THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

38 786 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153 2.1. Thực trạng công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 2.1.1. Mục đích, yêu cầu đối với công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 Thứ nhất, cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Nhà máy Z153 áp dụng việc trả lương cho lao động theo đúng những quy định của Luật Lao động Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước nên chế độ trả lương của Nhà máy được quy định cũng khác với các loại hình doanh nghiệp khác, đang bị gò bó bởi hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, tiền lương của Nhà máy cũng có yêu cầu là phải theo định hướng thị trường, nghĩa là tiền lương phải đủ cho người lao động sống, phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động phải dựa vào sự thoả thuận, đối thoại qua thoả ước lao động tập thể. Đó là điều không thể thiếu được. Áp dụng mức lương tối thiểu mà Nhà nước đề ra không có nghĩa là quá cứng nhắc trong việc tính toán hệ số lương, dẫn đến tình trạng lương của người lao động trong Nhà máy thấp hơn rất nhiều so với mức chung trong xã hội. Thứ hai, công tác tiền lương phải đảm bảo tiền lương trở thành công cụ, động lực kích thích người lao động hăng say làm việc, làm việc có hiệu quả; là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiền lương phải trở thành công cụ khuyến khích người lao động ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sáng tạo trong lao động. Tiền lương tiền thưởng là một trong những chính sách cơ bản của doanh nghiệp, tiền lương đó vừa đảm bảo tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra, vừa phải có tác dụng cổ vũ, động viên tinh thần để người lao động nhận thấy trách nhiệm của mình, yêu công việc của mình hơn. Thứ ba, công tác tiền lương đảm bảo yêu cầu khách quan, công khai chặt chẽ; cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác dễ hiểu không chỉ cho người lao động mà còn cho những đối tượng khác (Nhà nước, các đơn vị đối tác…). Tiền lương cho tất cả lao động trong Nhà máy được liệt kê chi tiết, đầy đủ, có trong sổ theo dõi lao động của từng phân xưởng, phòng ban. Không thể để xảy ra hiện tượng theo dõi nhầm, liệt kê không đầy đủ ngày làm của người lao động. Các khoản phụ cấp cũng phải được thông báo công khai, tránh tình trạng người lao động so sánh lẫn nhau, tránh hiện tượng ưu tiên, ưư ái để gây ra mất công bằng. Thứ tư, Nhà máy phải đảm bảo trả lương cho người lao động đúng thời hạn, đủ số lượng. Nếu trả lương chậm cho lao động mà được sự đồng thuận của lao động thì Nhà máy phải có trách nhiệm bù thêm tiền lương cho lao động do yếu tố lạm phát cũng như việc để người lao động phải nhận lương chậm. Tuỳ từng thời kỳ sản xuất kinh doanh mà Nhà máy có thể trả lương làm nhiều đợt, trả lương chậm. Tất cả những điều này phải thông báo trước cho người lao động, lấy ý kiến đóng góp dân chủ để tạo lòng tin trong người lao động, để họ yên tâm làm việc đóng góp sức mình cho Nhà máy. 2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 Công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 bao gồm những nội dung cơ bản sau: 2.1.2.1. Xây dựng định mức lao động trong công tác lao động - tiền lương Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động trong doanh nghiệp. Mức lao động là số lượng người lao động hay giờ lao động được sử dụng cho việc chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đề ra trong những điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, tâm sinh lý xã hội nhất định. Hiện tại, Nhà máy Z153 đang áp dụng 3 phương pháp xác định mức lao động sau: a) Phương pháp thống kê Đây là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành một sản phẩm hoặc một công việc nào đó của kỳ trước hay năm trước mà từ đó các bộ lao động - tiền lương sẽ xây dựng mức lao động cho kỳ này hay năm nay. Các số liệu thống kế này có được từ các nguồn sau: - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy kỳ trước hay năm trước. - Tình hình hoàn thành mức lao động của một hay một số lao động kỳ trước hay năm trước. - Các loại giấy báo ca, giấy báo sản phẩm của các cán bộ kiểm tra hoặc của chính lao động. Phòng Tổ chức lao động Phòng Tiêu chuẩn Kỹ thuật sẽ tập hợp, xử lý các số liệu đó, sau đó báo cáo trước Hội đồng định mức của Nhà máy. Qua kiểm tra, so sánh, Hội đồng định mức sẽ dựa trên các báo cáo đó để đưa ra các quyết định về việc xác định mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng, điều chỉnh mức lao động cho các sản phẩm đã sản xuất kỳ trước hợp lý hơn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng vì các sản phẩm này thường có ít biến đổi qua các năm. Ngoài ra, đối với một số các sản phẩm kinh tế mà Nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng kỳ này hoặc năm nay giống với kỳ trước hoặc năm trước thì việc áp dụng phương pháp này cũng rất thuận tiện ít tốn kém. b) Phương pháp kinh nghiệm Đây là phương pháp xây dựng mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng hoặc các công việc tương tự, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác định mức hoặc của những lao động lành nghề. Thường thì họ đưa ra các mức lao động khá phù hợp. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường lao động có một yếu tố thay đổi, thì phương pháp này lại không chính xác.Do đó, phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng được sửa chữa hoặc được sản xuất thử. c) Phương pháp phân tích điều tra Đây là phương pháp mà các cán bộ định mức sử dụng các số liệu điều tra được, tổng hợp phân tích chúng với những tính toán logic về mặt lý thuyết để xác định mức lao động cho sản phẩm hoặc công việc nào đó. Do phương pháp này khá tốn kém cả về mặt tài chính thời gian, nên Nhà máy chỉ áp dụng trong những trường hợp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, thời gian chuẩn bị cho sản xuất dài, có điều kiện tính toán chi tiết các bước nguyên công. 2.1.2.2. Xác định thời gian lao động của toàn Nhà máy Nhà máy Z153 thực hiện chế độ làm việc 8 tiếng/ngày tương đương với 48 giờ/ tuần, nghỉ Chủ nhật. Các ngày lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm được thực hiện đúng theo quy định của Luật Lao động. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ làm việc theo giờ hành chính, còn khối sản xuất làm việc theo chế độ 1 ca, 2 ca hoặc 1 ca kéo dài tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng thời gian lao động 1 công nhân sản xuất Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH KH TH KH TH 1. Tổng số công nhân SXCN (người) 434 395 395 363 369 357 2. Tổng số ngày theo dương lịch (ngày) 365 365 366 366 365 365 3. Số ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần (ngày) 109 109 61 61 62 62 4. Số ngày làm việc theo chế độ (ngày) 256 256 305 305 303 303 5. Tổng số ngày vắng mặt (ngày) 54.40 55.64 57.53 45.68 39.73 40.29 5.1. Nghỉ hưởng lương 17.04 15.94 17.77 17.62 17.77 17.47 - Phép 17.04 15.25 17.08 16.93 17.08 17.17 - An dưỡng - 0.69 0.69 0.69 0.69 0.30 5.2. Nghỉ việc khác hưởng lương 26.44 23.47 27.10 11.66 9.86 10.08 - Học tập, hội họp 18.66 19.45 19.66 8.16 6.86 6.90 - Quân sự, chính trị 7.58 3.70 7.24 3.22 2.80 2.81 - Việc riêng có lương 0.20 0.32 0.20 0.28 0.20 0.37 5.3. Nghỉ hưởng bảo hiểm 10.92 16.23 12.66 16.40 12.10 12.74 - Ốm, viện 10 15.89 12 16.2 12.0 12.34 - Con ốm - 0.02 0.02 0.10 0.10 0.12 - Thai sản 0.92 0.32 0.64 0.10 - 0.28 5.4. Lý do khác 6. Số ngày làm việc thực tế trong năm (ngày) 201.60 200.36 247.47 259.32 263.27 262.71 7. Thời gian vắng mặt không trọn ngày (ngày) 45 21.53 17.75 17.21 17.70 18.39 8. Số giờ làm việc thực tế trong ngày (ngày) 7.78 7.89 7.93 7.93 7.93 7.93 9. Tổng số giờ làm việc thực tế trong năm (ngày) 1,568 1,581 1,962 2,057 2,088 2,083 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Nhìn bảng trên ta thấy, năm 2003, số ngày làm việc thực tế của 1 lao động chỉ khoảng 200 ngày, đây là mức thấp. Nguyên nhân là do nhiệm vụ sản xuất thấp. Điều này làm cho thu nhập bình quân lao động thấp, đời sống lao động trong năm 2003 khá khó khăn. Đến năm 2004, 2005 tiền lương của người lao động được cải thiện đáng kể, số ngày làm việc thực tế trong năm của 1 lao động tương đối ổn định, ở mức 260 ngày. Tuy nhiện thời gian vắng mặt không trọn ngày lại tăng lên, làm cho số giờ làm việc thực tế của 1 lao động thấp. Đây là một khó khăn của Nhà máy, với đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng nên lao động vừa sản xuất lại vừa phải chấp hành cá quy định của Quân đội về học tập hội họp. 2.1.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương a) Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm Trong đ ó: TL ĐG : là đơn giá tiền lương (đồng) TL G : là tiền lương một giờ lao động (đồng) Đ SP : là mức lao động cho một đơn vị sản phẩm (giờ) Do đặc thù sản phẩm của Nhà máy sản xuất thường phức tạp, phải chia nhỏ ra thành rất nhiều bước công việc khác nhau nên đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm có thể được tính như sau: Trong đó: TL ĐGi : là đơn giá tiền lương cho sản phẩm thứ i (đồng) Đ j : là mức lao động của bước công việc thứ j (giờ) TL Gj : là tiền lương một giờ lao động của bước công việc thứ j (đồng) m: là số bước công việc để hoàn thành sản phẩm thứ i Cách tính đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm có ưu điểm là phản ánh chính xác chi phí sức lao động trên một đơn vị sản phẩm; phản ánh mối quan hệ giữa chi phí tiền lương hiệu suất sử dụng sức lao động của Nhà máy. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm là phải tính đơn giá cho từng loại sản phẩm. Do Nhà máy có khả nhiều mặt hàng sửa chữa sản xuất, cho nên việc tính đơn giá theo công thức này chỉ áp dụng cho một số sản phẩm chủ yếu, có khối lượng sản xuất tương đối lớn. b) Đơn giá tiền lương trên một đồng doanh thu TL GĐ = TL G x Đ SP m TL Gi Đ = ∑ Đ j x TL Gj j =1 Trong đó: TL ĐG : là đơn giá tiền lương (đồng) QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) DT KH : là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng) Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng sức lao động giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là do doanh thu nhiều khi chưa phản ánh được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, do đó đơn giá này chưa phản ánh được hiệu quả của các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, giá trị của tổng doanh thu có thể thay đổi nên đơn giá này không thể áp dụng để so sánh hiệu quả sử dụng sức lao động giữa các kỳ khác nhau. c) Đơn giá tiền lương tính trên một đồng tổng doanh thu trừ đi chi phí chưa tính lương Trong đó: TL ĐG : là đơn giá tiền lương (đồng) QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) DT KH : là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng) CP KH : là chi phí kỳ kế hoạch (chưa tính lương) (đồng) Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh khá chính xác tỷ trọng của tiền lương trong tổng giá trị mới được tạo ra (chưa tính lương), từ đó có thể so sánh giữa các kỳ cũng như giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau QTL KH TL GĐ = DT KH QTL KH TL G Đ = DT KH - CP KH để các cán bộ tiền lương đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn. Cách tính này cũng phản ánh được hiệu quả của công tác sử dụng sức lao động trong Nhà máy. Tuy nhiên, cách tính này chỉ đạt được độ chính xác cao khi Nhà máy có sự quản lý chặt chẽ tổng doanh thu tổng chi phí, có các phương pháp tính định mức chi phí rõ ràng từng kỳ. 2.1.2.4. Xác định tổng quỹ lương các nguồn hình thành tổng quỹ lương Tổng quỹ lương của Nhà máy là toàn bộ các khoản tiền lươngNhà máy phải trả cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Các phương pháp xác định tổng quỹ lương kỳ kế hoạch mà Nhà máy đang áp dụng: a) Dựa vào đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm Trong đó: QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) Q Khi : là số lượng sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch TL ĐGi : là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm thứ i (đồng) n: là tổng số mặt hàng sản xuất b) Dựa vào tiền lương bình quân kỳ kế hoạch Trong đó: QL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) L KH : là số lao động kỳ kế hoạch (người) TL BQ : là tiền lương bình quân đầu người kỳ kế hoạch (đồng/người) c) Dựa vào hệ số biến động tổng quỹ lương Có hai trường hợp sau: n QTL KH = ∑ Q KHi x TL GiĐ i =1 QTL KH = L KH x TL BQ i) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng 1 (tức là tổng quỹ lương không thay đổi khi sản lượng thay đổi) Trong đó: QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTL BC : là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng) ii) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng với hệ số biến động của sản lượng: Trong đó: QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTL BC : là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng) Q KH : là sản lượng kỳ kế hoạch Q BC : là sản lượng kỳ báo cáo d) Xác định tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch Trong đó: QTL C : là tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch (đồng) QTL KH : là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng) QTL PC : là các khoản phụ cấp theo lương các phụ cấp chế độ khác không tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng) QTL BS : là quỹ lương bổ sung (đồng) QTL TG : là quỹ lương làm thêm giờ (đồng) đ) Xác định tổng quỹ lương thực hiện QTL KH = QTL BC Q KH QTL KH = x QTL BC Q BC QTL C = QTL KH + QTL PC + QTL BS + QTL TG QTL TH = (TL G Đ x Q TH ) + QTL PC + QTL NS + QTL TG Trong đó: QTL TH : là tổng quĩ lương thực hiện (đồng) TL ĐG : là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm (đồng) Q TH : là số lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện QTL PC : là các khoản phụ cấp theo lương các phụ cấp chế độ khác không tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng) QTL NS : là quỹ lương từ ngân sách cấp trên cấp (đồng) QTL TG : là quỹ lương làm thêm giờ (đồng) Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, Nhà máy xác định các nguồn hình thành quỹ tiền lương để trả cho người lao động. Thông thường thì bao gồm các nguồn sau: - Đối với sản phẩm quốc phòng chủ yếu là sửa chữa xe thiết giáp, các máy nổ phục vụ cho quân sự các mặt hàng thương phẩm quốc phòng, Nhà máy xác định quỹ lương theo đơn giá tiền lương. - Đối với sản phẩm kinh tế, quỹ lương được lấy từ doanh thu của việc sửa chữa sản xuất của các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. - Do là một doanh nghiệp quốc phòng nên Nhà máy hàng kỳ được cấp một khoản tiền bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước. - Quỹ tiền lương dự phòng của năm trước chuyển sang quỹ tiền lương cho năm nay để tính riêng quỹ tiền lương dự phòng cho năm nay sau. Tập hợp các nguồn quỹ lương nêu trên thành Tổng quỹ tiền lương của Nhà máy thường được dựa vào giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ. [...]... lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định đơn giá tiền lương tính cho công việc đó Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành 2.2 Thực trạng vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.2.1 Mục đích, yêu cầu đối với việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 Các hình. .. Những tồn tại nguyên nhân của những tồn tại trong việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.3.1 Những tồn tại trong việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Thứ nhất, đơn giá tiền lương cho một số sản phẩm còn khá thấp Điều này đã làm cho tiền lương của lao động chưa xứng với giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra Thứ hai, định mức lao động mà Nhà máy đặt ra... vận dụng các chỉ tiêu trong công tác tiền lương Ban quản lý tuỳ từng thời điểm tuỳ từng tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy mà có thể đưa ra các quyết định trả lương cho người lao động như thế nào Đặc biệt là các quyết định tăng tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp khác… 2.2.3 Các hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng tại Nhà máy Z153 2.2.3.1 Hình thức trả lương sản phẩm. .. động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam tuân theo 2.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm của Nhà máy Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là các sản phẩm có cấu tạo phức tạp, khối lượng lớn Do đó việc tính toán vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nào cho từng công đoạn nào, từng bước công việc nào là tương đối phức tạp Có những sản phẩm hoàn toàn mới thì Nhà máy lại lập kế hoạch trả lương theo sản phẩm cho... phân phối tiền lương cho từng cá nhân trong tập thể Các sản phẩm do Nhà máy Z153 sản xuất phần lớn là những sản phẩm có cấu tạo phức tạp, đòi hỏi phải qua nhiều bước công việc, do tập thể công nhân hoàn thành Do đó, hình thức trả lương sản phẩm tập thể lương khoán giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác tiền lương của Nhà máy Đối với 2 hình thức này thì phải thực hiện phân phối tiền lương cho... tiếp Đây là hình thức trả lương được tính dựa vào số lượng sản phẩm có chất lượng theo đúng quy định đơn giá tiền lương cố định cho một sản phẩm Hiện nay Nhà máy còn áp dụng trả lương cho từng bước công việc hoàn thành dựa vào đơn giá tiền lương nhất định cho từng bước công việc đó, đơn giá này được xác định dựa trên định mức đơn giá lao động cho từng bước công việc Như vậy tiền lương trả cho lao... hệ số lương sản phẩm gián tiếp TLCBGTi: là tiền lương cấp bậc của lao động gián tiếp TLTTi: là tiền lương chế độ của lao động trực tiếp thứ i n: là tổng số lao động 2.2.3.3 Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng Đây là hình thức trả lương theo sản phẩmcộng thêm tiền thưởng năng suất cho công nhân TLSPCT = TLSP + TT Trong đó: TLSPCT : là tiền lương sản phẩm có thưởng TLSP : là tiền lương sản phẩm. .. Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm i n: là số lượng loại sản phẩmcông nhân đó sản xuất Do đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng cho nên số lượng sản phẩm tiêu thụ được còn hạn chế Nhà máy Z153 đã áp dụng hai loại trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp sau: Loại 1: Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế: Là việc trả lương cho toàn bộ sản phẩm hoặc khối lượng công việccông nhân... là tiền lương sản phẩm của công nhân thứ i TLGi: là tiền lương giờ tính theo cấp bậc của công nhân thứ i Ti: là số giờ công nhân thứ i làm việc Hđc: là hệ số điều chỉnh TLSPTT: là tiền lương sản phẩm tập thể n: là số công nhân trong tập thể Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy, một công nhân có thể tham gia sản xuất nhiều sản phẩm trong kỳ, do đó Nhà máy thường tính tiền lương cho công nhân theo. .. lễ, nghỉ phép… 2.2.2 Điều kiện nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.2.2.1 Chính sách tiền lương của Nhà nước ban hành Tiền lương của người lao động được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định Từ ngày 1/10/2006, Luật lao động quy định rõ đối với doanh nghiệp Nhà nước như Nhà máy Z153 thì tiền lương tối thiểu là 450.000 đồng . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153 2.1. Thực trạng công tác tiền lương tại Nhà máy Z153. 2.2. Thực trạng vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 2.2.1. Mục đích, yêu cầu đối với việc vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm

Ngày đăng: 18/10/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng thời gian lao độn g1 công nhân sản xuất - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng thời gian lao độn g1 công nhân sản xuất Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 2.2: Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.2.

Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.3.

Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005 Xem tại trang 13 của tài liệu.
2.2.3.2. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

2.2.3.2..

Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.4: Một số loại phụ cấp tiền lương cho lao động tại Nhà máy Z153 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.4.

Một số loại phụ cấp tiền lương cho lao động tại Nhà máy Z153 Xem tại trang 23 của tài liệu.
II. Sửa chữa vừa xe TTG (xe) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

a.

chữa vừa xe TTG (xe) Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.5: Mức lao động của một số sản phẩm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.5.

Mức lao động của một số sản phẩm Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.6: Bảng đơn giá tiền lương cá nhân trực tiếp - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.6.

Bảng đơn giá tiền lương cá nhân trực tiếp Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.8: Bảng đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.8.

Bảng đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể Xem tại trang 27 của tài liệu.
phân xưởng. Bảng lương này là cơ sở, sau đó dựa trên mức độ tham gia hoàn thành sản phẩm của từng cá nhân, Nhà máy sẽ tính toán thành tiền lương và thu  nhập cho từng cá nhân đó. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

ph.

ân xưởng. Bảng lương này là cơ sở, sau đó dựa trên mức độ tham gia hoàn thành sản phẩm của từng cá nhân, Nhà máy sẽ tính toán thành tiền lương và thu nhập cho từng cá nhân đó Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.10: Bảng lương sản phẩm của Phân xưởng cơ khí chế tạo tháng12/2005 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.10.

Bảng lương sản phẩm của Phân xưởng cơ khí chế tạo tháng12/2005 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.12: Bảng lương sản phẩm của công nhân tổ 3 - Phân xưởng Cơ khí chế tạo tháng 12/2006 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bảng 2.12.

Bảng lương sản phẩm của công nhân tổ 3 - Phân xưởng Cơ khí chế tạo tháng 12/2006 Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan