NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

18 505 0
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1.1.Khái niệm, đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ra đời gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập đân tộc. Trong suốt gần 50 năm tồn tại và phát triển doanh nghiệp nhà nước đã giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Với vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên các nhà làm luật ở nước ta luôn coi trọng và cố gắng tạo dựng cho doanh nghiệp nhà nước một hành lang pháp ổn định để hoạt động. Văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước tạo tiền đề cho doanh nghiệp nhà nước là Sắc lệnh 104/SL do Chủ tịch nước ban hành ngày 01 - 01 - 1948. Sắc lệnh này khẳng định xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu quốc gia, do Nhà nước quản lý. Nhiệm vụ của xí nghiệp quốc doanh là sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế, điều phối các hoạt động kinh tế trong nước, bảo vệ kinh tế và phát triển tài chính quốc gia. Sắc lệnh này còn quy định xí nghiệp quốc doanh có vốn tự trị và không thuộc ngân sách hàng năm. Ngày 25 - 02 - 1949 Chủ tịch nước kí sắc lệnh 09/SL về việc thành lập xí nghiệp quốc doanh. Để thực hiện hai sắc lệnh 104/SL và 09/SL ngày 31 - 10 - 1952 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời vềnghiệp quốc doanh trong Nghị định số 214/TTg. Điều lệ này khẳng định vai trò chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh, xác định xí nghiệp quốc doanh là pháp nhân và có trách nhiệm trước bộ chủ quản về thực hiện kế hoạch và quản tài sản Nhà nước. Các văn bản pháp luật nói trên đã tạo dựng nên hành lang pháp cho sự thành lập và hoạt động cuả xí nghiệp quốc doanh, đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954 Nhà nước ta chính thức triển khai thực hiện những nguyên tắc và phương pháp quản xã hội chủ nghĩa. Ngày 04 - 04 - 1957 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 130/TTg nhằm tạo ra một hành lang pháp tốt cho các xí nghiệp quốc doanh phát triển sản xuất. Họ có quyền tự hạch toán đầu vào, đầu ra để sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. Quyết định đã đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong quản nghiệp như: kế hoạch toàn diện, áp dụng chế độ hợp đồng kinh doanh, thi hành chế độ hạch toán kinh doanh . Tuy vậy do điều kiện chiến tranh nên cho mãi tới đầu những năm 70 vấn đề về ổn định sản xuất và cải tiến quản nghiệp quốc doanh mới được quy định trong chỉ thị 11/TTg ngày 09 - 01 - 1971. Theo chỉ thị này hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn bắt đầu được áp dụng tại các xí nghiệp quốc doanh. Ngày 10 - 12 - 1976 Chính phủ ban hành Nghị định 244/CP về việc áp dụng thống nhất hệ thống 9 chỉ tiêu pháp lệnh cho tất cả các xí nghiệp quốc doanh. Những quy định của pháp luật về xác định địa vị pháp của doanh nghiệp nhà nước trong thời kì này nói chung còn sơ sài, thiếu đồng bộ. nhiều quy định chỉ có giá trị mang tính chất tạm thời. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (nền kinh tế thị trường) vai trò của Nhà nước càng được quan tâm chú trọng hơn. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo dựng một địa vị pháp vững vàng cho doanh nghiệp nhà nước để đứng vững được trước những thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường: ở Việt Nam ta trước đây các đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi dưới cái tên như: Xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh, cửa hàng quốc doanh . Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành quy chế pháp về thành lập, giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo tinh thần của Nghị định này thì doanh nghiệp nhà nước được hiểu là: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật”. Một nhu cầu cấp thiết được đặt ra là xác định vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường tại khuôn khổ pháp lý, quy định rõ quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước cùng với việc tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tăng cường quản Nhà nước và thực hiện chức năng của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với vốn và tài sản của doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu bức xúc đó ngày 20/4/1995 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước. Trong đó Nhà nước đã tách chức năng quản Nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh. Luật doanh nghiệp nhà nước ra đời đã tạo mặt bằng pháp cho việc tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm của doanh nghiệp nhà nước được quy định trong điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do Nhà nước quản lý. doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam”. ( *** Bổ sung thông tin : Dự thảo Luật DNNN sửa đổi đã được trình và thảo luận tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 11 hồi tháng 5 - 2003 và còn tiếp tục được thảo luận tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 - 2003. Trong đó có một số điểm đáng chú ý : Về khái niệm Theo Dự thảo mới : Doanh nghiệp nhà nước : là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần , vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên. ***) ( Tuy nhiên, về khái niệm này hiện nay cũng còn co snhiều ý kiến khác nhau, ví dụ như công ty cổ phần là DN có cổ phần của Nhà nước và của các thành phần kinh tế khác, vì loại doanh nghiệp này không thể là đối tượng quản của Luật DNNN v.v Những vấn đề này sẽ được tiếp tục thảo luận và quyết định tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11 vào tháng 10 - 2-003) 1.1.2 Đặc điểm của DNNN Luật doanh nghiệp nhà nước (1995) đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về doanh nghiệp nhà nước. Từ khái niệm đó chúng ta có thể thấy doanh nghiệp nhà nướcnhững đặc điểm sau: a. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập (điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước 1995). Điều này có nghĩa là không chỉ có những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh mà còn tồn tại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Khi xét thấy việc thành lập một doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hay thành lập một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là cần thiết cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập. Điều này khác biệt hẳn với các loại hình doanh nghiệp khác. Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà nước trực tiếp thành lập mà Nhà nước chỉ cho phép thành lập các doanh nghiệp này trên cơ sở đơn xin thành lập của người hoặc những người muốn thành lập và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. b. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập nên tài sản của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước. Đối với tài sản và vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Doanh nghiệp chỉ là người quản và sử dụng vốn và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản tài sản của Nhà nước nên doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản trong doanh nghiệp. Quyền tự chủ về vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ chế quản kinh tế. Trong cơ chế kinh tếdoanh nghiệp có rất ít quyền đối với tài sản. Trong cơ chế kinh tế mới hiện nay doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ rộng rãi hơn đối với tài sản Nhà nước giao. Với tư cách là người trực tiếp quản và sử dụng tài sản Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước thể hiện ý chí của người chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản quy định chế độ quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản đó. c) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp nhà nước được thành lập một cách hợp pháp theo một thủ tục pháp chặt chẽ. Có quyết định thành lập hay tổ chức lại doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp nhà nước. Trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay có một cơ cấu tổ chức thống nhất. Giữa bộ phận lãnh đạo và bộ phận giúp việc trực tiếp sản xuất kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các cán bộ nắm giữ những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệpnhững cán bộ thuộc biên chế Nhà nước hay do Nhà nước tuyển chọn đào tạo hoặc bổ nhiệm. Doanh nghiệp nhà nước có tài sản riêng, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước giao thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nó được tách biệt với số tài sản khác của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi vốn do Nhà nước quản (trách nhiệm hữu hạn). Lần đầu tiên việc chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận trong một văn bản pháp lý. Việc làm này có ý nghĩa rất to lớn trong việc đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh, các hợp đồng kinh tế. Tự nguyện liên doanh liên kết trên cơ sở các quy định của pháp luật để tạo ra lợi nhuận cao. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia tất cả các quan hệ pháp luật, đồng thời doanh nghiệp nhà nước có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước các cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra. d) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mục tiêu Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước thành lập và đầu tư vốn khi thấy cần thiết phục vụ cho những mục tiêu đã định của Nhà nước. Do đó các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện những mục tiêu mà Nhà nước đã giao cho. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất để phục vụ đời sống xã hội thì doanh nghiệp phải có sự hạch toán lỗ lãi rõ ràng. Nếu có lợi nhuận thì tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường quy mô sản xuất. Nếu thua lỗ nhiều không có khả năng khắc phục thì giải thể hay tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp chức năng chuyên hoạt động công ích sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội hay trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng hoặc an ninh thì doanh nghiệp nhà nước phải đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đặt ra. e) Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản trực tiếp của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập nên các doanh nghiệp nhà nước đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế của Nhà nước giúp Nhà nước hướng dẫn nền kinh tế thị trường do đó Nhà nước rất quan tâm, chú trọng đến các doanh nghiệp nhà nước. Tất cá các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ chủ quản hay uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ). Thủ trưởng cơ quan quản Nhà nước của doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ uỷ quyền làm đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước do cơ quan quản Nhà nước của doanh nghiệp bổ nhiệm và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan này. Hiện nay Nhà nước đang chủ trương xoá bỏ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp nhà nước, nhưng không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản đối với doanh nghiệp nhà nướcNhà nước sẽ có cơ chế mới để thực hiện quyền sở hữu của mình đối với doanh nghiệp nhà nước. 1.2.Vai trò DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam. 1.2.1. Vai trò của DNNN trong nền KTTT Mỗi chế độ xã hội đều có quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Có một cơ cấu sở hữu về tư liệu sản xuất do đó về mặt xã hội có một cơ cấu kinh tế nhất định. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong đó có một loại hình sở hữu giữ vai trò chủ đạo là vấn đề mang tính phổ biến của mọi chế độ xã hội. Vì vậy cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đố có một thành phần giữ vai trò chủ đạo cũng là một đặc trưng có tính phổ biến của tất cả các Nhà nước trên thế giới. Trong bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại và nắm giữ những ngành trọng yếu của đất nước. Nó có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội mà lĩnh vực kinh tế tư nhân không có khả năng làm hoặc nếu làm sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích chung, thậm chí ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Đối với các nước đang phát triển do khu vực kinh tế tư nhân còn non yếu và do yêu cầu phải tập trung nỗ lực toàn xã hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển cho nên doanh nghiệp nhà nước thường có tỷ trọng và vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tiến hành tư nhân hoá các cơ sở kinh tế Nhà nước nhưng không phải họ tư nhân hoá toàn bộ mà vẫn giữ lại những doanh nghiệp nhà nước mà nếu thiếu nó thì nền kinh tế không tạo được thế ổn định. Đối với nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng kinh tế, là một phương tiện quan trọng không thể thiếu được để Nhà nước can thiệp, điều tiết, hỗ trợ, hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng. Vì vậy phủ nhận sự tồn tại và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước tức là phủ nhận tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy mấy năm qua hoạt động của nền kinh tế quốc dân đã có nhiều chuyển biến hết sức to lớn, sôi động và phức tạp. Những thành tựu kinh tế - xã hội chúng ta đã đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã được khẳng định. Doanh nghiệp nhà nước với ưu thế sẵn có được Nhà nước đầu tư vốn và thành lập, là đơn vị kinh tế cơ sở, là khâu cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Cần phải chấn chỉnh và xây dựng doanh nghiệp nhà nước hoạt động sao cho có hiệu quả, vươn lên đảm nhận được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở những điểm sau: • Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phạm vi hoạt động cũng như lĩnh vực hoạt động của kinh tế quốc doanh sẽ bị thu hẹp lại, nhưngvẫn được tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải có những doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực quan trọng để có đủ sức mạnh thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, can thiệp vào thị trường và khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ về mặt vật chất để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường. • Doanh nghiệp nhà nước được duy trì và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực mang lại ít lợi nhuận hay không có lợi nhuận. Vì vậy các thành phần kinh tế khác sẽ không đầu tư để kinh doanh nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn phải đầu tư để đảm bảo nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng. • Doanh nghiệp nhà nước còn được duy trì ở những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có số vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư. Đánh giá vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước không chỉ dựa vào vấn đề lời lãi trước mắt mà phải tính đến hiệu quả kinh tế lâu dài. Chính vì vậy sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định sự cần thiết và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân. Trong Nghị quyết Trung ương VI (khoá 6) về chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã khẳng định: “ Kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển nắm vị trí then chốt trong nền kinh tế, phát huy ưu thế và kỹ thuật công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác để thực hiện tốt vai trò chủ đạo đảm bảo cho sự phát triển ổn định có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.2.Vai trò của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở VN Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt, doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước; đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp hơn; trình độ công nghệ và quản có nhiều tiến bộ hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. 1.3. Hiệu quả của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt nam 1.3.1.Quan niệm về hiệu quả của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở VN Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng [...]... giới đều tồn tại bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo của từng Nhà nước, phụ thuộc vào tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước đó Tuy nhiên chế độ chính trị và đường lối lãnh đạo đất nước của các quốc gia là khác nhau nên khái niệm về doanh nghiệp nhà nước có các điểm khác nhau ở các nước. .. chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy... hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 1.4 Kinh nghiệm tổ chức quản DNNN ở một số nước Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp này chúng tôi không thể nêu đầy đủ kinh nghiệm tổ chức quản doanh nghiệp của các nước trên thế giới Có thể nói đây là vấn đề lớn, thậm chí đòi hỏi phải nghiên cứu ở đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi thấy có nổi bật vấn đề sau đây Bất... quản và xa hơn là đưa cơ chế tự chủ của DNNN vào thực tiễn Năm 1993, UBTW Đảng Trung quốc thông qua quyết định về một số vấn đề thiết lập cơ chế kinh tế thị trường XHCN Quyết định đặt mục tiêu : thiết lập hệ thống doanh nghiệp hiện đại với quyền và trách nhiệm về tài sản được xác định rõ ràng ; tách bạch DNNN khỏi quản nhà nước với cơ cấu quản hiện đại để phù hợp với nền kinh tế thị trường. .. nhân trong quá khứ của doanh nghiệp Trong khi đó, việc thí điểm chuyển DNNN thành công ty cổ phần cũng được mở rộng nhanh chóng Những thử nghiệm này cơ bản đã xác định quyền tài sản của doanh nghiệp ; tách doanh nghiệp khỏi cơ quan quản nhà nước; hình thành đại hội cổ đông hội đồng quản trị, và thiết lập cơ chế quản công ty Trong quá trình thí điểm cũng đã phát hiện một số vấn đề chung Ơ nhiều doanh. .. mạnh Chúng tôi chỉ xin nêu một ví dụ thực tế về Kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung quốc, qua một số thông tin từ Hội thảo “Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung quốc - kinh nghiệm đối với Việt nam” do Viện nghiên cưú quản kinh tế trung ương ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nam) và Viện nghiên cứu khoa học tài chính Trung quốc, Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Trung quốc tổ chức cuối năm... đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích 1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNN ở Việt nam Có thể nói có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nướcnước ta Trước hết đó là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với doang nghiệp Chủ trương chính sách đúng sẽ là định hướng tốt cho hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Vấn đề sở hữu, đại diện... vực này nhà nước cũng thực hiện chính sách xã hội hóa cao Điều đó có nghĩa là ngay trong lĩnh vực công ích, nếu xã hội hóa được là thực hiện xã hội hóa triệt để, nhà nước quản ở tầm vĩ mô Nhà nước đặc biệt nắm giữ một số ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà tư nhân không có khả năng đầu tư Tuy nhiên ngay cả những lĩnh vực như vậy của nền kinh tế cũng... đã lớn mạnh Điều này tạo nền tảng vững chắc cho những cảicách sâu hơn và tạo nhiều khoảng trống hơn để giải quyết các vấn đề này Bài học kinh nghiệm về cải cách DNNN ở Trung quốc : Bài học chung : Giải pháp cải cách ban đầu , chủ yếu là phân quyền, là cần thiết đối với DNNN trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Kinh nghiẹm quá khứ cho... thấp cho hoạt động của DN Đây là một vấn đề lớn trong quá khứ nhưng về cơ bản đã và đang được giải quyết bằng việc bãi bỏ các quy định trong suốt giai đoạn cải cách Hầu hết những nhà DNNN hiện nay có đủ quyền tự chủ trong việc ra quyết định và vận hành doanh nghiệp trên thị trường b Động lực khuyến khích : Tiền lương, tiền thưởng cho cả nhà quản và người lao động trong DNNN đã được quy định và thường . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1.1.Khái niệm, đặc điểm của DNNN trong nền. nước có những đặc điểm sau: a. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nhà nước

Ngày đăng: 18/10/2013, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan