ke hoach on tap

5 222 0
ke hoach on tap

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện kế hoạch của bộ Giáo dục và đào tạo, kể từ năm học 2005- 2006 các trường THCS trên phạm vi cả nước tiến hành xét và công nhận tốt nghiệp THCS .Từ đó việc tổ chức ôn thi vào lớp 10 cho học sinh được các nhà trường THCS cũng như các phòng Giáo dục và đào tạo coi trọng. Ở Nam Trực nhiều trường THCS đã coi đây là vấn đề sống còn, là thương hiệu của mình. Môn Ngữ văn và môn Toán là hai môn thi bắt buộc được nhân hệ số hai và môn thi thứ ba là một trong các môn còn lại nên giáo viên không coi nhẹ môn học nào. Trường THCS Nam Quang không có giáo viên có trình độ chuyên môn về Địa lí nên việc giảng dạy môn học này gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, trường THCS Nam Quang năm trên địa bàn khó khăn, học sinh công giáo chiếm tỉ lệ cao( 90%). Địa phương là nơi có ngành nghề phụ phát triển thu hút lực lượng đông đảo là học sinh làm thêm ngoài giờ nên có ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian học tập của học sinh. Bên cạnh đó, địa bàn có trường THPT Phan Bội Châu điểm lấy vào trường rất thấp. Nhiều học sinh có tư tưởng học ở đâu cũng được. Đứng trước thực tế đó đã có nhiều học sinh không chú ý học, không có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập. Sau một năm giảng dạy môn Địa lí 9, mặc dù đã học hỏi ở những lớp đàn anh, đàn chị đi trước nhưng kinh nghiệm chưa đáng là bao và với đối tượng học sinh Nam Quang, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về việc ôn tập môn Địa lí cho học sinh thi vào lớp 10. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HƯỚNG TỚI CÁC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục không phải một sớm một chiều mà là một quá trình đòi hỏi người thầy phải chăm say với chuyên môn và tiến hành đồng thời nhiều phương pháp giáo dục. A.Xác định kiến thức trọng tâm Khác với hai môn Ngữ văn và toán, Địa lí là môn thi thứ ba, thời gian ôn tập chỉ khoảng năm tuần vì vậy không đủ thời gian ôn tập dàn trải toàn bộ những kiến thức đã học. Giáo viên cần phải xác định kiến thức trọng tâm để đi sâu ôn tập cho học sinh. B. Ôn tập theo chủ đề: I. Địa lí dân cư: 1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam, các đặc trưng văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc, sự phân bố của các dân tộc ở nước ta - Trình bày được một số đặc điểm của số dân nước ta, nguyên nhân và hậu quả. - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta, phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn. - Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta. - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. - Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. 2.Kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. - Phân tích tháp dân số. - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. II.Địa lí kinh tế: 1.Kiến thức: - Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới. - Địa lí các ngành kinh tế: + Ngành nông nghiệp: phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. + Lâm nghiệp và thủy sản: biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta, vai trò của từng loại rừng. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, thủy sản 2 + Ngành công nghiệp: phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trình bày được tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, một số thành tựu của sản xuất công nghiệp. Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. + Ngành dịch vụ: biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ, đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ. 2.Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng ,vật nuôi. - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. - Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm cá. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản. - Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp, thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp. - Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ. - Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, bến cảng lớn. III. Sự phân hóa lãnh thổ: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vung Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi , khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ,xã hội. - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Nhận biết vị trí ,giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung,miền Nam. 3 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng. - Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư ,kinh tế và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế của vùng. - Biết sử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của ĐBSCL và ĐBSH so với cả nước. IV. Địa lí địa phương: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí tỉnh Nam Định và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Nêu được giới hạn ,diện tích của tỉnh Nam Định, các đơn vị hành chính và trung tâm kinh tế -chính trị của tỉnh. - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu ,thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. - Trình bày được đặc điểm dân cư, đánh giá được những thuận lợi ,khó khăn của dân cư và lao động trong việc phát triển kinh tế - xã hội -Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của địa phương. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của tỉnh. - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh. C. Kế hoạch ôn tập: Sau khi đã xác định được kiến thức trọng tâm giáo viên hướng dẫn học sinh làm đề cương. Đề cương ôn tập cần ngắn gọn, chỉ nêu những ý chính. Trong thời gian ôn tập là 5 tuần tôi thực hiện theo kế hoạch sau: + Tuần 1: hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm tra chủ đề địa lí dân cư, địa lí kinh tế. + Tuần 2: hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm tra chủ đề địa lí kinh tế. + Tuần 3: hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm tra chủ đề sự phân hóa lãnh thổ. + Tuần 4: hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm tra chủ đề địa lí địa phương. 4 + Tuần 5: ôn tập vòng hai và kiểm tra D. Kiểm tra: Tinh thần tự giác học tập của học sinh rất hạn chế nên Gv cần kiểm tra sát sao. Gv cần nhận xét cụ thể từng học sinh, hướng dẫn đến đâu kiểm tra luôn đến đó. Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức: miệng, 15 phút, 45 phút hoặc một bài kiểm tra hoàn chỉnh như bài thi. Sau khi kiểm tra Gv chấm bài ngay để buổi sau dạy trả bài. Gv cần nhận xét cụ thể bài làm của từng học sinh để các em rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong các bài kiểm tra sau. PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Địa lí để nâng cao chất lượng học sinh thi vào THPT. Muốn có được kết quả cao, người Gv phải dồn vào đó tâm huyết của mình, không ngừng học tập nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp là cả một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu để từng bước đưa phong trào của nhà trường đi lên. Với ý thức đó tôi rất mong được học hỏi ở các bậc đàn anh ,đàn chị, mong phòng giáo dục lập những ngân hàng đề để giáo viên tham khảo, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nam Quang, ngày 8 tháng10 năm 2009 Người viết Vũ Hải Anh 5 . phấn đấu để từng bước đưa phong trào của nhà trường đi lên. Với ý thức đó tôi rất mong được học hỏi ở các bậc đàn anh ,đàn chị, mong phòng giáo dục lập những. đã có nhiều học sinh không chú ý học, không có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập. Sau một năm giảng dạy môn Địa lí 9, mặc dù đã học hỏi ở những lớp

Ngày đăng: 18/10/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan