Bài dự thi 1000 năm Thăng Long - HN

8 442 0
Bài dự thi 1000 năm Thăng Long - HN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Đồng Phú Trường THCS Tân Lợi Họ và tên: Nguyễn Hoàn Chức vụ: Phó hiệu trưởng BÀI THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VĂN HÓA “1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI” PHẦN I: Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? Trả lời: Được thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Dịch nghĩa: CHIẾU DỜI ĐÔ “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, ý các khanh thế nào?” Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? Trả lời: Thành Cổ Loa C ng Làng ng Lâm ổ Đườ Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? Trả lời: Làng cổ Đường Lâm Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội ) với kiến trúc đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm cổng, những bức tường đá ong già nua, vàng khé lên trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia - làng cổ duy nhất trong cả nước. Làng Đường Lâm là đất của hai vua: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm). Nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa giành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương! Câu 4: Lễ hội nào ở Hà Nội có tục rước “Vua sống” Trả lời: Hội đền Sái. Ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Lễ hội diễn trò rước Vua sống do cụ già đóng vai vua, ngồi kiệu. Làng Nhội là tên riêng nôm của thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh. Hội mở ngày 12 tháng giêng có tục rước vua sống và trò trừ ma gà. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành ốc, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Sau nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ nay được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu. Xưa, nhà vua nhớ ơn thần, hằng năm thường về đây lễ tạ. Vua mất đi, dân làng vẫn nhớ lệ, tổ chức rước "vua sống", là một cụ ông cao tuổi nhất, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên ngự kiệu để dân rước từ sân đình lên đền Sái. Đám rước có sứ Thanh Giang tức Thần Kim Quy dẹp đường, có gộc tre mang hình đầu gà trắng và thầy tu cầm gươm đi bên. Đến đền Sái, thày tu chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá làm lễ "ươm gươm" rồi đổ bát máu gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà. Câu 5: Tháp bút được xây dựng khi nào? Dòng chữ gì được ghi trên tháp Bút. Trả lời : Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh" . Câu 6: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thường được nhắc liền với nhau, nhưng khác nhau ở điểm nào? Trả lời: Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám - trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam - với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý Thánh Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Toàn bộ khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331 m 2 , bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu Câu 7. Truyền thuyết rùa vàng ở Hồ Gươm là thế nào? Trả lời: Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thuy ninh có một người làm nghề đánh cá tên là khanh trung. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên: - Ha ha! Một lưỡi gươm! Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi: - Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!". Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm Câu 8: Hội thơ đầu tiên của Đại Việt được lập ở Thăng Long tên là gì? Có bao nhiêu hội viên, thời gian nào? Trả lời: Tao đàn Nhị thập bát Tú còn gọi là Hội Tao Đàn hay Tao đàn Lê Thánh Tông, là hội thơ ca và xướng họa thơ ca cung đình do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Hội Tao Đàn tập hợp các nho sĩ là vua quan, hai mươi tám vì tinh tú trong bầu trời thơ ca Đại Việt cuối thời Hồng Đức. Hội này tồn tại trong khoảng 2 năm 1495-1497 (đến khi Lê Thánh Tông mất). Câu 9: “Lưỡng quốc tướng quân” của thời đại Hồ Chí Minh là một người Hà Nội. Vị tướng đó là ai? Trả lời: “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn. Quê làng Kiêu Kỵ ven Hà Nội, 49 tuổi đời, 33 năm đi làm cách mạng, tới 28 năm là tướng công thần lập nước Trung Hoa mới. Chỉ 5 năm làm “Tướng Cụ Hồ”. Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908. Học trường với con Tây, cùng học trò gia đình theo đạo Thiên chúa . 15 tuổi Vũ Nguyên Bác đã vào “hội kín”. Gia nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Được người của Nguyễn Ái Quốc đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học lớp “Chính trị đặc biệt”. Tiếp đó lại được chính thầy Lý Thụy (Bác Hồ) chọn, giới thiệu vào Trường Võ bị Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn. (Theo Vietbao.vn) Câu 10: Hình mẫu nào được chọn làm biểu tượng chính thức của Thăng Long – Hà Nội? Chùa Một Cột - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội Chùa Một Cột nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên là “Nhất Trụ tự”. Chùa được thiết kế độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước, được coi như một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa Một Cột. Câu 11: Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào thời nào?, cấu trúc ra sao? Trả lời: Kỳ đài Hà Nội xây dựng từ năm 1805 đến 1812 cùng thời với thành Hà Nội dưới triều Gia Long nhà Nguyễn, Kỳ đài Hà Nội là công trình bề thế, cao nhất Hà Nội thời Pháp thuộc. Từ trên đỉnh cột cờ, có thể quan sát được toàn bộ nội thành Hà Nội. Ðó cũng là lý do chính khiến Cột cờ Hà Nội là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn được giữ lại nguyên vẹn cho đến ngày nay. Sau khi chiếm được thành Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành phá hủy thành trong suốt ba năm từ 1894 - 1897 để xây dựng khu quân sự, nhưng cột cờ vẫn được giữ lại nguyên vẹn để biến thành đài xem đua ngựa, đồng thời là trạm quan sát, thông tin liên lạc giữa khu chỉ huy trung tâm với những đồn bốt chung quanh. Cột cờ Hà Nội được xây dựng với kiến trúc dạng tháp, bao gồm ba tầng đế và một thân cột được xây và ốp bằng gạch gốm chung quanh. Các tầng đế là những khối chóp cụt có chân hình vuông, xây chồng lên nhau nhỏ dần về phía trên. Tầng một có chiều dài mỗi cạnh là 42,5 m, cao 3,1 m. Tầng hai: dài 27 m; cao 3,7 m. Tầng ba dài 12,8 m, cao 5,1 m, có bốn cửa; ngoại trừ cửa Bắc không ghi chú gì, còn lại ba cửa đều có chữ ghi ở trên là: Nghênh Húc (đón nắng ban mai) ở cửa Ðông, Hướng Minh (hướng về ánh sáng) ở cửa Nam, Hồi Quang (ánh sáng phản hồi) ở cửa Tây. Trên tầng ba là thân cột cờ hình trụ có 8 cạnh, mỗi cạnh dài 2,13 m thân thon dần lên phía trên cao 18,2 m. Trong Cột cờ có các bậc cầu thang xoáy ốc gồm 54 bậc, được thông hơi và chiếu sáng bởi 39 ô cửa sổ hoa thị và sáu ô cửa sổ hình dẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có năm hoặc sáu cửa sổ. Ðỉnh ở trên cùng của Cột cờ Vọng Canh như một lầu bát giác, cao 3,3 m có tám cửa sổ ở mỗi cạnh. Giữa lầu là trụ tròn cắm cán cờ có đường kính 0,4 m và vươn cao lên đỉnh lầu. Từ chân cột cờ đến trụ này có chiều cao là 33,4 m, nếu tính cả trụ treo cờ thì độ cao phải lên hơn 40 m. Câu 12: Vào thăm “Cõi Bác xưa” – khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô gặp những di tích nào? • Nhà sàn Hồ Chí Minh, phục chế theo nhà sàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm 1969. Ngôi nhà sàn này được dựng lại theo nguyên mẫu năm 1969, sau khi Hồ Chí Minh qua đời. Năm 1969, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mua gỗ về làm một ngôi nhà sàn đồng dạng dựng trên nền cũ tại Hà Nội, còn nhà sàn gốc được cất giữ bảo quản trong kho . • Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958. Sau khi chuyển về sống ở Nhà sàn, hàng ngày ông vẫn đến đây ăn cơm và sử dụng các phương tiện vệ sinh cá nhân. • Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968. • Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời. • Giàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách. • Nhà bếp A và nhà bếp B. • Nhà Thủ tướng. • Nhà ký sắc lệnh. • Đường Xoài, con đường mà Hồ Chí Minh thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng. • "Đường mòn Hồ Chí Minh", con đường mà Hồ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền • Nam Việt Nam trong những năm cuối đời. • "Ao cá Bác Hồ" với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây. Câu 13: Các bạn hãy cho biết: UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt bao nhiêu dự án trọng điểm để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI, hãy kể tên các công trình đó? Trả lời: Bình Phước có 20 công trình dự án chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc. Đó là đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 10. Đặc biệt là trong tháng 10/2010, nhà nước sẽ tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay từ đầu năm 2009, các địa phương trong cả nước đã đề ra kế hoạch xây dựng các công trình dự án và thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước. Đối với tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh đã quyết định chọn 20 dự án trọng điểm là những công trình thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp và 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến Nhà họp Bộ Chính trị tại Phủ Chủ tịch. nay ,một số công trình dự án đã và đang được hoàn thành, đó là dự án trạm kiểm soát liên hợp Hoa Lư, công trình xây dựng trường THPT Hùng Vương; công trình xây dựng trường THPT Chơn Thành; công trình cáp treo núi Bà Rá; Bệnh viện đa khoa Phước Long; Bệnh viện đa khoa Bù Đăng… Một số dự án khác sẽ tiếp tục hoàn thành trong năm 2010. PHẦN II. Câu hỏi tự luận Bạn hãy nêu cảm nghĩ của bạn về Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô nghìn năm Văn hiến của dân tộc nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: “ Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long!” (Bài tự luận không quá 1000 từ) Bài làm: Hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long, mỗi người trong chúng ta không khỏi bồi hồi, xao xuyến khi bất chợt đọc lên 2 câu thơ: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Đó là 2 câu thơ bất hủ trong bài thơ NHỚ BẮC của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, được sáng tác vào năm 1946 tại chiến khu D (cũng có tài liệu ghi là sáng tác năm 1944 tại ga Sài Gòn). Bài thơ có 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu, âm hưởng hào hùng, sâu lắng, đầy khí phách tự hào của những người con đất Việt trong quá trình Nam tiến, mở cõi: Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Hai câu cuối của khổ 1 đã gần như trở thành thơ dân gian với những “dị bản” truyền khẩu khác nhau như: “Từ độ mang gươm đi mở nước/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Qua đó, mới thấy cái thấm sâu, lan tỏa của bài thơ mà khó có bài thơ nào có được như vậy. Đó là cách tổng kết lịch sử văn hóa bằng thơ rất lạ và cô đọng: Văn hóa Nam Bộ là sự mềm hóa, buồn hóa của văn hóa Đất Bắc do người mở cõi luôn xa nhà, xa quê, đêm đêm cô đơn bên bếp lửa rừng, từ tiếng hát quan họ đến câu vọng cổ buồn là cuộc hành trình của giai điệu tâm hồn đoàn quân sầu xa xứ “hành phương Nam” mở đất. Từ hương quả vải Bắc Bộ đến hương vị sầu riêng phương Nam Bộ cũng là cuộc viễn chinh của thảo thơm lòng đất. Huỳnh Văn Nghệ viết “Nhớ Bắc” tại chiến khu D năm 1946, giữa những ngày gian lao của cuộc kháng chiến giành lại độc lập, người con ở vùng đất mới, ở chiến khu thành đồng hướng về cội nguồn, về miền đất tổ để nói một lời thề son sắt, để được tiếp thêm truyền thống sức mạnh. Câu thơ mở đầu chỉ sáu chữ, thốt lên như một lời kêu gọi “Ai về Bắc ta đi với”. Tâm tư của nhà thơ đã thành tâm tư chung của muôn triệu người đất Việt phương Nam, hơn thế, của muôn triệu người đất Việt muôn nơi, mỗi khi nhớ về quê Việt tổ. Thăng Long đây không chỉ là Thăng Long kinh thành, đó còn là vùng châu thổ sông Hồng - cái nôi của người Việt, của dân tộc Việt. Chính vì thế. Khi đọc hai câu thơ này mỗi chúng ta ai cũng sẽ có 1 phút suy tư nhớ về nguồn cội, nhớ về thủ đô ngàn năm văn hiến, nhớ đến con người Việt Nam, nhớ đến văn hóa Việt Nam và chúng ta sẽ có ước muốn xây dựng cho dân tộc Việt Nam ngày càng vững mạnh. Và tôi mong muốn rằng: đến khi Thăng Long - Hà Nội 1000 tuổi, hai câu thơ đó sẽ được đọc đúng và được khắc ghi ở đâu đó trong lòng thủ đô “như một nỗi niềm, như một ước hẹn, như một lời gửi gắm” của những người con . đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long! ” (Bài tự luận không quá 1000 từ) Bài làm: Hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long, mỗi người trong chúng ta không. lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay từ đầu năm 2009, các địa phương trong cả nước đã đề ra kế hoạch xây dựng các công trình dự án và thi đua lập

Ngày đăng: 14/10/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan