skkn sinh 8 cuc hay

8 361 1
skkn sinh 8 cuc hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (V/v CÁC YẾU TỐ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MỘT TIẾT HỌC) *************** I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Để giảng dạy một tiết lên lớp đạt hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ phía giáo viên như việc chuẩn bò giáo án, nội dung kiến thức, các dụng cụ cần thiết cho tiết dạy, tâm lí của người thầy khi dạy tiết học đó, các thông tin xã hội cần thiết. Còn phía học sinh thì phải học tốt bài ở nhà, đọc bài cho tiết chuẩn bò học, tư thế ngồi học, thời điểm học và phương pháp học tập. Một tiết học nếu muốn đạt hiệu quả cao thì việc tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học là quan trọng nó sẽ giúp cho học sinh nhớ lâu kiến thức hơn, không khí lớp học không bò căng thẳng, cả thầy và trò đều thoải mái khi dạy và học. Chính điều này làm cho tiết học thêm sinh động, gây cảm giác hứng thú, thích học cho học sinh. Đã qua có nhiều giáo viên thường không quan tâm đến vấn đề này, chỉ biết thực hiện công tác dạy học, truyền đạt thông tin, dạy theo kiểu lý thuyết suông, những kiến thức gượng ép học sinh phải nhận, điều này sẽ không mang lại hiệu quả cho tiết dạy. Tất cả những vấn đề nêu trên chính là lí do mà tôi chọn đề tài này. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: * Để giải quyết những vấn đề trên, người giáo viên cần phải biết vận dụng các biện pháp cụ thể như sau: * Biện pháp thứ nhất: Xác đònh vai trò của người thầy và sử dụng phương pháp phù hợp với tiết dạy Muốn gây hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy trước tiên thầy phải xác đònh đúng vai trò của mình và sử dụng phương pháp phù hợp với nội dung tiết dạy. Trong tình hình hiện nay người thầy phải đứng vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh, người đưa ra các vấn đề để học sinh phải giải quyết, phải tìm hiểu, và lónh hội. Như khi dạy bài: 62 - THỤ TINH, THỤ THAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI. Đây là loại bài về kiến thức sinh sản, vì vậy học sinh rất ngại khi học về các kiến thức này. Nên khi dạy tôi đã vận dụng phương pháp hỏi đáp bằng hệ thống các câu hỏi như sau: Đến tuổi dậy thì học sinh nam xuất hiện hiện tượng gì? ở nữ xuất hiện hiện tượng gì? Nếu không xuất hiện các hiện tượng đó thì ra sao? Tại sao khi trứng gặp tinh trùng thì xảy ra hiện tượng thụ tinh? Người phụ nữ tới tuổi dậy thì khi quan hệ tình dục sớm có mang thai hay Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm không? Tại sao hiện tượng kinh nguyệt của một số em nữ lại khác nhau, kinh nguyệt tại sao phải theo chu kỳ? nếu không theo chu kỳ thì sao? .v v… để trao đổi với học sinh và lí giải những thắc mắc khi các em có nhu cầu, với tư cách là một là người tư vấn, hướng dẫn, đònh hướng cho các em, khác với nội dung bài học khác. Chính điều này sẽ tạo cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, học sinh xóa bỏ đi cảm giác mắc cở, ngại học, mà sẽ nảy sinh được nhu cầu muốn tìm hiểu, muốn biết được kiến thức này, thì khi đó tiết học sẽ trở nên lí thú, phát huy tính tích cực, chủ động từ phía học sinh và khi đó vai trò người thầy sẽ được phát huy. Ngược lại nếu giảng dạy bài không đúng theo phương pháp, không xác đònh đúng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn cứ truyền đạt theo kiểu hỏi đáp rồi bắt học sinh phải trả lời theo kiểu của sách giáo khoa, chắc chắn tiết học như thế sẽ không thành công, và không thể tạo ra hứng thú được. Như vậy tính chất tham dự của thầy trong tiết dạy trên lớp là hết sức sâu sắc và phương pháp giảng dạy của thầy là một công cụ hiệu quả nhất để thu hút học sinh. Một khi làm được như thế thì tính cởi mở, sôi nổi hào hứng trong lớp gia tăng. Từ đó sẽ xuất hiện thêm những sáng tạo cá nhân, những đột phá về mặt ý tưởng trong học tập của học sinh được phát huy tối đa. Bởi học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn vì ý kiến của mình được tôn trọng, được ghi nhận. Và đây cũng chính là đề dẫn rất tốt để đưa học sinh đến lối học tập chủ động, tích cực, xem việc học là niềm vui. Như vậy khi thầy xác đònh đúng vai trò của mình và sử dụng hợp lí các phương pháp trong tiết dạy thì khi đó mới tạo ra động lực gây hứng thú cho học sinh. Ngược lại nếu người thầy xác đònh chưa rõ, chưa đúng vai trò của mình trong tiết dạy, sử dụng không đúng phương pháp cho từng loại bài dạy, phương pháp cũ kỉ, lạc hậu, thì sẽ mang đến cho học sinh sự chay lười, biếng học bộ môn đó, tất nhiên tiết học sẽ không tạo được hứng thú. * Biện pháp thứ hai: Sự tác động của người thầy vào đối tượng trung tâm để phát huy năng lực thật sự của học sinh. Thế nhưng nếu người thầy đã làm tốt vai trò của mình và sử dụng đúng phương pháp cho tiết dạy nhưng học sinh lại không chòu học, không có sự chuẩn bò kiến thức cho bài học đó, hỏi kiến thức cũ thì không thuộc, điều này cũng không thể tạo ra hứng thú cho tiết học. Bởi vì học sinh là nhân vật trung tâm của lớp học, đây cũng chính là đối tượng cần phải nói. Việc chuẩn bò cho tiết học đạt hiệu quả và tạo ra hứng thú cho tiết học phụ thuộc rất lớn vào người học. Việc học sinh có chuẩn bò bài, làm bài, đọc trước nội dung của bài Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm học, tất cả những điều này phụ thuộc vào ý thức tự giác của học sinh, sự say mê môn học, biết tìm tòi, biết suy luận v v… để cho học sinh có được thói quen này thì phải có sự tác động của người thầy, phải có những phương pháp phù hợp mới phát huy hết năng lực thật sự của học sinh. Chính điều này mới tạo ra hứng thú cho học sinh, khi đã có hứng thú thì học sinh sẽ thích học hơn, tự giác hơn. Và cả hai biện pháp này sẽ hỗ trợ cho nhau trong một tiết lên lớp, một trong hai biện pháp này đều không thể thiếu. Ví dụ: khi dạy bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP ở lớùp 8I (SGK sinh học 8 - trang 68) Tôi xác đònh đây là dạng bài thuộc hình thức cấu tạo, đòi hỏi học sinh cần phải học về phần cấu tạo của cơ quan hô hấp thì mới nắm được nội dung của bài này, ở bài trước các em đã cái nhìn tổng quát về cơ quan hô hấp nếu bài này các em có sự chuẩn bò tốt bài học thì tiết học đạt hiệu quả hơn. Vì vậy trước khi vào bài học mới, tôi đã kiểm tra bài cũ, kiểm tra sự chuẩn bò của các em thông qua kiểm tra miệng với các câu hỏi như sau: Các em hiểu thế nào là hô hấp? Phổi và các phế nang có vai trò gì trong hệ hô hấp? Sau khi gọi hai em học sinh lên trả bài, thì cả hai đều không thuộc bài, điều này chứng tỏ là các em chưa có sự chuẩn bò bài ở nhà tốt và tiết học ngày hôm trước chính mình đã chưa sử dụng phương pháp phù hợp để giúp các em nhớ lâu kiến thức, nên khi gọi lên trả bài thì các em không thuộc đó là điều tất nhiên. Qua đây chúng ta thấy nếu người thầy sử dụng phương pháp phù hợp thì sẽ phát huy năng lực thật sự cho học sinh giúp cho học sinh nhớ lâu và thuộc bài mau. Ngược lại nếu học sinh không có sự chuẩn bò bài tôtù ở nhà, không thuộc kiến thức cũ thì làm cho phương pháp dạy của thầy thụ động, không thể phát huy tính tích cực, không tạo ra hứng thú. Một tiết học không tạo hứng thú thì làm ảnh hưởng đến những tiết học sau. Như vậy qua hai tiết dạy tôi nhận thấy giữa thầy và trò là hai yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng tạo ra hứng thú cho tiết học. * Biện pháp thứ ba: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh: Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong một tiết lên lớp là việc hoạt động nhóm trong một tiết học, muốn cho tiết học được sinh động, hào hứng, muốn phát huy tính tư duy sáng tạo, muốn tạo hứng thú thì tiết học không được bỏ qua phần thảo luận nhóm. Do nhóm học tập là một hoạt động tạo ra tính chủ động, tích cực cho học sinh. Thông qua hoạt động nhóm học sinh mới có tiếng nói chung, những thông tin từ nhiều phía ở các nhóm khác để so sánh, nhận xét, rút ra được kiến thức chung cho mình. Và như vậy kiến thức có giá trò hơn. Chính biện pháp này cũng góp phần cho tiết học hứng thú Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm hơn. Như ta đã biết trong một tiết học mà nhóm hoạt động tốt thì có nghóa là yếu tố học sinh đã chuẩn bò cho tiết học tốt. Còn nếu như nhóm hoạt động không tốt, không chòu hợp tác với người thầy, không tham gia thảo luận, tranh luận thì chứng tỏ là học sinh chưa có sự chuẩn bò bài, chưa tự giác học, chưa có ý thức tự học. Và đương nhiên người thầy cũng không thể tạo ra hứng thú trong tiết học như vậy và ngược lại. Như ở bài 37: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN ĂN CHO TRƯỚC ( SGK trang 116 ) Tôi xác đònh đây là dạng bài thực hành trên lớp, nên cần phải hoạt động nhóm nhiều. Việc đòi hỏi các nhóm hoạt động nhiều bao nhiêu thì tiết học càng sinh động bấy nhiêu. Do yêu cầu của bài là phải lập khẩu phần ăn cho từng đối tượng khác nhau: trẻ em, người lớn, người cao tuổi, người bệnh, v.v… Vì vậy tôi đưa ra từng nội dung khác nhau cho từng nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận để thống nhất khẩu phần ăn cho một đối tượng. Nhiều nhóm sẽ cung cấp nhiều thông tin về khẩu phần ăn khác nhau, giúp cho học sinh có kiến thức tổng hợp, để so sánh và rút ra được cái chung nhất cho mình. Đó là một khẩu phần ăn cơ bản nhất nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc. Sau khi học bài này, tôi đã cho kiểm tra và thu lại bản thu hoạch của các nhóm cho thấy 100% các em đều làm đúng theo yêu cầu. Kết thúc một tiết dạy cả thầy và trò đều có cảm giác hứng thú. Điều này chứng tỏ chính hoạt động nhóm sẽ tạo được cảm giác hưng phấn cho tiết học. Qua ba biện pháp trên cho chúng ta thấy được hoạt động của thầy và hoạt động của học trò là hoạt động chính trong một tiết lên lớp, đây là yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu trong một tiết dạy. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì một tiết dạy không thể đạt hiệu quả. Một tiết dạy muốn thành công, muốn tạo ra hứng thú cho học sinh thì cần có thêm các yếu tố phụ: * Chuẩn bò đồ dùng dạy học: Khi lên lớp đương nhiên giáo viên phải chuẩn bò đầy đủ các kiến thức, các phương tiện, đồ dùng dạy học hiện đại, dụng cụ trực quan, tài liệu có liên quan đến môn học như sách giáo khoa, sách giáo viên .v v… Nếu thiếu các đồ dùng dạy học thì tiết học không thể đạt được hiệu quả, bởi một tiết lên lớp luôn yêu cầu phải có tranh ảnh, đồ dùng dạy học. Nếu thiếu việc chuẩn bò đồ dùng dạy học thì xem như tiết dạy đó là tiết lý thuyết suông, chỉ cung cấp theo thông tin sách giáo khoa dễ gây nhàm chán cho học sinh. Khi đó cho dù có vận dụng phương pháp tốt, hoặc học sinh có chòu học đi nữa cũng không mang Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm đến hiệu quả. Ngược lại có sự chuẩn bò đồ dùng dạy học tốt sẽ là động lực tạo ra hứng thú cho học sinh. * Chuẩn bò về tâm lí: Thế nhưng khi giáo viên đã chuẩn bò đầy đủ đồ dùng dạy học nhưng tâm lí của thầy ngày hôm đó không tốt cũng sẽ không thể tạo ra hứng thú mà điều này nhiều giáo viên ít chú ý đến nhưng lại thường xảy ra. Tâm lý lên lớp của người thầy không tốt sẽ tạo ra không khí không thoải mái cho người học, cho dù có gượng ép để dạy tốt cũng không thể tạo cho học sinh hứng thú được. Mà vấn đề học tập đối với học sinh là một quá trình nhận thức tư duy, phức tạp. Nếu không gây ra hứng thú cho học sinh thì có tác dụng ngược lại. Hoặc muốn tạo hứng thú cho học sinh nhưng kiến thức xã hội của thầy quá ít, giọng nói nhỏ hoặc khó nghe, phong cách, phương pháp giảng dạy thụ động, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho tiết học chuẩn bò chưa chu đáo, thời điểm học môn đó không hợp lí, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, đối tượng học sinh, nội dung bài học, môn học.v v… tất cả sẽ làm cho tiết học không thể thành công, và không thể tạo ra hứng thú khi không có sự phối hợp đầy đủ các biện pháp trên. * Sở trường riêng của giáo viên: Ngoài ra trong một tiết dạy muốn thu hút học sinh hơn, thì người thầy cần phải có thêm khả năng, sở trường riêng của mỗi người: như trong bài dạy có thêm những câu đố vui, những mẫu truyện ngắn, truyện vui, câu hỏi lí thú, một trò chơi, những hình ảnh sưu tầm, một bài hát ngắn, ca dao tục ngữ.v v… Tất cả đều chứa ẩn ý, một nội dung liên quan đến bài học, liên quan đến các vấn đề thời sự, liên quan đến các môn học khác nhằm mục đích giúp học sinh học tập tốt hơn, thư giãn tinh thần, giáo dục đạo đức học sinh thì tiết dạy đó đối với học mới thật sự là một tiết học bổ ích, học sinh vừa biết thêm kiến thức, vừa có thời gian thư giãn trong một tiết học thì hiệu quả sẽ cao hơn so với tiết học bình thường. Như vậy muốn tạo ra hứng thú cho học sinh trong một tiết học thì thầy cần phải biết kết hợp tất cả các biện pháp trên. Chính sự hỗ trợ của các biện pháp trên sẽ tạo ra sự hứng thú cho tiết học, nếu có hứng thú thì học sinh sẽ có tính sáng tạo, chủ động, học tập tích cực hơn, tư duy sáng tạo hơn, chất lượng giảng dạy cũng tăng lên. Thiếu một trong các biện pháp trên thì việc gây hứng thú và tạo ra hứng thú cho học sinh khó có thể thực hiện thành công một tiết dạy, bởi mỗi biện pháp như là một viên gạch để góp phần xây nên ngôi nhà tri thức cho học sinh. III/ KẾT QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN: Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi tôi được lãnh đạo phân công giảng dạy bộ môn sinh học lớp 8I. Vào những tiết của Chương đầu tiên do học sinh mới bắt đầu làm quen với thầy cô giáo giảng dạy mới ở từng bộ môn nên việc bở ngỡ là điều hiển nhiên. Và do là những tiết đầu của chương trình học nên học sinh chưa có sự chuẩn bò chu đáo, tâm lí chưa sẵn sàng, giáo viên thì chưa nắm bắt được đối tượng học sinh, các dụng cụ, phương tiện dạy học chưa cung cấp đầy đủ, học sinh học còn thụ động, ít trao đổi nhóm… do đó những tiết đầu tiết học chưa gây hứng thú cho học sinh. Và kết quả của những tiết này đã được đánh giá bằng khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 8I như sau: Học sinh có bài đạt trung bình trở lên chiếm 55,5%, học sinh có bài điểm yếu 23,3% và bài điểm kém: 21,2% (theo báo cáo chất lượng đầu năm). Thế nhưng từ việc khảo sát chất lượng đầu năm quá thấp, nên tôi đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm ở bài dạy đầu tiên, vận dụng đầy đủ các yếu tố như trên, qua từng bài dạy tôi thấy đã có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh bắt đầu có ý thức hơn, chủ động hơn, thảo luận nhiều hơn, học sinh kém giảm hẳn, học sinh khá giỏi, trung bình tăng lên. Cụ thể: Kết quả: Kết quả cả năm của học sinh lớp 8I năm học 2007 – 2008: 100% học sinh đạt trung bình trở lên, vượt 15% chỉ tiêu (chỉ tiêu 85%). Học sinh đạt chất lượng học kỳ I năm học 2008 - 2009 ở lớp 8B,8I: học sinh từ trung bình trở lên 8B 100% học sinh từ trung bình trở lên, còn lớp 8I là 95,6%, chỉ còn 4,4% học sinh yếu, không có học sinh loại kém. (theo báo cáo chất lượng bộ môn học kỳ I). Điều này chứng tỏ chất lượng học sinh được nâng lên, khẳng đònh việc áp dụng các yếu tố này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng các yếu tố gây hứng thú cho học sinh trong một tiết học. Tóm lại : Nếu trong một tiết dạy mà giáo viên biết vận dạng đầy đủ các biện pháp vừa nêu ở trên sẽ tạo cho tiết học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn, góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở từng bộ môn, giảm được học sinh yếu kém. Như vậy việc áp dụng đầy đủ các biện pháp này không chỉ ở bộ môn sinh học mà theo tôi có thể áp dụng cho các bộ môn khác, giáo viên phải có sự uyển chuyển cho phù hợp với bộ môn của mình và hiệu quả đạt được cũng tương tự. Bởi đây là các biện pháp căn bản nhất đối với một giáo viên đứng lớp và cũng là kinh nghiệm của tôi sau thời gian vận dụng thành công trong những năm qua. Một khi người thầy thực hiện được tiết dạy đảm bảo đầy đủ các yếu tố này cũng có nghóa là người thầy đã tạo được uy tính của mình trong lòng học sinh, mà không có danh hiệu nào Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm cao quý bằng danh hiệu “người thầy” trong lòng học sinh. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ đóng góp thêm cho sự thành công tiết dạy cho các thầy cô giáo và mang lại hiệu qủa cho cơng tác giáo dục. Phường 6, ngày 18 tháng 04 năm 2009 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Cường Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng Trường THCS Võ Thị Sáu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên : Nguy ễ n V ă n C ườ ng . ở lớp 8B,8I: học sinh từ trung bình trở lên 8B 100% học sinh từ trung bình trở lên, còn lớp 8I là 95,6%, chỉ còn 4,4% học sinh yếu, không có học sinh loại. học sinh lớp 8I năm học 2007 – 20 08: 100% học sinh đạt trung bình trở lên, vượt 15% chỉ tiêu (chỉ tiêu 85 %). Học sinh đạt chất lượng học kỳ I năm học 2008

Ngày đăng: 10/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan