LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

50 481 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1. Chiến lược kinh doanh 1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ “chiến lược” lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ những kế hoạch lớn, được xây dựng trên cơ sở phán đoán những phản ứng của đối phương trong tương lai. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, từ đó có khái niệm “chiến lược kinh doanh”. Chiến lược kinh doanh được hiểu là “tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó” 1 1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh Xét theo phạm vi của chiến lược ta có thể chia chiến lược kinh doanh thành hai loại cơ bản là chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp chiến lược kinh doanh cấp chức năng. 1.2.1. Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp Chiến lược cấp doanh nghiệp do bộ phận quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp vạch ra, phản ánh những mối quan tâm hoạt động của cả doanh nghiệp. Các câu hỏi thường đặt ra ở cấp này là: Doanh nghiệp nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó? Phân bổ các nguồn lực ra sao để đạt được mục tiêu? Có năm loại chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp. a. Chiến lược tăng trưởng 1 1 Trung tâm Pháp- Việt đào tạo về quản lý, Raymond Alain-thiétart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh niên, 1999, tr12 2  Chiến lược tăng trưởng tập trung Mục tiêu của chiến lược tăng trưởng tập trung là tăng lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp trên cơ sở khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc thị trường tiêu thụ hiện tại của doanh nghiệp. Ba phương án thực hiện chiến lược này là: Phương án 1: Phát triển thị trường là cách doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hiện có ra cách thị trường mới. Phương án 2: Phát triển sản phẩm là cách doanh nghiệp tập trung vào việc nghiên cứu phát triển tính năng mới cho một số sản phẩm, dịch vụ dựa trên thế mạnh nào đó của doanh nghiệp. Phương án 3: Xâm nhập thị trường là cách doanh nghiệp tăng doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang sản xuất trên thị trường hiện có trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp thị…  Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập Mục tiêu của chiến lược này là củng cố vị thế của doanh nghiệp, cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của hãng. Có ba phương án thực hiện chiến lược này: Phương án 1: Hội nhập dọc xuôi về phía hạ nguồn là cách mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như hệ thống phân phối bán hàng. Phương án 2: Hội nhập dọc xuôi về phía thượng nguồn là cách mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với nhà cung ứng nguyên liệu. Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng nguyên liệu tiến độ cung ứng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Phương án 3: Hội nhập ngang là cách doanh nghiệp tìm kiếm quyền sở hữu, quyền kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả về phạm vi tăng cường trao đổi các nguồn tài nguyên, năng lực. 3  Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa Đa dạng hóa là phưong thức kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh…Doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược này khi chiếm được ưu thế cạnh tranh trong ngành hiện tại. Có ba phương án tiến hành đa dạng hóa. Phương án 1: Đa dạng hóa đồng tâm. Doanh nghiệp kinh doanh thêm những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở tận dụng được công nghệ, nhân lực, hệ thống marketing hiện có. Phương án 2: Đa dạng hóa hàng ngang. Doanh nghiệp cung cấp thêm những sản phẩm, dịch vụ mới không có liên hệ với sản phẩm đang sản xuất cho những khách hàng hiện có. Phương án 3: Đa dạng hóa hỗn hợp. Doanh nghiệp đầu tư vào những sản phẩm mới không có liên hệ về mặt công nghệ với sản phẩm hiện có nhằm cung cấp cho thị trường mới. b. Chiến lược ổn định Chiến lược ổn định thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi muốn duy trì quy mô sản xuất hiện có trong điều kiện không có thế mạnh kinh doanh; môi trường kinh doanh có nhiều bất lợi, rủi ro; chi phí phát triển mở rộng thị trường hoặc cải tiến sản phẩm đều rất lớn; doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong một đoạn thị trường hẹp, nếu tăng quy mô có thể gặp rủi ro về chất lượng sản phẩm. c. Chiến lược thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh 4 Thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp, chỉnh đốn lại, hoặc cắt giảm chi phí sau giai đoạn tăng trưởng nhanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Có 3 phương án (mức độ) thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương án 1: Cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là biện pháp tạm thời nhằm cắt giảm những bộ phận không còn mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp để nâng cao năng suất, giảm giá thành, tạo ra lợi thế cạnh tranh mà nhờ vậy tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương án 2: Thu hồi vốn đầu tư. Về hình thức thu hồi vốn đầu tư cũng giống như cắt giảm chi phí sản xuất nhưng ở mức độ cao hơn. Doanh nghiệp tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản, bộ phận để thu hồi vốn đầu tư nhằm đẩu tư vào lĩnh vực mới có hiệu quả hơn. Phương án 3: Giải thể doanh nghiệp. Phương án này được thực hiện khi hai phương án trên không còn cứu nguy được cho doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản. d. Chiến lược hỗn hợp Chiến lược hỗn hợp là chiến lược mà các doanh nghiệp thực hiện xen kẽ nhiều chiến lược nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thì trước hết có thể thực hiện chiến lược thu hồi vốn đầu tư ở một số bộ phận, để huy động đủ số vốn cần thiết cho việc thực hiện chiến lược đó. e. Chiến lược liên doanh, liên kết Liên doanh, liên kết là phương thức các doanh nghiệp có mối liên hệ liên minh với nhau nhằm khai thác một lợi thế hoặc cơ hội nào đó trong kinh doanh. Có ba hình thức liên doanh, liên kết sau: Sáp nhập: là hình thức hai hay nhiều công ty kết hợp với nhau tạo thành một công ty mới duy nhất. Mua lại: là hình thức một công ty mua lại một công ty khác bổ sung thêm vào lĩnh vực hoạt động của mình. 5 Liên doanh: là hình thức hai hay nhiều công ty hợp lực lại để thực thi một nhiệm vụ nào đó mà một công ty riêng rẽ không thể thực hiện được. 1.2.2. Chiến lược cấp chức năng Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược hỗ trợ để thực hiện chiến lược cấp doanh nghiệp. Chiến lược cấp chức năng gắn với từng mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm các chiến lược sau: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược khuyến mãi, chiến lược cạnh tranh, chiến lược tổ chức nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu phát triển, chiến lược mua sắm quản vật tư, chiến lược xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hợp tác phát triển. 1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai để nhà quản trị xem xét quyết định lựa chọn hướng đi thích hợp nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Thứ hai: Là cơ sở để nhà quản trị điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đã định. Thứ ba: Giúp nhà quản trị thấy rõ cơ hội nguy cơ trong kinh doanh hiện tại tương lai. Từ đó có biện pháp tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành chiến thắng. Thứ tư: Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tăng hiệu quả quản trị, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro . Thứ năm: Chiến lược kinh doanh tạo ra cơ sở để tăng lòng tin, sự liên kết gắn bó của nhân viên công ty trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 2. Hoạch định chiến lược kinh doanh 2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh 6 Hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là quá trình dựa trên cơ sở phân tích dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược. 2.2. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh 2.2.1. Xác định mục tiêu của chiến lược Trước khi lựa chọn chiến lược cụ thể thì cần xác định mục tiêu của chiến lược xuất phát từ sứ mệnh chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Sứ mệnh là do tồn tại của doanh nghiệp. Nó là bản sắc của mỗi doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây là căn cứ đầu tiên quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải xem xét trước khi đưa ra mọi quyết định kinh doanh. Sứ mệnh lại được cụ thể hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời cho câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đôi khi nhiệm vụ kinh doanh còn được hiểu là các nguyên tắc kinh doanh hay triết kinh doanh. Vì vậy, xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh chính là làm rõ thái độ của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nội dung của nhiệm vụ kinh doanh có tính khái quát cao thì sẽ kích thích được cảm nghĩ cảm xúc tích cực về doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy người lao động hành động theo chiến lược. Để làm rõ nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp người ta thường tìm hiểu những vấn đề sau: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Sản phẩm dịch vụ chính của công ty là gì? 7 Thị trường cạnh tranh chủ yếu ? Công nghệ có mối quan tâm hàng đầu của công ty là gì? Đâu là niềm tin, gía trị, nguyện vọng triết kinh doanh của công ty? Ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty? Mối quân tâm đối với xã hội là gì? Mối quan tâm đối với nhân viên hay thái độ đối với nhân viên của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của chiến lược được xác lập từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn có thể thay đổi theo thời gian. Mục tiêu của chiến lược được dùng để chỉ các tiêu chí hoặc kết quả cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Đó có thể là mục tiêu về mức lợi nhuận, doanh thu, thị phần, độ rủi ro…Các mục tiêu phải được xây dựng một cách đúng đắn vì nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn các chiến lược kinh doanh. Mục tiêu của chiến lược được coi là đúng đắn phải đáp ứng đồng thời cả bảy tiêu thức: tính cụ thể, tính linh hoạt, tính định lượng, tính nhất quán, tính khả thi, tính tiên tiến tính hợp lý. Tính cụ thể. Một mục tiêu đúng đắn trước hết phải là một mục tiêu cụ thể, tức là nó phải chỉ rõ kết quả cần đạt được, thời gian thực hiện. Mục tiêu càng rõ ràng thì công tác hoạch định chiến lược để thực hiện mục tiêu đó càng dễ. Tính linh hoạt. Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, vì vậy các mục tiêu phải đủ linh hoạt để điều chỉnh cho phù hợp. Tính định lượng. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục tiêu phải được định ra dưới dạng các chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lượng được. Đây là điều kiện quan trọng để là căn cứ thực hiện chiến lược đánh giá kết quả thực thi chiến lược. 8 Tính nhất quán giữa các mục tiêu. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục tiêu phải thống nhất với nhau. Việc hoàn thành mục tiêu này không được làm cản trở việc thực hiện mục tiêu khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng thực hiện được vì các mục tiêu có thể đối lập nhau. Để giảm thiểu sự xung đột thì cần phải phân loại mục tiêu theo thứ tự ưu tiên. Tính khả thi. Nếu mục tiêu mất tính khả thi thì việc hoạch định chiến lược sẽ trở nên vô nghĩa lãng phí nguồn lực. Để xem xét tính khả thi của mục tiêu ta có thể tiến hành phân tích dự báo về môi trường. Tính tiên tiến. Mục tiêu có tính tiên tiến là mục tiêu phải hướng tới tương lai, tức là phải làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tính hợp lý. Tiêu chuẩn này đòi hỏi mục tiêu phải đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Nói tóm lại quá trình hoạch định chiến lược cần làm rõ nhiệm vụ mục tiêu chiến lược để làm căn cứ xây dựng nội dung chiến lược kinh doanh tổ chức thực thi chiến lược đó. Mục tiêu đúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với môi trường, là động lực thúc đẩy các bộ phận chức năng hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ phân tích, đánh giá mức độ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân các bộ phận. 2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ Để phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp chúng ta sẽ áp dụng cách tiếp cận theo mô hình chuỗi giá trị của M.Porter, vì nó cho phép phân tích một cách có hệ thống các lợi thế cạnh tranh cũng như các hoạt động của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị này sẽ chỉ ra toàn bộ các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm hai loại: các hoạt động chính các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Còn các hoạt động hỗ trợ, giống như tên gọi của nó chỉ tham gia gián tiếp vào quá 9 trình sản. Thông qua quá trình đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố với nhu cầu của thực tế của doanh nghiệp chúng ta sẽ xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp có hiệu quả nhất. Chuỗi giá trị của M.Porter Tài chính, lập kế hoạch Quản trị nhân lực Nghiên cứu phát triển Mua sắm Hoạt động hậu cần trước SX Sản xuất Hoạt động hậu cần sau SX Cung ứng Marketing bán hàng Dịch vụ sau bán hàng Các hoạt động hỗ trợ Giá trị trị gia tăng gia trị Giá 10 Các hoạt động chính Trong quá trình phân tích chúng ta sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện quá nhiều nhân tố ảnh hưởng, vì vậy trong phần này em đề xuất ý kiến sử dụng phương pháp chuyên gia xây dựng bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố. Qua đó ta sẽ dễ dàng phát hiện những nhân tố có tác động mạnh để hướng sự chú ý vào những nhân tố đó trong quá trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Hội đồng chuyên gia sẽ bao gồm: nhà quản trong lĩnh vực liên quan, chuyên gia trong ngành, giám đốc doanh nghiệp, trưởng phòng kinh doanh . Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp Các nhân tố Điểm đánh giá Trọng số Chiều hướng tác động Điểm đánh giá đã điều chỉnh 1 2 3 4 5 Liệt kê các nhân tố cần đánh giá Điểm đánh giá phản ánh mức độ trầm trọng của vấn đề Thấp = 1 Trung bình=2 Cao = 3 Trọng số phản ánh tầm quan trọng của nhân tố đối với doanh nghiệp. Tích cực = (+) Tiêu cực = (-) Nhân giá trị ở cột 2 với cột 3 , đặt dấu ở cột 4 vào phía trước Điểm tổng hợp - 3 ≤ điểm tổng hợp ≤ + 3 Điểm tổng hợp ≥ 0 doanh nghiệp đã phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu. [...]... quan điểm phương pháp quản của Ban giám đốc - Đảm bảo ở mức rủi ro cho phép - Phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm tiềm năng thị trường - 26 - LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH - 1 Chiến lược kinh doanh - 1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh - Thuật ngữ chiến lược lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ những kế hoạch lớn,... cả, chiến lược phân phối, chiến lược khuyến mãi, chiến lược cạnh tranh, chiến lược tổ chức nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu phát triển, chiến lược mua sắm quản vật tư, chiến lược xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hợp tác phát triển - 1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng... thắng 31 Thứ tư: Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tăng hiệu quả quản - trị, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro Thứ năm: Chiến lược kinh doanh tạo ra cơ sở để tăng lòng tin, sự - liên kết gắn bó của nhân viên công ty trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp - 2 Hoạch định chiến lược kinh doanh - 2.1 Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh - Hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là quá... công ty hợp lực lại để thực thi một nhiệm vụ nào đó mà một công ty riêng rẽ không thể thực hiện được - 1.2.2 Chiến lược cấp chức năng - Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược hỗ trợ để thực hiện chiến lược cấp doanh nghiệp Chiến lược cấp chức năng gắn với từng mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh Bao gồm các chiến lược sau: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược. .. vực kinh tế, từ đó có khái niệm chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh được hiểu là “tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó”1 - 1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh - Xét theo phạm vi của chiến lược ta có thể chia chiến lược kinh doanh thành hai loại cơ bản là chiến. .. Chiến lược hỗn hợp - Chiến lược hỗn hợp là chiến lược mà các doanh nghiệp thực hiện xen kẽ nhiều chiến lược nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Chẳng hạn, khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thì trước hết có thể thực hiện chiến lược thu hồi vốn đầu tư ở một số bộ phận, để huy động đủ số vốn cần thiết cho việc thực hiện chiến lược đó g Chiến lược liên doanh, liên kết 30 - Liên doanh, ... cơ bản là chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp chiến lược kinh doanh cấp chức năng - 1.2.1 Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp - Chiến lược cấp doanh nghiệp do bộ phận quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp vạch ra, phản ánh những mối quan tâm hoạt động của cả doanh nghiệp Các câu hỏi thường đặt ra ở cấp này là: Doanh nghiệp nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của doanh nghiệp trong... khi đưa ra mọi quyết định kinh doanh - Sứ mệnh lại được cụ thể hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời cho câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đôi khi nhiệm vụ 32 kinh doanh còn được hiểu là các nguyên tắc kinh doanh hay triết kinh doanh Vì vậy, xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh chính là làm rõ thái độ của doanh nghiệp đối với... hoạch định chiến lược kinh doanh - 2.2.1 Xác định mục tiêu của chiến lược - Trước khi lựa chọn chiến lược cụ thể thì cần xác định mục tiêu của chiến lược xuất phát từ sứ mệnh chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp - Sứ mệnh là do tồn tại của doanh nghiệp Nó là bản sắc của mỗi doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Đây là căn cứ đầu tiên quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần... hình SWOT trong việc phân tích chiến lược cho từng lĩnh vực kinh doanh sử dụng ma trận chiến lược chính để lựa chọn chiến lược kinh doanh  Ma trận lưới chiến lược kinh doanh MC Kinsey (GE) Ma trận MC Kinsey được áp dụng lần đầu tiên ở công ty General Electric Ma trận này được hình thành bởi hai trục tọa độ biểu thị sức hấp dẫn của thị trường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Sức hấp dẫn của . 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1. Chiến lược kinh doanh 1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. doanh nghiệp. 2. Hoạch định chiến lược kinh doanh 2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh 6 Hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là quá

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

ng.

đánh giá mức độ tác động của các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp Xem tại trang 10 của tài liệu.
- Ưu điểm của mô hình này là cho phép nhìn nhận các hoạt động của doanh nghiệp trong một chỉnh thể - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

u.

điểm của mô hình này là cho phép nhìn nhận các hoạt động của doanh nghiệp trong một chỉnh thể Xem tại trang 19 của tài liệu.
-  Mô hình SWOT - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

h.

ình SWOT Xem tại trang 20 của tài liệu.
- Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

ng.

đánh giá mức độ tác động của các nhân tố Xem tại trang 35 của tài liệu.
- Ưu điểm của mô hình này là cho phép nhìn nhận các hoạt động của doanh nghiệp trong một chỉnh thể - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

u.

điểm của mô hình này là cho phép nhìn nhận các hoạt động của doanh nghiệp trong một chỉnh thể Xem tại trang 45 của tài liệu.
- Từ các thông tin trên mô hình có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược như sau: - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH  ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

c.

ác thông tin trên mô hình có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược như sau: Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan