Tìm hiểu về lạm phát của việt nam trong những năm gần đây.doc

33 2.2K 9
Tìm hiểu về lạm phát của việt nam trong những năm gần đây.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về lạm phát của việt nam trong những năm gần đây.

TRƯỜNG ĐẠI HỌCVINHKHOA KINH TẾ---------------TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ“LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY”PHẦN I: TÓM TẮTI. Lời mở đầu1. Lý do chọn đề tàiLịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị trường.Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ XXI và đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không.Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không có những giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu thì lạm phát có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế độ xã hội nào.Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang kinh tế thị trường,vì vậy nghiên cứu lạm phát đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay để đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế nước nhà.Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động 1 đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Bài viết này với đề tài: “ TÌM HIỂU VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, chúng em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn.2. Nhiệm vụ nghiên cứuChúng ta thường nghĩ rằng giải quyết lạm phát là việc của Chính Phủ nhưng lại không ngừng kêu ca về việc giá cả gia tăng hàng ngày và ai cũng dễ dàng nhận ra những ảnh hưởng không nhỏ của lạm phát tới đời sống của mình. Mỗi người trong chúng ta ai cũng cố gắng tìm cách để kiềm chế lạm phát như hạn chế chi tiêu hay nhiều hơn thế và vì vậy chúng ta cần có sự hiểu biết về nó để góp phần vào việc kiềm chế nó. 3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuBài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin là chủ yếu.2 - Xây dựng dàn ý nội dung nghiên cứu sơ lược- Tìm hiểu vấn đề qua các nguồn tài liệu khác nhau như mạng internet, báo chí, truyền hình và các tài liệu liên quan về kinh tế, sau đó lựa chọn thông tin cần thiết phù hợp với bài nghiên cứu. Từ đó, bằng phương pháp tổng hợp, so sánh để phân tích, đánh giá.- Lập dàn ý nội dung chi tiết cho bài nghiên cứu, sắp xếp thông tin thành các phần, các luận điểm cho phù hợp.- Liên kết các bộ phận thông tin của bài dàn ý thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.II. Dàn ý nội dung nghiên cứuBài nghiên cứu tập trung làmnhững vấn đề sau:- Những lý luận chung về lạm phát- Thực trạng lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây- Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới đời sống xã hội.- Chỉ ra những nguyên nhân gây nên lạm phát trong thời gian quaĐưa ra những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tớiPHẦN II : NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT1. Định nghĩa lạm phát  Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phátphát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổnđịnh. Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.  Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian. Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá cả chỉ tăng 3 tạm thời,trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế. Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạm phát.  Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton Friedman đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài”. Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài. Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao. 2. Lạm phát được tính như thế nào?4 Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI – Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”. Hiện nay, CPI của Việt Nam đo giá cả của khoảng 400 loại hàng hoá, trong khi đó để tính CPI ở Mỹ người ta điều tra tới 80.000 loại hàng hoá và dịch vụ. Không những thế, CPI còn được tính riêng cho nhóm người tiêu dùng nông thôn, thành thị, công nhân viên chức thành thị…5 3. Phân loại lạm phátCăn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.  Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dưới 10% một năm. Chính phủ các nước luôn mong muốn duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định ở mức độ vừa phải (lạm phát mục tiêu) vì nó mang lại tác dụng tốt cho nền kinh tế. Thông thường, mức lạm phát mục tiêu nằm trong giới hạn của mức lạm phát vừa phải. Với mức lạm phát này, giá cả tăng chậm đến nỗi người ta không cảm nhận là đang có lạm phát và do đó được coi như là giá cả tương đối ổn định. Trong trường hợp này, dân chúng vẫn còn tin vào giá trị đồng tiền. Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay ba con số trong vòng một năm (từ 10% đến 100%). Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, thể hiện bằng đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng. Trong trường hợp này người dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải dưới dạng phi tiền tệ. Việt Nam trong những năm của thập niên 80 rơi vào tình trạng lạm phát này. Giá cả luôn luôn tăng ở mức 3 con số.  Siêu lạm phát Siêu lạm phát là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên ba con số trong vòng một năm. Đồng tiền bị mất giá đến mức chóng mặt. Dân chúng chìm ngập trong khối tiền để tìm kiếm một chút ít hàng hóa vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm. Trong trường hợp này, chức năng quan trọng đầu tiên của tiền là làm phương tiện trao đổi bị triệt tiêu. Tiền có sẵn nhưng không mua được hàng hóa vì không ai muốn bán hàng hóa để đổi lấy những đồng tiền bị mất giá quá mức. II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁTVIỆT NAM HIỆN NAY 1. Lịch sử của lạm phátViệt Nam 6 Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2010. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay (2007). Từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng. Đến hôm nay lạm phát quay trở lại. Năm 2004 đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc lạm phát mới và được xác nhận lại vào năm 2005 nhưng đã không có những giải pháp thoả đáng. Thậm chí đến giữa năm 2007 dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn thì một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố mạnh mẽ “lạm phát không thể đến mức hai con số”. Thực tế cho thấy thì lạm phát năm 2007 khoảng 12%, năm 2008 thi lên đến 22% một con số đáng báo động cho một nền kinh tế non trẻ như việt nam.Cùng với những biện pháp kiềm chế lạm phát bước sang năm 2009 lạm đã giảm chỉ con 6%. Dự báo mới nhất cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6%. Lạm phát có thể tăng từ 7% trong năm 2009 lên mức hai con số do tăng trưởng tín dụng mạnh trong thời gian gần đây. Giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước. Bên cạnh nguy cơ lạm phát lên 2 con số. Đây là một bài toán đau đầu cho các nhà kinh tế làm sao để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra.2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi xảy ra lạm phátSau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển. Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giải ngân lên tới 8 tỷ USD, năm 2008 lên tới 11.7 tỷ USD, chiếm gần 1/3 lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế. Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) cũng tăng lên nhanh chóng, trong năm 2007 ước tính có trên 7 tỷ USD từ dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam. Vốn viện trợ phát triển (ODA) hàng năm Việt Nam nhận được khoảng 2 tỷ USD (năm 2007 là 2 tỷ USD, 2008 2.2 tỷ USD). Kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm từ 5-7 tỷ USD. Mặc dù, Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại cao nhưng khoản thâm hụt này ít hơn các dòng tiền chuyển vào Việt Nam dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai vẫn thặng dư. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng thương mại liên tục tăng cao (năm 2006 tăng 4.6 tỷ USD, năm 2007 tăng 10.6 tỷ USD, năm 2008 2.4 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ của NHNN tăng đồng nghĩa với một lượng tiền tương ứng VND được bơm vào nền kinh tế, mặt khác NHNN không thực hiện biện pháp Vô hiệu hóa lượng tiền bơm vào nền kinh tế do vậy tiền trong nền kinh tế tăng lên.7 Ngoài ra, năm 2006 và 2007 đánh dấu năm phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng năm 2006 đạt 50.18%, năm 2007 đạt 49.1%.Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia.Có sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Sau 12 năm kiểm soát được lạm phát(1995-2007) thì tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ. Lạm phát trong năm 2011 sẽ không vượt quá 7% và chỉ trong quý một năm 2011, lạm phátViệt Nam đã lên tới 6,1%. Thực trạng này đã khiến mục tiêu kìm chân lạm phát ở mức 7% của Quốc hội trở thành một nhiệm vụ bất khả thi trong năm nay. Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%) . Nhà cầm quyền trung ương cũng nhắm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 7% cho năm nay, so với 6.8% của năm 2010. Trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt ngưỡng 10%. Và sang năm 2011, tình hình có vẻ như không có dấu hiệu khả quan hơn. Tín dụng dự trù chỉ tăng 23% so với năm ngoái. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị 8 trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phátViệt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát.Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%, đây là cuộc lạm phát tiền tệ. Ngoài ra giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước. Cuộc lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%.Tác động lạm phát của Việt Nam năm nay 2011 là nhập khẩu lạm phát. Bởi vì tác nhân của Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất là lớn, mà trong đó các yếu tố về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới dự kiến gia tăng trong năm nay. Theo đó Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) công bố chỉ số giá lương thực cuối năm 2010 là 214,7 điểm vượt qua mức 213,5 điểm thời gian khủng hoảng lương thực 2008. Giá ngũ cốc toàn cầu tăng nhanh, ngoại trừ giá gạo vẫn đứng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục. Giá đường tăng cao nhất trong vòng 30 năm gần đây, giá các loại hạt có dầu và thịt cùng leo thang.Lạm phát được đẩy lên cao vì giá lương thực tăng, đây là mối quan ngại lớn lao của những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Trong tình hình biến động giá thế giới như vậy, rõ ràng ‘ẩn số lớn của lạm phát Việt Nam 2011 là giá thực phẩm.Tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia 9 tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu phí USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%). Năm 2010,việc giảm tỷ lệ lạm phát cả năm xuống một con số vào cuối năm đòi hỏi tỷ lệ lạm phát trung bình từ giờ đến hết năm phải xuống dưới 0,4%,đây là một thách thức. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm.Sau đây là số liệu thu thập được từ năm 2005-2008:Tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 20081 1.1 1.2 1.0 14.12 3.1 2.1 2.1 6.03 3.7 2.8 3.2 9.24 4.3 3.0 3.4 21.45 4.8 3.6 4.3 25.26 5.2 4.0 5.7 26.87 5.6 4.4 6.2 27.048 6.0 4.8 6.8 26.329 6.8 5.1 7.3 27.9010 7.0 5.4 8.2 25.711 7.6 6.0 9.4 ----12 8.9 6.6 12.6 ----Diễn biến lạm phátViệt Nam giai đoạn: 2005 - 2008Các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. . Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưngViệt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào10 [...]... lạm phát cao và không ổn định Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á Nghiên cứu bước đầu của Quỹ tiền tệ quốc tế(IFM) năm 2006 về mức độ lạm phátViệt Nam với các nước Đông Nam Á cũng đã chỉ ra răng , mức lạm lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở cac nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6% Một thực tế rằng, các kết quả nghien cứu về ngưỡng... NỘI DUNG I Lý luận chung về lạm phát ……………………………………… 3 1 Lạm phát là gì……………………………………………………………………3 2 Lạm phát được tính như thế nào? 5 3 Phân loại lạm phát …………………………………………………………….6 II.THỰC TRẠNG LẠM PHÁTVIỆT NAM HIỆN NAY……………………… 7 1 Lịch sử của lạm phátViệt Nam 7 2 Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi xảy ra lạm phát 7 III.CÁC TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT……………………………………… 13... khoản của ngân hàng trong khi chỉ phải trả một khoản thiệt hại cho thâm hụt cán cân thương mại hay giảm tốc độ tăng trưởng Như vậy, nền kinh tế vẫn còn lời 7 Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới, học tập và áp dụng vào Việt Nam • MỸ: Gần 30 năm nay, tình hình lạm phát ở Mỹ có thể khái quát:trước thập kỷ 60 mức lạm phát bình quân 5 năm là 1, 3% năm, từ năm 60 trở đi lạm phát. . .Trong những tháng đầu năm 2011, kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách kinh tế của Việt Nam Lạm phát ở mức cao là một hiện trạng không thể tránh khỏi đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam Lạm phát giống như con dao hai lưỡi nếu biết cách sử dụng thì con dao ấy sẽ là vũ khí sắc bén để giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế,... đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trong những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng... trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) V GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 1 Định hướng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới Đối với Việt Nam mức lạm phat nao la tối ưu cho tăng trưởng kinh tế? 18 Các ngưỡng cung với các phân tích nêu trên có thể cung cấp một mức chuẩn cho Việt Nam, với một thực tế rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng không thích một mức lạm. .. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế IV NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁTVIỆT NAM Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát do yếu tố tiền tệ, theo tổng kết của IMF thường xuất phát từ... quân lạm phát năm năm liền là 4, 7% Đến thập kỷ đã vọt lên 7,5%kéo dài đến đầu thập kỷ 80, 10 năm trở lại đây đã giảm xuống còn 4, 7% một năm Đến thập kỷ 70, lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh cao nhất và nguyên nhân chủ yếu là do Chính Phủ coi nhẹ những điểm nóng kinh tế, thiếu chú ý xử lý lạm phát Đầu những năm 80, nước mỹ đứng trước tình hình chưa từng thấyvề suy thoái kinh tế và lạm phát Để ngăn chặn lạm phát. .. phát cao như Việt Nam Như vậy ngoài nguyên nhân do sự tăng giá của các hàng hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyên nhân rất quan trọng gây nên bùng nổ lạm phátViệt Nam chính là lạm phát do nguyên nhân cung tiền (Chịu sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới như nhau nhưng lạm phátViệt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác) 6 Do tâm lý dân chúng Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối... Trên cơ sở nghiên cứu về biến động của giá cả và lạm phátViệt Nam, chúng tôi cho rằng lạm phátViệt Nam thời gian qua là do những nguyên nhân sau: 1 Về phương pháp tính Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam Một là, các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán ; Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các nhà kinh doanh, . Bài viết này với đề tài: “ TÌM HIỂU VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách,. luận chung về lạm phát- Thực trạng lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây- Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới đời sống xã hội.- Chỉ ra những nguyên

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan