PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG

12 399 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG CÔNG TY KHO VẬN HÒN GAI -TKV HIỆN NAY 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Kho vận Hòn Gai - TKV 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty kho vận Hòn Gai – TKV (viết tắt là KVHG - TKV) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 2008 theo quyết định số 1098 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (viết tắt là TKV) ngày 14 tháng 05 năm 2008. Công ty là một trong những chi nhánh của Tập đoàn TKV do đó trực tiếp hoạt động theo điều hành từ phía tập đoàn. Công ty KVHG – TKV có tên giao dịch quốc tế là Vinacomin – Hongay Logistics Company, là doanh nghiệp Nhà nước 100%, và được xếp là doanh nghiệp loại I. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp dịch vụ và kinh doanh than – Thuộc công ty than Hòn Gai ra đời từ tháng 09 năm 1998. Cho đến năm 2008, do đòi hỏi của thị trường cũng như kế hoạch phát triển của tập đoàn mà xí nghiệp ấy chính thức giải thể và hình thành lên Công ty KVHG–TKV hiện nay. Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại: Cột 5, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có 4 phân xưởng trực thuộc nằm rải rác trong thành phố là Phân xưởng kho cảng Làng Khánh, Phân xưởng kho cảng Nam Cầu Trắng, Phân xưởng kho cảng Hà Ráng và Phân xưởng kho cảng Việt Hưng. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Như đã giới thiệu, Công ty là một chi nhánh của Tập đoàn TKV nên các hoạt động chính của công ty sẽ được xác định dựa vào các nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cho công ty. Cụ thể: a) Đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống cảng và bến thủy nội địa của Tập đoàn TKV trên địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ. b) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận than từ các công ty sản xuất, sang tuyển than trên địa bàn và tổ chức giao than cho khách hàng. c) Quản lý hệ thống kho than d) Xếp dỡ, chuyển tải, vận chuyển than e) Các nhiệm vụ khác do Tập đoàn giao. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là kinh doanh than, tất cả mọi ngành nghề mà công ty tham gia vào đều là để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh than được tốt nhất. Từ việc nhập than từ các công ty chế biến và khai thác, đến khâu xuất bán và vận chuyển đến tận nơi giao hàng cho khách đều được công ty đảm nhận, như vậy đòi hỏi việc đầu tư và quản lý bến bãi của công ty phải được quan tâm đúng mực. Chính việc đầu tư xây dựng ấy cũng mang lại lợi nhuận lâu dài cho công ty do đó đây cũng là một hướng phát triển mà Tập đoàn muốn công ty theo đuổi. Kinh doanh than nói riêng và kinh doanh khoáng sản nói chung là một lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Chỉ những biến động nhỏ trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, các điều chỉnh chính sách từ phía Nhà nước … cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và do đó cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Biến động xảy ra có thể là cơ hội hay thách thức thì còn tùy thuộc vào các mà công ty nhìn nhận và xử lý nó ra sao. Ban lãnh đạo công ty luôn luôn ý thức được điều này nên rất quan tâm đến việc theo dõi sát sao các biến động trên thị trường, những chính sách của Nhà nước, cùng với các ý kiến chỉ đạo từ phía tập đoàn mà điều hành hoạt động của công ứng phó với thị trường một cách hợp lý nhất. 2.1.3. Tình hình hoạt động thời gian vừa qua Sau 6 tháng chính thức hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Tập đoàn TKV, công ty KVHG – TKV cũng đã đạt được một số thành tích nhất định. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 TT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2008 TH năm 2008 So sánh KH năm ( %) I Các chỉ tiêu sản lượng 1 Than tiêu thụ 1000 tấn 5.700 4.269 74,89 Xuất khẩu ‘’ 2.680 1.393 51,96 Trong nước ‘’ 3.020 2.877 95,26 2 Than mua mỏ ‘’ 5.700 4.569 80,16 II Doanh thu tổng số Tr đồng 5.451.91 9 3.830.073 70,25 1 Doanh thu bán than chưa có VAT ‘’ 5.391.15 1 3.714.800 68,90 Xuất khẩu ‘’ 3.693.399 2.176.800 58,93 Trong nước ‘’ 1.697.753 1.538.000 90,59 2 Doanh thu SX chưa có VAT ‘’ 60.768 115.273 189,69 III Giá trị than mua mỏ ‘’ 3.040.05 2 3.000.000 98,68 IV Giá trị bán than bình quân Đ/tấn 876.609 840.216 95,83 V Tiền lương Trđ 16.455 16.970 103,13 VI Lợi nhuận ‘’ 1.247.73 3 697.000 55,85 VII Lao động tiền lương Lao động định mức Người 552 573 103,80 Tiền lương BQ theo LĐ định mức 1000đ/ng 4.258 4.300 100,9 (Nguồn: Văn phòng giám đốc, công ty KVHG - TKV) Theo dõi bảng tổng kết này, chúng ta thấy kết quả này chưa đạt so với mục tiêu mà công ty đã đề ra. Tổng sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 74,89% so với kế hoạch đề ra, do đó lợi nhuận trong 6 tháng qua là 697.000 triệu đồng chỉ đạt 55,85% kế hoạch. Nguyên nhân được tổng kết lại qua những ý chính như: • Tiến độ giải quyết công việc, sự phối hợp giữa các phòng ban, phân xưởng kho cảng còn chưa nhịp nhàng. • Các dự án đầu tư xây dựng chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra • Cán bộ chưa phát huy được hết năng lực công tác Đây sẽ là bài học để ban Giám đốc và toàn thể CBCNV công ty rút ra kinh nghiệm và cố gắng hơn nữa trong thời gian tới 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong năm 2009 Thuận lợi • Lĩnh vực kinh doanh than đầy tiềm năng phát triển • Quan hệ sản xuất làm ăn với bên cung ứng và bên tiêu thụ đang là khá tốt • Sự tăng trưởng ổn định của Tập đoàn TKV • Ban lãnh đạo có tâm huyết và rất năng động • Đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần hăng say làm việc, có trình độ và kinh nghiệm Khó khăn • Thị trường xuất khẩu than sẽ có chiều hướng giảm do khủng hoảng kinh tế • Chính sách nhà nước thay đổi, lạm pháp gia tăng luôn là những vẫn đề cần quan tâm đúng mực, có dự đoán chi tiết và cụ thể để có bước đi an toàn và đúng hướng • Cơ sở hạ tầng chưa đạt mức tiên tiến do phải nhận từ các đơn vị khác cùng Tập đoàn vế sau khi giải thể 1 số nhà máy để thành lập công ty • Tư tưởng của cán bộ công nhân viên đôi lúc còn giao động, chưa ổn định cũng là do công ty mới đi vào hoạt động, cán bộ công nhân viên hầu hết trước đây là từ các xí nghiệp nhỏ lẻ chuyển sang nên có sự giao động nhất thời 2.1.5. Chiến lược của công ty trong năm 2009 2.1.5.1. Chỉ tiêu số lượng Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hoạt động năm 2009 TT Các chỉ tiêu ĐVT TH 2008 KH 2009 I Các chỉ tiêu sản lượng 1 Than tiêu thụ 1000 tấn 4.269 8.619 Xuất khẩu ‘’ 1.392 2088 Trong nước ‘’ 2.877 2.266 2 Than mua mỏ ‘’ 4.569 3.409 II Lợi nhuận Tr.đồng 697.000 1.196.400 III Lao động tiền lương Lao động định mức Người 573 572 Tiền lương BQ theo LĐ định mức 1000đ/ng 4.300 4.500 (Nguồn: Văn phòng giám đốc, công ty KVHG - TKV) 2.1.5.2. Mục tiêu cụ thể: “ An toàn - Ổn định – Hiệu quả - Phát triển ”. Với những phương châm ấy, công ty KVHG-TKV mong muốn trong năm 2009 những điều mà họ chưa thể thực hiện trong năm 2008 sẽ được hoàn thành và bên cạnh đó tạo ra bước tiến vượt bậc. Công ty đã xác định những mục tiêu cần đạt được trong năm 2009 ( Phụ lục 1) như sau: An toàn: Giảm thiểu đến mức tối đa tai nạn lao động, trong mọi tình huống cần coi sức khỏe của người lao động là trung tâm, sản xuất phải đi đôi với an toàn. Ổn định cả bên trong và bên ngoài: Trong nội bộ thì hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức, xây dựng tâm lý vững tin và cống hiến cho cán bộ công nhân viên ( CBCNV) trong công ty. Bên ngoài thì luôn đề cao với tình trạng khai thác than trái phép, vận chuyển qua biên giới . Góp phần ổn định trật tự ngành Than. Hiệu quả: Giảm đến mức tối đa chi phí quản lý, chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó kết hợp với những đầu tư cho cơ sở hạ tầng hợp lý tránh lãng phí và đầu tư không đúng chỗ, không đúng lúc. Phát triển: Phấn đấu hoàn thành hoặc vượt mục tiêu tập đoàn TKV giao cho, đẩy mạnh đổi mới, tiếp tục nghiên cứu đổi mới và hợp lý hóa công nghệ tăng năng suất lao động 2.2. Các đặc điểm của công ty liên quan đến công tác ĐGTHCV 2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Công ty Kho vận Hòn Gai – TKV hoạt động với bộ máy tổ chức bao gồm: a) Giám đốc Công ty; b) Các phó giám đốc, kế toán trưởng Công ty; c) Các phòng kỹ thuật, nghiệp vụ; d) Các phân xưởng và đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đảng ủy …Cơ cấu công ty được xây dựng theo mô hình Trực tuyến – Chức năng, một trong các mô hình đang khá phổ biến trong các công ty Nhà nước của chúng ta, theo mô hình này Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho tất cả các quyết định trong công ty. Các phòng ban, phân xưởng trong công ty được phân chia các chức năng nhiệm vụ cụ thể. Mỗi đơn vị chịu trách nhiệm một mảng chức năng hay công việc nào đó, trong từng đơn vị cụ thể thì công việc lại được phân chia đến từng người, ngoài ra giữa các phòng ban còn có mối quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công nhằm thực hiện những mục tiêu chung của công ty và hỗ trợ cho Giám đốc ra quyết định. Bên cạnh đó, với đặc thù kinh doanh trên cả các lĩnh vực liên quan đến đầu tư nên công ty cũng có khá nhiều dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện. Vì vậy, mỗi khi có dự án mới là cơ cấu lao động được điều động theo mô hình Ma trận. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là huy động mạnh mẽ nguồn nhân lực vào mọi hoạt động của công ty. Nhược điểm, dễ gây nên sự chồng chéo nếu một nhân viên cùng một lúc ở trong quá nhiều dự án. Hình ảnh 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Kho vận Hòn Gai – TKV (Nguồn: Phòng TCLĐTL, công ty KVHG - TKV) 2.2.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất - kinh doanh sản phẩm và đặc điểm công việc sản xuất. Hình ảnh 2.2: Quy trình sản xuất kinh doanh than Nhập kho Xuất bán Giám đốc Kế toán trưởng Phó Giám đốc Sản xuất- tiêu thụ Phó Giám đốc Đầu tư Phó Giám đốc Kỹ thuật Phòng kỹ thuật - an toàn Phòng Đầu tư Phòng Kế toán TK- TC Phòng Điều hành - Tiêu thụ - Phòng TC LĐTL VP giám đốc Phòng KH-VT Phòng Bảo vệ QS-TT Phòng Y tế Đời sống Hệ thống kế toán Thống kê Phân xưởng Phân xưởng KC Hà Ráng Phân xưởng KCS Phân xưởng KC Việt Hưng Phân xưởng KC Nam Cầu Trắng Phân xưởng KC Làng Khánh Đội cơ giới Mua than Nhập kho Chế biến Xuất bán Bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho (Nguồn: Phòng Điều hành tiêu thụ, Công ty KVHG – TKV) Quy trình sản xuất kinh doanh than của công ty có 3 dạng sau: • Mua than => Nhập kho => Xuất bán cho khách hàng Đây là dạng kinh doanh phổ biến nhất của công ty hiện nay, vì với đặc thù kinh doanh theo điều hành của Tập đoàn cho nên công ty là khâu cuối cùng của quá trình khai thác và kinh doanh than trên toàn địa bàn thành phố Hạ Long. Trong quá trình xuất nhập kho: công nhân sẽ phải tiếp xúc với các máy móc thiết bị lớn như cần cẩu, băng chuyền, máy rót than … để nhập than cũng như xuất than ra khỏi kho. Khâu này sẽ được quản đốc từng phân xưởng trực tiếp điều hành cho công nhân theo lệnh của công ty. • Mua than => Nhập kho => Chế biến ( Pha trộn, nghiền, sàng … ) => Bán cho khách hàng. Việc chế biến ở đây chỉ thực hiện khi sản phẩm than mà khách hàng yêu cầu tại kho của công ty không có, theo chỉ thị của ban lãnh đạo và Tập đoàn, phân xưởng sẽ tiến hành chế biến những loại than đang có trong kho thành sản phầm than theo đúng yêu cầu khách hàng với chất lượng tốt nhất. Khâu chế biến gồm các công việc sau: • Khâu pha trộn: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các phân xưởng trực thuộc pha trộn cho phù hợp với yêu cầu đó, song luôn luôn phải đảm bảo về chất lượng theo quy định của Tập đoàn. • Khâu nghiền đập: Chủ yếu sử dụng cho than cục, do yêu cầu của khách hàng vào từng thời điểm cần các loại than có cỡ hạt nhỏ hơn, các trạm tổ chức cho nghiến, đập từ các loại than có cỡ hạt to thành loại nhỏ đúng theo yêu cầu. • Khâu sàng tuyển: áp dụng cho những loại than chất lượng thấp, lẫn nhiều tạp chất, than nguyên khai …Qua khâu này, than sẽ được chạy trên băng chuyền qua nhiều công đoạn sàng khác nhau để tuyển ra các loại than có cỡ hạt đồng bộ. [...]... từ chi nhánh khác về để bán chứ không tự chế biến 2.2.3 Đặc điểm các công việc sản xuất kinh doanh Các công việc trong công ty có thể được phân loại thành hai khối chính đó là khối điều hành và khối thừa hành Khối điều hành: bao gồm các công việc mà hiệu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Những công việc này đặc thù chính là lao động trí óc, đòi hỏi trình độ cao,... Cán bộ nhân viên phòng TCLĐTL Khối thừa hành: bao gồm các công việc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, vận chuyển than và một số công việc phục vụ cho quá trình làm việc của công ty Đặc điểm chính những công việc này là lao động chân tay, được cấp trên chỉ đạo rõ ràng các công việc cụ thể, nơi làm việc là các phân xưởng và kho cảng của công ty với môi trường khắc nghiệt, tiếp xúc nhiều với bụi... khối này đó là: * Công nhân vận hành máy: công việc của họ chủ yếu là vận hành băng chuyền, máy sàng, nghiền hay đập than Họ là những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn và áp lực công việc cao, vì chỉ cần sơ xẩy không đảm bảo an toàn lao động là tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào * Công nhân giám định than, thống kê: công việc chủ yếu là lấy mẫu than, làm thí nghiệm khoa học để phân loại than... động hợp lý * Công nhân lái xe, lái tàu: đây chính là đội ngũ lao động vận chuyển than đến những nơi khách hàng yêu cầu Yêu cầu với những công nhân này là khả năng điều khiển các phương tiện vận chuyển trọng tải lớn và sức khỏe tốt Vấn đề về an toàn lao động cũng phải được đề cao * Công nhân viên phục vụ, cấp dưỡng và bảo vệ: họ là những y tá, những lao công, công nhân tại bếp ăn của công ty hay là... lượng báo cáo và thống kê đầu than Những công nhân này làm việc chủ yếu trong phòng thí nghiệm, tiếp xúc hàng ngày với than và các hóa chất nên dễ mắc các bệnh nghề nghiệp, do đó cần chú ý bảo vệ sức khỏe * Công nhân giao nhận than: họ làm việc tại các kho và bến cảng, làm nhiệm vụ xúc, gạt và đưa than vào kho hay lên các phương tiện vận chuyển như ô tô hay xà lan Công việc nặng nhọc nhất và tiếp xúc... chủ yếu là lao động quản lý trừ những lao động phục vụ, phòng Y tế - đời sống và nhân viên của phòng Bảo vệ - Quân sự - Thanh tra * Ban giám đốc công ty * Đội ngũ quản đốc, đốc công tại phân xưởng * Cán bộ nhân viên Văn phòng Giám đốc trừ 4 nhân viên làm công việc tạp vụ * Cán bộ nhân viên phòng Điều hành tiêu thụ * Cán bộ nhân viên phòng Kỹ thuật - An toàn * Cán bộ nhân viên phòng Đầu tư * Cán bộ... những y tá, những lao công, công nhân tại bếp ăn của công ty hay là đội ngũ bảo vệ Công việc của họ không yêu cầu cao về trình độ, không phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt Công việc của họ đảm bảo cho các đồng nghiệp có sức khỏe tốt nhất để tham gia lao động và đảm bảo cho trang thiết bị cũng như tài sản của công ty được an toàn ... thì các phân xưởng đang cùng một lúc sử dụng 3 loại phương tiện: Đường thủy, đường sắt và đường bộ Với đặc thù kinh doanh thương mại nên các phương tiện đường thủy trọng tải lớn công ty không đầu tư mà chỉ thuê của các đơn vị khác mỗi khi cần sử dụng theo yêu cầu của khách hàng • Mua than sau đó bán thẳng cho khách hàng ( Không qua nhập kho) Dạng kinh doanh này sẽ xảy ra nếu tại kho than của công ty . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG CÔNG TY KHO VẬN HÒN GAI -TKV HIỆN NAY 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Kho vận. và hợp lý hóa công nghệ tăng năng suất lao động 2.2. Các đặc điểm của công ty liên quan đến công tác ĐGTHCV 2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Công ty Kho vận

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG

Bảng 2.1.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hoạt động năm 2009 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG

Bảng 2.2.

Các chỉ tiêu hoạt động năm 2009 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình ảnh 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Kho vận Hòn Gai –TKV - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐGTHCV TRONG

nh.

ảnh 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Kho vận Hòn Gai –TKV Xem tại trang 8 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan