bàn về đạo hiếu

8 427 4
bàn về đạo hiếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bàn về đạo Hiếu Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Con người có lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ: “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín và nếu ai không có đủ các phẩm chất đó có thể được coi là không thành người. Hiếu thảo với cha mẹ là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Có thể nói hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người. Đã bao thế hệ người Việt chúng ta lớn lên trong lời ru nhẹ nhàng sâu lắng: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Để rồi từ lúc nào triết lý sống đậm chất nhân bản ấy thấm sâu vào tâm khảm, trở thành phương châm sống cho mỗi con người. Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống, tiêu biểu cho cốt cách con người Việt Nam, là bước đi đầu tiên trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Con người có lòng hiếu thảo mới hội tụ đủ: “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín và nếu ai không có đủ các phẩm chất đó có thể được coi là không thành người. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các gia đình hai thế hệ chiếm số đông, gia đình nhiều thế hệ ngày một ít đi. Song dù thế nào đi nữa thì một trong những tiêu chí lớn của đạo làm người của người Việt ta là hiếu thảo với cha mẹ không bao giờ thay đổi. Từ bao đời “trẻ cậy cha, già cậy con” luôn được coi là điều tất yếu. Nhất là khi chúng ta chưa có quỹ phúc lợi và các trung tâm chăm sóc người già một cách tốt nhất như ở các nước phát triển. Ở đây nếu hiểu một cách sâu sắc và đúng đắn thì “cậy’ không chỉ là sự nhờ vả, mà cao hơn chính là sự tin yêu vào thái độ chăm sóc của con cháu. Điều này thể hiện đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam ta. Đồng thời còn là động cơ thôi thúc mỗi con người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, gieo trồng quả phúc cho đời sau. Người xưa răn dạy con cháu vô cùng sâu sắc: “Khi cha mẹ còn hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ vậy. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là khi cha mẹ còn thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì mâm cao cỗ đầy “làm văn tế ruồi”, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên là người con có hiếu còn cha mẹ ngày nào nên mừng ngày ấy, kíp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa. Vì rằng làm con mà được còn cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là có duyên có phúc nữa.” (Cổ học tinh hoa của Nguyễn Ngọc và Trần Lê Nhân). Cha mẹ là đấng sinh thành, đã cống hiến trọn đời cho gia đình, cho quê hương đất nước. Cha mẹ đã từng sống, chiến đấu, lao động và học tập góp phần làm nên những chiến công thầm lặng. Khi già yếu cha mẹ có quyền được nghỉ ngơi và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Hạnh phúc của cha mẹ là được thấy một gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh chăm ngoan, học tập và lao động chăm chỉ… Điều đó cần thiết hơn mọi sự chăm sóc về vật chất. Đặc biệt sự gần gũi chăm sóc thăm hỏi thường xuyên, dù vật chất còn hạn chế vẫn đáng quí hơn sự lạnh nhạt, thờ ơ, mặc cho cha mẹ thui thủi một mình, chỉ khi nguy cấp mới có mặt nhưng anh em lại tỵ nhau, so đo tính toán thiệt hơn, tranh giành của cải. Thực tế hiện nay gia đình nhiều thế hệ vẫn phát huy được những thế mạnh đặc thù. Cha mẹ tuy già yếu nhưng bù lại có vốn sống và kinh nghiệm phong phú, giúp ích rất nhiều cho con cháu. Người viết bài này có một người bạn vong niên năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông sống cùng con, cháu, chắt, tứ đại đồng đường nhưng gia đình vẫn hòa thuận. Khi còn sức khỏe hàng ngày ông đưa cháu đi học, rồi hướng dẫn các cháu học bài, uốn nắn cho các cháu từ nét chữ đến nết người. Tuy già nhưng ông không chịu ngồi yên, sẵn vốn chữ Nho, ông dịch gia phả và những văn bản cổ giúp những người biết tiếng đến nhờ, rồi ông vẫn viết báo. Mỗi khi ông hoàn thành một công trình hoặc có báo biếu, gia đình vui như tết. Xóm giềng đều lấy gia đình ông làm gương để răn dạy con cháu. Song ở một gia đình nọ, ông bà lại quyết định ở riêng vì muốn được thảnh thơi, chưa nói rằng “con chăm cha không bằng bà nuôi ông”. Hàng tuần, hàng tháng anh con trưởng lại tổ chức mấy anh em cùng các con đến họp mặt thăm hỏi ông bà. Trong nhà luôn đầy ắp niềm vui. Thực tế cuộc sống quanh ta có rất nhiều gia đình như vậy. Người viết bài này không có ý tô hồng hiện thực, bởi chắc chắn ở các gia đình đó cũng sẽ có những va chạm về phong cách và lối sống của những con người nhiều thế hệ. Chỉ có điều chắc chắn rằng các gia đình đó đã biết cách dung hòa những mâu thuẫn để có sự thống nhất về lối sống và cách ứng xử. Mỗi thành viên đều thấm nhuần câu ngạn ngữ: ‘Kính già yêu trẻ” và mối quan hệ gắn bó với nhau phương châm sử thế, trong đạo làm người. Trong bài viết này, người viết không có ý định nói về những gia đình bất hạnh, con cái đối xử với cha mẹ tồi tệ, bởi tuy đấy là những vấn đề nổi cộm đáng lên án, nhưng “nhân nào quả nấy”, “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”, những người con bất hiếu với cha mẹ sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lường theo quan hệ nhân quả và trước dư luận xã hội. Đất nước ngày một phát triển, có những chuẩn mực đạo đức truyền thông cần thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Song mãi mãi gia đình vẫn là tế bào của xã hội và hiếu thảo với cha mẹ mãi mãi là chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch. Điều đó cao cả thiêng liêng như một tôn giáo chân chính, bởi đó là “đạo” - đạo làm người. XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH THỜI NAY Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề xây dựng văn hoá gia đình càng cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết, tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng đất nước bền vững. Có một thực tế đang diễn ra là khi nền kinh tế nước ta có bước phát triển đáng kể, mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt thì lại nảy sinh nhiều vấn đề trong đời sống gia đình rất đáng quan tâm. Đặc biệt là những biểu hiện về tình trạng suy thoái đạo đức gia đình. Xã hội phát triển, guồng quay hối hả của cuộc mưu sinh thường cuốn con người ta vào những lo toan, bận rộn kéo theo đó là các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ hơn. Vợ chồng ít có thời gian để quan tâm lẫn nhau, cha mẹ cũng có ít điều kiện hơn để lo lắng, săn sóc cho con cái. Tỉ lệ các vụ ly hôn đang có chiều hướng gia tăng, điều đáng nói là các vụ ly hôn đang tăng nhanh ở các cặp vợ chồng trẻ và trẻ em luôn là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Cùng với đó, tình trạng bạo hành gia đình diễn ra không chỉ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà còn có thể bắt gặp trong các gia đình ở các đô thị. Đặc biệt, gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều vụ việc thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức gia đình bị phanh phui: anh em trong nhà xung đột, mâu thuẫn, thậm chí đâm chém nhau chỉ vì tranh giành đất đai, của cải; con cái vì lo vun vén cho cuộc sống riêng của bản thân mà phó mặc cha mẹ già nua tự lo; gia đình tan vỡ do vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến ghen tuông, nghi kị… Vừa qua, dư luận rất công phẫn về vụ việc đau lòng xảy ra ở TPHCM: Những “trí thức” là thạc sĩ - luật sư, kỹ sư, cán bộ thi hành án bạo hành cả thể xác và tinh thần người mẹ 77 tuổi già nua, bệnh tật. Những hiện tượng đáng buồn trên đang trở thành những vấn nạn nhức nhối, là lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Hiện tượng suy thoái văn hoá gia đình là hệ quả của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới về kinh tế, giáo dục, văn hoá… Những ảnh hưởng từ những yếu tố tiêu cực của văn hoá ngoại lai đang tác động xấu đến tư tưởng tình cảm và nhận thức của một bộ phận không nhỏ các thành viên trong gia đình ngày nay. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường và việc coi trọng, đề cao quá mức, thậm chí tôn sùng các giá trị vật chất đang làm bào mòn dần những quan niệm thuộc giá trị truyền thống của văn hoá gia đình. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng văn hoá gia đình, nhằm nâng cao phúc lợi, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình, gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các chủ trương, chính sách để xây dựng gia đình. Có thể thấy rõ điều này qua một số chủ trương, chính sách đã ban hành, thực thi như: trong giấy tờ về quyền sử dụng ruộng đất, nhà ở đã ghi tên cả vợ và chồng; chính sách tín dụng ưu đãi tạo điều kiện cho các gia đình nghèo vay vốn phát triển kinh tế; chính sách trợ giá nông nghiệp, miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân; chủ trương tạo mọi điều kiện tốt nhất cho kiều bào ở nước ngoài có nhu cầu về nước định cư… Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện các văn bản luật, các chủ trương chính sách về xây dựng gia đình. Để công tác xây dựng văn hoá gia đình trong thời kỳ mới phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền ở địa phương. Quy chế xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân cư cần được thực hiện đồng bộ, sáng tạo, thiết thực. Theo đó, quá trình xét và công nhận gia đình văn hoá, làng văn hoá cần dựa trên những tiêu chí cụ thể, sát thực và phải được tiến hành nghiêm túc, tránh hình thức, chiếu lệ. Đặc biệt cần chống căn bệnh thành tích đang ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều cán bộ lãnh đạo các địa phương. Nhìn về lâu dài, phải có chương trình giáo dục văn hoá gia đình cho học sinh, bởi đây là những chủ thể, hạt nhân của các gia đình trong tương lai. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, giới trẻ cần được trang bị những kiến thức nền tảng về văn hoá gia đình. Những cách hành xử phù hợp, những bài học về mối quan hệ yêu thương, đùm bọc giữa các thành viên trong gia đình sẽ là hành trang quan trọng để mỗi người có thể giải quyết được những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Những mô hình về gia đình văn hoá, những tấm gương cha mẹ nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, giỏi giang hay con cháu lễ nghĩa hiếu thuận với ông bà, cha mẹ cần được nhân rộng phổ biến. Các cặp vợ chồng trẻ cần cập nhật, tìm hiểu kỹ luật hôn nhân và gia đình để từ đó, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người trong việc vun vén xây dựng cho tổ ấm của mình. Công tác tư vấn, giáo dục tiền hôn nhân rất cần sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Văn hoá gia đình không phải là vấn đề quá xa xôi, trừu tượng, nó thể hiện ngay trong những hành động, suy nghĩ, cách hành xử của mỗi người trong cuộc sống thường ngày. Trong thời điểm hiện nay, khi những biểu hiện lệch lạc trong văn hoá gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, xây dựng văn hoá gia đình là vấn đề vừa cấp thiết vừa mang tầm chiến lược lâu dài. Và trách nhiệm trong công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trong này là không của riêng ai. - Người ta sinh ra ai cũng cần có tổ ấm gia đình. Đấy chính là cái nôi sinh thành của mọi người, nhờ đó được hưởng sự dưỡng dục của cha mẹ, rồi tiếp đến là lĩnh hội sự giáo dục của thầy cô giáo để trở thành người có giáo dục và có học, có lòng tự trọng và có ý thức trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Thời nào cũng vậy, gia đình luôn là tế bào của xã hội. Muốn xây dựng một xã hội văn minh, phải bắt đầu từ công việc xây dựng nền nếp văn hóa gia đình mà khi xưa ông cha ta thường gọi là gia phong. Đấy là những yếu tố làm nên sự gắn kết bền vững những thành viên trong gia đình và họ hàng, gia tộc. Các bậc làm cha làm mẹ luôn thương yêu và hết lòng vì con cái, luôn quan tâm dạy dỗ và xứng đáng là tấm gương sáng về tình nghĩa vợ chồng, về tư cách và đạo đức, cho con cái noi theo. Ngược lại, làm phận cháu con luôn biết tỏ bày lòng kính trọng, hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Xây dựng gia đình văn hóa ngày nay tuy có ý nghĩa rộng lớn hơn xây dựng gia phong xưa kia, nhưng trước hết vẫn phải dựa trên nền tảng của đạo lý truyền thống dân tộc, làm nên bản sắc riêng của gia đình Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Phát huy giá trị văn hoá gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Bài viết cập nhật lúc: 05:21 ngày 28/06/2009 Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch), đến hết năm 2008, cả nước có gần 17 triệu gia đình. Trong số này có hơn 13, 5 triệu gia đình văn hoá. Đây là những gia đình luôn chung sức chung lòng phát triển kinh tế, nỗ lực học tập và tích cực gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời kỳ HĐH-CNH và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình được coi là một lợi thế của Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu. Về dự Ngày hội Gia đình Việt Nam lần thứ 2, nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2009, có 54 gia đình tiêu biểu ở 54 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến từ những miền quê khác nhau nhưng họ có điểm chung là hầu hết mỗi gia đình đều có 3-4 thế hệ cùng chung sống, nhưng rất hoà thuận, hạnh phúc: Ông bà, cha mẹ làm gương cho con cháu, con cháu hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ… Từ xa xưa, cha ông ta đã rất coi trọng việc vun đắp hạnh phúc gia đình và và gìn giữ truyền thống văn hoá gia đình. Trong thời đại ngày nay, mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Văn hoá gia đình là một bộ phận hợp thành nền văn hoá Việt Nam. Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù có chức năng kiểm soát, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội. Chính vì thế, giữ gìn văn hoá gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn hoá Việt Nam. Để tạo dựng một “tổ ấm” hoà thuận, thì mọi người trong gia đình đều phải có trách nhiệm vun đắp cho gia đình, cùng gánh mọi công việc của gia đình, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Chỉ như thế, thì ngọn lửa hạnh phúc mới luôn được thắp sáng trong mỗi mái nhà… Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như hiện tượng xao nhãng việc dạy dỗ con cái, quan hệ của các thành viên trong gia đình “lỏng lẻo” và nhất là vẫn còn tình trạng bạo lực trong gia đình… Đây là những hiện tượng chúng ta cần kiên quyết loại trừ. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng nhấn mạnh việc cần có chương trình quốc gia về phát triển và phát huy gia đình Việt Nam như một lợi thế của Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: “Duy trì gia đình phát triển hạnh phúc vừa là chuyện cá nhân, vừa là chuyện quốc gia, hết sức quan trọng. Giáo dục về gia đình để thấy gia đình là nguồn vui, hạnh phúc, dựa vào gia đình mà sống, sống là vì gia đình rất là quan trọng. Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch, phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế và các ngành liên quan hệ thống lại các toàn bộ nội dung các chương trình phát triển gia đình để hướng tới mục tiêu có chương trình quốc gia về phát triển gia đình Việt Nam như một lợi thế của chúng ta trong cạnh tranh toàn cầu”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Những lời dạy của Bác đến nay vẫn có tính thời sự, khẳng định giá trị hết sức to lớn của gia đình, cũng như trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc, đồng thời xây dựng một hình ảnh đẹp về con người và đất nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế./ Vài suy nghĩ về vấn đề gia đình truyền thống và cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá hiện nay 1. Cơ cấu dòng họ, gia đình và vấn đề quyền nghĩa vụ của các thành viên của gia đình truyền thống: Hơn ba trăm năm trước, những người di vào đất Mỹ Tho khai hoang lập nghiệp thường kéo theo bà con thân tộc. Vì vậy, hiện nay ở mỗi ấp đều có năm ba dòng họ cư trú lâu đời. Bên cạnh, xung quanh các dòng họ nầy còn có vài ba dòng họ khác, phỏng đoán họ là những bạn bè thân hữu hoặc bà con nội ngoại với nhau. Cho nên trong mỗi xã, mỗi ấp mặc dù đông dân, nhưng tình làng nghĩa xóm luôn keo sơn gắn bó. Khi xưa, đứng đầu mỗi dòng họ thường có ông trưởng tộc lớn tuổi, có uy tín, làm nhiệm vụ giữ gia phả, mộ phần, cúng giỗ tổ tiên và giải quyết một số tranh chấp xích mích trong dòng họ. Ông trưởng tộc đồng thời cũng là người giữ tài sản hương hỏa của dòng họ để cúng tổ tiên. Đương thời, ở địa phương có nhiều dòng họ sở hữu năm ba chục mẫu đất hương hỏa. Tuy nhiên, từ sau năm 1945 thì các dòng họ không còn nhiều đất hương hỏa do bom đạn chiến tranh tàn phá vùng nông thôn, có nhiều gia đình tản cư ra vùng ven hoặc vùng đô thị. Từ đó việc cúng giỗ buộc phải chia ra cho từng gia đình, từng anh em đảm nhận, vai trò ông trưởng tộc không còn như trước nữa. Trong mỗi gia đình thường có hai hoặc ba thế hệ, gồm: ông bà, cha mẹ và con cái. Theo tục lệ địa phương khi con trai lập gia đình khoảng vài năm sau thì cha mẹ phải giúp con cái tạo cơ ngơi riêng. Cũng theo tục lệ nầy, cha mẹ chia gia tài cho các con không phân biệt trai gái. Cha mẹ thường ở chung với con trai trưởng hoặc con trai út và cũng có phần tài sản riêng, lúc còn sống thì sử dụng nguồn hoa lợi đó, khi mất thì dùng số hoa lợi đó làm hương hỏa. Cho nên chỉ có những người là con út hoặc con trai trưởng nhiều đời liên tiếp mới có thể trở nên khá giả. Tục ngữ có câu: Nhất trưởng nam, nhì con trai út là vậy. Các thành viên trong gia đình có cuộc sống chung và riêng. Vai trò của ông bà, cha mẹ và con cái trong nhà, nhìn chung, không có gì mâu thuẩn. Nếu ông bà cha mẹ có công sinh dưỡng chăm sóc lo lắng con cháu, thì ngược lại, khi về già, con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng. Người dân địa phương quan niệm đạo hiếu là căn bản của con người, nhưng nó được thể hiện nhiều dạng khác nhau. Có người quan niệm, hiếu là nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Có người quan niệm hiếu là lúc nhỏ phải lo học hành, lúc trưởng thành phải lo làm ăn, không vi phạm pháp luật, đạo đức, không làm cha mẹ buồn lòng, làm vẻ vang gia đình, dòng họ. 2. Vấn đề gia pháp: Với lịch sử định cư ngót ba trăm năm, nhiều dòng họ nay đã có đến sáu bảy thế hệ, xưa có nhiều gia đình phải nghĩ đến việc lập gia phả, gia pháp để giáo dục cháu con, duy trì truyền thống. Gia pháp thường được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, sau nầy là chữ quốc ngữ. Nội dung là những điều khuyên răn, những qui định mang tính nội qui, qui ước áp dụng cho các thành viên trong gia đình. Đơn cử như một số gia pháp của các gia đình họ Ngô ở thôn Mỹ Đông Trung (nay thuộc xã Long Trung, huyện Cai Lậy) viết năm 1929 là những dòng chữ Hán phụ biên trong bản gia phả. Nội dung gia pháp có 4 điều khuyên và 4 điều cấm, đại khái phải tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, hòa thuận với anh em .các điều cấm đặc biệt nghiêm khắc là cấm cờ bạc, rượu chè, chơi bời, hút á phiện. Ngoài ra còn rất nhiều bản gia pháp khác có khi là văn bản, cũng có khi là qui ước bất thành văn qui định việc thờ cúng tổ tiên, việc cử tên tổ tiên, việc tảo mộ, cúng việc lề .Bên cạnh cũng có nhiều bản gia pháp chuyển những điều qui định thành những câu thơ, bài để dạy vợ, khuyên con: Nghề nào một nghề Học lấy cho tinh Nghề mình không rành Việc mình không thành Cực khổ là sách Hoạn nạn là thầy Nếu ai biết học Sẽ nên người hay. (Trích dạy con của đ/c Mai Bạch Ngọc) Hoặc: Con đừng ham bạc ham tiền, Đem duyên bán rẻ để phiền cho duyên. Gái khôn chẳng khác chiếc thuyền, Trai khôn cầm bách mối giềng thẳng ngay Con đừng vợ một, vợ hai, Ăn chơi lầm lạc, có ngày lụy thân. Con mà tiết kiệm ân cần, Siêng năng làm lụng để phần ấm no. (Trích dạy con, sưu tầm ở Tân Phước, Gò Công Đông) Cuộc sống thay đổi, hiện tại không ai nhắc đến gia pháp. Và những văn bản nêu trên chỉ có giá trị nghiên cứu về tổ chức gia đình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có nhiều gia đình giữ nề nếp gia phong với dạng gia pháp bất thành văn, nhất là những gia đình hiếu học, thành đạt. Và đồng thời, không phải gia pháp nào cũng có sự điều chỉnh hiệu quả ở mỗi gia đình. Sự xuống cấp của một số gia đình Nho giáo theo thời gian đã chứng minh điều đó. 3. Đối chiếu tiêu chuẩn Gia đình văn hóa hiện nay: So với nội dung gia pháp thì các tiêu chuẩn gia đình văn hóa hiện nay không khác mấy, thậm chí có những điều khoản được nâng lên, nhất là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và vấn đề ứng xử với cộng đồng. Hàng năm, theo số liệu đăng ký và bình xét, có nhiều xã có từ 80 đến 90% hộ gia đình đạt 4 tiêu chuẩn. Số lượng đăng ký thực hiện năm nào cũng ở mức 90 đến 100%. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, chúng ta thấy rõ là chất lượng của gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa không cao và tất nhiên hiệu quả của cuộc vận động không cao. Có mấy nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, khiến chất lượng của gia đình văn hóa nói riêng và cuộc vận động nói chung không cao: + Gia đình đơn nhiều, còn lại đa số là hai thế hệ: cha mẹ, con cái. Ông bà thường ít được gần gũi con cháu và vì vậy trong gia đình thiếu người cầm chịch. Vai trò của vị tộc trưởng không còn nữa, nó bị chi phối bởi quan niệm sống hiện đại. + Bị chi phối bởi các hoạt động kinh tế gia đình, áp lực xã hội kéo theo chủ nghĩa cá nhân, đến mức tự do vô kỷ luật, thiếu sự giáo dục động viên nhắc nhở của người chủ gia đình, có khi bản thân người chủ gia đình lại là người không gương mẫu về phương diện đạo đức. + Chúng ta đã có 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa với sự kế thừa và nâng cao các yếu tố đạo đức truyền thống, phù hợp với phong tục tập quán .Song tiêu chuẩn là cái chung. Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn có tính khuyến cáo, răn đe tương tự như các bản gia pháp ở từng gia đình thì chưa được thực hiện. Việc nầy, tất nhiên, các Ban vận động từ huyện đến cơ sở khó làm thay được mà phải được tính toán ở từng gia đình. Ban vận động cần phải đóng vai trò phát động và hướng dẫn trên cơ sở phát huy những yếu tố tốt đẹp của các bản gia pháp, nhất là trong việc giáo dục nhân cách cho từng thành viên trong gia đình. Hiện nay có một vào nơi thành lập được CLB gia đình văn hóa, sinh hoạt theo kiểu hội nhóm, có lẻ đây là một mô hình thích hợp cho việc vận động đi vào chiều sâu như đã nêu trên; quan trọng ở chỗ là hướng dẫn nội dung sinh soạt. Như vậy có thể nói, vấn đề giáo dục nhân cách phải là khởi nguyên cho cuộc vận động gia đình văn hóa theo đúng nghĩa. Tiếc rằng, các tiêu chuẩn của chúng ta đưa ra và biện pháp chúng ta thực hiện ít chú trọng đến việc giáo dục nhân cách. Trẻ em bây giờ không được (và nếu có thì cũng rất hiếm hoi) tiếp cận với những câu ca, điệu hát của mẹ, của bà ru vào giấc ngủ, đại loại: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Sự hy sinh quyền lợi cá nhân để khuôn vào nếp sống gia đình hiện thời không còn là lối ứng xử phổ biến theo kiểu thức gia đình truyền thống. Vì vậy, nếp sống gia đình luôn đứng trước nguy cơ bị phá vỡ, thậm chí có nhiều trường hợp, chủ nghĩa cá nhân lấn át. Có gia đình phải chấp nhận tai tiếng, chấp nhận hy sinh những chuẩn mực để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tuy chưa trở thành phổ biến, song từng lúc từng nơi đã xảy ra. Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó các thành viên cố kết thành cơ cấu gia đình theo một thể chế nhất định tùy thuộc vào các giá trị đã xác lập theo truyền thống và đổi thay theo lịch sử. Gia đình giờ đây cũng chịu sự tác động lớn từ những biến chuyển xã hội nói chung, mà chủ yếu là mâu thuẩn giữa gia đình và chủ nghĩa cá nhân. Tất nhiên, sự xung đột chưa đến hồi gay gắt: mới cũ đang còn dung hợp ở mức độ nào đó. Theo thiển ý của chúng tôi, vấn đề đặt ra cho cuộc vận động là phải đi từ cái nền của việc giáo dục nhân cách, nâng cao dân trí. Từ đó tạo nên một sự dung hợp trong nếp sống gia đình mà trong đó các cá nhân phải được nâng cao nhận thức thẩm mỹ, khả năng đánh giá các giá trị văn hóa tiên tiến, tích cực, có giá trị đạo đức, di dưỡng tâm hồn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nguyễn Ngọc Phan . Bàn về đạo Hiếu Hiếu thảo với cha mẹ là một nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống,. hội và hiếu thảo với cha mẹ mãi mãi là chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch. Điều đó cao cả thiêng liêng như một tôn giáo chân chính, bởi đó là đạo - đạo làm

Ngày đăng: 14/10/2013, 03:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan