Mức độ hài lòng của khách hàng khi gởi tiền ở ngân hàng thương mại

40 796 16
Mức độ hài lòng của khách hàng khi gởi tiền ở ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mức độ hài lòng của khách hàng khi gởi tiền ở ngân hàng thương mại

Statisticssau khi su dung dich vu,anh chi se lam gi4001.43.71213ValidMissingNMeanStd. DeviationMinimumMaximumsau khi su dung dich vu,anh chi se lam gi Frequency Percent Valid PercentCumulative PercentValid gioi thieu ban be,dong nghiep,nguoi than28 70.0 70.0 70.0chon NH khac phuc vu7 17.5 17.5 87.5khong lam gi het5 12.5 12.5 100.0Total40 100.0 100.0 gioi tinh Frequency Percent Valid PercentCumulative PercentValid nam18 45.0 45.0 45.0nu22 55.0 55.0 100.0Total40 100.0 100.0 LỜI NÓI ĐẦUCHƯƠNG I: TỔNG QUANCơ sở hình thành đề tàiXã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đi lên, và nhu cầu được phục vụ là một điều tất yếu. Và việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. 1 Ngân hàng là một trong những dịch vụ được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với các ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng doanh thu của ngân hàng.Những người có đồng vốn nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định họ luôn tính toán sao với số tiền trong tay của mình luôn được tăng lên theo thời gian, và đây có thể là lúc mà người ta nghĩ đến ngân hàng nơi vừa an toàn vừa nhận được lợi nhuận.Mỗi một cá nhân đều cần nơi tin cậy trong việc gửi tiết kiệm này nhưng đây chưa phải là tất cả tác động đến việc ham thích gửi tiền của khách hàng, những ngân hàng khác nhau sẽ có những dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn phục vụ mình. Nắm bắt được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Trong vài năm gần đây, ta thấy có nhiều sự thay đổi khi ra chiến lược cạnh tranh tại các ngân hàng cả dịch vụ lẫn đối tượng khách hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn. Đây có thể là điểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.Và giờ đây những người gửi tiền rất được ngân hàng ưu ái và phục vụ tận tình. Ngoài lãi suất hấp dẫn còn được thưởng, khuyến mãi . sự linh hoạt và đa dạng của các hình thức huy động vốn làm cho người gửi tiền phải tính toán chọn loại hình gửi nào sao cho có lợi nhất. Nếu như trước đây người gửi tiền chỉ xem ngân hàng nào có lãi cao để gửi, thì nay họ còn phải cân nhắc chọn kỳ hạn gửi, số tiền gửi… để có được lợi nhuận mức cao nhất. Nhưng xu hướng gởi tiền của khách hàng có thay đổi không? Do đâu mà họ có xu hướng như vậy? các ngân hàng khác nhau thì khách hàng có cách gởi tiền khác nhau không? Để trả lời được các câu hỏi trên thì đề tài “Mức độ hài lòng của khách hàng khi gởi tiền ngân hàng thương mại” sẽ tìm hiểu về cho ta các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đến hành vi gởi tiền của khách hàng.Qua đó có thể đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho các ngân hàng để cải thiện các dịch vụ, tiện ích nhằm tăng hiệu quả huy động vốn cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.Mục tiêu nghiên cứu2 • Đánh giá mức độ thu hút khách hàng của ngân hàng về việc gửi tiền tiết kiệm.• Tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng cá nhân trong việc tìm kiếm ngân hàng gửi tiền tiết kiệm hiện tại. • Đề ra giải pháp giúp ngân hàng thu hút khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm có hiệu quả.Phương pháp nghiên cứuThu thập dữ liệu sơ cấpQuan xác thực tế để làm cơ sở tiến hành thiết kế bản câu hỏi dùng cho việc phỏng vấn. Sau đó dùng bảng câu hỏi thiết kế đi phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.Thu thập dữ liệu thứ cấpLấy từ Internet: tìm hiểu về tình hinh dân số, diện tích, GDP…. Tham khảo các mô hình nghiên cứu đã có để khai thác và phát triển các khía cạnh của đề tài.Phương pháp xác định cỡ mẫu- chọn mẫuPhương pháp xác định cỡ mẫuTổng thể được xác định là toàn bộ người dân tại phường Phú Thứ có nhu cầu đi mua sắm tại siêu thị với độ tuổi từ 18 trở lên. Đây là tổng thể vô hạn (không xác định), nên ta chọn cỡ mẫu theo công thức sau:[p(1-p)]n = ---------- Z2α/2σ2 n: cỡ mẫu p: tỷ lệ xuất hiện phần tử trong đơn vị lấy mẫu σ: độ lệch chuẩn z: Giá trị tra bảng Phương pháp chọn mẫuMẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp xác suất- ngẫu nhiên từ tổng thể được chọn. Phương pháp được dùng để chọn mẫu cụ thể là “chọn mẫu có hệ thống”• Chọn ngẫu nhiên một quan sát đầu tiên;• Sau đó dùng bước nhảy (lặp đi, lặp lại) căn cứ vào N và n è k = N/n.Phương pháp phân tích dữ liệu3 Đối với các mục tiêu đã đề ra sẽ sử dụng chạy thống kê mô tả, xét yếu tố giá trị trung bình. Từ đó sẽ đưa ra kết luận về mức độ hài lòng của khách hàng đối vơi ngân hàng hiện tại. Chạy tần số tần suất, kết hợp chạy thống kê mô tả để đưa ra kết luận mức độ nhu cầu được phục vụ tận nhà và việc đi đến ngân hàng khó khăn hay thuận lợi có ảnh hưởng đến nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của khách hàng hay không.với việc chạy bảng tần số tần suất để biết được hiện nay khách hàng cần nhất ở ngân hàng là yếu tố nào.Tất cả các cách làm trên sẽ được xử lý bằng phần mềm spss 15.0.Phạm vi nghiên cứu• Không gian: một số khách hàng gửi tiền tiết kiệm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.• Thời gian: năm 2011.Ý nghĩa thực tiễn• Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài có thể giúp ngân hàng hiểu kỹ hơn về nhu cầu gửi tiền của khách hàng.• Ngân hàng có thể nắm bắt tâm lý khách hàng đưa ra sản phẩm phù hợp đề ra chiến lược thu hút khách hàng.• Giúp ngân hàng đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.Bố cục nội dungChương 1: Tổng quanChương 2: Cơ sở lý thuyếtChương 3: Kết quả nghiên cứuChương 4: Kết luận và kiến nghịCHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾTGiới thiệu về lịch sử phát triển của ngân hàngTrước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà nước 4 Pháp Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư. Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/ 1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nước ta. Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( từ tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau: Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.5 Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ miền Bắc.- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc và giải phóng miền Nam.Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàngtiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam: - Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN. - Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. - Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.6 - Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông. - Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. - Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp. Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:- Vụ Chính sách tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.- Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.- Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật.7 - Vụ Tín dụng: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật.- Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật. - Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.- Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.- Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng. - Vụ Tài chính- Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật. - Vụ Thi đua khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở chính NHNN. - Cục Công nghệ tin học: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng. - Cục Phát hành và kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật. 8 - Cục Quản trị: Giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính NHNN. - Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Cơ quan trực thuộc NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của NHNN; Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.- NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị phụ thuộc của NHNN, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc NHNN.- Viện Chiến lược ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc NHNN VN, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.- Trung tâm Thông tin tín dụng: Tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cấu quản lý Nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.- Thời báo ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của ngành Ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.- Tạp chí ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, 9 công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của NHNN và của pháp luật.- Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và của ngành ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt. Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và ban thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể và cá nhân của ngành.Nhận thức chung về việc gởi tiền tại các ngân hàng thương mạiTừ khi NHNN ra quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tìn dụng thêm 2% và hạn chế đối tượng được vay vốn ngân hàng bằng USD. Đây được xem là động thái rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tránh đô-la hóa nền kinh tế. Việc hạ trần lãi suất của đồng đô-la xuống đã tạo hiệu ứng tức thì đối với thị trường tiền tệ. Người dân bắt đầu quay sang với tiền Việt, bởi lợi nhuận thu được khi gửi bằng VNĐ gấp nhiều lần so với gửi USD.Từ đây lãi suất huy động USD giảm khoảng gần 1 nửa so với trước, sẽ khiến cho người dân không còn mặn mà găm giữ USD để gửi ngân hàng. Cùng với đó, mức huy động vốn bằng VNĐ hiện mức cao (14%/năm), sẽ hấp dẫn người dân bán đô-la, lấy tiền đồng để gửi Ngân hàng. Điều này không chỉ lợi cho người gửi tiền, mà có lợi cho cả nền kinh tế. Phương pháp luậnCác khái niệm Huy động vốn Khái niệm Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Các loại hình huy động vốn + Tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn.10 [...]... muốn của họ là vấn đề không nhỏ Sự thỏa mãn của khách hàng về việc gửi tiềnmức độ trạng thái cảm giác của khách hàng bắt nguồn từ việc cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ gởi tiền ngân hàng so với những gì họ mong đợi về dịch vụ này o Mức không hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn mức kỳ vọng của họ o Mức hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng mức kỳ vọng của họ o Mức. .. quảng bá thương hiệu cho Ngân hàng Từ đó góp phần tăng doanh số, lợi nhuận, giá trị của Ngân hàng trên thị trường Thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về việc gửi tiền Ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ, chúng ta biết những điểm khách hàng hài lòng cũng như chưa hài lòng về dịch vụ này Phần nhiều khách hànglòng tin rất lớn vào uy tín, danh tiếng của Ngân hàng Tuy nhiên, nhìn một... hợp lý đối với sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm tiền gửi nói riêng của Ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và quan trọng hơn hết là nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng Kiến nghị Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gởi tại các ngân hàng thương mại Qua sự khảo sát, nhận thấy rằng: hiện tại ngân hàng cần phải nâng cấp một số chỉ tiêu để... mong đợi của khách hàng Khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận Trên thực tế, khi mong đợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm càng cao hoặc ngược lại Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ Sự hài lòng của khách hàng được... hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi  Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức và cá nhân mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi Sự hài lòng, thỏa mãn Khái niệm Sự thỏa mãn- hài lòng của khách hàng (customer satisfaction) là mức độ của. .. ngân hàng nhận được sự trung thành cao của khách hàng, khách hàng sẽ nhận thức “không có sự khác biệt” giữa các ngân hàng nếu điểm số về sự hài lòng nằm trong vùng 50 đến cận 80, trong trường hợp này, ngân hàng rất khó để định vị sự khác biệt cũng như xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình Nếu số điểm về sự hài lòng nhỏ hơn 50, khách hàng của những ngân hàng này dễ dàng từ bỏ và tìm đến với ngân hàng. .. dộng của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng luôn tìm biện pháp làm thỏa mãn và hài lòng những “thượng đế” của mình Và để đáp ứng tốt các nhu cầu cũng như ước muốn của khách hàng, việc phân tích thị trường là điều không thể thiếu Thật vậy, nếu Ngân hàng đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao thì khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ , ủng hộ các dịch vụ mới của Ngân hàng và góp phần quảng bá thương. .. (Perceived value) Sự hài lòng của khách hàng (SI) Sự trung thành (Loyalty) Chất lượng cảm nhận về – sản phẩm (Perceved quality-Prod) – dịch vụ (Perceved quality–Serv) Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất định So với ACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của 4 nhân tố... ảnh ngân hàng đối với khách hàng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chiến lược, chương trình hành động hướng đến từng loại khách hàng nhằm đạt được mục tiêu doanh 20 nghiệp (sự thõa mãn khách hànglòng trung thành) trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng khi gửi tiền ngân hàng Lãi suất Thương hiệu Dịch vụ chăm sóc khách... khách hàng rất hài lòng Kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh Mức độ hài lòng, thỏa mãn trong việc gửi tiền ngân hàng Khách hàng là một nhân tố rất quan trọng trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường ảnh hưởng và tăng thị phần của mình trên thị trường Việc làm . thì đề tài Mức độ hài lòng của khách hàng khi gởi tiền ở ngân hàng thương mại sẽ tìm hiểu về cho ta các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu. Mức hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng mức kỳ vọng của họ.o Mức rất hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng lớn hơn mức kỳ vọng của

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan