CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

10 503 0
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG KHI VIỆT NAM THÀNH VIÊN CỦA WTO. 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ. 3.1.1. Khó khăn thuận lợi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo- PTNT chi nhánh Hồng trong điều kiện hội nhập KTQT. * Khó khăn. - Trong quá trình tham gia vào thị trường cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập KTQT, chi nhánh luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước,ngoài ra còn có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các đối thủ nước ngoài. - Trong bối cảnh hội nhập KTQT thì việc mở cửa thị trường tài chính sẽ đem lại rất nhiều rủi ro như: giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn. Sự khác nhau về lãi suất giữa thị trường trong nước quốc tế làm xóa đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất. Ngoài những rủi ro nêu trên thì hệ thống NHTM trong nước nói chung Chi nhánh Hồng nói riêng cũng phải đối mặt với những rủi ro còn lớn hơn nữa như: Khủng hoảng các cú sốc kinh tế, những vấn đề tài chính trong khu vực trên thế giới. - Hội nhập KTQT sẽ tạo điều kiện giúp cho các NH tiếp thu được các công nghệ hiện đại, học tập những kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của những ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Nhưng đồng thời thì sức ép về số lượng chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy nếu sản phẩm, dịch vụ của NH vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng còn thấp, độc quyền kinh doanh tín dụng còn phổ biến thì các NH không sớm thì muộn sẽ bị loại ra khỏi thị trường. - Hội nhập KTQT giúp NH tạo điều kiện để phát triển mạng lưới các ngân hàng đại lý ở nước ngoài hình thành nên nền kinh doanh ngân hàng quốc tế. Do vậy mà NH cũng ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào các chuẩn mực ngân hàng quốc tế. * Thuận lợi. Khi Việt Nam thành viên của WTO, thì môi trường kinh doanh của các NH Việt Nam nói chung Chi nhánh Hồng nói riêng có sự thay đổi lớn, vì chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ trình ký kết. Khi đó sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam dựa trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi đó mà Chi nhánh cũng được hưởng nhiều cơ hội. - Khi được tham gia vào một “sân chơi” kinh doanh bình đẳng mang tính chuyên nghiệp cao thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng diễn ra ngày càng khốc liệt, đặc biệt sau năm 2010. Khi đó sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm sự bảo hộ sẽ không còn nữa, vì lúc đó Nhà nước chủ yếu chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thông qua cơ chế chính sách. Do vậy các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ tự bị đào thải bởi sự cạnh tranh gay gắt hoặc tự phải vươn lên, nếu muốn tồn tại. - Chính vì có tiến trình hội nhập mạnh mẽ, mà khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Hồng cũng sẽ được nâng cao nhờ có cơ hội được liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm khai thác thị trường. Nhờ việc học hỏi kinh nghiệm, trình độ công nghệ, quản lý từ các ngân hàng nước ngoài cũng như sự cọ xát trong hoạt động kinh doanh nên có thể nói đây tiền đề giúp Chi nhánh Hồng nâng mình lên một tầm cao mới. - Quá trình hội nhập KTQT đã làm thay đổi mặt bằng trung làm, các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển cả về số lượng chất lượng. Đặc biệt những dịch vụ ngân hàng công nghệ cao như: hoạt động ngân hàng đầu tư, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thẻ thanh toán, các dịch vụ thanh toán khác… - Việt Nam thành viên của WTO, giúp nền kinh tế phát triển, các giao dịch thương mại sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi đó sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra thì nhận thức của người dân về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi, nên cơ hội kinh doanh của Chi nhánh Hồng cũng tăng lên nhanh chóng. - Tiến trình hội nhập KTQT góp phần mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của Chi nhánh với các khu vực thị trường mới, không còn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia nữa, mà còn mở rộng thị trường ra nước ngoài theo những quy định của các cam kết quốc tế. Quá trình hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước amở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt hiện diện thương mại cung cấp qua biên giới 3.1.2. Phương hướng mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT chi nhánh Hồng Hà. - Nâng cao năng lực tài chính: + Đẩy mạnh khai thác, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động. Phấn đấu cuối năm 2009 nguồn vốn đạt: 2.415 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2008. + Sử dụng vốn an toàn hiệu quả. Phấn đấu cuối năm 2009 tổng dư đạt: 1.700 tỷ đồng. Nợ xấu phấn đấu đạt dưới 4%. - Phát triển các dịch vụ tiện ích trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, hoàn thiện triển khai EDC/POS tại các điểm giao dịch các điểm thuận lợi trên địa bàn nhằm thu hút thêm khách hàng để tăng thu dịch vụ. Phấn đấu thu dịch vụ tăng trưởng thêm 10%. - Ổn định tổ chức, duy trì phát triển mạng lưới kinh doanh. Phấn đấu thành lập thêm khoảng 01 đến 02 Phòng giao dịch. - Tăng cường hợp tác liên kết với các ngân hàng nước ngoài. - Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế tạo ra một sân chơi lớn hơn công bằng hơn. - Nguồn nhân lực: Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ trong chi nhánh về tinh thần trách nhiệm với công việc, với cơ quan phục vụ chu đáo khách hàng. Tăng cường đào tạo, tự đào tạo bổ sung cán bộ cho yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao vị thế của Chi nhánh trong giai đoạn mới, giai đoạn cổ phần hóa 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ. Trong quá trình hội nhập KTQT, chi nhánh cần tạo dựng cho riêng mình hình ảnh một Ngân hàng có đầy đủ uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội mở rộng đầu tư trong nền kinh tế thị trường. - Các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính. Muốn tăng cường đầu tư quy mô của chi nhánh hay đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì nhất thiết cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Chi nhánh cần phải có các biện pháp nhằm: + Thu hút tiền gửi. NH cần xây dựng hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho khách hàng thói quen sử dụng tài khoản NH, đồng thời cắt giảm tiến tới xóa bỏ những thủ tục rắc rối để khách hàng có thể thuận lợi trong công việc giao dịch với NH. + Tăng vốn điều lệ - xử lý được các khoản nợ tồn đọng. Ngoài ra NH cần áp dụng các biện pháp như phát hành cổ phiếu, hoặc bán tài sản thuê lại để có thể bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt đựoc tỷ lệ vốn an toàn la 8%, xử lý triệt để nợ tồn đọng. - Đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại phù hợp với yêu cầu của hội nhập. Nhất xu thế triển khai những giải pháp core banking hiện đại. Chi nhánh cần phải tăng tốc đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng core banking hiện đại để thu hút khách hàng như internet banking (trọn vẹn những giải pháp: vấn tin tài khoản, chuyển tiền qua internet, thanh toán qua mạng…); triển khai những giải pháp về contact center (trung tâm xử lý giao dịch), về quản trị khách hàng, phân hệ quản trị rủi ro… để tiếp tục giữ vững vị trí của mình cạnh tranh được với làn sóng các ngân hàng ngoại – nơi mà công nghệ ngân hàng được áp dụng nhanh nhất, tốt nhất thì Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ ngân hàng hàng năm hoặc theo lộ trình phát triển công nghệ từ 3 đến 5 năm để có sự chuẩn bị sẵn sàng về vốn, nhân lực vận hành. Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống máy tính của Chi nhánh hiện nay đang được trang bị tương đối hiện đại đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Song với tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, hệ thống máy tính sẽ rất nhanh chóng trở nên lạc hậu nên cần được nâng cấp thường xuyên. - Giải pháp nâng cao năng lực quản lý. + Xây dựng điều hành các cơ chế, chính sách theo sát với chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện phân cấp Ủy quyền gắn trách nhiệm, kiên quyết điều hành theo quy chế, quy trình, xử lý rõ ràng đúng sai công minh hướng mọi cấp, mọi cán bộ theo một mục tiêu chung vì sự phát triển của Chi nhánh. + Quan tâm đến công tác nguồn vốn, chú trọng tăng tỷ lệ vốn huy động từ dân cư có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. + NH cần phải đẩy mạnh việc chuẩn hóa các quy trình quản lý vận hành. Các quy trình trong Chi nhánh cần phải được tích hợp trong hệ thống tự động để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất, đồng thời có thể giảm bớt chi phí hành chính. Bên cạnh đó, năng lực quản trị chiến lược của ban lãnh đạo Chi nhánh cũng cần phải được cải thiện hơn để nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển đưa ra những chiến lược có hiệu quả. + Phải chú ý hơn về các vấn đề kiểm soát nội bộ quản trị rủi ro nhằm giúp NH vận hành an toàn. - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Có thể coi rằng nguồn nhân lực có chất lượng cao một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, cũng như trong cạnh tranh hội nhập. Để thực hiện được điều này, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo một cách toàn diện về các mặt nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Riêng với các bộ giao dịch, thì cần chú trọng đào tạo nâng cao khả năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng marketing . Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm với NHTM khác, tham gia hội thảo giữa các ngân hàng trong hệ thống để trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó phải có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực, kích thích nhân viên làm việc có hiệu quả cao, giảm tránh được những trường hợp xấu như nhân viên giỏi bỏ đi sang làm việc cho các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì cần phải thiết lập một quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm: hệ thống tiêu chuẩn cách thức thi tuyển nghiêm túc đảm bảo lựa chọn được nhứng ứng viên phù hợp nhất. + Ngoài ra cũng cần phải đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên có trình độ công nghệ thông tin nhất định vì: do yếu tố con người yếu tố trung tâm của mọi quy trình công nghệ. Một công nghệ mới khi được áp dụng sẽ đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có trình độ tương ứng để có thể vận hành được công nghệ đó hiệu quả, đạt chất lượng tốt. Chỉ khi nào làm tốt được nhiệm vụ này thì lúc đó các công nghệ mới mới có thể được sử dụng với hiệu suất cao nhất. + Bên cạnh các vấn đề trên thì cần phải thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm cá nhân, đạo đức nghề nghiệp cũng như tác phong công nghiệp cho cán bộ nhiên viên nhằm loại bỏ được tình trạng hách dịch, cửa quyền, quan liêu. Kèm theo các chính sách khuyến khích, cũng như các cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp để các nhân viên luôn luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng nếu không muốn bị thua kém đồng nghiệp. - Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các sản phẩm của các NH có đặc tính gần giống nhau, do vậy để có thể có được sự khác biệt một yếu tố hết sức quan trọng. Trong quá trình hội nhập KTQT thì nhu cầu của các khách hàng cũng ngày một đa dạng hơn khó tính hơn, chính vì lý do đó mà các NH luôn phải đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ. 3.3.1. Về phía Chính Phủ. 3.3.1.1. Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Vấn đề bảo hộ cho khu vực DNNN nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM Nhà nước cao. Nếu không có các biện pháp kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách, cổ phần hóa DNNN thì công việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó thì Chính phủ NHNN nên phải có những thông điệp rõ ràng về chủ trương, chính sách lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để các NHTM có định hướng hoạt động, cần phải công khai các công trình trọng điểm quốc gia cần vay vốn ngân hàng để tất cả các NHTM đều có cơ hội tham gia bình đằng, công bằng. Việc tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp sẽ góp phần nào đó cải thiện năng lực cạnh tranh của tòan bộ nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung, các NHTM Việt Nam nói riêng đủ sức cạnh tranh khi bước ra đấu trường khu vực quốc tế. 3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong điều kiện hội nhập KTQT việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được coi trọng hơn bao giờ hết. Chính vì thế nên Nhà nước cần phải tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm phù hợp với các thông lệ, cũng như các chuẩn mực quốc tế để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hội nhập thành công. 3.3.1.3. Nâng cao vai trò hỗ trợ, khuyến khích các NHTM cạnh tranh hội nhập. Cần phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý, theo một lộ trình cụ thể nhằm giúp đỡ các NHTM cạnh tranh thuận lợi giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Cần nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thủ đô phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế nói chung sự tăng trưởng trong hoạt động dịch vụ ngân hàng nói riêng. 3.3.2. Về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 3.3.2.1.Hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế NHNN đầu mối phối hợp các ban ngành tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng, góp phần tạo môi trường thông thoáng cho các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Do đó NHNN cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện các điều lệ, hệ thống pháp luật ngân hàng cho phù hợp với yêu cầu thông lệ quốc tế. 3.3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý điều hành. Tiến hành đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Tập trung chỉ đạo hỗ trợ các NHTM nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tiến hành xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ/tài sản có, quản lý vốn, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý (MIS) . Để công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước được tập trung, tiết giảm chi phí về bộ máy của các tổ chức tín dụng, kiến nghị NHNN cho phép thực hiện cơ chế báo cáo thống kê theo hướng: chi nhánh trung tâm của NHTM tại từng địa phương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trực tiếp cho NHNN. 3.3.2.3. Khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ - tín dụng NHNN cần phải tiếp tục xây dựng, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững. 3.3.2.4. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước NHNN cần gấp rút xin phép Chính phủ đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của các NHTM Việt Nam. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế khu vực quốc tế, đặc biệt tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO mang lại cho ngành ngân hàng Việt nam nói chung, NHNT Nội nói riêng nhiều cơ hội,và cũng không ít thách thức. Gia nhập WTO tạo cơ hội trao đổi, hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, quản trị điều hành của các ngân hàng tiên tiến, tiếp cận với công nghệ ngân hàng mới, những thành quả của tiến trình phát triển thị trường tài chính trong khu vực thế giới . Bên cạnh đó, NHNNo&PTNT chi nhánh Hồng cũng phải đối đầu với những khó khăn nội tại, cộng thêm những bất lợi về cạnh tranh khi mở cửa thị trường. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hồng khi Việt Nam thành viên của WTO” đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, đồng thời xem xét đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng trong thời gian qua, từ đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng trong điều kiện hội nhập KTQT. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Tạ Văn Lợi cùng các cán bộ, chuyên viên trong Phòng Kế hoạch- Kinh doanh nói riêng của NHNNo&PTNT chi nhánh Hồng nói chung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về phương pháp cũng như số liệu để em có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. . CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO. . trường. Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hồng Hà khi Việt Nam là thành viên của WTO đã hệ thống

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan