bai tap bao toan e

7 1.4K 36
bai tap bao toan e

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO 3 dư thoát ra 0,56 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m là A. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32. Câu 2: Để a gam bột sắt trong không khí một tời gian được 7,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe và 3 oxit của Fe. Hòa tan hết X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư) thu được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khủ duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được b gam muối khan.Giá trị của a và b lần lượt là A. 7,0 và 25,0 B. 4,2 và 15,.0 C. 4,48 và 16,0 D. 5,6 và 20,0 Câu 3: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồn Cu, CuO và Cu 2 O. Hòa tan hoàn toàn X trong H 2 SO 4 đặc nóng thoát ra 4,48 lít khí SO 2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 9,6. B. 14,72. C. 21 12. D. 22,4. Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3 O 4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO 3 3,2M đung nóng và khuấy đều. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất, đktc) và còn lại 1,46 gam kim loại.Giá trị của m là A. 17,04. B. 19,20. C. 18,5. D. 20,42. Câu 5: Nung m gam hỗn hượp X gồm Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 36,84%) trong oxi, thu được 36,8 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tan hoàn toàn trong V ml dung dịch HNO 3 4M đã lấy dư 30% so với lượng cần thiết, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí NO, NO 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 19. Già trị của m và V lần lượt là A. 30,4 và 350. B. 28,0 và 400ml. C. 22,8 và 375. D. 30,4 và 455. Câu 6: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng oxi dư thu được (m +16) gam oxit. Cũng m gam hỗn hợp X trên khi tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được V lít khí N 2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. Câu 7: Hỗn hượp X gồm Mg và MgO được chia làm hai phần bằng nhau - Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl được 0,14 mol H 2 , cô cạn dung dịch và làm khô được 14,25 gam chất rắn khan. - Cho phần 2 tác dụng hết với ding dịch HNO 3 được 0,02 mol khí X (sản phẩm khí duy nhất, cô cạn dung dịch và làm khô được 23 gam chất rắn khan. Khí X là A. N 2 . B. NO. C. NO 2 . D. N 2 O. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS 2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư H 2 SO 4 đặc nóng được muối X, SO 2 và H 2 O. Hấp thụ hết SO 2 bằng lượng vừa đủ dung dịch KMnO 4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích dung dịch Y là A. 4,56 lít. B. 5,70 lít. C. 1,14 lít. D. 2,28 lít. Câu 9: Hỗn hợp X gồm FeS 2 và MS (tỉ lệ mol 1:1, M có hóa trị không đổi). Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư được dung dịch Y và 0,59 mol hỗn hượp khí Z gồm (NO 2 và NO) có khối lượng 26,34 gam. Thêm dung dịch BaCl 2 dư vào Y được m gam kết tủa trắng không tan trong dung dịch dư axit trên. Kim loại M và giá trị của m là A. Cu; 25,63. B. Zzn; 20,97. C. Sn; 18,64. D. Mg; 23,3. Câu 10: Chia 22,59 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi tành 3 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong axit HCl được 0,165 mol H 2 . Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 được 0,15mol khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho phần 3 vào 100ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 , lắc kĩ để dung dịch hết màu xanh được 9,76 gam chất rắn Y. Kim loại M và nồng độ mol của dung dịch Cu(NO 3 ) 2 là A. Al; 1,65M.B. Zn; 0,65M. C. Mg; 0,64M. D. Al; 0,65M. Câu 12: Cho hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Cu 2 S, Cu 2 O và CuS có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đun nóng dư thu được dung dịch Y và 1,5 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). GIá trị của m là A. 20. B. 30. C. 40. D. 25,2. Câu 13: Hỗn hợp X gồm CuO và NO (tỉ lệ mol 1:2; M có hóa trị không đổi). Cho 4,8 gam X vào ống sứ, nung nóng rồi cho dòng khí CO đi qua đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch HNO 3 1,25M được V lít khí NO (đktc). Kim loại M và giá trị của V là A. Ca; 1,12. B. Mg; 0,448.C. Zn; 0,448. D. Pb; 1,12. Câu 14: Hỗn hợp X gồm FeCO 3 và FeS 2 . m gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO 3 63% (D = 1,44 g/ml) theo các phản ứng sau: FeCO 3 + HNO 3 → muối Y + CO 2 + NO 2 +H 2 O Fe 2 S + HNO 3 → muối Y + H 2 SO 4 + NO 2 +H 2 O Được 9,12 gam khí Z và dung dịch E. Tỉ khối của Z đối với oxi bằng 1,425.Giá trị của m và V là A. 5,6; 22,22.B. 6,4; 21,82. C. 7,2; 20,75. D. 5,6; 21,11. Câu 15: Hỗn hợp X gồm Al và Fe 2 O 3 . Nung 24,1 gam X trong điều kiện không cá không khí được chất rắn Y. Hòa tan hết trong 1,0 lít dung dịch HNO 3 2M được dung dịch Z và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,đktc). Cho dung dịch Z phản ứng với dung dịch NH 3 dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được 31,3 gam chất rắn F. Giá trị của V là A. 6,72. B. 11,2. C. 7.84. D. 8,96. Câu 16: Hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 và CuO. Cho H 2 dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp X nung nóng cho tới khi các phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y và 1,62 gam H 2 O. Cha chất rắn Y tác dụng hết với dung dịch HNO 3 2M thu được 2,24 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc). Thể tích dung dịch HNO 3 2M tối thiểu cần dùng là A. 130ml. B. 145ml. C. 80ml. D. 95ml. Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và oxit Fe tác dung vừa đủ với 200ml dung dịch HNO 3 3,4M được 2,464 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cho Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa tới khối lượng không đổi được 7,2 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và khối lượng m là A. Fe 3 O 4 ; 9,66. B. Fe 2 O 3 ; 9,90. C. Fe 2 O 3 ; 10,50. D. FeO; 9,90. Câu 18: Oxi hóa hàn toàn 0,728 gam bột Fe thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit Fe (hỗn hợp A) a. Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit HNO 3 loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra ở đktc là A. 2,24ml. B. 22,4ml. C. 33,6ml. D. 44,8ml. b. Cũng cho hỗn hợp trên trộn với 5,4 gam bột Al vàu đủ rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). HÒa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra ở đktc là A. 6,608lit. B. 0,6608lit. C. 3,304 lít. D. 33,04 lít. Câu 19: Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe 2 O 3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hoonc hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO 3 thu đượcV lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít. Câu 20: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al Fe (n Al = n Fe ) vào 100ml dung dịch Y gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B.Nồng độ C M của Cu(NO 3 ) 2 và của AgNO 3 lần lượt là A. 2M và 1M. B. 1M và 2M. C. 0,2M và 0,1M. D. kết quả khác Câu 21: Hòa tan 15 gam hỗn hượp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO 3 và H 2 SO 4 đặc thu được 0,1 mol mối khí SO 2 , NO, NO 2 , N 2 O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là A. 63% và 37%. B. 36% và 64%. C. 50% và 50%. D. 46% và 54%. Câu 22: Trôn 60 gam bột Fe với 30 gam bột S rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít khí O 2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là A. 11,2 lít. B. 21 lít. C. 33 lít. D. 49 lít. Câu 23: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R 1 , R 2 có hóa trị x, y không đổi( R 2 , R 1 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) Cho hỗn hợp A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thì thu được nao nhiêu lít N 2 . Các thể tích đo ở đktc A. 0,224 lít. B. 0,336 lít. C. 0,448 lít, D. 0,672 lít. Câu 24: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được hỗn hượp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO 2 . Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là A. 10,08 gam. B. 6,59 gam. C. 5,69 gam. D. 5,96 gam. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch axit HNO 3 thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 5,60 lít. D. 3,36 lít. Câu 26: Nung m gam bột Fe trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 (dư) thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO ( là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,52 gam. B. 2,22 gam. C. 2,62 gam. D. 2,32 gam. Câu 27: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m thành 2 phần bằng nhau P1: Hòa tam hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H 2 SO 4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H 2 . P2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 27: Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO 3 lấy dư ta được hỗn hợp gồm 2 khí NO 2 và NO có V x = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O 2 bằng 1,3125. %NO và %NO 2 trong hỗn hợp X và khối lượng m của Fe đã dùng là A. 25% và 75%; 1,12 gam. B. 25% và 75%; 11,2 gam. C. 35% và 65% ; 11,2 gam. D. 35% và 65% ; 1,12 gam. Câu 28: Cho 3 kim loại Al,Fe, Cu và 2 lít dung dịch HNO 3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N 2 và NO 2 có tỉ khối với He bằng 9,25. Nồng độ mol HNO 3 trong dung dịch đầu là A. 0,28M. B. 1,4M. C. 1,7M. D. 1,2M. Câu 29: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc thấy có 49 gam H 2 SO 4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO 4 , H 2 O và một sản phẩm khử X, X là A. SO 2 . B. S. C. H 2 S. D. SO 3 . Câu 30: Để a gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO,Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO 2 (đktc). Khối lượng a là A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 22,4 gam. D. 25,3 gam. Câu 31: Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Al, Mg tác dụng với HNO 3 dư được 1,12 lít khí NO và NO 2 (đktc) có khối lượng trung bình là 42,8 gam. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là A. 9,65 gam. B. 7,28gam. C. 4,24 gam. D. 5,69 gam. . 30: Để a gam bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO,Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp. tủa, đem nung kết tủa tới khối lượng không đổi được 7,2 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và khối lượng m là A. Fe 3 O 4 ; 9,66. B. Fe 2 O 3 ; 9,90. C. Fe 2

Ngày đăng: 10/10/2013, 05:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan