TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

10 1.4K 3
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG : I) ISO 14000 : Theo đề xuất của Nhóm tư vấn chiến lược về môi trường trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị về phát triển môi trường thế giới họp tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã thành lập Ban kỹ thuật mang kí hiệu TC 207 để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nhằm thống nhất các tiêu chuẩn về quản lý môi trường . TC 207 có các tiểu ban : hệ thống quản lý môi trường; nhãn hiệu môi trường; đánh giá kết quả thực hiện môi trường; đánh giá tác động môi trường của một vòng đời một sản phẩm tiểu ban về thuật ngữ định nghĩa . Đến nay ISO 14001, ISO 14004 về hệ thống quản lý môi trường; ISO 14010, 14011, 14012 về thanh tra môi trường do Ban kỹ thuật này soạn thảo đã được thông qua công bố trong thời gian gần đây. Trước đó, đã có nhiều Hội nghị , Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trái đất nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. Các biện pháp “Ra lệnh-Kiểm tra” lâu nay vẫn làm không mang lại hiệu quả trên thực tế . Bất chấp sự kiểm tra, nhắc nhở theo qui định thậm chí xử phạt hành chính ở một số nước, các nhà sản xuất vẫn tiếp tục xả nhiều chất độc hại, huỷ hoại môi trường trái đất. Ngập lụt ở châu Âu, cháy rừng ở Indonesia . là một phần của hậu quả ấy. Trong khi đó môi trường là tài sản chung vô cùng quí giá, quyết định sự tồn tại của sinh vật trên toàn thế giới . ISO 14000 ra đời là để khắc phục tình trạng đó. Nó là một bộ tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn chi tiết việc bảo vệ môi trường nội bộ trong suốt quá trình sản xuất ở bất cứ qui mô nào. Mặc dù là một hệ thống tiêu chuẩn hướng dẫn việc tham gia hệ thống này là tự nguyện đối với tổ chức, doanh nghiệp, nhưng thực chất là bắt buộc nếu doanh nghiệp đó muốn sản phẩm của mình lưu thông trên thị trường khu vực thị trường thế giới. ISO14000 đưa ra hướng dẫn về xây dựng thực hiện các hệ thống nguyên tắc quản lý môi trường phối hợp chúng với các hệ thống quản lý khác. Những hướng dẫn trong tiêu chuẩn có thể áp dụng được cho mọi tổ chức với bất kể qui mô loại hình hoặc mức độ thuần thục, có quan tâm đến việc xây dựng, thực hiện và/hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Khái niệm môi trường được đề cập đến trong tiêu chuẩn là : “ những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người các mối quan hệ qua lại của chúng (những thứ bao quanh nói đến ở đây mở rộng từ nội bộ một tổ chức tới hệ thống toàn cầu)” Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, phương pháp thực hành, thủ tục, quá trình nguồn lực để xây dựng, thực hiện, đạt được, xem xét lại duy trì chính sách môi trường. Ngăn ngừa ô nhiễm là sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, vật liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm; hoạt động này có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thay thế vật liệu. ISO 14004 đưa ra 5 nguyên tắc của Hệ Thống Quản Lý Môi Trường : Nguyên tắc 1 -Cam kết chính sách : Tổ chức cần phải định ra chính sách môi trường đảm bảo sự cam kết về hệ thống môi trường của mình. Nguyên tắc 2 -Lập kế hoạch : Tổ chức phải đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách môi trường của mình. Nguyên tắc 3 -Thực hiện : Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải phát triển khả năng cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách mục tiêu chỉ tiêu môi trường của mình. Nguyên tắc 4 -Đo đánh giá : Tổ chức phải đo, giám sát đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình. Nguyên tắc 5 -Xem xét cải tiến : Tổ chức phải xem xét lại cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, nhằm cải thiện kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình. Với nguyên tắc này, nên coi hệ thống quản lý môi trường là cơ cấu tổ chức cần được giám sát liên tục xem xét định kỳ để có được một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong bên ngoài. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải có trách nhiệm cải thiện môi trường. Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 còn đưa ra hướng dẫn về các chuẩn cứ trình độ đối với các chuyên gia đánh giá môi trường để giúp cho việc áp dụng Hệ thống quản lý đánh giá môi trường. Các chuyên gia đánh giá nội bộ cũng phải có các năng lực như chuyên gia đánh giá bên ngoài nhưng không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các chuẩn cứ nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này dựa trên các yếu tố sau : * Quy mô , bản chất, mức độ phức tạp các tác động môi trường của tổ chức. * Tốc độ phát triển của các kỹ năng kinh nghiệm có liên quan trong nội bộ tổ chức. Nội dung của tiêu chuẩn 14012 quy định “chuyên gia đánh giá môi trường là người có đủ trình độ để thực hiện việc đánh giá môi trường.”. Chuyên gia đánh giá phải có kinh nghiệm công tác cho phép có đủ kĩ năng hiểu biết trong một vài hay tất cả các lĩnh vực dưới đây: * Khoa học công nghệ môi trường * Các khía cạnh về kĩ thuật môi trường của việc vận hành các phương tiện. * Các yêu cầu về luật pháp, quy chế các tài liệu liên quan đến môi trường. * Hệ thống quản lý môi trường các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ đánh giá. * Thủ tục, quy trình kỹ thuật đánh giá. Các chuyên gia đánh giá phải có tư chất kỹ năng dưới đây (nhưng không chỉ giới hạn có vậy) : * Năng lực trình bày một cách rõ ràng các khái niệm ý tưởng khi nói viết. * Các kỹ năng giao tiếp có lợi cho việc thực hiện đánh giá một cách có hiệu quả, như khả năng ngoại giao, khả năng xử trí khả năng lắng nghe. * Khả năng giữ tính độc lập khách quan đủ để hoàn thành các trách nhiệm đánh giá. * Khả năng đưa ra các kết luận có cơ sở dựa trên các chứng cứ khách quan. * Khả năng xử thế nhạy cảm đối với các tục lệ văn hoá của nước hoặc vùng nơi đang thực hiện đánh giá. Các chuyên gia đánh giá phải duy trì năng lực của mình bằng cách cập nhật các kiến thức về : * Các khía cạnh của công nghệ khoa học môi trường tương ứng. * Các khía cạnh về kỹ thuật môi trường của việc vận hành các phương tiện. * Luật môi trường, quy định các tài liệu liên quan đến môi trường. * Hệ thống quản lý môi trường các tiêu chuẩn liên quan dùng làm căn cứ đánh giá. * Thủ tục, quy trình kỹ thuật đánh giá . Các chuyên gia đánh giá phải trau dồi sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có theo quy định trong ISO 14010 kết hợp với quy phạm thích hợp về các quy tắc xử thế. Những chuyên gia đánh giá không có khả năng giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ cần để thực hiện trách nhiệm của mình sẽ không thể tham gia đánh giá nếu không có sự giúp đỡ. Khi cần, có thể nhờ người có kỹ năng ngôn ngữ cần thiết giúp đỡ, người trợ giúp đó phải là người không bị gây áp lực có thể làm ảnh hưởng đến việc đánh giá. Tuy mới ra đời nhưng Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đã được nhiều doanh nghiệp với các quốc tịch khác nhau áp dụng. Sở dĩ có điều này là vì các nhà sản xuất nhận thức được rằng, sản phẩm nào có giấy chứng nhận ISO 14000 thì sản phẩm đó có khả năng thâm nhập bất cứ thị trường nào mà không bị rắc rối về vấn đề môi trường. Sản phẩm của họ đương nhiên có sức cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp làm đầu mối XNK xăng dầu ở Việt Nam nói riêng, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 có một tác dụng rất to lớn trong việc bảo vệ môi trường ở các bến cảng, tránh thất thoát, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ gìn được môi trường sinh thái biển ở nước ta. II) TCVN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG : Bảo vệ môi trường vừa là hoạt động quan trọng đối với từng quốc gia, vừa là hoạt động có ý nghĩa khu vực toàn cầu. Thiết lập các tiêu chuẩn môi trường thích hợp áp dụng chúng có hiệu quả trong quản lý môi trường kiểm soát ô nhiễm là góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, cho sự hoà nhập của nước ta với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này. Cho nên, Cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, Cơ quan quản lý môi trường của Chính phủ đã có sự quan tâm ưu tiên cho việc lập kế hoạch cung cấp tài chính cho hoạt động tiêu chuẩn hoá môi trường. Tính đến nay đã có khoảng 220 TCVN hiện hành về môi trường bảo vệ môi trường, trong số đó có 73 TCVN được xây dựng trên cơ sở chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và 7 TCVN trên cơ sở chấp nhận ST-SEV (Tiêu chuẩn của Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế cũ). Đặc biệt năm 1997, ba TCVN đầu tiên về hệ thống quản lý môi trường được ban hành trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn ISO tương ứng của bộ ISO 14000. Trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại các cảng biển XNK xăng dầu, cần chú ý đến TCVN 4044-85 về QUY PHẠM NGĂN NGỪA Ô NHIỄM BIỂN DO TÀU GÂY RA (Rules for the Prevention of Maritime Pollution from Ships Construction and Equipment of Ships) do Tổng Cục Tiêu Chuẩn-Đo Lường-Chất Lượng thuộc Ủy ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước ban hành ngày 30 tháng 9 năm 1985 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1986. Tiêu chuẩn ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra được áp dụng cho các đối tượng sau: * Tàu bất kỳ chạy tuyến quốc tế * Tàu chuyên dùng để chở dầu, sản phẩm dầu, chất độc lỏng có công suất máy chính từ 55 KW trở lên, đối với tàu tự hành. * Tổng dung tích từ 80t đăng ký trở lên, đối với tàu không tự hành. Tiêu chuẩn đề ra một cách chi tiết các yêu cầu đối với kết cấu trang thiết bị của tàu để ngăn ngừa ô nhiễm do chuyên chở dầu thô các chế phẩm dầu thô gây nên. Tiêu chuẩn quy định: * Phải trang bị cho các tầu dầu hiện có dùng để chở dầu thô trọng tải từ 40.000 tấn trở lên các hầm nước dằn cách ly. Các tàu dầu hiện có dài từ 150 m trở xuống có thể được công nhận là tàu có hầm nước dằn cách ly nếu với mọi phương án dằn (kể cả trường hợp tàu rỗng chỉ có nước dằn cách ly) thì chiều chìm độ chúi của nó phải đảm bảo đầy đủ tính năng hàng hải. * Phải trang bị hầm lắng hoặc hệ thống các hầm lắng cho tàu dầu hiện có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên. Trên tàu dầu hiện có bất kỳ hầm hàng nào cũng có thể được dùng làm hầm lắng. * Về hệ thống rửa hầm tàu bằng dầu thô, có thể trang bị cho tàu dầu hiện có chở dầu thô hệ thống rửa hầm bằng dầu thô thay cho các hầm nước dằn cách ly. Số lượng cơ cấu dẫn động phải có khả năng rửa được hầm với điều kiện không di chuyển một trong những cơ cấu dẫn động đó quá hai lần so với vị trí ban đầu trong quá trình rửa. Đối với các hầm có kết cấu phức tạp có thể tăng các trị số diện tích bị che khuất, với điều kiện tổng diện tích bị che khuất không quá 10% tổng diện tích bề mặt ngang 15% tổng diện tích bề mặt đứng của tất cả các hầm hàng. * Đối với các tàu dầu có trang thiết bị đặc biệt phải được ghi vào “Giấy Chứng Nhận Quốc Tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu”. Phải có các tài liệu để chứng minh rằng Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thỏa thuận với các nước thành viên Công ước cho phép dùng các thiết bị đặc biệt hiện có. III) CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ KHÁC CÓ LIÊN QUAN: *Luật môi trường : Luật môi trường ở nước ta được công bố theo pháp lệnh số 29-L/CTN ngày10/1/1994 của Chủ tịch nước. Luật môi trường ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta, nhằm “nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực toàn cầu.” Điều 21 Luật môi trường của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, có phương án phòng tránh rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu phương tiện để xử lý kịp thời sự cố đó.” *Nghị định số 175-CP ngày 18-10-1994 của chính phủ : Nghị định này ra đời nhằm chi tiết hoá hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Nội dung của Nghị định nêu rõ về vấn đề phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Nghị định còn quy định về các đối tượng phải đánh giá tác động môi trường, đề ra các biện pháp nhằm phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường sự cố môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường. Cuối cùng, Nghị định quy định về các nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở nước ta. *Thông tư số 3370-TT/MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi trường. Thông tư này được ban hành nhằm “ hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu”. Nội dung của Thông tư nhận định “ hậu quả của sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu thường là nghiêm trọng, không những gây thiệt hại về mặt kinh tế mà còn làm ô nhiễm các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, mất cân bằng hệ sinh thái vùng, đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người trong thời gian nhất định hoặc kéo dài.”. Vì vậy, Thông tư quy định những công việc cần làm trong quá trình khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu gây ra tiến trình xây dựng hồ sơ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường của các bên có liên quan. *Thông tư số 2262-TT/MT ngày29/12/1995 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường. Thông tư này được ban hành để hướng dẫn việc “ khắc phục xử lý sự cố tràn dầu liên quan đến các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối tàng trữ dầu khí sản phẩm của dầu khí. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động vận chuyển, chế biến, phân phối tàng trữ dầu khí các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, tai nạn đâm va khi thủng tầu, đắm tàu .v.v . làm cho dầu sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản.Thông tư quy định “số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể được coi là sự cố tràn dầu. ”. Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường thời tiết ở từng địa bàn, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của dầu đối với môi trường có những tác hại khác nhau. Các khu vực cần được bảo vệ trước nhất là các bãi biển nằm trong khu du lịch, vùng nuôi trồng thuỷ sản, bãi rong biển, rặng san hô, các khu dân cư điểm di tích lịch sử .v.v . Nội dung của Thông tư quy định rõ về những công việc cần làm khi sự cố tràn dầu xảy ra. Công việc đầu tiên cần được nhanh chóng thực hiện là công tác thông báo. “Tổ chức cá nhân khi phát hiện dấu hiệu xảy ra sự cố tràn dầu, cần thông báo khẩn cấp cho chính quyền địa phương, Sở Khoa học, Công nghệ môi trường. Khi sự cố tràn dầu xảy ra ngoài khơi, lượng dầu thất thoát ra trên 2 tấn, ngoài việc thông báo cho các nơi như trên nhất thiết phải báo cáo cho Bộ Khoa học, Công nghệ Môi trường. Công việc thứ hai là phải áp dụng trong một thời gian ngắn nhất các biện pháp xử lý thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của Thông tư cũng đề cập những nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại về môi trường, nội dung cơ bản của thủ tục hồ sơ pháp lý đòi bồi thường cũng như các biện pháp trợ cấp ban đầu cho đối tượng là nhân dân sống hoạt động trong vùng bị gây hại trực tiếp do sự cố tràn dầu gây nên. . TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG : I) ISO 14000 : Theo đề xuất của Nhóm tư vấn chiến lược về môi trường trong quá trình chuẩn. môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường. Cuối cùng, Nghị định quy định về các nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo

Ngày đăng: 18/10/2013, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan