ý của Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã triển khai thành lập hệ thống các đơn vị chuyên trách thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan thuộc lực lượng kiểm soát hải quan từ Cấp Tổng cục đến Cấp Chi cục, đồng thời ngành Hải quan cũng đã ban hành quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các chương trình kế hoạch công tác cụ thể để tạo hành lang hoạt động cho lực lượng này nhằm mục đích đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin. * Công tác kiểm tra sau thông quan Trên cơ sở quy định tại Nghị định 96/2002/NĐ - CP, ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Năm 2003, lực lượng kiểm tra sau thông quan chính thức thành lập và tổ chức triển khai hoạt động, tại cấp Tổng cục là Cục Kiểm tra sau thông quan; cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố là Chi cục kiểm tra sau thông quan; cấp Chi cục hải quan là Bộ phận phúc tập. Kiểm tra sau thông quan là cách làm hiện đại được hải quan các nước phát triển áp dụng, hiện nay hải quan Việt Nam đang có những bước tiếp cận và hoàn thiện quy trình này vào Việt Nam. Hải quan Việt Nam đã và đang chuyển từ “tiền kiểm” (kiểm tra hàng hoá trong thông quan) sang “hậu kiểm” (kiểm tra sau thông quan); cách làm này cho phép hàng hoá được thông quan nhanh; giảm thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, kho bãi; việc kiểm tra sẽ được lựa chọn và thực hiện sau khi hàng hoá đã thông quan trên cơ sở đánh giá, phân tích thông tin. Thời gian vừa qua lực lượng kiểm tra sau thông quan đã thực hiện tương đối tốt vai trò hậu kiểm hàng hoá nhập khẩu, góp phần chống thất thu hiệu quả cho ngân sách Nhà nước Chỉ tính riêng trong năm 2007, toàn ngành Hải quan đã thực hiện 710 cuộc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan, tăng 27% so với năm 2006. Qua hoạt động kiểm tra đã đánh giá được sự tuân thủ pháp luật của phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng lỏng, hàng rời (truy thu 66,5 tỷ đồng), vải vụn, nguyên liệu được miễn thuế 5 năm theo pháp luật về đầu tư (truy thu 3,3 tỷ đồng)…Lực lượng Kiểm tra sau thông quan cũng đã tiến hành 48 cuộc Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp (tăng 3 lần so với 2006) kiểm tra hồ sơ, chứng từ đối với các mặt hàng thép lá cán nguội, ô tô nhập khẩu, sữa bột… và đã thu được một số kết quả tích cực. * Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn được ngành Hải quan quan tâm thực hiện, nhất là đối với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Thuế nội địa, - Với Bộ đội biên phòng: Ngày 11/01/1991, Tổng cục Hải quan và Bộ đội biên phòng có triển khai ký kết và thực hiện phối hợp trong công tác. Sau khi triển khai tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp hoạt động ký ngày 11/01/1991 nêu trên, để tiếp tục củng cố tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới góp phần giữ vững an ninh quốc gia, phục vụ chính sách mở cửa, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi lực lượng. Vào ngày 16/09/2002 Tổng cục Hải quan và Bộ đội biên phòng tiếp tục ký kết quy chế phối hợp hoạt động, trong đó quy định : "Quan hệ phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội biên phòng là quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa hai lực lượng chuyên ngành .trong đó tập trung vào nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép". Quy chế cũng cụ thể hóa nội dung thông tin mà hai lực lượng trao đổi với nhau, phối hợp hoạt động cụ thể trong đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và giao trách nhiệm cho các cấp của từng ngành trong tổ chức thực hiện. - Với Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an: Ngày 23/06/2003 Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an triển khai ký kết và thực hiện quy chế phối hợp số 3012/QCPH/TCCS-TCHQ. Sau khi triển khai sơ kết kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp số 3012/QCPH/TCCS-TCHQ, ngày 23/06/2003 nêu trên. Vào ngày 22/11/2007 Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an tiếp tục ký kết quy chế phối hợp số 5341/QCPH/TCHQ-TCCS. Nội dung phối hợp là : " . trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý đối với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tiền tệ qua biên giới; gian lận thương mại, trốn thuế; buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma túy; buôn bán vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và các hành vi khác vi phạm pháp luật có liên quan đến công tác hải quan (gọi chung là vi phạm và tội phạm). Lực lượng cảnh sát hỗ trợ cho lực lượng hải quan trong công tác điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan. Phối hợp thực hiện cưỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng thuế, truy tìm các đối tượng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh để chiếm đoạt tiền thuế" . Quy chế cũng thể hiện rõ cách thức phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan và phối hợp những việc cụ thể đồng thời giao trách nhiệm cho các cấp của từng ngành trong tổ chức thực hiện. Hiện tại Tổng cục Hải quan đang triển khai xây dựng quy chế phối hợp công tác với Cục Quản lý thị trường - Bộ Thương mại, Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI). Ngoài ra, ngành Hải quan còn thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ngành khác như: Cơ quan thuế nội địa, cơ quan quản lý sân bay, cảng biển, kiểm dịch, thú y, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, khu Công nghiệp, khu chế xuất,…. * Phổ biến tuyên truyền pháp luật và cộng tác, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp Đây là một trong những điểm mới trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan hiện nay, mối quan hệ này đã chuyển biến rất nhanh, rõ từ “Cơ quan quản lý nhà nước với đối tượng quản lý” sang mối quan hệ “Phối hợp, hợp tác để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính”. Một trong những nội dung cơ bản của công tác phối hợp là trao đổi các thông tin phục vụ công tác thực thi bảo hộ quyền ở hữu trí tuệ, chống hàng giả, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận thương mại qua giá với những mặt hàng nhạy cảm như: ô tô, kính xây dựng, . hoạt động phối hợp với hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp đã thu được một số kết quả tích cực nhất định. Hiện tại, định kỳ hàng năm ngành Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nội dung chủ yếu là giải đáp, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình làm thủ tục Hải [...]... thương mại Thời gian vừa qua, Hải quan Việt Nam đã phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ thông qua việc ký kết, thực hiện các thoả thuận hợp tác song phương (Hải quan Trung Quốc, Hải quan Hàn Quốc, Hải quan Anh, Hải quan Lào, ) và hợp tác đa phương với Hải quan các nước trong khối ASEAN, APEC, ASEM, Một trong những nội dung phối hợp quan trọng là trao đổi các... quy định về hiệu lực của tờ khai hải quan tại khoản 1, điều 18 của Luật Hải quan “ tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký ” Một số doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai, sau khi biết được hình thức, mức độ kiểm tra của cơ quan Hải quan: Nếu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh) thì làm thủ tục bình thường, nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng... trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Ngành Hải quan 2.3.1 Kết quả Thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Trong điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc, với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn nhưng ngành Hải quan đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của. . .quan đồng thời phổ biến, tuyên truyền về pháp luật Hải quan cũng như kêu gọi ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Trên Website của Tổng cục Hải quan và một số Hải quan địa phương đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục Hải quan; Hướng dẫn, giải đáp, trả lời vướng mắc; tiếp nhận đơn thư phản... soát Hải quan năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và sáu tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Hải quan) Như vậy, tùy từng giai đoạn, gắn với điều kiện cụ thể, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại thay đổi về tính chất, cơ cấu cũng như các phương thức, thủ đoạn thông qua số vụ việc, giá trị vi phạm mà cơ quan hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý Điển hình là từ ngày 01/01/2006, ngành Hải quan. .. tình trạng đáng quan tâm là: + Làm giả hồ sơ hải quan và xuất khống hàng hoá để hợp thức hoá nguyên phụ liệu nhập khẩu Tháng 02/2006, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan Bình Dương xác lập chuyên án, kết quả đấu tranh đã phát hiện, điều tra làm rõ những sai phạm của 02 doanh nghiệp, trị giá hàng vi phạm khoảng 8 tỷ đồng Tháng 5/2006, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp Cục Hải quan Hải. .. khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua... buôn lậu, gian lận thương mại và hỗ trợ xác minh vụ việc khi cần thiết Hiện tại, Hải quan Việt nam là thành viên của Văn phòng tình báo khu vực Châu á - Thái Bình Dương (RILO A/P), đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu Theo cơ chế hoạt động của Văn phòng thì đầu mối của Hải quan các nước chủ động trao đổi thông tin nghiệp vụ (Thông tin tình báo) với nhau hoặc do RILO A/P... chung dẫn đến Hải quan áp mã hàng hóa (mã HS) sai dẫn đến thuế suất sai và số thuế thực nộp ít hơn số thuế phải nộp Nhiều trường hợp, doanh nghiệp đồng loạt làm thủ tục Hải quan cho cùng một loại hàng hóa ở nhiều cửa khẩu khác nhau (cùng một địa bàn hoặc khác địa bàn), Chi cục Hải quan nào áp mã hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao (áp đúng) thì không đưa hàng về nữa mà đưa hàng về Chi cục Hải quan áp thuế... năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại: * Kịp thời ngăn chặn có hiệu quả nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương mại qua công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan từ 2002 - 6 tháng đầu năm 2008 của toàn ngành hải quan như sau: Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước. cơ quan hữu quan Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn được ngành Hải quan quan tâm thực

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN

Bảng 2.1.

Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2002 - 2008 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng trên cho thấy: Số vụ buôn lậu tăng lên 5%, trị giá vi phạm tăng 182 % ; số vụ gian lận thương mại giảm tới 80% trong khi trị giá vi phạm  tăng 488% - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HẢI QUAN

ua.

bảng trên cho thấy: Số vụ buôn lậu tăng lên 5%, trị giá vi phạm tăng 182 % ; số vụ gian lận thương mại giảm tới 80% trong khi trị giá vi phạm tăng 488% Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan