Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

92 650 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo quyết định 92/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của Ủy Ban Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh về thành lập bệnh viện Quận 3 trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận 3 trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế Quận 3, bệnh viện Quận 3 chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Quận 3 và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế Trên cơ sở tách đơn vị Trung tâm Y tế Quận 3 thành 3 đơn vị phòng y tế, bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện Quận 3 là đơn vị sự nghiệp y tế, cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng chức năng và 14 khoa, với chức năng cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế.

Sau khi thành lập bệnh viện Quận 3, cơ cấu có nhiều thay đổi do chuyển đổi bố trí lại các khoa phòng và nhân sự Khoa dược bệnh viện Quận 3 cũng có nhiều thay đổi về chức năng và nhân sự

Mặt khác trong năm 2007 Bộ y tế mở rộng chính sách bảo hiểm y tế qua thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/03/207 giữa Bộ y tế và Bộ tài chính về việc thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện và thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 giữa Bộ y tế và Bộ tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/03/2007 của liên Bộ y tế – Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đăng ký bảo hiểm y tế nên lượng bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện Quận 3 tăng đột biến trong năm 2007 (trung bình 400 – 500 lượt khám/ngày) Trước tình hình bệnh viện vừa được thành lập chưa đi vào ổn định mà lượng bệnh nhân tăng gần như quá tải, công tác quản lý nhân sự, nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực tại Khoa dược bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý Dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công việc và chậm trễ trong công tác dự trù, cung ứng thuốc, báo cáo tháng, quý không kịp tiến độ … chất lượng phục vụ bệnh nhân chưa đạt yêu cầu.

Trang 2

Nhận thấy thực trạng tại Khoa dược trong thời gian từ khi thành lập bệnh viện Quận 3 đến nay còn nhiều điểm bất cập chưa hợp lý, tôi thực hiện nghiên cứu “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Khoa dược bệnh viện Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh”.

Trang 3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu tổng quát

- Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của khoa Dược bệnh viện Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng hoạt động của Khoa dược bệnh viện Quận 3 từ khi có quyết định 92/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của Ủy Ban Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh về thành lập bệnh viện Quận 3 trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận 3 đến thời điểm nghiên cứu.

- Khảo sát một số mô hình hoạt động của Khoa dược tại một số bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế Tp Hồ Chí Minh.

- Rút ra mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với thực trạng tại Khoa dược bệnh viện, đề xuất Ban Giám Đốc, Trưởng Khoa Dược áp dụng mô hình nghiên cứu tại khoa Dược bệnh viện Quận 3, đánh giá hiệu quả thực hiện.

- Khảo sát về kỹ năng hành nghề của dược sĩ đại học, dược sĩ trung cấp và sơ cấp tại khoa Dược bệnh viện Quận 3 để đáp ứng được mô hình quản lý đề xuất.

Trang 4

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG III

Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.

d Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu.

e Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

2.1.1.2 Đào tạo cán bộ y tế:

a Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp trung học y tế.

b Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2.1.1.3 Nghiên cứu khoa học về y học:

a Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

b Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

Trang 5

c Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

2.1.1.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

a Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị).

b Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

c Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

2.1.2.2 Các khoa

Trang 6

- Khoa Khám bệnh- Khoa Hồi sức cấp cứu- Khoa Nội tổng hợp- Khoa Truyền nhiễm- Khoa Nhi

- Khoa Ngoại tổng hợp- Khoa Phụ Sản

- Liên chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm Mặt, Mắt- Khoa Xét nghiệm (Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh)

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh- Khoa Giải phẫu bệnh- Khoa Chống nhiễm khuẩn- Khoa Dược

- Khoa Dinh dưỡng.

9 QUY ĐỊNH HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊI QUY ĐỊNH CHUNG

1 Các bệnh viện phải có Hội đồng thuốc và điều trị.

2 Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện: “Chính sách quốc gia về thuốc”.

II QUY ĐỊNH CỤ THỂ:1 Chức năng:

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.

Trang 7

- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

- Ủy viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) Trưởng phòng tài chính kế toán là ủy viên không thường xuyên Bệnh viện hạng 1 và bệnh viện hạng 2 có thêm ủy viên dược lý.

4 Lề lối làm việc:

a Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần Họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng triệu tập.

b Chuẩn bị nội dung:

- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực hội đồng thuốc và điều trị chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng.

Trang 8

- Tài liệu được gửi cho các thành viên hội đồng nghiên cứu trước.

- Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản, ủy viên thường trực tổng hợp trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện.

c Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3- 6- 9 và 12 tháng.

8 QUY CHẾ SỬ DỤNG THUỐCI QUY ĐỊNH CHUNG:

1 Sử dụng thuốc cho người bệnh phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế 2 Thuốc phải được đảm bảo đến cơ thể người bệnh

3 Phải thực hiện đúng các quy định về bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính

II QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1 Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh:

Bác sĩ được quyền và chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng thuốc và phải thực hiện các quy định sau:

a Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng

b Thuốc được sử dụng phải:

- Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.

- Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.- Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm liệu trình điều trị.

- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả nhất và ít tốn kém.

c Khi thay đổi thuốc phải phù hợp với diễn biến của bệnh Không sử dụng đồng thời các loại thuốc tương kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc có cùng tác dụng trong một thời điểm

Trang 9

d Chỉ định sử dụng thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải theo đúng quy chế thuốc độc.

e Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh tự giác chấp hành đúng y lệnh của bác sĩ điều trị

g Nghiêm cấm chỉ định sử dụng những thuốc có hại đến sức khỏe đã được thông báo hoặc khuyến cáo

h Bác sĩ điều trị căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý và tính chất dược lý của thuốc mà ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp:

- Đường dưới lưỡi, với những thuốc cần tác dụng nhanh

- Đường uống, với những thuốc không bị dịch vị và men tiêu hóa phá hủy.

- Đường da, niêm mạc với những thuốc thấm qua da, niêm mạc, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi

- Đường trực tràng, âm đạo, với những thuốc đặt, đạn, trứng.

- Đường tiêm, với những thuốc tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm mạch máu, truyền tĩnh mạch

i Chỉ dùng đường tiêm khi:- Người bệnh không uống được.- Cần tác dụng nhanh của thuốc - Thuốc dùng đường tiêm.

k Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác sĩ điều trị Truyền máu phải do bác sĩ, y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm thực hiện và bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm về an toàn truyền máu.

l Dung môi pha chế thuốc đã chọc kim, chỉ được dùng trong ngày, nước cất làm dung môi phải có loại chai riêng, không dùng dung dịch mặn, ngọt đẳng trương làm dung môi pha thuốc

m Nghiêm cấm việc ra y lệnh tiêm mạch máu các thuốc chứa dung môi dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu.

2 Lĩnh thuốc và phát thuốc:

Trang 10

a Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ tổng hợp thuốc và thực hiện các quy định sau:

- Tổng hợp thuốc phải theo đúng y lệnh.

- Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng khoa ký duyệt

- Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc riêng theo quy chế thuốc độc.

b Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực hiện các quy định sau:

- Phải có phiếu lĩnh thuốc đúng theo mẫu quy định

- Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng, số lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.

- Lĩnh xong phải mang thuốc về ngay khoa điều trị và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) chăm sóc, để thực hiện theo y lệnh

c Dược sĩ khoa dược thực hiện:

- Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.

- Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định

- Có trách nhiệm cùng bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế

- Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và giá tiền

- Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:

Trang 11

+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.

+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.

3 Bảo quản thuốc:

a Thuốc lĩnh về khoa phải:

- Sử dụng hết trong ngày theo y lệnh, trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ.- Bảo quản thuốc tại khoa, trong tủ thường trực đúng theo quy định

- Trong tuần trả lại khoa dược những thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, người bệnh ra viện, chuyển viện hoặc tử vong; phiếu trả thuốc phải có xác nhận của trưởng khoa điều trị.

b Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và đổi thuốc

c Mất thuốc, hỏng thuốc do bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập biên bản, vào sổ theo dõi chất lượng thuốc, quy trách nhiệm và xử lý theo chế độ bồi thường vật chất, do giám đốc bệnh viện quy định

4 Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc:

a Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến sớm và muộn do dùng thuốc

b Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và khẩn cấp báo cáo bác sĩ điều trị.

c Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ do thuốc diễn biến xấu, hoặc tử vong

5 Chống nhầm lẫn thuốc:

a Bác sĩ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị và thực hiện:

- Phải viết đầy đủ và rõ ràng tên thuốc, dùng chữ Việt Nam, chữ La tinh hoặc tên biệt dược.

- Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước tiếp đến các phương pháp điều trị khác.

Trang 12

- Dùng thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều

b Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và thực hiện các quy định sau:

- Phải công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng người bệnh.

- Phải có số thuốc điều trị, mỗi khi đã thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.- Phải có khây thuốc, lọ đựng thuốc uống sáng, chiều, tối cho từng người bệnh

- Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định phải thận trọng, hỏi lại bác sĩ điều trị

- Trước khi tiêm thuốc cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện

3 kiểm tra:

+ Họ tên người bệnh.+ Tên thuốc.

+ Liều dùng.

5 đối chiếu:

+ Số giường.+ Nhãn thuốc + Đường dùng.+ Chất lượng thuốc.+ Thời gian dùng thuốc.

- Phải bàn giao thuốc còn lại của người bệnh cho kíp thường trực sau.- Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến do thuốc

- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và việc tự ý trộn lẫn các loại thuốc đã tiêm.

27 QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA DƯỢCI QUY ĐỊNH CHUNG:

Trang 13

1 Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý

2 Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện

3 Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện Trưởng khoa dược và dược sĩ được ủy nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại

4 Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt kết quả cao trong phục vụ người bệnh

5 Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại học và các trường trung học y tế

6 Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.

II QUY ĐỊNH CỤ THỂ:1 Tổ chức của khoa:

a Khoa được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho buồng pha chế, nơi sản xuất chế biến thuốc cổ truyền, tới buồng cấp phát

b Việc xây dựng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn

c Tùy theo tính chất công việc, các buồng được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc thích hợp

2 Công tác cung ứng và quản lý thuốc:

a Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc:

- Lập kế hoạch thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định; phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện; phải làm theo đúng mẫu quy định; trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện

+ Khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung.

+ Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược

- Mua thuốc:

Trang 14

+ Mua thuốc chủ yếu tại doanh nghiệp Nhà nước.

+ Phải bảo đảm số lượng, chất lượng, theo đúng kế hoạch

+ Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước + Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si nút kín

+ Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, cả trong lúc vận chuyển

- Vận chuyển:

+ Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua thuốc về bệnh viện + Người đi mua thuốc phải là dược sĩ

- Kiểm nhập:

+ Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện: mua, viện trợ đều phải kiểm nhập

+ Thuốc mua về trong 24 giờ phải kiểm nhập hàng nguyên đai nguyên kiện, trong vòng một tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ, do hội đồng kiểm nhập thực hiện + Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch, trưởng khoa dược là thư ký, trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược, người đi mua thuốc và thủ kho là ủy viên

+ Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hóa đơn, phiếu báo với số lượng thực tế: hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, số lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.

+ Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ ký của hội đồng

+ Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung

+ Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế thuốc độc

+ Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo

b Quản lý thuốc, hóa chất và vật dụng y tế tiêu hao tại các khoa:

Trang 15

- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ Khoa dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.

- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định; thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế thuốc độc

- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần

- Hóa chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý Không được san lẻ các hóa chất tinh khiết và hóa chất tinh khiết kiểm nghiệm

- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện

- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa

- Tùy nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoa điều trị, cận lâm sàng có tủ thuốc trực, cấp cứu; việc sử dụng và bảo quản phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc - Hóa chất độc tại kho dược do dược sĩ giữ, tại các khoa khác người giữ hóa chất độc ít nhất phải có trình độ từ trung học trở lên, giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định phân công người giữ

- Thực hiện đúng quy chế nhãn về nội dung và hình thức.

- Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo quy chế sử dụng thuốc

- Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa, phòng bán thuốc trong bệnh viện

c Kiểm kê thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao:

Thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định: hàng tháng đối với khoa dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc

- Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện:

+ Kiểm kê tháng gồm: trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ khoa dược và phòng tài chính kế toán

+ Kiểm kê cuối năm gồm: Giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng; trưởng khoa dược là thư ký hội đồng; trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kế toán dược là ủy viên

Trang 16

+ Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người, do trưởng khoa làm tổ trưởng, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc và kỹ thuật viên.

- Nội dung kiểm kê tại khoa dược:

+ Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.

+ Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng

+ Đánh giá lại thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, hội đồng làm biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lý

+ Mở sổ sách cho năm mới

- Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh viện, các ủy viên xuống từng khoa:+ Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu

+ Xử lý thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao cần hủy bỏ + Điều hòa thuốc, hóa chất thừa thiếu

+ Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện

d Lập sổ sách, thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra:

- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao bông, băng, cồn, gạc, lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định

- Thanh toán thuốc:

+ Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra; số liệu phải phù hợp với các chừng từ xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán

+ Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao sử dụng cho từng người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí

+ Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hóa đơn, báo cáo sử dụng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động thương binh xã hội…

Trang 17

- Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc:

+ Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết

+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và ký duyệt + Phải ghi đầy đủ cột mục đúng quy định trong mẫu báo cáo

+ Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định

+ Nội dung bàn giao bao gồm các sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đã khóa sổ, đối chiếu với hiện vật về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp + Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng, lưu trữ theo quy định

- Công tác kiểm tra:

+ Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra + Hình thức kiểm tra: định kỳ và đột xuất.

+ Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và trưởng phòng y tá (điều dưỡng); khi cần thiết có sự chủ trì của giám đốc bệnh viện

3 Kho và công tác bảo quản cấp phát:

a Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm

Trang 18

- Việc sắp xếp trong kho phải bảo đảm ngăn nắp, có đủ giá, kệ; xếp theo chủng loại, dễ thấy dễ lấy

- Phải thực hiện 5 chống: + Nhầm lẫn.

- Kho cấp phát lẻ: cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám bệnh

c Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho kho cấp phát lẻ, trường hợp hai cơ sở ở xa nhau, sẽ cấp phát ngay tại phòng pha chế

d Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện thực hiện cấp phát đúng theo quy chế thuốc độc

đ Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký xác nhận vào phiếu

e Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy nhiệm duyệt và ký tên

g Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh; các loại thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện dạng bột, nước phải do dược sĩ tự đóng gói thành liều nhỏ

h Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc

Trang 19

i Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa dược phát ra

4 Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc:

- Pha chế thuốc thường:

+ Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau

+ Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu và thành phẩm.

+ Nước cất phải đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam để pha chế cho từng loại thuốc; phải có buồng cất nước và hứng nước cất riêng

+ Hóa chất phải bảo đảm chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo + Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành, xử lý đúng kỹ thuật

+ Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công thức, chai và nhãn thuốc, vào sổ pha chế theo đúng quy định Khi thay đổi nguyên liệu pha chế dược sĩ phải báo cho bác sĩ kê đơn biết

+ Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng, tên hóa chất đã dùng và phải dán nhãn ngay

+ Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, pha xong ghi thời gian vào đơn và giao thuốc ngay

- Pha chế thuốc vô khuẩn:

+ Ngoài những quy định của buồng pha chế thuốc thường cần chú ý + Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ cần thiết

+ Mặt bàn phải lát gạch men chịu axít hoặc bằng thép inox

Trang 20

+ Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hóa học + Tủ đựng nguyên liệu, bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn.

+ Người pha chế, dụng cụ pha chế phải bảo đảm vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt theo quy định

+ Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm theo quy định của từng loại thuốc - Nghiêm cấm pha chế nhiều thứ thuốc trong cùng một thời gian hoặc cùng một thứ thuốc nhưng nhiều nồng độ khác nhau tại một buồng pha chế

b Sản xuất và bào chế thuốc y học cổ truyền:

- Phải có đủ cơ sở và phương tiện chế biến sao tẩm thuốc; được bố trí khu vực riêng hợp lý, vệ sinh vô khuẩn

- Dược liệu phải bảo đảm chất lượng, không bị mối mọt, nấm mốc - Có cơ sở sắc thuốc cho người bệnh nội trú

5 Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc:

a Trưởng khoa dược giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả

b Thực hiện dược lâm sàng trong bệnh viện, dược sĩ khoa dược tư vấn cùng bác sĩ điều trị tham gia chọn thuốc điều trị đối với một số người bệnh nặng, mãn tính cụ thể

c Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR: adverse drug reactions), giới thiệu thuốc mới

11 TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CHUNG CỦA TRƯỞNG KHOA

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

I NHIỆM VỤ:

1 Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2 Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm

theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”.

Trang 21

3 Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện.

4 Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.

5 Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.

6 Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.

7 Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện; quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.

8 Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.

II QUYỀN HẠN:

1 Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.

2 Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.3 Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.

4 Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.5 Ký các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khỏe (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện.

6 Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.

47 TRƯỞNG KHOA DƯỢC

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa, trưởng khoa dược có nhiệm vụ quyền hạn sau:

I NHIỆM VỤ:

Trang 22

1 Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa dược.

2 Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện.

3 Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác theo đúng các quy định hiện hành.

4 Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng quy chế công tác khoa dược và quy định của Nhà nước.

5 Thông tin kịp thời các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm mới Hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm cho các khoa trong bệnh viện.

II QUYỀN HẠN:

1 Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.

2 Kiểm tra việc sử dụng an toàn, hợp lý thuốc, hóa chất, sinh phẩm trong bệnh viện.

3 Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho nắm vững nội dung công việc, quy chế công tác khoa dược.

4 Kiểm tra chặt chẽ xuất, nhập theo quy chế công tác khoa dược, đảm bảo kho an toàn tuyệt đối.

5 Tham gia và hướng dẫn cho kỹ thuật viên dược, dược sĩ trung học, dược tá học tập nâng cao nghiệp vụ.

Trang 23

6 Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hóa chất và y dụng cụ có trong khoa để phục vụ công tác điều trị.

7 Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

8 Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên theo sự phân công.

II QUYỀN HẠN:

1 Bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và y dụng cụ theo quy định.

2 Hướng dẫn, phân công các thành viên được giao nhiệm vụ về công tác bảo quản, sắp xếp, trong kho.

Quy chế

Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2008/ QĐ- BYTngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I

NHữNG quy định chung

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Kê đơn, cấp, bán và pha chế thuốc trong điều trị ngoại trú;2 Người khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp;3 Người cấp, bán thuốc, pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sởkinh doanh dược hợp pháp;

4 Người bệnh có đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc.

Trang 24

Điều 3 Điều kiện của người kê đơn thuốc

1 Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt nghiệpĐại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh;2 Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi, vùng

khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương

Điều 4 Quy định thuốc phải kê đơn

Theo quy định tại Danh mục thuốc kê đơn do Bộ Y tế ban hành.

Chương II

đơn thuốc và kê đơn thuốc

Điều 5 Mẫu đơn thuốc và mẫu sổ phục vụ kê đơn thuốc, cấp thuốc và bán thuốc theo đơn

1 Đơn thuốc: Sử dụng cho việc kê đơn thuốc, trừ kê đơn thuốc gây nghiện(Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này);

2 Đơn thuốc “N”: Sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện (Phụ lục 2 ban hànhkèm theo Quy chế này);

3. Cam kết về sử dụng morphin,…cho người bệnh (Phụ lục 3 ban hànhkèm theo Quy chế này);

4 Sổ điều trị bệnh mạn tính (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy chế này);5 Sổ khám bệnh (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quy chế này);

6 Biên bản nhận thuốc gây nghiện do người nhà người bệnh nộp lại (Phụlục 6 ban hành kèm theo Quy chế này);

7 Báo cáo tình hình thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú(Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy chế này).

Điều 6 Quy định cho người kê đơn

Người kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho ngườibệnh và thực hiện các quy định sau:

Trang 25

1 Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

2 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh;3 Không kê đơn thuốc các trường hợp sau:

a) Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; b) Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh; c) Thực phẩm chức năng.

Điều 7 Quy định về ghi đơn thuốc

1 Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này;2 Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;

3 Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 4 Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;

5 Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất);

6 Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc;7 Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;

8 Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;

9 Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;

10 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

Điều 8 Kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính

Trang 26

Đối với bệnh mạn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong một (01) tháng hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh

Điều 9 Kê đơn thuốc điều trị lao

Kê đơn thuốc điều trị lao vào sổ điều trị lao hoặc sổ khám bệnh, số ngày kê đơn theo hướng dẫn của Chương trình phòng chống lao quốc gia.

Điều 10 Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc

1 Đối với bệnh cấp tính kê đơn với liều đủ dùng không vượt quá mười (10) ngày;2 Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh: Kê đơn thuốc vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số ngày kê đơn theo hướng dẫn điều trị của chuyên ngành tâm thần Người nhà bệnh nhân hoặc Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Y tế cơ quan của người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh chịu trách nhiệm mua/ lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của Trạm Y tế (mẫu sổ theo hướng dẫn của chuyên ngành tâm thần) Việc người bệnh tâm thần phân liệt có được tự lĩnh thuốc hay không do bác sĩ điều trị quyết định

Điều 11 Kê đơn thuốc gây nghiện

1 Hàng năm cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký chữ ký của người kê đơn thuốc gây nghiện với cơ sở bán thuốc gây nghiện;

2 Kê đơn thuốc vào mẫu Đơn thuốc “N” để cơ sở cấp, bán thuốc lưu đơn, đồng thời kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính hoặc sổ khám bệnh để theo dõi điều trị và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc;

3 Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính với liều đủ dùng không vượt quá bẩy (07) ngày.

Điều 12 Kê đơn thuốc opioids giảm đau cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS

Trang 27

1 Thực hiện quy định tại khoản 1, 2 của điều 11;

2 Cơ sở Y tế chẩn đoán xác định người bệnh ung thư và người bệnh AIDS cấp sổ điều trị bệnh mạn tính (có chỉ định opioids điều trị giảm đau) cho người bệnh để làm cơ sở cho các đơn vị tuyến dưới chỉ định thuốc giảm đau opioids cho người bệnh;3 Liều thuốc giảm đau opioids theo nhu cầu giảm đau của người bệnh Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc không vượt quá một (01) tháng, nhưng cùng lúc phải ghi 3 đơn cho 3 đợt điều trị, mỗi đợt điều trị kê đơn không vượt quá mười (10) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị) Người kê đơn phải hướng dẫn cho người nhà người bệnh: Đơn thuốc điều trị cho người bệnh đợt 2, đợt 3 chỉ được bán, cấp khi kèm theo giấy xác nhận người bệnh còn sống của trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Thời điể m mua, lĩnh thuốc trước 01 ngày của đợt điều trị đó (nếu vào ngày nghỉ thì mua vào trước ngày nghỉ);

4 Người bệnh ung thư và AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, người được cấp có thẩm quyền phân công khám chữa bệnh tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn tới khám và kê đơn opioids cho người bệnh, mỗi lần kê đơn không vượt quá 07 ngày;

5 Người kê đơn thuốc opioids yêu cầu người nhà bệnh nhân cam kết sử dụng opioids đúng mục đích và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử dụng thuốc sai mục đích điều trị cho bệnh nhân.

Điều 13 Thời gian đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc

1 Đơn thuốc có giá trị mua thuốc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kê đơn và được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước;

2 Đơn thuốc gây nghiện thời gian mua, lĩnh thuốc phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn Mua, lĩnh thuốc opioids đợt 2, 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ thì mua, lĩnh vào trước ngày nghỉ) và chỉ được mua tại cơ sở bán thuốc có đăng ký chữ ký của người kê đơn hoặc của khoa dược bệnh viện nơi kê đơn (nếu địa phương không có cơ sở bán thuốc gây nghiện).

Chương III

Tổ chức cấp, Bán thuốc vàlưu tài liệu về thuốc gây nghiện.

Điều 14 Tổ chức cơ sở bán thuốc gây nghiện theo đơn

Trang 28

Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức cơ sở bán thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú Với những nơi khó khăn không bố trí được cơ sở bán thuốc gây nghiện thì khoa dược bệnh viện phải cung ứng (theo giá mua) thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú để bảo đảm cung cấp đủ thuốc cho người bệnh.

Điều 15 Quy định đối với người cấp, bán thuốc gây nghiện theo đơn

1 Mỗi đợt cấp, bán thuốc gây nghiện không quá mười (10) ngày Thời điểm bán thuốc đối với đơn thuốc gây nghiện ghi đợt điều trị theo quy định tại khoản 3 của Điều 12;

2 Người cấp, bán thuốc ghi hạn dùng của thuốc đã bán vào đơn lưu (để theo dõi thời gian lưu đơn) và đơn lưu có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân của người mua thuốc Lưu thêm giấy xác nhận người bệnh còn sống của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn kèm theo đơn thuốc điều trị đợt 2, đợt 3;

3 Ghi biên bản nhận lại thuốc gây nghiện không dùng hết do người nhà người bệnh nộp lại Biên bản được làm 02 bản (01 bản lưu tại nơi cấp, bán thuốc; 01 bản người nộp lại thuốc giữ) Thuốc nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện.

Điều 16 Lưu tài liệu về thuốc gây nghiện

1 Cơ sở khám, chữa bệnh lưu Gốc đơn thuốc “N” trong hai (02) năm kể từ ngày sử dụng hết trang cuối của quyển Đơn thuốc “N”; Lưu cam kết của người nhà người bệnh ung thư, người bệnh AIDS về sử dụng opioids trong hai (02) năm kể từ thời gian của bản cuối cùng trong năm;

2 Cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp, bán thuốc gây nghiện lưu Đơn thuốc“N” theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện;

3 Khi hết thời hạn lưu tài liệu (Gốc đơn thuốc”N”, Đơn thuốc “N”, cam kết của người nhà người bệnh về sử dụng thuốc gây nghiện) các đơn vị thành lập Hội đồng hủy tài liệu theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện.

Điều 17 Quy định về báo cáo

Trang 29

Các cơ sở khám chữa bệnh và cấp, bán thuốc theo đơn phải báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan quản lý trực tiếp.

Số: 24/2008/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của

nhà thuốc bệnh viện

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3 Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý

dược, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành, Giám đốc các bệnh viện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Trang 30

Cao Minh Quang

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2008/QĐ-BYT ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng

Bộ Y tế)

Để thống nhất quản lý hoạt động bán lẻ thuốc trong bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) nhằm phục vụ có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của các nhà thuốc bệnh viện như sau:

3 Không được sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp (kể cả nguồn viện trợ và viện phí) để làm vốn hoạt động cho nhà thuốc bệnh viện

4 Mỗi nhà thuốc bệnh viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của

Trang 31

Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

5 Nhà thuốc bệnh viện phải có cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” theo lộ trình sau:

a) Hình thức nhà thuốc:

- Kể từ ngày 01/01/2009 phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc".- Các nhà thuốc thành lập mới tại các quận, phường nội thành của các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc".

b) Hình thức quầy thuốc: Kể từ ngày 01/01/2010, phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc".

c) Hình thức cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: Triển khai theo lộ trình quy định tại Khoản 3 Mục I Chương III nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc".

II QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG

1 Phạm vi hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện: a) Bán lẻ thuốc thành phẩm được phộp lưu hành

b) Bán lẻ một số loại thuốc chuyên khoa được pha chế theo đơn của bệnh viện (theo hướng dẫn tại tiết 4 khoản 2.1 Điều 2 Quy chế đăng ký thuốc ban hành theo Quyết định số 3121/2001/QĐ-BYT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

c) Mua hoặc ủy thác nhập khẩu các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của bệnh viện.d) Danh mục thuốc tại nhà thuốc bệnh viện phải đáp ứng đủ danh mục thuốc điều trị cho người bệnh do Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện công bố.

2 Nhà thuốc bệnh viện căn cứ điều kiện thực tế của bệnh viện sắp xếp bán thuốc theo ca để đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh kể cả ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ

Trang 32

3 Nhà thuốc bệnh viện thực hiện niêm yết giá thuốc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dựng cho người và không được bán cao hơn giá niêm yết.

4 Giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn khi cơ sở

nhập hàng (giá gốc) và thặng số bán lẻ (chi phí hợp lý và lợi nhuận hợp lý cho việc

Đơn vị đúng gói nhỏ nhất được tính như sau:

STT Dạng bào chế Đơn vị đúng gói nhỏ nhất

2 Dạng lỏng Ống, chai, lọ, túi, ống tiêm đúng sẵn thuốc3 Dạng bột pha tiêm Ống, chai, lọ, ống tiêm đúng sẵn thuốc4 Dạng bột, cốm pha uống Gói, chai, lọ

5 Kem, mỡ, gel dựng ngoài Tuýp, lọ

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trang 33

1 Tất cả các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Quy định này, Chỉ thị số 01/2008/CT-BYT ngày 25/01/2008 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được mở cơ sở bán lẻ thuốc của chính doanh nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 76/2003/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 phờ chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Quyết định của Bộ Thương mại số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 về việc công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

3 Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc bệnh viện theo quy định của pháp luật

4 Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, cá nhân có ý kiến bằng văn bản về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để xem xột, giải quyết./.

*****CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc*******

Số: 2033/1999/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN VÀ DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN Ở DẠNG PHỐI HỢP

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT, ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH:

Trang 34

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này:

1 Quy chế quản lý thuốc gây nghiện;2 Danh mục thuốc gây nghiện;

3 Danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp;

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký Các quy định trước

đây trái với những quy định trong Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3 Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chánh tra, Vụ trưởng các Vụ có liên quan

thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Y tế ngành, giám đốc sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ- BYT ngày 09/07/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1 Khái niệm về thuốc gây nghiện

Thuốc gây nghiện là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh Thuốc gây nghiện nếu bị lạm dụng có thể dẫn tới nghiện – một tình trạng bị phụ thuộc về thể chất hay tâm thần.

Điều 2: Phạm vi điều chỉnh

1 Quy chế quản lý thuốc gây nghiện được áp dụng đối với thuốc gây nghiện quy định tại Danh mục thuốc gây nghiện ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ- BYT ngày 09/07/1999.

2 Đối với một thuốc mà trong công chức gồm nhiều hoạt chất, trong đó thuốc gây nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc hàm lượng quy định trong Danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ-

Trang 35

BYT ngày 09/07/1999 thì được miễn quản lý theo Quy chế quản lý thuốc gây nghiện trừ khoản 3 Điều 7 của Quy chế này.

2 Chỉ có dược sỹ đại học mới được pha chế thuốc gây nghiện.

3 Chỉ có khoa Dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thuốc gây nghiện để cấp phát cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.

4 Không được sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện cùng một lúc, cùng một chỗ với các thuốc khác để tránh nhầm lẫn và nhiễm chéo.

Công ty Dược phẩm Trung ương 2 chịu trách nhiệm phân phối thuốc gây nghiện cho các công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện Trung

Trang 36

ương, viện nghiên cứu, trường Đại học y, dược, trường Trung học y – dược trực thuộc Bộ Y tế từ Đà Nẵng trở vào.

2 Công ty dược phẩm Trung ương 1 và Công ty dược phẩm Trung ương 2 được mua, bán nguyên liệu, thành phẩm thuốc để phân phối theo dự trù hợp lệ.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) cho phép một số công ty dược phẩm của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội được mua thành phẩm thuốc gây nghiện để phân phối theo dự trù hợp lệ.

3 Các xí nghiệp dược phẩm được phép sản xuất thuốc gây nghiện chỉ được bán thuốc gây nghiện do mình sản xuất cho các công ty dược phẩm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.

4 Việc điều chuyển thuốc gây nghiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác phải được Cục Quản lý dược Việt Nam phê duyệt.

5 Các công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được mua thuốc gây nghiện từ công ty dược phẩm Trung ương 1 và công ty dược phẩm Trung ương 2 để phân phối cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, bệnh viện quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh bán lại cho các hiệu thuốc trực thuộc doanh nghiệp, bệnh viện ngành, cơ sở y tế ngành, trạm chuyên khoa hoặc khu điều dưỡng thương binh, trung tâm cai nghiện đóng trên địa bàn.

Công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức bán lẻ thuốc gây nghiện để phục vụ người bệnh.

6 Hiệu thuốc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mua thuốc gây nghiện từ doanh nghiệp cấp trên trực tiếp để bán cho cơ sở y tế thuộc phạm vi hiệu thuốc được phân công và bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.

7 Dược sỹ đại học trực tiếp cấp phát, bán buôn, bán lẻ thuốc gây nghiện Những nơi chưa đủ dược sỹ đại học, Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền bằng văn bản cho dược sỹ trung học thay thế ( mỗi lần ủy quyền không quá 6 tháng)

Điều 7 Xuất khẩu – nhập khẩu

1 Chỉ có doanh nghiệp dược phẩm được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) cho phép mới được xuất, nhập khẩu thuốc gây nghiện.

2 Hàng năm, công ty dược phẩm được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) cho phép xuất khẩu, nhập khẩu phải lập đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện theo Mẫu số 1 A được đính kèm theo Quy chế này để Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) xét duyệt và cấp giấy phép.

Trang 37

3 Đối với một thuốc mà trong công thức gồm nhiều hoạt chất, trong đó thuốc gây nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng quy định tại Danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/07/1999 khi xuất khẩu, nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cũng phải lập đơn hàng theo quy định tại Mẫu 1B1, 1 B2, 1 B3 được đính kèm theo Quy chế này.

Chương 3:

DỰ TRÙ – DUYỆT DỰ TRÙĐiều 8 Dự trù

Hàng năm, các đơn vị có nhu cầu thuốc gây nghiện đều phải lập dự trù theo quy định tại Mẫu số 2 được đính kèm theo Quy chế này Dự trù được làm thành 4 bản (cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị giữ 1 bản, nơi bán giữ 1 bản)

Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Công an và bệnh việc trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, bản dự trù phải được Cục Y tế- Bộ Công an và Sở y tế - Bộ Giao thông vận tải xác nhận.

Khi làm dự trù thuốc gây nghiện nếu số lượng vượt quá mức so với năm trước thì đơn vị làm dự trù phải giải thích rõ lý do.

Khi cần thiết, các đơn vị có thể làm dự trù bổ sungThời gian gửi dự trù trước ngày 25/12 của năm trước.

Điều 9 Cấp duyệt dự trù

1 Bộ Y tế (Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam) duyệt dự trù:

- Mua thuốc gây nghiện cho các công ty và xí nghiệp dược phẩm trực thuộc Trung ương, bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, các trường đại học y – dược, trường trung học y – dược trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quân y – Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, các bệnh viện trực thuộc Bộ Công an, các bệnh viện trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, các cơ sở y tế phục vụ người nước ngoài công tác tại Việt Nam, các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Mua nguyên liệu thuốc gây nghiện cho các xí nghiệp dược phẩm, công ty dược phẩm địa phương để phục vụ sản xuất.

- Mua thuốc gây nghiện để nghiên cứu khoa học cho các đơn vị không thuộc ngành Y tế quản lý Các đơn vị này khi lập bản dự trù, phải kèm theo công văn giải thích lý do

Trang 38

và được Thủ trưởng đơn vị cấp Vụ, Cục trở lên có chức năng quản lý trực tiếp xác nhận.

2 Giám đốc các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt dự trù thuốc gây nghiện cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, các trung tâm y tế quận, huyện, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các đơn vị điều dưỡng thương binh, bệnh viện, hoặc các phòng khám bệnh tư, các cơ sở y tế ngành đóng trên địa bàn.

3 Giám đốc Trung tâm y tế quận, huyện duyệt dự trù cho trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn.

4 Trưởng khoa điều trị, trưởng phòng khám đa khoa ký duyệt phiếu lĩnh thuốc gây nghiện cho khoa, phòng mình theo quy định tại Mẫu số 3 được đính kèm theo Quy chế này Trưởng khoa được ký duyệt phiếu lĩnh thuốc gây nghiện cho ca trực của khoa dược.

Những nơi chưa đủ Dược sỹ đại học, Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền bằng văn bản cho Dược sỹ trung học thay thế (mỗi lần ủy quyền không quá 6 tháng)

Điều 11 Vận chuyển

Khi vận chuyển thuốc gây nghiện Dược sỹ đại học hoặc Dược sỹ trung học được ủy quyền phải có giấy giới thiệu, chứng minh thư nhân dân, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc gây nghiện.

Điều 12 Bảo quản

1 Thuốc gây nghiện phải được bảo quản trong kho chắc chắn, có đủ các điều kiện bảo quản thuốc Nếu không có kho riêng thì thuốc gây nghiện phải được bảo quản trong tủ riêng có khóa chắc chắn Người giữ thuốc gây nghiện phải là Dược sỹ đại học.

Trang 39

2 Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện, thuốc gây nghiện phải để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khóa chắc chắn Số lượng, chủng loại thuốc gây nghiện để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do giám đốc bệnh viện quy định Người giữ thuốc gây nghiện là y tá trực.

Chương 5:

KÊ ĐƠN – CẤP PHÁT – SỬ DỤNGĐiều 13 Kê đơn

Việc kê đơn thuốc gây nghiện được thực hiện theo quy định của “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Điều 14 Cấp phát, sử dụng ở các cơ sở điều trị.

Khoa dược bệnh viện cấp phát thuốc gây nghiện cho các khoa điều trị theo phiếu lĩnh thuốc quy định tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này và trực tiếp cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú.

Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở kho dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.

Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện, tủ thuốc ở bệnh xá do y tá trực giữ và cấp phát thuốc gây nghiện theo lệnh của thầy thuốc Khi đổi ca trực, y tá giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho y tá của ca trực sau;

Nếu thuốc gây nghiện thừa do không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển viện hoặc tử vong thì khoa điều trị phải làm giấy trả lại khoa dược.

Trang 40

3 Sổ theo dõi xuất, nhập và các chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện phải được lưu trữ 5 năm Hết thời gian lưu trữ trên, Thủ trưởng đơn vị lập hội đồng để hủy, lập biên bản và lưu tại đơn vị.

4 Thời gian lưu mẫu gây nghiện được tính theo hạn dùng của mỗi lô thuốc, hết thời hạn lưu mẫu trên, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định hủy thuốc.

Điều 16 Báo cáo

1 Báo cáo nhập khẩu:

Năm ngày sau khi nhập thuốc gây nghiện vào kho, đơn vị nhập khẩu phải báo cáo theo quy định tại Mẫu số 7 được đính kèm theo Quy chế này về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam)

2 Báo cáo năm:

Hàng năm, trước ngày 15/01 các đơn vị có sử dụng, buôn bán, sản xuất thuốc gây nghiện phải kiểm kê tồn kho, báo cáo theo quy định tại Mẫu số 8 được đính kèm theo quy chế này lên cơ quan xét duyệt dự trù.

Trước ngày 31/01, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quân y – Bộ Quốc phòng, Cục y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) Cục quản lý dược Việt Nam tổng hợp báo cáo chung trong toàn ngành và trình Bộ trưởng Bộ Y tế.Những đơn vị không có báo cáo tồn kho hàng năm thì việc xem xét dự trù cho năm kế tiếp bị hoãn lại chờ khi có báo cáo đầy đủ mới xét duyệt.

3 Báo cáo đột xuất:

Các đơn vị sản xuất, mua bán, sử dụng thuốc gây nghiện đều phải báo cáo khẩn tới cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong trường hợp nhầm lẫn, ngộ độc, mất trộm, thất thoát Khi nhận được báo cáo khẩn, cơ quản quản lý cấp trên trực tiếp phải tiến hành thẩm tra và có biện pháp xử lý thích hợp.

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục quân y – Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải tập hợp và báo cáo khẩn về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam)

4 Báo cáo xin hủy thuốc gây nghiện

Thuốc gây nghiện quá hạn dùng, kém chất lượng cần phải hủy, đơn vị xin hủy báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Báo cáo phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ,

Ngày đăng: 29/10/2012, 10:46

Hình ảnh liên quan

Về mô hình tổ chức – quản lý dược tại khoa dược bệnh viện Quận 3 trong giai đoạn này nhìn chung không có nhiều thay đổi so với giai đoạn từ 01/2007 – 12/07/2007 - Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

m.

ô hình tổ chức – quản lý dược tại khoa dược bệnh viện Quận 3 trong giai đoạn này nhìn chung không có nhiều thay đổi so với giai đoạn từ 01/2007 – 12/07/2007 Xem tại trang 67 của tài liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC – QUẢN LÝ DƯỢC MỘT SỐ BỆNH VIỆN - Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC – QUẢN LÝ DƯỢC MỘT SỐ BỆNH VIỆN Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình thức - Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

Hình th.

ức Xem tại trang 75 của tài liệu.
Đánh giá mô hình tổ chức – quản lý dược tại các khoa điều trị, cận lâm sàng: - Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

nh.

giá mô hình tổ chức – quản lý dược tại các khoa điều trị, cận lâm sàng: Xem tại trang 86 của tài liệu.
Đánh giá mô hình tổ chức – quản lý dược tại trong nhân viên khoa dược: - Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung

nh.

giá mô hình tổ chức – quản lý dược tại trong nhân viên khoa dược: Xem tại trang 89 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan