Tận dụng tối đa phần cứng của bạ2.

6 262 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tận dụng tối đa phần cứng của bạ2.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tận dụng tối đa phần cứng của bạn: tiện ích bo mạch chủ/CPU - Phần 1 Chúng tôi đã trở lại với phần hai trong loạt bài giới thiệu các tiện ích phần mềm dành cho người yêu thích công nghệ, lần này là một cái nhìn toàn cảnh về các loại bo mạch chủ và CPU. Cũng như bài giới thiệu về card video, trong bài báo này, chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp những gì làm nên một phần mềm tốt, cũng như cách khai thác tốt nhất hệ thống của bạn. Nhưng lần này chúng tôi sẽ không thực hiện phân loại phần mềm như đã làm với phần cứng nữa, bởi những phần mềm cao cấp dành cho giới sành công nghệ thường là một tập hợp của các tính năng không thể xếp vào bất kỳ một danh mục nào như phần cứng được – nhưng chúng tôi sẽ điểm mặt một số phần mềm nổi bật có giao diện và tính năng tốt nhất cùng với ưu điểm và nhược điểm của chúng. Như vậy, mọi việc sẽ khác đi hoàn toàn khi nhìn từ bo mạch chủ và CPU. Trong khi với card video, cả AMD lẫn NVIDIA đều thiết kế toàn bộ dòng sản phẩm người dùng với hỗ trợ bổ sung, bao gồm cả việc thêm một lượng nhỏ phần cứng hỗ trợ, nhưng điều đó lại không phải cho tất cả những Motherboard ( và cho những CPU trên đó ) . Những tính năng truy cập bằng phần mềm có trong bo mạch chủ hầu hết là những sáng tạo thô thiển của một nhóm những nhà lập trình và thiết kế bo mạch thông minh. Và thành thật mà nói thì chúng hoạt động rất tệ. Với tư cách là nhà cung cấp chipset lớn nhất (một thuật ngữ mở rộng của nhà cung cấp CPU lớn nhất), Intel đáng phải chịu trách nhiệm chính trong việc này. Tất nhiên chúng ta không thể đổ lỗi cho Intel, bởi họ chưa làm điều gì độc ác hoặc sai trái cả. Nhưng họ là công ty có ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường, vì thế mọi động thái nhỏ nhất của họ cũng đủ gây ra tác động lớn. Trong trường hợp này, họ đã không cố gắng đúng mức để tăng khả năng truy cập phần mềm cho chipset của mình; và với thị phần rộng lớn, họ lại chỉ tập trung vào tính ổn định và một số nhân tố khác quan trọng với những người dùng phổ thông. Họ vẫn tỏ ra quá dè chừng với overclocking, khiến nhiều CPU không có được tốc độ cao như card video . Về mặt này, các nhà sản xuất chipset khác trên thị trường cũng đều theo bước Intel, chỉ trừ NVIDIA và mới đây là AMD. Kể từ ngày ra mắt Athlon XP, NVIDIA đã bổ sung phần mềm điều khiển chipset thông qua tiện ích nTune. Nhưng việc kích hoạt chức năng này lại phụ thuộc chủ yếu vào các nhà sản xuất bo mạch chủ, và kết quả là toàn bộ tiện ích đã bị lãng phí – nó có tồn tại nhưng chẳng để làm gì cả. NVIDIA cũng đã thiết lập tiêu chuẩn ESA với nỗ lực thay đổi tình trạng này, nhưng lại một lần nữa, nền tảng của chính họ chưa đủ hoàn chỉnh để áp dụng. Theo nhận xét của chúng tôi, ESA là một bước tiến táo bạo, nhưng vẫn chỉ là một giấc mơ không hơn không kém, và cho dù mọi việc có diễn rda theo đúng kế hoạhc, thì phải mất nhiều năm nữa khả năng tuỳ biến mới trở thành bắt buộc đối với bo mạch chủ cũng như với card video vậy. Trong khi đó AMD mới nhảy vào cuộc chơi được vài tháng với tiện ích OverDrive đầy ấn tượng. Nhưng bởi đây là một chương trình hoàn toàn mới, và chỉ hỗ trợ được một chipset của họ, nên chúng ta chưa thể đưa ra dự đoán gì cả. Vẫn còn là quá sớm để kết luận xem nó có hiệu quả hơn nTune của NVIDIA hay không, khi mới chỉ có một số ít người dùng bo mạch chủ có khả năng phán xét. Điều này đưa chúng tôi trở về thực tại, khi mà phần lớn các bo mạch chủ đều không hỗ trợ tuỳ biến quản lý phần mềm, và chút khả năng ít ỏi chúng thực hiện được đều nằm trong một bộ sưu tập ứng dụng do các nhà sản xuất bo mạch chủ và các bên thứ ba phát hành. Trong khi đó người dùng vẫn chỉ biết dựa vào CMOS ổn định nhưng lạc hậu mỗi khi có nhu cầu tuỳ biến. Nhưng bài báo này không có ý dịnh bàn luận về việc các bên thứ ba đã phải vật lộn ra sao để cho ra đời những ứng dụng tweaking đầy ý nghĩa. Cũng có một số tiện ích thông tin và chẩn đoán có thể tương thích với gần như toàn bộ các loại bo mạch chủ, và chúng đã trở nên không thể thiếu được với những người đam mê công nghệ. Xét về tổng thể, đây là một bộ công cụ vô cùng hữu hiệu giúp bạn từ bỏ CMOS, và chúng cũng sẽ là tâm điểm của bài báo ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu với một cái nhìn sâu hơn về một số tiện ích tweaking phần mềm của các bên thứ ba, cũng như những thành quả mà chúng đã đạt được, trước khi chuyển sang tầm nhìn rộng hơn về các ứng dụng thông tin và chẩn đoán hiện tại. Ứng dụng tweaking ( thay đổi thông số ngầm định ban đầu ) bo mạch chủ Nếu chúng tôi phải tóm gọn tình trạng của các ứng dụng tweaking bo mạch chủ hiện nay, thì từ đó sẽ là hoang phế. Tại sao chúng tôi lại chọn từ này? Có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta bắt đầu với một bức ảnh chụp màn hình. Trên đây là ảnh chụp màn hình ứng dụng Easy Tune của Gigabyte chạy trên bo mạch chủ P35-DS3R. DO Intel không cung cấp phương pháp tweaking bo mạch chủ tiêu chuẩn nào, nên quyền cắt gọt chipset của Intel để đem lại một tính năng nào đó đều tuỳ thuộc vào các nhà sản xuất bo mạch chủ, thông qua một thao tác BIOS cực kỳ thận trọng kết hợp với bộ phần mềm riêng của họ. Phần lớn các nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu đều cung cấp một tiện ích nào đó như vậy, nên không chỉ chúng tôi mà gần như tất cả mọi người đều chọn duy nhất Gigabyte. Nói chung, phần mềm trong ảnh do các nhà sản xuất bo mạch chủ cung cấp đều gặp phải những vấn đề sau: 1. GUI không tương ứng với bất kỳ tiêu chuẩn hoặc chỉ dẫn nào cả 2. Phần mềm chỉ chạy trên một phần bo mạch chủ của công ty, và bạn chẳng thể biết được đó là phần nào. 3. Phần mềm này thường không hoạt động theo đúng chức năng của nó, hoặc không hiển thị kết quả tốt như trong tweaking bằng CMOS Công bằng mà nói, thì lỗi số 2 và số 3 nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, bởi phần lớn chúng đều không thuộc phạm vi chức năng nguyên bản của chipset. Nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta thấy các chương trình này chỉ là tổng hợp các mẹo vặt khôn khéo chứ hoàn toàn không phải những hệ thống tweaking được thiết kế cẩn thận như với card video. Nhưng còn lỗi số 1 thì hoàn toàn là trách nhiệm của các nhà sản xuất bo mạch chủ. Một điểm chung của các tiện ích này là chúng có giao diện hết sức khô cứng, đơn giản. Trong khi đối với những ứng dụng tweaking bo mạch chủ, thiết kế GUI để hiển thị một cách sáng sủa lại không được ưu tiên hàng đầu , đặc biệt là khó sử dụng, kể cả khi đã được thực hiện đúng cách.

Ngày đăng: 10/10/2013, 20:11

Hình ảnh liên quan

Trên đây là ảnh chụp màn hình ứng dụng Easy Tune của Gigabyte chạy trên bo mạch chủ P35-DS3R - Tận dụng tối đa phần cứng của bạ2.

r.

ên đây là ảnh chụp màn hình ứng dụng Easy Tune của Gigabyte chạy trên bo mạch chủ P35-DS3R Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan