THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

32 731 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .1. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Từ năm 2003, ảnh hưởng từ vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra, basa và tôm đông lạnh Việt Nam, mức thuế của các mặt hàng này bị áp đặt Biểu đồ 2.1. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU áp t r t cao c ng thêmđặ ấ ộ các kho n ký qu l n vả ỹ ớ à i u ki n thanh kho nđ ề ệ ả ph c t p, khi n cho cácứ ạ ế doanh nghi p xu t kh uệ ấ ẩ th y s n c a Vi t Namủ ả ủ ệ ã chuy n h ng sangđ ể ướ các th tr ng khác. Giáị ườ tr kim ng ch xu t kh uị ạ ấ ẩ th y s n c a Vi t Namủ ả ủ ệ sang th tr ng EU tị ườ ừ n m 2004 – 2007 do óă đ t ng m nh, n m 2004 t că ạ ă ố t ng lên t i 92% sođộ ă ớ v i n m 2003, n m 2005ớ ă ă t c t ng l 79%, n mố độ ă à ă 2006 l 66% v n m 2007à à ă l 25%. Do ó, EU nhanhà đ chóng tr th nh th tr ngở à ị ườ nh p kh u th y s n l nậ ẩ ủ ả ớ nh t c a Vi t Nam, x pấ ủ ệ ế th hai l Nh t B n vứ à ậ ả à th ba l Hoa K . V tríứ à ỳ ị n y có th c duy trìà ể đượ trong nhi u n m t i.ề ă ớ Nguồn: Tổng hợp Tạp chí thương mại thủy sản từ năm 2000–2007 Đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, EU luôn là thị trường tiêu thụ quan trọng, là nhà nhập khẩu đứng vị trí thứ nhất về giá trị và khối lượng. Năm 2007, EU nhập khẩu gần 280 (nghìn tấn) thủy sản Việt Nam, trị giá khoảng 910 triệu USD, khối lượng tăng lên 27% và giá trị tăng lên 25% so với năm 2006. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thường tập trung vào một số quốc gia như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Bỉ, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này tăng dần từ năm 2001 – 2007. Biểu đồ 2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong khối EU giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD) Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản từ năm 2001 – 2007 Các thị trường trên có giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam tương đối đồng đều, với tốc độ tăng trưởng bình quân của năm thị trường này đạt trung bình 15,6%/năm, đây là tốc độ tăng khá cao và là nơi nhập khẩu phần lớn các sản phẩm thủy sản chủ lực như các da trơn, cá ngừ, tôm đông lạnh . của Việt Nam. Hà Lan là một thành viên mới của EU, nhưng đây đồng thời là thị trường có tốc độ nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, vào năm 2006 tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu của Hà Lan đạt 60,5% và năm 2007 là 34,4%. Hà Lan từ một nước đứng thứ 5 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào năm 2005 thì đến năm 2007 Hà Lan đã xếp vị trí thứ hai sau Đức. Ngoài một số thị trường có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản cao, thì thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng chậm và mất dần vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2005, Bỉ là quốc gia đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, trên thị trường Đức và Tây Ban Nha, sang năm 2006 và 2007 Bỉ chỉ xếp thứ 5 trong 5 nước và khoảng cách về kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng dần. Nguyên nhân là do sự khác biệt về nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường và chiến lược phát triển cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, điều này sẽ được phân tích trong phần sau. 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Các mặt hàng xuất khẩu chính sang EU bao gồm tôm đông lạnh, các đông lạnh các loại, mực và bạch tuộc . sản lượng xuất khẩu cũng như tỷ trọng của mỗi mặt hàng này có sự thay đổi qua các năm, để phân tích tổng quan về sự thay đổi đó tác giả xin đưa ra biểu đồ về cơ cấu và sản lượng của mỗi mặt hàng xuất khẩu sang EU từ 2005 – 2007 như sau. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU từ 2005 – 2007 (tấn, %) Nguồn: Tổng hợp tạp chí Thương mại Thủy sản từ tháng 1/2005 – 1/2007 Mỗi quả bóng tương ứng với một trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU, độ cao tương ứng với sản lượng xuất khẩu và độ lớn tương ứng với tỷ lệ phần trăm về sản lượng so với tổng kim ngạch xuất khẩu theo từng năm. Dựa vào biểu đồ trên, các nhận xét được rút ra như sau. Thứ nhất, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cá đông lạnh các loại tăng lên nhanh chóng theo từng năm, trong năm 2005, tỷ trọng mặt hàng này chiếm 57,6% (bao gồm cá da trơn, cá ngừ và các loại cá khác) tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, trong năm 2006, tỷ trọng này tăng lên 70%, và năm 2007 là 70,5%. Như vậy, các mặt hàng cá đông lạnh chiếm tỷ trọng rất lớn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, trong năm 2007, tỷ trọng này gấp 9 lần so với mặt hàng tôm đông lạnh, 10,3 lần so với mặt hàng mực và bạch tuộc. Điều này được giải thích do thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản, người tiêu dùng EU ưu thích các sản phẩm từ cá hơn và tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này thường cao hơn so với các mặt hàng khác. Thứ hai, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ cá tăng lên trong khi đó tỷ trọng các mặt hàng khác giảm xuống. Biểu đồ trên cho thấy, mặt hàng tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng giảm dần, từ 13,6% trong năm 2005, xuống 9,7% năm 2006 và đến năm 2007 tỷ trọng này còn 7,8%. Tương tự với mặt hàng mực và bạch tuộc, tỷ trọng năm 2005 đạt 11,1%, năm 2006 là 8,7% và năm 2007 chỉ chiếm 6,9% . nhưng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này vẫn tăng qua các năm. Như vậy, tốc độ tăng về sản lượng xuất khẩuđông lạnh cao hơn so với tốc độ tăng của mặt hàng tôm đông lạnh và mực đông lạnh, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cá của EU cao hơn so với việc tiêu dùng các sản phẩm thủy sản khác, yếu tố này sẽ ảnh hướng tới chiến lược xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong giai đoạn tới (từ 2008 – 2010). Thứ ba, trong các mặt hàng cá đông lạnh xuất khẩu sang thị trường EU, mặt hàng cá da trơn có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo đó là mặt hàng cá ngừ đại dương. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu cá da trơn chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2005, tỷ trọng này tăng lên 56% vào năm 2006 và năm 2007 đạt 57,2%. Các sản phẩm từ cá ngừ có tỷ trọng thấp hơn đạt 6% năm 2005, năm 2006 là 6,4% và năm 2007 đạt 6,6%, trong khi đó, tỷ trọng các loại cá khác giảm dần. Thực trạng trên cho thấy, các loại cá da trơn như cá tra và basa vẫn là các sản phẩm ưu thế và đóng vai trò chủ chốt trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, đây là các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với các đối thủ khác. Điều này hoàn toàn phù hợp khi Việt Nam có một diện tích nuôi trồng rộng lớn, trong đó, diện tích nuôi các loại cá da trơn chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích nuôi trồng cả nước, và được tập trung chủ yếu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng Duyên hải miền Trung. Lợi thế về sản phẩm cá da trơn của Việt Nam có xu hướng giảm dần do sự mở rộng sản xuất của các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêsia, Trung Quốc. Mặt hàng cá ngừ đại dương có tốc độ tăng tương đối cao, đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, do giá cả các mặt này thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác (điều này sẽ được phân tích tại mục 2.1.3), việc đầu tư mua mới và nâng cấp các loại tàu đánh bắt xa bờ tại các vùng duyên hải miền Trung, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Nam Bộ . đã nâng lượng tàu của cả nước lên gần 21.000 chiếc vào năm 2007, sản lượng khai thác các loài hải sản đã tăng lên trong đó có mặt hàng cá ngừ. Đây là do đó, việc phát triển các phương tiện đánh bắt có công suất lớn là hướng đi đúng của thủy sản Việt Nam trong giai đoạn tới. Như vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005 – 2007 tập trung vào 4 loại mặt hàng đó là: mặt hàng cá da trơn, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc và cá ngừ đại dương. Trong đó, các mặt hàng cá da trơn và tôm đông lạnh được xem là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam nhờ vào diện tích nuôi trồng rộng lớn. Các mặt hàng hải sản đang có tốc độ tăng trưởng cao ở Việt Nam, điều này sẽ giúp đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề hết sức quan trọng đối với thủy sản Việt Nam tại thị trường EU, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU. Dự báo về xu hướng nhập khẩu của thị trường EU là căn cứ để xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.3. Giá cả các mặt hàng thủy sản tại thị trường EU Giá cả của một số mặt hàng thủy sản tại thị trường EU bao gồm giá của mặt hàng cá các loại, mực và bạch tuộc .dựa vào giá cả của mỗi mặt hàng có thể thấy được giá trị của từng mặt hàng đó trong tiêu dùng. Trong cùng một đơn vị khối lượng, mặt hàng có giá cao hơn thì có giá trị kinh tế cao hơn và mức giá của một sản phẩm tăng sẽ kích thích các nhà xuất khẩu trong việc cung cấp sản phẩm đó tới người tiêu dùng EU. Do đó, tính cạnh tranh trong cùng một sản phẩm giữa các nhà xuất khẩu tăng lên. Một trong các mặt hàng được xem là có giá trị kinh tế cao đó là cá ngừ đại dương, sự biến đổi về giá bán mặt hàng này trên thị trường EU như sau. Biểu đồ 2.4. Giá bán mặt hàng cá ngừ đóng hộp tại thị trường EU Nguồn: www.globefish.org Biểu đồ trên cho thấy sự biến đổi giá bán của mặt hàng cá ngừ đóng hộp trong tháng 1 từ năm 1998 đến năm 2007. Giá mặt hàng này tương đối cao, thấp nhất là 15EUR/1 kg và cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2007 là vào khoảng 25 EUR/1kg. Ngoài ra, giá mặt hàng cá ngừ sau một thời gian giảm từ tháng 1/2002 đến tháng 1/2004 sau đó có xu hướng tăng trở lại từ tháng 1/2005 đến tháng 1/2007. Đây là một mặt hàng đang được ưu chuộng trên thị trường EU, với mức giá cao nó trở thành mặt hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành khai thác thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. Mặt hàng thứ hai là mặt hàng mực và bạch tuộc, đây cũng là một mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, giá bán của mặt hàng này trên thị trường EU biến đổi như sau. Biểu đồ 2.5. Giá bán mặt hàng mực tại thị trường EU Nguồn: www.globefish.org Giá bán của mặt hàng mực ít biến động, dao động trong khoảng 12 – 14 EUR/kg trong giai đoạn 2005 – 2007. Từ tháng 10/2006 đến tháng 04/2007, giá mực hầu như không thay đổi, với giá khoảng 12,5 EUR/kg, tuy nhiên, sang đến tháng 05/2007 mặt hàng giá mực có xu hướng tăng lên và gần chạm vạch 14 EUR/kg. 2.2. Xu hướng nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2008 – 2010 2.2.1. Xu hướng nhập khẩu chung Về cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu, EU nhập khẩu nhiều các mặt hàng cá đông lạnh các loại, tôm đông lạnh chiếm thị phần thấp hơn, sau đó là các mặt hàng hải sản như mực và bạch tuộc, nhuyễn thể . Sản lượng nhập khẩuđông lạnh tăng rất lớn qua các năm, đặc biệt là các sản phẩm cá nước ngọt, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi. Do sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của các nước EU thấp hơn so với nhu cầu tiêu dùng, trong thời gian tới EU vẫn có mức thâm hụt thương mại thủy sản cao. Dự báo xu hướng nhập khẩu thủy sản của EU từ nay đến 2010 đó là tăng cường nhập khẩu các sản phẩm cá nước ngọt, trong đó các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực và bạch tuộc có tốc độ tăng trưởng cao hơn, mặt hàng tôm đông lạnh vẫn duy trì ở mức tăng cao và khá ổn định, xu hướng biến động của thị trường tôm thế giới sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tại EU. Các loại nhuyễn thể sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao tại các thị trường như Pháp, Anh, Đức. Hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU vẫn tập trung vào các sản phẩm thủy sản nước ngọt, đặc biệt là mặt hàng cá da trơn và tôm đông lạnh, đây là những mặt hàng mà thị trường EU có nhu cầu lớn, tuy nhiên, việc xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh của các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Việc dự báo nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, sao cho phát huy được những thế mạnh của thủy sản Việt Nam và hạn chế sự cạnh tranh từ các đối thủ. Trong phần này những mặt hàng được dự báo là những mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường EU. 2.2.2. Xu hướng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh Cá ngừ là mặt hàng có tốc độ nhập khẩu khá cao ở thị trường EU, các nước nhập khẩu cá ngừ lớn nhất trong khối EU là Anh, Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Trong đó, 3 quốc gia Anh, Đức, Pháp đều có xu hướng tăng trưởng trong hai năm 2005 và 2006, đạt mức trung bình 7,5%/năm. Biểu đồ 2.6. Xu hướng nhập khẩu mặt hàng cá ngừ của các quốc gia EU (Đơn vị:1000 tấn) Nguồn: www.globefish.org/EU legislation Tổng mức sản lượng cá ngừ nhập khẩu của các nước này năm 2006 đạt 437,8 (nghìn tấn) tăng 5,6 (nghìn tấn) so với năm 2005, Pháp là nước có tốc độ tăng nhập khẩu cá ngừ lớn nhất trong cả khối, năm 2006 nhập khẩu cá ngừ của Pháp đạt 111,4 (nghìn tấn) tăng 4,5% trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai sau Anh. Các nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này sang thị trường EU bao gồm Seychelles, Ecuador, Thái Lan, Philippin. Tổng thị phần của các nước này chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU. Các nước khác chiếm thị phần như sau. Biểu đồ 2.7. Thị phần xuất khẩu cá ngừ của các quốc gia vào thị trường EU Nguồn: www.globefish.org/EU legislation Thị phần mặt hàng cá ngừ của Seychelles đứng vị trí thứ nhất chiếm 13,8%, thứ hai là Thái Lan 10,1% và thứ ba là Ecuador với 9,3% về thị phần. Thị phần của Việt Nam chỉ chiếm 3,2% đứng trước Inđônêsia (chiếm 1,6%) và đứng sau Thái Lan và Philippin (chiếm 7,7%), như vậy, trong khu vực ASEAN mặt hàng cá ngừ của Việt Nam chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan và Philippin. Dự báo 1 trong thời gian tới từ năm 2008 – 2010 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cá ngừ của các nước trên tăng lên 505,8 (nghìn tấn) vào năm 2008; 530,2 (nghìn tấn) vào năm 2009 và 555,7 (nghìn tấn) vào năm 2010. Dự báo tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của các quốc gia nhập khẩu cá ngừ lớn nhất EU vào khoảng 5%/năm. Đây là mặt hàng có tiềm năng lớn đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam, việc đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU từ nay đến 2010 sẽ là một 1 Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để dự báo sản lượng nhập khẩu mặt hàng cá ngừ của 5 nước nhập khẩu cá ngừ lớn nhất EU, dựa trên chuỗi số liệu từ năm 2000 – 2006. Việc tính toán được trình bày cụ thể trong phần phụ lục 1. chiến lược tăng cường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Kết quả dự báo được dùng để xây dựng cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.2.3. Xu hướng nhập khẩu tôm đông lạnh Các nước và khu vực nhập khẩu tôm lớn nhất trên thế giới là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, giai đoạn 2004 – 2007 xu hướng nhập khẩu tôm của quốc gia này có sự thay đổi đáng kể. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2007 có xu hướng giảm xuống với mức giảm 10% so với cùng kỳ năm 2006. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2006 đạt 12%, sang năm 2007, nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2006 với mức giảm là 2%. Như vậy, xu hướng nhập khẩu tôm của hai thị trường lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản đều giảm trong năm 2007. Tuy nhiên, thị trường EU vẫn là nhà nhập khẩu tôm với mức tăng trưởng ổn định nhất qua các năm, trong 9 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu tôm của EU tăng 4% so với cùng kỳ năm 2006, tổng sản lượng nhập khẩu tôm đông lạnh hàng năm của EU lớn gấp đôi Hoa Kỳ và gấp 3 lần so với Nhật Bản. Tốc độ tăng nhập khẩu của thị trường EU và các thị trường khác trên thế giới được cho bởi biểu đồ sau đây. Biểu đồ 2.8. Nhập khẩu tôm của các nước trong EU và thế giới Nguồn: http://www.globefish.org/index.php?id=4404 Tổng sản lượng nhập khẩu tôm của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ trong 2 năm 2006 – 2007, với mức nhập khẩu năm 2007 đạt 1,181 triệu tấn giảm hơn 8,5 (nghìn tấn) so với năm 2006 (với sản lượng nhập khẩu 1,190 triệu tấn). Tổng sản lượng nhập khẩu của 3 thị trường lớn này giảm xuống, trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Nhật Bản và Hoa Kỳ đều giảm, điều này đồng nghĩa với việc, thị trường nhập khẩu tôm thế giới đã có xu hướng chuyển biến từ việc giảm nhập khẩu tôm của Nhật Bản, Hoa Kỳ và tăng nhập khẩu của EU. Các nước nhập khẩu tôm lớn nhất của EU là Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Anh, Đức, với tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2007 trung bình đạt 11%, trong đó, Đức là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tôm lớn nhất đạt 31%, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ tôm của quốc gia này tăng mạnh trong thời gian qua do nguồn cung cấp ổn định và dồi dào của các quốc gia Châu Á và Brazil. Sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005 – 2007 tăng lên nhanh chóng, năm 2005 xuất khẩu tôm sang EU đạt 17.721 (tấn), sang năm 2006 tăng lên 21.265 (tấn) và năm 2007 đạt 21.633 (tấn) 2 , tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này trung bình đạt 41%/năm. Các quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất EU giai đoạn 2004 – 2007 gồm. Biểu đồ 2.9. Xu hướng nhập khẩu tôm của một số nước EU Nguồn: http://www.globefish.org/index.php?id=4404 Dựa vào các biều đồ trên có thể thấy, các quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất EU đều có xu hướng tăng nhập khẩu mặt hàng này trong giai đoạn 2004 – 2007. Trong đó, tốc độ tăng sản lượng nhập khẩu tôm từ tháng 1 – 9 của Đức cao nhất, đạt trên 34% vào thời điểm năm 2007, đây là một thị trường trẻ và rất khởi sắc, mặc dù có tốc độ tăng cao nhưng thị trường Đức vẫn xếp vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm của EU sau Pháp và Anh. Quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất trong EU là Pháp, với sản lượng nhập khẩu 9 2 Số liệu xuất khẩu tôm sang thị trường EU từ năm 2005 – 2007 được lấy từ Tạp chí Thương mại Thủy sản số tháng 1/2008, trang 23. [...]... nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến năm 2007, thị trường EU đã trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vượt qua các thị trường trước đó như Hoa Kỳ và Nhật Bản Điều này sẽ được minh chứng dựa vào biểu đồ sau Biểu đồ 2.15 Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam 6 Tác giả: Vương Huy Đông, Lê Đăng Khoa Đề tài: “Nâng cao khả năng ứng phó với các vụ kiện bán phá giá của Việt. .. ngạch nhập khẩu của EU, việc một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Inđônesia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản vào EU tăng nhanh trong những năm qua và luôn năm trong top đầu về xuất khẩu thủy sản sang thị trường này thì khả năng EU sẽ khởi kiện bán phá giá với nhiều nước châu Á là hoàn toàn có cơ sở Theo phân tích trên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU sẽ... trưởng EU trong năm 2006 đạt 18.976 (tấn), giá trị kim ngạch đạt 50,3 triệu USD, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Italia 12.721 (tấn), đạt 31,7 triệu USD; thị trường Tây Ban Nha là 2.591 (tấn), đạt 6,2 triệu USD Đây là hai thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc đông lạnh lớn nhất trong khối EU, chiếm 80,7% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU Do đó, sự biến động về nhu cầu nhập khẩu. .. nhóm 10 nước cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường châu Âu, thị phần thủy sản của Việt Nam tại thị trường EU ngày càng tăng và chiếm 2,08%7 và đây là dấu hiệu để EC có thể khởi kiện bán phá giá đối với một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhằm bảo vệ nghề cá trong nội khối Mặt khác, khả năng khởi kiện cũng có thể diễn ra đối với một số nước trong đó có Việt Nam có tỷ trọng thủy sản chiếm trên 7% tổng... phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản, một mặt hàng thực phẩm nhạy cảm liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng thì các quy định mà EU đưa ra với mặt hàng này rất cao và chặt chẽ Đây là rào cản đầu tiên và lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Nhu cầu thủy sản của thị trường EU là rất lớn, đặc biệt tăng... và xuất khẩu thủy sản nói riêng Việc tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng giá bán các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ở nước nhập khẩu, do nhà nhập khẩu nước ngoài phải tốn nhiều chi phí hơn để bù đắp sự tăng giá của đồng VNĐ, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường nước ngoài Trên đây là lý thuyết về sự tác động của tỷ giá hối đoái tới xuất. .. chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình sản xuất khoa học và được EU công nhận Do đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU Theo thông tin cập nhật đến ngày 10/3/2008 kèm theo công văn số 146/QLCL – CL 1 ngày 18/3/2008 của Bộ NN... danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU, theo đó, hiện nay có 266 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường EU Các doanh nghiệp này được phân bố nhiều nhất tại các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện vệ sinh an toàn trong nuôi trồng, khai thác và chế biến đạt tiêu chuẩn EU Số lượng các doanh nghiệp... nhiên, xuất khẩu sang thị trường Pháp vẫn còn rất hạn chế đối với tôm đông lạnh Việt Nam, Việt Nam chỉ tập trung xuất khẩu mặt hàng này vào các thị trường như Đức, Bỉ, Anh (có kim ngạch xuất khẩu cho trong bảng sau), nguyên nhân do tôm đông lạnh của Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất lớn từ phía các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt. .. cho phần lớn ngành kinh doanh EU; • Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được Tính cho tới thời điểm năm 2008, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chưa chịu bất kỳ một cuộc điều tra chống bán phá giá nào, điều này khác với thị trường Hoa Kỳ khi mà thủy sản của Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu tới hai cuộc điều . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .1. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 2.1.1 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Kết quả dự báo được dùng để xây dựng cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.2.3. Xu hướng nhập khẩu

Ngày đăng: 18/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3. Dự báo sản lượng nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh của hai  thị trường Tây Ban Nha và Italia giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: nghìn tấn) - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Bảng 2.3..

Dự báo sản lượng nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh của hai thị trường Tây Ban Nha và Italia giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: nghìn tấn) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Thông báo tình hình nuôi và sử dụng hoá chất/thuốc thú y và các sự cố xảy ra tại khu vực kiểm soát Gửi mẫu - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

h.

ông báo tình hình nuôi và sử dụng hoá chất/thuốc thú y và các sự cố xảy ra tại khu vực kiểm soát Gửi mẫu Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan