Quy trinh dạy một bài tập làm văn

11 2K 10
Quy trinh dạy một bài tập làm văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN Tổ: Văn Mĩ Nhạc Năm học:2008 - 2009 QUY TRÌNH DẠY MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN BẬC T.H.C.S I./ Đặt vấn đề: 1) Lí do chọn đề tài: Bộ môn Ngữ văn bậc THCS có ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.Thực chất, Tập làm văn là phần thực hành của hai phân môn Văn và Tiếng Việt. Các môn học ở bậc THCS đều có phần thực hành nhưng trong đó hai môn Toán và Ngữ văn có yêu cầu thực hành cao (ta hay gọi làm toán, làm văn). Trong thực tế, bộ môn Toán có điều kiện thực hành nhiều hơn bộ môn Ngữ văn. Ở phân môn Tập làm văn, mỗi kiểu bài, dạng bài được thực hành trong một bài viết.Sau tiết trả bài, khi rút ra được những ưu khuyết điểm cho dạng bài đó thì HS đã chuyển qua học dạng bài khác. Vì vậy, để dạy cho học sinh viết tốt một bài tập làm văn, thầy giáo và học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: + Về phía học sinh: - Phải có vốn kiến thức cơ bản về Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. - Phải có vốn kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm đối với những vấn đề có liên quan đến bài làm của học sinh, gợi được sự hứng thú trong quá trình viết. + Về phía người thầy: Để giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn, người thầy có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài.Thực chất, đây là cả một quá trình cần có sự đầu tư công phu bắt đầu từ khâu ra đề, hướng dẫn, chấm chữa, nhận xét bài làm của học sinh cho đến khâu trả bài. 2) Thực trạng tình hình: Qua tìm hiểu thực tế, việc thực hiện quy trình dạy một bài tập làm văn của giáo viên vẫn còn một số thiếu sót nhất định ở nhiều khâu khác nhau: a. / Ra đề: + Đề ra vượt quá khả năng hoặc còn xa lạ đối với học sinh.Ví dụ: Thuyết minh về một loài cây, loài vật mà các em chưa thấy, chưa biết. + Đề ra quá cụ thể không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh gây lúng túng, khó xử cho các em trong quá trình làm bài.Ví dụ: Với đề bài “Hãy tả một buổi làm việc ban đêm của bố”, nhiều học sinh không làm bài được vì những em đó không có bố, hoặc bố không làm việc vào ban đêm. b. / Hướng dẫn làm bài: + Nhiều giáo viên quan niệm kiểm tra cũng như thi nên đề tập làm văn cũng phải hoàn toàn bí mật và trong khi giám sát cũng phải hết sức nghiêm túc theo kiểu “cán bộ coi thi không giải thích gì thêm” nên học sinh không được hướng dẫn, định hướng trước khi làm bài. 1 + Cũng có trường hợp, giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài bằng một dàn bài mang tính áp đặt làm mất đi sự sáng tạo của các em trong quá trình làm bài. c. / Chấm chữa, phê bài của học sinh: Trong khâu này, tình trạng giáo viên chấm bài qua loa, không chữa, không phê, hoặc phê ngắn gọn, chung chung vẫn còn.Hoặc vẫn có tình trạng giáo viên chữa quá nhiều, đỏ cả bài làm của học sinh, lời phê chưa có tính chất động viên làm giảm sút tinh thần học tập của học sinh. d. / Trả bài cho học sinh: Có một số giáo viên không soạn kĩ tiết trả bài nên tác dụng của tiết này không cao. Giáo viên chỉ nhận xét qua loa chiếu lệ rồi trả bài, chưa có những tác dụng tích cực, hỗ trợ những kiến thức cơ bản cho học sinh giúp các em viết tốt hơn những bài tập làm văn tiếp theo. Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, tổ Văn Mĩ Nhạc trường THCS TT Phú Bài triển khai chuyên đề “Quy trình dạy một bài Tập làm văn bậc THCS” giúp các em có thể viết tốt hơn bài tập làm văn của mình. II./ Quy trình dạy một bài Tập làm văn: Để dạy tốt phân môn tập làm văn, người giáo viên, ngoài việc truyền thụ, hướng dẫn cho học sinh kiến thức, phương pháp làm từng kiểu bài, dạng bài còn phải chú ý nhiều khâu: từ khâu ra đề đến khâu trả bài cho học sinh. 1) Ra đề: Thông thường, khi ra đề, giáo viên chọn một trong hai cách: lấy các đề có sẵn trong sách giáo khoa hoặc giáo viên tự ra đề. Mỗi cách đều có những ưu điểm và những hạn chế riêng: * Giáo viên lấy các đề có sẵn trong sách giáo khoa: + Ưu điểm: Đây là những đề chuẩn, sát hợp với yêu cầu của kiến thức; học sinh có điều kiện tham khảo, định hướng nội dung, phương pháp làm bài, làm cho bài viết của các em đúng hướng, đúng trọng tâm. + Hạn chế: Thường dễ gây sự nhàm chán, học sinh có sự chuẩn bị theo lối học tủ. * Giáo viên tự ra đề: + Ưu điểm: Tránh được sự nhàm chán nói trên và tình trạng học sinh học tủ, chuẩn bị theo những bài văn mẫu thường gặp. + Hạn chế: Nếu không cẩn thận đề ra có thể sẽ không sát với yêu cầu kiến thức, phương pháp làm bài. Nói chung, khi ra một đề tập làm văn, giáo viên phải chú ý đến một số yêu cầu sau: a./ Tính sát hợp: Đề ra phải sát hợp với nội dung chương trình, phù hợp với điều kiện học tập của trường, tình hình thực tế của địa phương, của học sinh.Đề ra phải vừa sức, chú ý những yêu cầu cần đạt về nội dung, phương pháp làm bài, bảo đảm cho nhiều em có thể làm được. Để tránh tình trạng học sinh không làm bài được, giáo viên nên ra đề mở hoặc cho học sinh chọn một trong hai đề để làm. Ví dụ: 2 Ở lớp 8, 9 thay vì cho học sinh thuyết minh về một loài cây cụ thể thì có thể cho các em thuyết minh về một loài cây đặc sản ở quê em; ở lớp 6, 7 thay vì cho học sinh kể ( tả, biểu cảm ) về bố, mẹ thì có thể yêu cầu các em kể ( tả, biểu cảm ) về một người thân trong gia đình. b./ Tính giáo dục: Khi ra một đề tập làm văn ở bất kì kiểu bài nào, người giáo viên phải chú ý đến tính giáo dục: + Đối với kiểu bài tự sự: Tính giáo dục nằm ngay trong cốt truyện, trong chủ đề. Ví dụ đối với đề kể về một việc làm tốt, qua nội dung câu chuyện, học sinh thấy được những việc cần làm mà nhân điển hình; đối với đề kể về một lỗi lầm thì qua nội dung câu chuyện, các em phải thể hiện được sự ăn năn, hối hận để khắc phục, hướng đến cái thiện, cái tốt. + Đối với kiểu bài miêu tả: Tính giáo dục nằm ở đối tượng miêu tả. Ra đề tả cảnh trường em trong lúc cơ sở vật chất của trường đang xuống cấp trầm trọng thì khó có thể giáo dục cái đẹp và lòng yêu mến trường được. + Đối với kiểu bài nghị luận: Tính giáo dục đặt ra rất rõ trong vấn đề nghị luận. Vấn đề nghị luận phải hướng đến chân, thiện, mĩ và qua bài làm, các em phải biết phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, những việc nên làm hoặc cần tránh. + Đối với kiểu bài biểu cảm: Tính giáo dục nằm ở đối tượng biểu cảm.Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Bài làm phải thể hiện được tình yêu thương con người, yêu mến thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác. + Đối với kiểu bài thuyết minh: Tính giáo dục nằm ở đối tượng và phương pháp thuyết minh. Ví dụ thuyết minh về một danh nhân văn hóa, hoặc phương pháp làm một món ăn, một đồ chơi… + Đối với kiểu bài hành chính công vụ cũng cần phải chú ý đến tính giáo dục.Thông qua yêu cầu nội dung văn bản cụ thể để giáo dục cho học sinh tính trung thực , hướng học sinh đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. c./ Tính bảo mật: Những đề kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp (nếu có) thì cần có sự bảo mật tuyệt đối. Nhưng đối với những tiết kiểm tra trên lớp, giáo viên nên định hướng một số nội dung trọng tâm hoặc một số đề có thể ra. Một số kiểu bài như miêu tả, thuyết minh cần tổ chức cho học sinh có sự chuẩn bị chu đáo như quan sát, tìm hiểu trước, không nên yêu cầu miêu tả hoặc thuyết minh những đối tượng quá xa lạ với các em. d./ Tính chính xác: Đề bài tập làm văn phải được ghi đúng từ, đúng chính tả, ngữ pháp, dấu câu.Trong tiết kiểm tra, nếu học sinh không được phát đề thì giáo viên phải ghi lên bảng; sau khi học sinh chép xong, giáo viên nên cho học sinh dò lại từng câu chữ, chú ý cho các em những từ ngữ quan trọng. Nói tóm lại, khi ra một đề tập làm văn, giáo viên cần phải nắm chắc yêu cầu của bài viết (về hình thức và nội dung), nắm được ý đồ ra đề của sách giáo khoa để chọn một đề bài thích hợp, bảo đảm các yêu cầu nêu trên. 2) Hướng dẫn và giám sát việc làm bài của học sinh: a./ Hướng dẫn: 3 Trong tiết kiểm tra viết bài tập làm văn định kì trong chương trình ( không kể bài kiểm tra học kì, các cuộc thi ), trước khi học sinh bắt tay vào làm bài, giáo viên nên có những hướng dẫn chung, giúp các em có những định hướng cơ bản để làm bài. Nội dung hướng dẫn có thể là: + Xác định yêu cầu của đề (hình thức, nội dung, phạm vi giới hạn…) + Nhắc lại quy trình làm bài. + Gợi ý dàn bài chung . b. / Giám sát việc làm bài: Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên cần có sự quán xuyến chung. Không nên đi lại và nhắc nhở quá nhiều làm cho học sinh mất tập trung.Cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc làm việc riêng.Cần chú ý một vài đối tượng học sinh yếu để động viên, nhắc nhở, có thể gợi một vài ý nhỏ để học sinh định hướng cách làm bài.Gần cuối giờ, giáo viên nên thông báo thời lượng còn lại để học sinh chủ động làm bài, có thời gian kiểm tra lại bài. 3) Chấm bài: Chấm bàimột công việc quan trọng và vất vả nhất của người giáo viên nhằm đánh giá đúng kết quả làm bài của các em.Khâu chấm bài phải trải qua nhiều thao tác: xây dựng đáp án - thang điểm, đọc bài, sữa lỗi, phê , ghi điểm… Mỗi thao tác cần có những yêu cầu riêng. a./ Xây dựng đáp án, thang điểm: Đáp án thực chất là những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức của bài tập làm văn. + Về hình thức: Thông thường có những yêu cầu: - Kiểu bài, dạng bài, yêu cầu khác. - Bố cục, liên kết. - Chính tả, ngữ pháp, chữ viết. + Về nội dung: Chỉ nên định hướng những ý chính cần đạt, không nên có những yêu cầu quá cụ thể, làm mất khả năng sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đáp án, giáo viên xây dựng cho mình một thang điểm phù hợp. Hiện nay có hai cách xây dựng thang điểm: + Thang điểm theo loại: Giỏi (9- 10đ), khá (7- 8đ), trung bình (5- 6đ), yếu (3-4đ), kém ( 0- 2đ). Mỗi loại đề ra những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức. + Thang điểm theo bố cục: Mở bài (? đ), thân bài (? đ), kết bài (? đ). Mỗi phần cũng đề ra những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức. Dù là xây dựng thang điểm theo kiểu nào thì cái đích cuối cùng là điểm số phải đánh giá đúng năng lực làm bài của học sinh thể hiện qua hai mặt nội dung và hình thức. b./ Đọc bài và sửa lỗi: Trước khi chấm từng bài, giáo viên có thể đọc lướt qua một số bài để nắm tình hình chung. Nên sắp xếp thời gian chấm cho một đề bài hoặc của một lớp, tránh tình trạng rảnh khi nào chấm khi đó làm cho việc chấm bài khó đều tay hơn. 4 Khi chấm bài, giáo viên nhất thiết phải dùng mực đỏ.Trong quá trình chấm phải sửa chữa lỗi và phát hiện, tuyên dương những ưu điểm của bài làm. Tất cả những điểm khen chê đều phải được đánh dấu bằng kí hiệu hoặc nhận xét ngắn gọn ở bên lề, không nên chữa đè lên bài làm của học sinh.Có thể quy ước một số kí hiệu về lỗi như sau: - ct : chính tả. - np: ngữ pháp. - dt : dùng từ. - dđ: diễn đạt còn vụng về, lủng củng. - … Những ưu điểm nổi bật cùng với những tồn tại trong bài làm của học sinh cần được tập hợp lại thành một bảng tổng hợp để tiện cho giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa lỗi hoặc tuyên dương khi trả bài. (Xem phụ lục ở cuối bảng ). c./ Phê bài và ghi điểm: Đâymột thao tác cực kì quan trọng, có tính chất quyết định việc đánh giá bài làm của học sinh.Giáo viên căn cứ vào lời phê để lượng hóa bằng điểm cho chính xác.Chú ý có sự kết hợp và thống nhất giữa chữa, phê và ghi điểm. Nếu không chữa mà phê thì lời phê cũng không có tác dụng mấy.Chữa quá nhiều đến mức đỏ cả vở thì học sinh cũng cảm thấy bức xúc, xấu hổ, không còn hứng thú để làm những bài khác nữa.Trong lúc chấm chữa bài làm của các em, giáo viên nên tránh những bực bội, cáu gắt không cần thiết.Khi chấm chữa cần ghi, phê cẩn thận, súc tích giúp các em vừa đánh giá được bài làm của mình vừa rút ra được những kinh nghiệm cho những bài viết sau. Trên cơ sở kết quả bài làm thể hiện qua việc nhận xét, chữa, phê bài, giáo viên đối chiếu với thang điểm để ghi điểm cho học sinh. Điểm số phản ánh kết quả làm bài của học sinh, vì vậy giáo viên cần cân nhắc kĩ khi hạ bút ghi điểm cho các em. d. / Trả bài: + Khâu chuẩn bị: - Cần chuẩn bị bài soạn tiết trả bài một cách đầy đủ: mục tiêu cần đạt, những ưu điểm chính, những lỗi cơ bản về từng mặt và hướng khắc phục sửa chữa, những bài làm, những đoạn văn hay. - Có thể phát bài cho học sinh trước tiết trả bài 1- 2 ngày để học sinh xem trước. + Một số trình tự chính trong tiết trả bài: - Chép đề, tìm hiểu và nêu yêu cầu của đề. - Nhận xét ưu khuyết điểm cơ bản trong bài làm của các em về nội dung và hình thức. - Phân tích và chữa lỗi. - Xây dựng dàn bài mẫu. - Đọc bài văn, đoạn văn hay. - Trả bài (nếu chưa trả trước) - Giải đáp thắc mắc, động viên, nhắc nhở học sinh các bài làm sau. 5 III./ Kết luận: Thực tế, chuyên đề này không phải là mới đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn.Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên đã rút ra cho mình những kinh nghiệm trong việc giảng dạy Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng. Đây là những nhận xét, đánh giá và những định hướng chung có tính chất hệ thống về quy trình dạy một bài tập làm văn mà tổ đã nhất trí thông qua và thống nhất thực hiện từ năm học 2008 – 2009.Khi thực hiện cần có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình của từng khối lớp cụ thể. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp. Tổ Văn Mĩ Nhạc Trường THCS TT Phú Bài 6 Phụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…… Lớp Bài số: … Đề bài: HÌNH THỨC Bố cục: Liên kết: Chính tả: Ngữ pháp: Diễn đạt: NỘI DUNG ĐIỂM Lớp 9-10đ 7-8 đ 5-6 đ 3-4 đ 0-2 đ …. ……. …… ……. ……. ……. …. ……. …… ……. ……. ……. …. ……. …… ……. ……. ……. BÀI LÀM XUẤT SẮC 7 Phụ lục 2: CÁC BÀI KIỂM TRA TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN BẬC T.H.C.S Khối Lớp Nội dung Tập làm văn Số bài kiểm tra Số tiết trả bài Tổng cộng Ở lớp Ở nhà SÁU 1. Kể chuyện ( TT, TCT ) 1 0 1 07 bài kiểm tra ở lớp, 01 bài kiểm tra ở nhà. 2. Kể chuyện đời thường 1 0 1 3. Kể chuyện đời thường 1 0 1 4. Kiểm tra HKI 1 0 1 5. Miêu tả cảnh 0 1 1 6. Miêu tả người 1 0 1 7. Miêu tả sáng tạo 1 0 1 8. Kiểm tra HKII 1 0 1 BẢY 1. Tự sự ( hoặc miêu tả ) 0 1 1 05 bài kiểm tra ở lớp, 02 bài kiểm tra ở nhà. 2. Biểu cảm 1 0 1 3. Biểu cảm về người thân 1 0 1 4. Kiểm tra HKI 1 0 1 5. Nghị luận chứng minh 1 0 1 6. Nghị luận giải thích 0 1 1 7. Kiểm tra HKII 1 0 1 TÁM 1. Tự sự 1 0 1 08 bài kiểm tra ở lớp, 00 bài kiểm tra ở nhà. 2. Tự sự kết hợp với miêu tả 1 0 1 3. Thuyết minh 1 0 1 4. Kiểm tra HKI 1 0 1 5. Thuyết minh 1 0 1 6. Nghị luận 1 0 1 7. Nghị luận 1 0 1 8. Kiểm tra HKII 1 0 1 CHÍN 1. Thuyết minh kết hợp miêu tả và sử dụng một số bpnt. 1 0 1 07 bài kiểm tra ở lớp, 01 bài kiểm tra ở nhà. 2. Tự sự kết hợp với miêu tả 1 0 1 3. Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận 1 0 1 4. Kiểm tra HKI 1 0 1 5. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 1 0 1 6. Nghị luận về tác phẩm truyện. 0 1 1 7. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1 0 1 8. Kiểm tra HKII 1 0 1 TC 27 4 31 8 llll PHỤ LỤC CÁC BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN PHỤ LỤC 9 Trường THCS TT Phú Bài Tổ: Văn Mĩ Nhạc Chuyên đề Ngữ văn: QUY TRÌNH DẠY MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN BẬC T.H.C.S  Thực hiện: Tổ Văn Mĩ Nhạc Trường THCS TT Phú Bài Phú Bài, tháng 12 năm 2008 Phụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…5… Lớp Bài số: … Đề bài: Hiện tượng xả rác bừa bãi. HÌNH THỨC Bố cục: Khá đầy đủ, rõ ràng, nêu được luận cứ thich hợp đề làmvấn đề. Liên kết: Chính tả: Ngữ pháp: Không ngắt câu hoặc ngắt câu không đúng chỗ. Diễn đạt: Do tìm ý chưa thật đầy đủ, sắp xếp ý chưa được hợp lí nên cách lập luận chưa thật tốt. NỘI DUNG ĐIỂM Lớp 9-10đ 7-8 đ 5-6 đ 3-4 đ 0-2 đ …. ……. …… ……. ……. ……. …. ……. …… ……. ……. ……. …. ……. …… ……. ……. ……. BÀI LÀM 10 . llll PHỤ LỤC CÁC BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN PHỤ LỤC 9 Trường THCS TT Phú Bài Tổ: Văn Mĩ Nhạc Chuyên đề Ngữ văn: QUY TRÌNH DẠY MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN BẬC T.H.C.S. tổ Văn Mĩ Nhạc trường THCS TT Phú Bài triển khai chuyên đề Quy trình dạy một bài Tập làm văn bậc THCS” giúp các em có thể viết tốt hơn bài tập làm văn

Ngày đăng: 10/10/2013, 14:11

Hình ảnh liên quan

Phụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ            BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…… - Quy trinh dạy một bài tập làm văn

h.

ụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…… Xem tại trang 7 của tài liệu.
Phụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ            BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…5… - Quy trinh dạy một bài tập làm văn

h.

ụ lục 1: BẢNG TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ…5… Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan