MỘT Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI XNXD SỐ 2

11 243 0
MỘT Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI XNXD SỐ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI XNXD SỐ 2 Xí Nghiệp Xây Dựng số 2 đây là một đơn vị hoạt động kinh tế có hiệu quả, lợi nhuận của Xí Nghiệp ngày một tăng. Trong những năm qua công tác trả lương tại Xí Nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc kích thích người lao động và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Xí Nghiệp đã áp dụng các hình thức trả lương một cách hợp lý, linh hoạt gắn với từng loại hình công việc, phát huy việc phân phối và sử dụng tiền lương thành đòn bảy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề như đã phân tích trong phần trước. Với mục đích là làm thế nào để hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí Nghiệp, để tiền lương thực sự là đòn bảy kinh tế mạnh mẽ, em xin mạnh dạn đóng góp một số biện pháp. Trước hết, vấn đề xây dựng và phân phối quỹ tiền lương ở xí nghiệp phải quán triệt một nguyên tắc sau: - Quy chế phân phối quỹ tiền lương của Xí Nghiệp thực hiện trên cơ sở quy định trong Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới; Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính Phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước; Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các DNNN; Quy chế trả lương của Công ty chủ quản và của Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam. Việc thực hiện các nguyên tắc trên chính là tạo mộtsở pháp lý cho nhà nước quản lý được tiền lương và thu nhập ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để quản lý và điều chỉnh tiền lương cho phù hợp giữa các doanh nghiệp là vấn đề rất khó khăn, bởi mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức trả lương khác nhau, nên không thể tránh khỏi tình trạng : Nếu 2 doanh nghiệp có tính chất hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tương tự nhau nhưng nếu chọn 2 hình thức trả lương khác nhau thì thu nhập của người lao động khác nhau. - Việc trả lương cho CBCNV của Xí Nghiệp thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào quỹ tiền lương theo mức độ thực hiện kế hoạch, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và kết quả lao động cuối cùng của từng người. - Toàn bộ quỹ lương được phân phối trực tiếp cho CNVC không được sử dụng vào mục đích khác, không phân phối bình quân. - Tiền lương hàng tháng của CBCNVC được ghi vào sổ lương của cơ quan theo quy định tại thông tư số 15/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 của BLĐTBXH. - Hệ số lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ được tính theo Nghị định 26/CP, hệ số chức danh và phụ cấp chức danh tính theo quy định của Công Ty Thiết kế và Xây lắp Dầu Khí. - Đóng BHXH và BHYT theo mức lương tối thiểu của nhà nước. - Trả lương cho CNVC theo quy định của XN và của Công ty chủ quản. I. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN 1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý Tiền lương trả theo thời gian chỉ thực hiện đúng chức năng và quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động khi việc phân công lao động và đánh giá công việc mà người lao động hoàn thành được thực hiện tốt. Việc trả lương cho cán bộ quản lý dựa vào lương cấp bậc của từng người và ngày công thực tế trong tháng của người đó, phần tiền lương mềm lại không căn cứ vào thời gian làm việc của từng người , thực tế này đã gây nên nhiều bất hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng người lao động không sử dụng hết thời gian làm việc trong ca, gây lãng phí thời gian, lãng phí nhân lực, dẫn đến tăng chí phí tiền lương, tăng giá thành sản phẩm. Trong khi đó việc trả lương lại chưa gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và chất lượng công việc của từng người. Trong tổ chức, có phòng ban việc phân công công việc cho từng người chưa hợp lý và không rõ ràng. Có người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc trong khi đó có những người lại đảm nhiệm ít công việc thậm chí có nhiều việc mang tính chung chung, không có ai chịu trách nhiệm chính. đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí thời gian làm việc. Do vậy, để phân công bố trí hợp lý công việc cho từng người và sử dụng tối đa khả năng làm việc, Xí nghiệp cần bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình sao cho gọn nhẹ, đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng làm việc và cấp bậc của từng người. Tiến hành phân tích công việc và giao việc cụ thể dựa trên bản phân tích công việc. Hàng tháng có kiểm tra đánh gia mức độ hoàn thành công việc cũng như sự cố gắng vươn lên trong công việc để làm cơ sở tính trả lương cho người lao động. Trong quá trình công tác người lao động cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn, do đó Xí nghiệp nên có chính sánh đưa người lao động đi đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thay đổi của công việc. 2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 2.1 Tiền lương cứng: Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế. Công thức tính như sau: V t T i = ———— x n i h j (1) n j h j Trong đó: - i thuộc j . - T i : Tiền lương người thứ i nhận được. - n i : Ngày công thực tế trong kỳ của người thứ i. - M: số người của bộ phận làm lương thời gian. - V t : Quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian, được tính theo công thức: V t = V c - ( V sp + V k ) (2) V c : Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động. V sp : Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm. V k : Quỹ tiền lương của bộ phận làm lương khoán. - h i : hệ số tiền lương của người thứ i ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. d 1i + d 2i h i = ———— x k (3) d 1 + d 2 Trong đó: k : Hệ số mức độ hoàn thành, được chia làm 3 mức: - Mức hoàng thành tốt: 1.2 - Mức hoàn thành:1.0 - Mức chưa hoàn thành: 0.7 d 1i : Số điểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận. d 2i : Số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận. Tổng số điểm cao nhất của hai nhóm yếu tố mức độ phức tạp và trách nhiệm của công việc(d 1i , d 2i ) là 100%, thì số điểm của d 1i cao nhất là 70 điểm (chiếm tỷ trọng 70%) và d 2i cao nhất là 30 điểm (chiếm tỷ trọng 30%). Công việc đòi hỏi cấp trình độ d 1i d 2i Từ đại học trở lên 45 -70 1 - 30 Cao đẳng và trung cấp 20 - 40 1 - 18 cấp 7 - 19 1 - 7 Không cần đào tạo 1 - 6 1 - 2 - Đối với d 1i : căn cứ vào tính tư duy, chủ động, sáng tạo, mức độ hợp tác và thâm niên công tác đòi hỏi, doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể. - Đối với d 2i : cắn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, với tài sản và tính mạng con người… doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể. ( d 1 + d 2 ) : Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất trong Xí nghiệp. Các bước tiến hành xác định hệ số tiền lương làm cơ sở để trả lương theo công thức này là: (1). Thống kê chức danh công việc của tất cả các cán bộ làm lương thời gian. (2). Phân nhóm các chức danh công việc theo 4 cấp trình độ: từ đại học trở lên; cao đẳng và trung cấp; cấp ; không cần đào tạo. (3). Xác định khung giãn cách dùng để trả lương giữa công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất (gọi tắt là bội số tiền lương) Bội số tiền lương cao nhất bằng 2 lần hệ số tiền lương của chức danh công việc phức tạp nhất được xếp theo NĐ 26/CP của Xí nghiệp và số thấp nhất bằng hệ số mức lương được xếp theo NĐ 26/CP. Trong khung bội số tiền lương Xí nghiệp lựa chọn bội số tiền lương cho phù hợp. (4). Theo bảng tỷ trọng điểm, xây dựng bảng điểm cụ thể để chấm điểm cho các chức danh công việc cụ thể theo các cấp trình độ. (5). Chấm điểm và xác định hệ số lương cho từng chức danh công việc theo các cấp trình độ. (6). áp dụng công thức (1), (2) ,(3) để tính lương cho từng người. Để xác định mức độ hoàn thành công việc: dùng phương pháp chấm điểm để xác định lao động giỏi. Xí nghiệp nên sử dụng một bảng tính điểm cụ thể. Bảng này được xây dựng trên cơ sở bảng phân tích công việc. Trong đó các công việc mà mỗi người lao động phải hoàn thành được liệt kê một cách cụ thể, chi tiết kể cả những công việc mới phát sinh trong tháng. Bảng tính điểm do phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng ban khác tiến hành xây dựng. Hàng tháng trưởng phòng lên kế hoạch xem xét các công việc trong tháng của nhân viên từ đó tiến hành hiệu chỉnh bổ sung bảng điểm cho phù hợp với tình hình thực tế. * Ưu điểm: Với hình thức trả lương này thu nhập mà người lao động nhận được không những gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mà còn gắn với kết quả lao động của từng người. Theo cách này, tiền lương mà người lao động nhận được phản ánh đúng hao phí sức lao động mà họ bỏ ra, đặc biệt nó phản ánh sự nỗ lực vươn lên trong công việc của người lao động. Do đó, khuyến khích người lao động tích cực làm việc để hoàn thành suất sắc phần việc của mình, nâng cao trách nhiệm, gắn bó với Xí nghiệp. * Nhược điểm: Việc xây dựng các bảng điểm để tính điểm cho từng người đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. Việc đánh giá và cho điểm người lao động đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ của người đánh giá. Phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức vai trò của người lao động và vai trò của tiền lương trong Xí nghiệp. 2.2 Lương chức danh: Phần lương chức danh của Xí nghiệp cao hơn rất nhiều so với tiền lương theo cấp bậc của người lao động, chính phần tiền lương này là động lực thúc đẩy người lao động làm việc. Tuy nhiên, cách tính lương này lại không phụ thuộc vào ngày công lao động thực tế, không thể hiện hiệu quả lao động của người lao động. Có thể tính phần lương này như sau: Hsố i x L min L cd = ———— x N i h i Trong đó : L cd : tiền lương chức danh của người lao động hưởng lương chức danh trong Xí nghiệp. Hsố i : hệ số lương chức danh L min :tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. (Từ 01/01/03 là 290.000 đồng) N i : số ngày công thực tế của người lao động thứ i trong tháng H i : số ngày làm việc áp dụng trong tháng ở Xí nghiệp ( hiện tại là 22 ngày) Cách tính N i : tính theo số giờ công thực tế làm việc trong ngày - dựa vào bảng phân tích công việc. * Tổng tiền lương người lao động làm lương thời gian được hưởng trong tháng là: TL = L cứng + L cd Các chế độ khác áp dụng như hiện nay. II. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM . 1. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp hiện nay ở Xí Nghiệp tương đối hoàn chỉnh chỉ có phần xác định hệ số cấp bậc và chức danh công việc đảm nhận là chưa phù hợp. Xí nghiệp cần sắp xếp lại hoặc cử đi học ở các lớp bời dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ cho bộ phận này. Ví dụ: Hệ số cấp bậc của CNCT nên cao hơn kế toán đội và bảo vệ 2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm khoán: 2.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm khoán a. Hoàn thiện hệ thống định mức: Định mức lao động tiên tiến - áp dụng trong sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp quản lý kinh tế khoa học, đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng là biện pháp quản lý lao động khoa học, đảm bảo tính chặt chẽ. Định mức lao động là cơ sở quan trọng để tính đơn giá tiền lương. Trả lương có gắn được với kết quả lao động của từng người hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu định mức cho từng công việc. Đặc biệt đối với ngành xây dựng, công tác định mức được thực hiện tốt sẽ góp phần xây dựng đơn giá khoán được chính xác, làm cơ sở để giao đơn giá khoán các công trình với mức tiền công hợp lý. Đối với Xí nghiệp Xây dựng số 2, công tác định mức được chú ý thực hiện và biến đổi phù hợp với từng công trình. Tuy nhiên, định mức ở Xí nghiệp được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do vậy, để có được hệ thống định mức tiên tiến Xí nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Tổ chức hợp lý hội đồng định mức, kết hợp với các cán bộ thuộc các phòng ban khác để làm việc bảo đảm tính chính xác, kết hợp với các điều kiện thực tế để xây dựng mức, thể hiện tính tiên tiến và hiện thực. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ định mức bằng cách: + Mở các lớp ngắn hạn để bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn. + Cử đi học ở các lớp thuộc các trường chính quy. + Tạo điều kiện cho họ xuống cácsở để nắm bắt tình hìnhthực tế và bổ sung thêm kiến thức chuyên môn. + Thường xuyên theo giõi cập nhật chính sách, chế độ có liên quan đến công tác định mức. Do các mức được xây dựng có tính không gian và thời gian, chỉ đúng trong những điều kiện nhất định cho nên cần phải tăng cường công tác điều tra, điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với tình hình thực tế. Bởi vì không như những ngành sản xuất khác, đặc điểm của ngành xây dựng là làm việc ngoài trời, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, vị trí địa lý… Việc kiểm tra rà soát lại mức có ý nghĩa rất quan trọng vì chỉ qua khảo sát thực tế mới có thể chỉ ra một cách rõ ràng, đầy đủ các nguyên nhân làm cho mức không còn phù hợp với thực tế sản xuất, làm cơ sở đề ra các biện pháp cho việc xây dựng mức có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, chi phí việc chuẩn bị công phu, tốn kém - Trên cơ sở các tài liệu đã có, kết hợp với các phương pháp phân tích bằng các hình thức bấm giờ, chụp ảnh… căn cứ vào điều kiện thực tế để hàng năm Xí nghiệp tổ chức thi tay nghề, kiểm tra bậc thợ công nhân. Đây là những căn cứ khá chính xác, đầy đủ cho việc xem xét lại những định mức trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, chi phí, việc chuẩn bị công phu. b. Hoàn thiện công tác tổ chức, phục vụ và bố trí lao động. * Tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của công nhân, giảm được thời gian hao phí góp phần tăng năng suất lao động và do đó tiền lương mà người lao động nhận được cũng tăng lên. Nhận thức được điều đó nên công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc của Xí nghiệp được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm được thực hiện chưa tốt như việc cung cấp nguyên vật liệu còn chậm trễ, không đồng bộ làm cho qúa trình sản xuất bị gián đoạn. Mặc dù máy móc thiết bị được lên kế hoạch từ trước cả về số lượng và chủng loại nhưng việc điều động chúng đến nơi làm việc lại thực hiện không tốt. Từ đó làm cho quá trình sản xuất không được liên tục, việc thi công không thuận lợi… Để khắc phục tình trạng trên Xí nghiệp cần thực hiện tốt những điểm sau: - Xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡngtính chất, mức độ và sự đòi hỏi của từng công đoạn, từ đó bố trí và phục vụ cho hợp lý. - Đối với nguyên vật liệu: Căn cứ vào các mức đã được xây dựng để tính toán số lượng và chủng loại cần thiết cho thi công công trình, cung cấp nguyên vật liệu phải căn cứ vào tiến độ thi công cũng như trình độ thi công, tránh được tình trạng ứ đọng, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu, tránh thất thoát và những lãng phí không cần thiết. * Về công tác bố trí lao động: do các tổ tự xắp xếp, thường được tiến hành theo kinh nghiệm nên sảy ra tình trạng mất cân dối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc. Do vậy, cần căn cứ vào khối lượng công việc cần thực hiện, mức thực hiện của công nhân chính và mức thực hiện của công nhân phụ để xác định tỷ lệ cho hợp lý. c. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm: Để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng công việc thì công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm phải được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Đối với Xí nghiệp, công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm được thực hiện khá tốt, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công tác này, cần thực hiện thường xuyên hơn và chặt chẽ hơn, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác này. Trong quá trình kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm cần có các hình thức thưởng đối với các cá nhân, tổ đội hoàn thành suất sắc công việc với chất lượng cao. 2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán: Thực hiện trả lương theo ngày công thực tế, hệ số tiền lương chế độ và hệ số mức độ đóng góp lao động. Công thức tính như sau: V sp T i = ———— x n i t i h i ∑n j t j h j Trong đó: T i : Tiền lương của người thư i nhận được. i : thuộc j . m : Số lượng lao đông của Xí nghiệp áp dụng hình thác trả lương này. t i : mức lương ngày của người thứ i h i : Hệ số trả lương theo mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. Hệ số h i được tính như sau: ∑ Đ 1i H i = ———— ∑ Đ 2i Trong đó: J = 1,n (i thuộc J) ∑Đ 1i : Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo chỉ tiêu j . ∑Đ 2i : Tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể theo chỉ tiêu j . J : chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc ( có thể từ 1, 2, 3….n chỉ tiêu). Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (h i ) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc quyết định. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của Xí nghiệp nhưng phải đảm bảo thể hiển đúng, chính xác kết quả lao động của người lao động. Xác định ngày công thực tế của người lao động dựa vào bảng phân tích công việc trong quá trình định mức. Được tính theo số giờ thực tế sử dụng để hoàn thành công việc của người lao động. 3. Các điều kiện khác: - Tổ chức chỉ dạo sản xuất. - Kỷ luật lao động. - Tăng cương giáo dục tư tưởng, ý thức cho người lao động . MỘT Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI XNXD SỐ 2 Xí Nghiệp Xây Dựng số 2 đây là một đơn vị hoạt động kinh tế. dụ: Hệ số cấp bậc của CNCT nên cao hơn kế toán đội và bảo vệ 2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm khoán: 2. 1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản

Ngày đăng: 18/10/2013, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan