Khảo sát thể chế ATGT1

35 246 0
Khảo sát thể chế ATGT1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-1 9. Khảo sát thể chế ATGT1 9.1 Nâng cao chức năng của UBATGTQG .1 9.2 Tăng cường thể chế ATGT ở khu vực nông thôn .5 9.3 Cải thiện chương trình ATGT tổng thể 6 9.4 Khảo sát chiến lược phát triển nguồn nhân lực 8 9.5 Khảo sát các chiến lược phát triển nguồn lực tài chính 9 9.6 Cập nhật các Luật và quy định liên quan đến ATGT đường bộ 29 9.7 Khung ý tưởng về Trung tâm ATGT đường bộ (tên đề xuất) 33 9.8 Khung ý tưởng về Quỹ ATGT đường bộ ở Việt Nam 33 Hình III.9.1. 1 Sơ đồ tổ chức (đề xuất) của UBATGTQG 5 Hình III.9.5. 1 Thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ đến năm 2020 16 Bảng III.9.5.1 Ước tính thiệt hại do TNGT ở một số nước 10 Bảng III.9.5.2 Một số phương pháp dự toán TNGT 11 Bảng III.9.5.3 Ước tính sơ bộ về thiệt hại do TNGT đường bộ gây ra tại Việt Nam theo công thức ESCAP………………………………………………………………………13 Bảng III.9.5.4 Thiệt hại kinh tế hàng năm do TNGT đường bộ . 14 Bảng III.9.5.5 Ước tính thiệt hại do TNGT đường bộ theo phương pháp giá trị cuộc sống con người 15 Bảng III.9.5.6 Thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ tại Việt Nam năm 2007 . 15 Bảng III.9.5.7 Ước tính thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ đến năm 2020 16 Bảng III.9.5.8 Các thuận lợi và khó khăn điển hình của các nguồn lực tài chính khác nhau cho an toàn đường bộ . 26 Bảng III.9.6.1 Các luật chính và trình t ự thi hành liên quan đến ATGT đường bộ .31 Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-1 9. KHẢO SÁT THỂ CHẾ ATGT Chương này sẽ bàn một trong những mục tiêu của Quy hoạch tổng thể, “xây dựng những yếu tố cơ bản về thể chế để phát triển bền vững các chính sách và biện pháp ATGT. Các vấn đề về thể chế bao gồm; (1) Nâng cao chức năng của UBATGTQG (2) Tăng cường thể chế ATGT ở khu vực nông thôn (3) Cải thiện chương trình ATGT tổng thể (4) Khảo sát các chiến lược phát triển ngu ồn nhân lực (5) Khảo sát các chiến lược phát triển nguồn lực tài chính (6) Cập nhật luật và các quy định về ATGT đường bộ (7) Khung ý tưởng về trung tâm ATGT (tên thăm dò) (8) Khung ý tưởng về liên đoàn an toàn phương tiện và đường bộ Việt Nam (tên thăm dò) 9.1 Nâng cao chức năng của UBATGTQG Để loại bỏ TNGT nghiêm trọng, cần có các biện pháp ATGT hiệu quả và có ảnh hưởng hơn, bao gồm cả các biện pháp liên ngành. Theo chiến lược đề ra, có thể áp dụng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, cần xây dựng một môi trường để áp dụng các biện pháp mới, như việc xây dựng luật và quy định đôi khi cần cách tổ chức mới, nhưng ngoài ra, còn cần đến các yếu tố như kinh phí và nguồn nhân lực, v.v. Có rất nhi ều vấn đề nằm trong các biện pháp về ATGT. Hiện không có tổ chức nào đủ năng lực cho các biện pháp ATGT, ngoại trừ UBATGTQG. Cơ sở của biện pháp đề xuất này là làm sao để giải quyết nhiều vấn đề, ai sẽ chịu trách nhiệm tiến hành và phối hợp với các cơ quan/tổ chức liên quan. Tất nhiên từng bộ tương ứng sẽ chịu trách nhiệm, tuy nhiên, UBATGTQG phải có trách nhiệm chung là đánh giá, ph ối hợp các chính sách và sau đó nâng cao giao thông an toàn và thông suốt. Để đảm nhận nhiện vụ này, chức năng và năng lực của UBATGTQG phải được đẩy mạnh. Phần này sẽ thảo luận về việc nâng cấp UBATGTQG, bao gồm các vấn đề sau: - Vị trí và quyền hạn (từ TW đến địa phương) - Chức năng của Ủy ban và việc mở rộng hệ thống tổ chức Ở các nước khác, các t ổ chức liên ngành có tên như UBATGT, Hội đồng ATGT được thành lập và đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các biện pháp an toàn và điều phối giữa các tổ chức và cơ quan liên quan đến ATGT. Đôi khi ủy ban này cần quyền hạn chính trị cao hơn để đẩy mạnh các chương trình và quyết định trách nhiệm các ngành. Ở Nhật Bản, Thủ tướng chỉ đạo ủy ban và đơn vị ATGT được thành lập dưới sự chỉ đạo của Văn phòng nội các. Và ở chính quyền địa phương, ban ATGT địa phương được thành lập và do người lãnh đạo địa phương chỉ đạo. Tất cả các chức năng đó được thể chế hóa cùng với Luật cơ bản về ATGT. Tuy nhiên, các nước khác cũng có cách thiết lập khác nhau, ở Malaysia, Hội đồng ATGT được thành lập, Ủy ban ATGT được thành lập dưới Bộ Giao thông và điều phối gi ữa các cơ quan hữu quan, ngoài ra, việc phân tích TNGT được Đơn vị quy Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-2 hoạch đường cao tốc, công trình công cộng. Các địa hạt của hệ thống liên bang có ủy ban/hội đồng ATGT độc lập hơn từ tổ chức TW. Ủy ban an toàn tại địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch ATGT. UBATGTQG ở Việt Nam, hiện được điều hành chủ yếu nhờ bộ máy của Bộ GTVT và ban ATGT địa phương được thành lập dưới chính quyền cấp tỉnh, nhưng trách nhiệm c ủa ban lại được chỉ đạo bởi UBND tỉnh hoặc Sở GTVT, tùy thuộc vào quyết định của chính quyền tỉnh. Chức năng và trách nhiệm hiện tại của UBATGTQG, Ban quản lý dự án ATGT và ban ATGT tỉnh như sau: (1) Ủy ban ATGT quốc gia (UBATGTQG) Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an, Thủ tướng đã ký quyết định thành lập UBATGTQG để điều phối hoạt động của các bộ, ngành và địa phương để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBATGTQG bao gồm: • Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.; • Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, và tổ chức phối hợp các ngành, các địa phương thực hiện các biện pháp được duyệt; • Tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, các tổ chức có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa và hàng không; • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, và giáo dục ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó; • Tổ chức phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông; • Đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ở những địa bàn giao thông phức tạp; • Tổ chức việc phối hợp các ngành, các cấp khắc phục khẩn cấp hậu quả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; • Tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa Thanh tra giao thông các cấp (ở Trung ương và các địa phương) với các lực lượng Cảnh sát nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước; • Tổng hợp tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ; và • Được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thành viên của UBATGTQG như sau: • Chủ tịch Uỷ ban: Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Giao thông vận tải • Phó Chủ tịch: Thứ trưởng Bộ Công an • Ủy viên: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Phó Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Vụ trưởng mọt vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải. UBATGTQG có văn phòng thường trực và bộ phận hỗ trợ riêng. (2) Ban Quản lý dự án An toàn giao thông (BQLDAATGT) Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, Nghị định số 12/2000/NĐ- CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-3 và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ; Căn cứ công văn số 6278/VPCP - CN ngày 17/11/2004 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý và giao cho Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông Quốc gia quyết định thành lập Ban Quản lý dự án An toàn giao thông đường bộ. Ban Quản lý dự án An toàn giao thông thực hiện chức năng, nhiệm v ụ của Chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án đối với các dự án do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm chủ đầu tư bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật. Cụ thể: (a) Ban Quản lý dự án An toàn giao thông có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. (b) Ban Quản lý dự án An toàn giao thông là đơn vị sự nghiệp. Nguồn kinh phí của Ban Quản lý dự án nằm trong tổng dự toán của các dự án mà Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ quản lý: và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước. Ban Quản lý dự án An toàn giao thông có các nhiệm vụ sau: (a) Thay mặt Chủ đầu tư chuẩn bị, quản lý thực hiện dự án đối với các dự án do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, Nghị định số 12/2000/NĐ- CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy ch ế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ. (b) Giao dịch, tiếp xúc với các cơ quan chức năng, các tổ chức trong nước, quốc tế để huy động nguồn vốn đầu tư khác cho các dự án an toàn giao thông và thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư theo quy định của pháp luật. (c) Giúp Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trọng việc triển khai thực hiện các dự án an toàn giao thông. (d) Báo cáo định kỳ theo quy định với Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về quá trình thực hiện dự án. (e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông Quốc gia giao. (3) Ban ATGT tỉnh (BATGTT) UBATGTQG, là cơ quan TW và theo cơ cấu ngành dọc của chính phủ, đã thành lập các ban ATGT như ban ATGT tỉnh và ban ATGT quận huyện. Trong quá trình thực hiện các dự án về ATGT, ban ATGT tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các cơ quan liên quan chính và trong việc phát triển các dự án ATGT tổng thể. Chức năng và tổ chức của ban ATGT tỉnh cũng giống như UBATGTQG, bao gồm các đại diện của ngành vận tải, công an, giáo dục đào tạ o, Y tế và một số khác. Chủ tịch ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh và văn phòng được gắn với Sở GTVT của tỉnh. Chức năng chính của ban ATGT tỉnh là điều phối giữa các cơ quan liên quan trong các dự án và hoạt động về ATGT và phổ biến kiến thức và các chương trình, chiến dịch về ATGT. Các dự án ATGT về kỹ thuật, Giáo dục và Cưỡng chế được các Sở tương ứng đảm nh ận, gồm có Sở GTVT, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, v.v. Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-4 Vấn đề về vị trí của UBATGTQG, hoặc dưới sự chỉ đạo của Bộ GTVT hoặc thủ tướng, sẽ được quyết định bởi cấp cao hơn, nhưng điều quan trọng là vị trí đó có đủ để ủy ban thực hiện những chức năng sau hay không, đặc biệt là đủ khả năng chỉ đạo với chính quyền địa phương. Các chức năng d ự kiến của UBATGTQG như sau: (1) Xây dựng các chính sách và biện pháp về ATGT dựa trên việc phân tích TNGT (2) Thực hiện chức năng điều phối giữa các tổ chức và cơ quan liên quan (3) Thực hiện việc thẩm định ATGT (4) Đánh giá và theo dõi các biện pháp (5) Thực hiện việc quảng bá các chiến dịch ATGT (6) Rà soát luật và quy định liên quan đến ATGT (7) Phát triển nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho ATGT (8) Hướng dẫn ban ATGT địa phương (9) Nghiên cứu và phát tri ển các biện pháp ATGT mới (10) Giúp Chính phủ hoặc văn phòng chính phủ trong việc theo dõi, tổng hợp tình hình trật tự ATGT toàn quốc Một số trong các chức năng kể trên đã được đề cập trong Quyết định số 917/QĐ-TTg về việc thành lập UBATGTQG, nhưng hiện tại, chức năng của UBATGTQG còn rất hạn chế do việc thiếu nguồn kinh phí và nhân lực, hầu hết các chức năng chưa được thực hiện. Liên quan đến chức năng hiện hữu về quản lý nhà nước về ATGT, mỗi nội dung luôn có một bộ chịu trách nhiệm. Chủ yếu là các bộ GTVT, Công an, Y tế, Giáo dục và đào tạo, v.v. và các bộ này cần phối hợp với nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Chính phủ chỉ đạo, theo dõi, kiểm soát và quản lý các hoạt động liên quan của các bộ này. UBATGTQG xứng đáng là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong vi ệc hỗ trợ chính phủ thực hiện nhiệm vụ này. Để làm điều đó, UBATGT quốc gia không chỉ là "cơ quan điều phối" như hiện tại mà cần mang tính "thực thi" hơn. Cho nên, UBATGTQG cần được cải thiện cả về chức năng và khả năng làm việc. Điều quan trọng là UBATGTQG cần phải đủ độc lập trong mối quan hệ với các bộ này. Để thực hiên các nhiệm vụ được giao, cần đề xuất cấu trúc tổ chức chiến lược hơn. Hình III.9.1.1 mô tả ý tưởng về tổ chức UBATGTQG. Dưới UB, các ban và các tổ chức thực thi sẽ được thành lập với các nhiệm vụ cụ thể như Trung tâm hay Viện ATGTQG và Hội đồng ATGTQG. Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-5 Để đảm bảo UBATGTQG thực hiện được chức năng, Ban Thư ký hay Văn phòng thường trực UBATGTQG cần được củng cố với các cán bộ làm việc toàn thời gian và các cán bộ kiêm nhiệm từ các bộ để cơ quan này có thể đảm nhận trách nhiệm của Cơ quan thực thi (EO). Hình III.9.1.1 Sơ đồ tổ chức (đề xuất) của UBATGTQG 9.2 Tăng cường thể chế ATGT ở địa phương UBATGTQG ít nhiều đóng vai trò hoạch định chính sách, tuy nhiên, ban ATGT tỉnh dự kiến sẽ đóng vai trò tổng thể hơn từ việc xây dựng các biện pháp ATGT cho tới việc thực hiện dựa trên điều kiện riêng của địa phương. Ở Nhật Bản và các nước khác với hệ thống chính quyền liên bang, ban ATGT địa phương do người lãnh đạo địa phương chỉ đạo, chịu trách nhiệm xây dựng chương trình hành độ ng ATGT dựa trên quy hoạch ATGT quốc gia. Các biên pháp ATGT trong kế hoạch ATGT của địa phương sẽ được triển khai chủ yếu bằng nguồn ngân sách địa phương, tuy nhiên, các biện pháp xây dựng dựa trên kế hoạch quốc gia sẽ nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà nước. Mặc dù ban ATGT địa phương được kỳ vọng đóng vai trò lớn, nhưng khả năng và nguồn lực của hầu hết chính quy ền địa phương còn rất hạn chế. Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Nhật Bản cũng có hạn chế tương tự. Với tình hình hiện tại ở Việt Nam như đề cập trong Phần I, việc thành lập ban ATGT có sự khác nhau giữa các tỉnh và thành phố, và có ít những hoạt động được báo cáo chủ yếu là do sự thiếu hụt nguồn kinh phí, trừ những thành phố lớn như Hà Nộ i, TP HCM, Hải Phòng. Dự kiến ban ATGT địa phương tại mỗi tỉnh thành sẽ chịu trách nhiệm phát triển Ban ATGT tỉnh Trung tâm ATGT BQL dự án ATGT UBND tỉnh Quỹ tài trợ ATGT đường bộ Việt Nam UBATGTQG Cơ quan thực thi Thủ tướng Quỹ ATGT đường bộ tỉnh Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-6 ATGT. Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng kế hoạch hành động ATGT tại địa phương dựa trên kế hoạch quốc gia, là bước hợp tác đầu tiên giữa chính quyền TW và chính quyền địa phương. Ở cấp địa phương, nguồn kinh phí và nhân lực vẫn là vấn đề chính, trừ các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội, do vậy mục tiêu và các chiến lược cơ bản để phát triển ATGT tại địa phương được đề xuất như sau: Mục tiêu của quy hoạch tổng thể: “Đến năm 2015, tất cả các ban ATGT tỉnh và thành phố đều được củng cố, tăng cường và kế hoạch hành động ATGT tại địa phương (2015-2020) sẽ được xây dựng và triển khai” Các chiến lược đề xuất để kiện toàn ban ATGT địa phương là: 1) Phối hợp với UBATGTQG, chính quyền các đô thị lớn sẽ củng cố, tăng cường ban ATGT riêng. Dựa trên định hướng của các chiến lược ATGT quốc gia, ban ATGT tương ứng sẽ xây dựng chương trình hành động tương ứng. 2) Các tỉnh có cơ hội hợp tác với dự án An toàn đường bộ của WB và dự án ATGT của JBIC sẽ được ưu tiên triển khai các biện pháp ATGT cùng với các dự án ODA đó. 3) Bắt đầu từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cầ n Thơ) và các tỉnh nơi có nguồn nhân lực và kinh phí, hoạt động của các ban ATGT địa phương được đề xuất sẽ đi đúng hướng. (Số vụ TNGT ở các thành phố lớn chiếm một phần lớn tổng số vụ tai nạn trên toàn quốc.) 9.3 Cải thiện chương trình ATGT tổng thể Giới thiệu và phổ biến tầm quan trọng của chương trình ATGT tổng thể là một trong những trọng tâm của dự án quy hoạch tổng thể này. Các biện pháp ATGT sẽ được triển khai bởi các tổ chức khác nhau, bởi vậy, hợp tác, cộng tác như thế nào trong chương trình tổng thể là vấn đề cấp thiết. Như đã đề cập ở trước, bước đầu tiên để thúc đẩy vi ệc thực hiện chương trình ATGT tổng thể là luật hóa cách tiếp cận tổng thể và trách nhiệm của từng tổ chức cũng như việc chia sẻ chi phí, nếu có. Về cơ bản, có hai lĩnh vực trong chương trình tổng thể, một là ngăn ngừa tai nạn và hai là các biện pháp sau tai nạn. Cách tiếp cận tổng thể đối với việc ngăn ngừa tai nạn gồm ba thành phần trong 3Es (Kỹ thuật, Cưỡng chế và Giáo dục), nhưng không phải luôn gồm 3Es, đôi khi là 2Es và thậm chí 1E, ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục trong nhà trường phải kết hợp với giáo dục trong gia đình và giáo dục trong cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và phổ biến những cách tiếp cận tổng thể này? Chương trình tổng thể đối với các biện pháp sau tai nạn bàn về các v ấn đề y tế và chăm sóc cho nạn nhân TNGT bao gồm cả bảo hiểm và bồi thường. Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-7 Các chương trình tổng thể đã được triển khai như một phần trong chương trình hợp tác kỹ thuật của JICA cụ thể là dự án TRAHUD (dự án phát triển nguồn nhân lực ATGT tại Hà Nội). Đối với các dự án thí điểm này, Sở Công an Hà Nội, Sở GTCC, tiểu ban giáo dục và tuyên truyền ATGT Hà Nội được coi là những đối tác chính trong chương trình hợp tác với JICA. Các thành viên chính liên lạc và cộng tác với UBND, công an tại địa phương và nhữ ng người tình nguyện, cũng như các phương tiện thông tin đại chúng để triển khai các dự án tổng thể. Những dự án thí điểm này đã được phổ biến rộng rãi ở Hà Nội và giúp nâng cao ý thức, nhận thức của người dân. Với trường hợp các dự án tổng thể thí điểm về ATGT của TRAHUD, tất cả các cơ quan chịu trách nhiệm chính đều dưới sự chỉ đạ o của UBNDTP Hà Nội, tuy nhiên, các đường liên tỉnh, liên vùng như các quốc lộ có thể bao gồm các tổ chức, cơ quan khác. QL5 là đường tiêu chuẩn cấp cao đầu tiên ở Việt Nam, đã từng được gọi là “tuyến đường chết” do có rất nhiều TNGT nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn. Kể từ đó, càng thêm nhiều vụ TNGT xảy ra trên các tuyến đường được nâng cấp, và vẫn tồn tại câu nói đáng buồn “Thêm đườ ng mới, thêm người chết”. Để xóa bỏ tình trạng này, khi lập kế hoạch phát triển đường bộ, cần đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến ATGT, các biện pháp ATGT như các hoạt động cưỡng chế và giáo dục cần được xem xét đến như là một phần của các dự án. Đó sẽ là Thẩm định ATGT và cơ chế sẽ tương tự như Đánh giá tác động môi trường. Đối v ới an toàn đường bộ hiện nay, vấn đề đầu tiên là xác định được điểm đen tiềm ẩn và các điểm hoặc đoạn nguy hiểm. Ở Hà Nội, hiện có ban thường trực ATGT được Sở GTCC thành lập và chỉ đạo, với các thành viên từ phía công an, văn phòng quận và các công ty duy tu bảo dưỡng đường bộ, v.v. Trách nhiệm của ban này là xác định các điểm đen và phân tích nguyên nhân tai nạn, xây dựng các biên pháp đối phó. Tuy nhiên, các thông tin họ có được còn r ất hạn chế, cần thiết phải giới thiệu một hệ thống mới để thu thập thông tin, ví dụ như mở một đường dây nóng. Một cơ hội khác để thúc đẩy chương trình ATGT tổng thể là với các hoạt động trong tháng ATGT – tháng 9. Đây là một cơ hội tốt cho tất cả các tổ chức tập trung vào cùng các vấn đề, cũng là một dịp tốt để khuyến khích s ự tham gia của cộng đồng. Mỗi tỉnh hoặc thành phố có thể tổ chức tháng hoặc tuần ATGT cho người sử dụng đường bộ để hướng sự chú ý của họ tới các vấn đề ATGT đường bộ. Dựa trên thảo luận ở trên, các chiến lược sau đây được đề xuất để tăng cường chính sách ATGT; 1) Quy hoạch tổng thể ATGT (các chiến lược) và kế hoạ ch hành động của nó sẽ chỉ ra nhu cầu và tính cần thiết của chính sách ATGT tổng thể như là một chính sách cơ bản, (có thể là một trong các điều của Luật ATGT hoặc Luật giao thông) Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-8 2) Cơ chế thực hiện (trình tự thực hiện) sẽ được xây dựng bao gồm trách nhiệm của bên liên quan, đặc biệt là vai trò của UBATGT 3) Đối với các dự án xây dựng đường mới (nhất là quốc lộ và đường cao tốc), Luật Thẩm định ATGT hoặc Đánh giá tác động ATGT sẽ được giới thiệu và nếu như xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực đến ATGT, các biện pháp thích hợp sẽ được triển khai như một phần của dự án 4) Hội đồng liên lạc sẽ được thành lập cho các hoạt động đinh kỳ và xác định các dự án mục tiêu. Những hoạt động thí điểm vì tổ thường trực ATGT và các hoạt động khác ở Hà Nội sẽ phổ biến ra các thành phố khác. 5) Ban ATGT tỉnh thành phố sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng chương trình ATGT tổng thể và việc thực hiệ n chương trình. 9.4 Khảo sát chiến lược phát triển nguồn nhân lực Để thực hiện các biện pháp và chương trình ATGT, có hai nguồn lực cơ bản, cụ thể là nguồn lực con người và nguồn lực tài chính. Mục này sẽ bàn về nguồn lực con người. Ở Việt Nam, xã hội cơ giới hóa có lịch sử chưa lâu, bắt đầu từ giữa thập niên 90, từ các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng. Các vấn đề giao thông mới trở thành các vấn đề xã hộ i trong thời gian gần đây. Do đó, kinh nghiệm của các cán bộ ở các cơ quan có trách nhiệm đủ để giải quyết các vấn đề. Việc thiếu khoa kỹ thuật và quy hoạch giao thông trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt về nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, còn thiếu những người có chuyên môn cao. Đối với việc phát triển ATGT, cần rất nhiều ng ười có chuyên môn như kỹ sư thiết bị, nhà quy hoạch quản lý và kiểm soát giao thông, chuyên gia cưỡng chế, chuyên gia giáo dục ATGT, nhà tâm lý học và nhà báo, v.v. Những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đó không thể được xây dựng trong một khoảng thời gian ngắn, nó đòi hỏi một thời gian dài và cách tiếp cận chiến lược và hệ thống trong việc phối hợp với các trường đại học, các học viện đào tạo và nghiên c ứu. Kiến thức và kỹ năng cơ bản sẽ được cung cấp ở giáo dục bậc cao như đại học và học viện, và đào tạo thực tế sẽ được cung cấp ở các học viện đào tạo và các trường dạy nghề, tuy nhiên, hiện tại không có chương trình giáo dục và cơ sở đào tạo nào cung cấp các kiến thức về quy hoạch ATGT. Quy hoạch ATGT vẫn ch ưa được coi là môn học riêng, bao gồm kết hợp nhiều môn học, và nhiều kinh nghiệm thực tế. Các kiến thức và kỹ năng chung về các biện pháp an toàn như xây dựng dân dụng, kỹ năng cưỡng chế và tâm lý học được cung cấp, nhưng một chương trình đào tạo bao gồm tất cả các thành phần và để xây dựng các chính sách và chiến lược về ATGT vẫn chưa được xây dựng. Hiện tại (Tháng 3/2008), JICA đang triển khai một dự án phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội (TRAHUD), mục tiêu chính của dự án là cung cấp kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho CSGT, thanh tra giao thông và kỹ sư giao thông. Dự án đang [...]... cưỡng chế với những đối tượng vi phạm có mức sống tương đối cao ở những thành phố này Để giải quyết vấn đề này, có thể đề xuất có thêm phụ phí xử phạt đối với hành vi vi phạm ở các tỉnh thành, tạm gọi là “phụ phí bảo đảm trật tự ATGT” Mức độ phụ phí được Hội đồng nhân dân tỉnh thành quyết định dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương và có thể khác nhau tùy theo từng địa phương Về khía cạnh thể chế, ... hầu hết các nước thu nhập thấp, lực lượng cảnh sát quốc gia không được trả xứng đáng và tình trạng tham nhũng nhiều hơn là ngoại lệ Điều này khiến cho không thể cưỡng chế thực hiện các luật và quy định Có một lực lượng cảnh sát chuyên về an toàn đường bộ chịu trách nhiệm về an toàn đường bộ và được trả lương và giám sát bởi một quỹ an toàn đường bộ có thể là một giải pháp tốt hơn Nhìn chung, nguồn... chiến dịch an toàn đường bộ được hiệu quả, cần công tác cưỡng chế ở mức độ cao Thường việc cưỡng chế an toàn đường bộ liên quan đến luật do cảnh sát quốc gia và trong một số trường hợp là cảnh sát đường cao tốc là một bộ phận của Bộ GTVT và các công trình công cộng ở Uruguay Ở New Zealand, quỹ vận tải đường bộ làm hợp đồng và trả chi phí cho cảnh sát quốc gia trong các hoạt động liên quan đến an toàn đường... nguồn kinh phí sẵn có một cách có hiệu quả? Có thể hiểu được rằng câu trả lời cho các vấn đề này phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể Những điều sau đây được rút ra từ kinh nghiệm quốc tế (Ngân hàng thế giới, Chương trình hợp tác kỹ thuật CHLB Đức - GTZ, ESCAP, v.v.) và có thể đóng vai trò tham khảo trong trường hợp của Việt Nam Ở các nước phát triển, có thể chi tiêu 10-15% chi phí xây dựng đường, tái... vào người sử dụng một phần nhỏ trong mạng đường bộ lưới đường bộ Có thể bổ sung cho kinh phí an Chỉ có thể cung cấp một số toàn đường bộ và tận dụng sự lượng hạn chế và thường quản lý và tính hiệu quả của khu không bền vững phương tiện Phụ phí trên phí đường bộ Đóng góp của khu vực tư nhân vực tư nhân Vồn vay và hỗ trợ phát triển Có thể khởi động các chương Không bền vững trình đường bộ hiệu quả và... bốn loại tai nạn: Chết người, Chấn thương nghiêm trọng, Chấn thương ít nghiêm trọng và Chỉ thiệt hại về tài sản, tỷ lệ giữa các loại tai nạn này được tham khảo tại Tháp về Tai nạn thương tích ở Việt Nam do Bộ Y tế công bố chính thức Email: atgt2020@gmail.com III-9-14 Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Các kết quả được thể hiện trong Bảng... phí hoạt động của cảnh sát và hành chính Đối với phương pháp này, cần phải bao gồm cả ước tính tổn thất về năng suất cho đất nước do những người chết hay bị thương tật Các chấn thương nghiêm trọng có thể khiến nạn nhân phải ở bệnh viện nhiều ngày, nhiều tháng và một số phải điều trị trong suốt phần đời còn lại Do vậy, việc sử dụng giường bệnh và đội ngũ cán bộ ý tế tay nghề cao có thể thêm vào phí tổn... (c) các chiến dịch cưỡng chế, và (d) đào tạo và nhận thức lái xe III-9-23 Email: atgt2020@gmail.com Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Quyền quảng cáo gắn với ATGT cũng có thể được bán (ví dụ, cầu cho người đi bộ, biểu ngữ tuyên truyền ATGT, v.v.) Đóng góp vào an toàn đường bộ của các doanh nghiệp tư nhân không thể cung cấp tất cả nguồn... Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) (5) Rà soát lại vấn đề xử lý vi phạm giao thông (6) Ban hành Quy định pháp luật về Vận tải đường bộ (7) Rà soát lại Quy định pháp luật về đăng kiểm phương tiện và các vấn đề khác Về cơ bản, phần lớn các giải pháp được thảo luận ở trong quy hoạch trừ việc triển khai thực tế tổng thể đòi hỏi việc thể chế hóa thông qua... vận tải Khó khăn Khái niệm mới và khó đánh giá Phụ phí cho bảo đảm ATGT Liên quan trực tiếp đến ATGT và Một số yêu cầu về khía ngoài nguồn kinh phí từ tiền đủ linh hoạt cho các điều kiện cụ cạnh thể chế phạt thể của các địa phương Phụ phí nhiên liệu phương tiện Khó tránh né, mức phí thấp Khó tăng giá nhiên liệu Được chấp nhận là phí đánh vào Mức độ tránh né cao cơ giới Phụ phí tải trọng - khoảng cách . cường thể chế ATGT ở khu vực nông thôn (3) Cải thiện chương trình ATGT tổng thể (4) Khảo sát các chiến lược phát triển ngu ồn nhân lực (5) Khảo sát các. Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo) Email: atgt2020@gmail.com III-9-1 9. Khảo sát thể chế ATGT1 9.1 Nâng

Ngày đăng: 18/10/2013, 14:15

Hình ảnh liên quan

Hình III.9.1.1 Sơ đồ tổ chức (đề xuất) của UBATGTQG - Khảo sát thể chế ATGT1

nh.

III.9.1.1 Sơ đồ tổ chức (đề xuất) của UBATGTQG Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng III.9.5.1 Ước tính thiệt hại do TNGT ở một sốn ước - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.1 Ước tính thiệt hại do TNGT ở một sốn ước Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng III.9.5.2 Một số phương pháp dự toán TNGT - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.2 Một số phương pháp dự toán TNGT Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng III.9.5.3 Ước tính sơ bộ về thiệt hại do TNGTđường bộ gây ra tại Việt Nam theo công thức ESCAP  - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.3 Ước tính sơ bộ về thiệt hại do TNGTđường bộ gây ra tại Việt Nam theo công thức ESCAP Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng III.9.5.4 Thiệt hại kinh tế hàng năm do TNGTđường bộ - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.4 Thiệt hại kinh tế hàng năm do TNGTđường bộ Xem tại trang 16 của tài liệu.
Các kết quả được thể hiện trong Bảng III.9.5.5 và III.9.5.6. Thiệt hại do TNGTđường bộ năm 2007 ước tính khoảng 2.89% GDP tương đương 32,600  tỷđồng (2 tỷ USD) - Khảo sát thể chế ATGT1

c.

kết quả được thể hiện trong Bảng III.9.5.5 và III.9.5.6. Thiệt hại do TNGTđường bộ năm 2007 ước tính khoảng 2.89% GDP tương đương 32,600 tỷđồng (2 tỷ USD) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng III.9.5.5 Ước tính thiệt hại do TNGTđường bộ theo phương pháp giá trị  cuộc sống con người  - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.5 Ước tính thiệt hại do TNGTđường bộ theo phương pháp giá trị cuộc sống con người Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình III.9.5.1 minh họa sự gia tăng thiệt hại này - Khảo sát thể chế ATGT1

nh.

III.9.5.1 minh họa sự gia tăng thiệt hại này Xem tại trang 18 của tài liệu.
tế tính theo phần trăm dự kiến vẫn ở mức 2.89%. Bảng III.9.5.7 đưa ra con số ước tính thiệt hại kinh tế trong những năm sắp tới - Khảo sát thể chế ATGT1

t.

ế tính theo phần trăm dự kiến vẫn ở mức 2.89%. Bảng III.9.5.7 đưa ra con số ước tính thiệt hại kinh tế trong những năm sắp tới Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng III.9.5.8 Các thuận lợi và khó khăn điển hình của các nguồn lực tài chính khác nhau cho an toàn đường bộ - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.5.8 Các thuận lợi và khó khăn điển hình của các nguồn lực tài chính khác nhau cho an toàn đường bộ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng III.9.6.1 Các luật chính và trình tự thi hành liên quan đến ATGT đường bộ - Khảo sát thể chế ATGT1

ng.

III.9.6.1 Các luật chính và trình tự thi hành liên quan đến ATGT đường bộ Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan