ke hoach giang day toan lop 5

14 798 5
ke hoach giang day toan lop 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môn TOÁN I. MỤC TIÊU: Dạy học Tốn 5 nhằm giúp học sinh: 1.1 về số và phép tính Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân. Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số thập phân. Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân có khơng q 3 chữ số phần thập phân) Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của biểu thức có đến 3 dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, … (bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân). Ơn tập, củng cố, hệ thống hố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân) 1.2 Về đo lường Biết gọi tên, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thơng dụng (Ví dụ: giữa km 2 và m 2 , giữa ha và m 2 , giữa m 3 và dm 3 , giữa dm 3 và cm 3 ) Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân. Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0). 1.3 Về hình học Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác. Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. Biết tính diện tích xung quanh, diện tích tồn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 1.4 Về giải bài tốn có lời văn Biết giải và trình bày các bài tốn có đến bốn bước tính, trong đó có: - Một số dạng bài tốn về quan hệ tỉ lệ (khi giải các bài tốn thuộc quan hệ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” khơng dùng các tên gọi này; có thể giải bài tốn bằng cách “rút về đơn vị’ hoặc “tìm tỉ số”) - Các bài tốn về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số (cho a và b, tìm tỉ số % của a và (so với) b ; Tìm gíá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước (cho b và tỉ số % của a và (so với) b. Tìm a); Tìm một số biết giá trị % cúa số đó (cho a và tỉ số % của a và b. Tìm b) - Bài tốn về chuyển động đều - Các bài tốn có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học. 1.5 Về một số yếu tố thống Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt. Bước đầu biết nhận xét một số thơng tin đơn giản thu thập từ biểu đồ. 1.6 Về phát triển ngơn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách học sinh Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất, … bằng ngơn ngữ (nói, viết dưới dạng cơng thức, …) ở dạng khái qt. 1 Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái qt hố, cụ thể hố; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng khơng gian, … Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, … II- NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 5 Môn Toán 5 mỗi tuần có 5 tiết,cả năm (35 tuần):175 tiết +Học kì I (18 tuần):90 tiết + Học kì II (17 tuần): 85 tiết +Thực hiện hoạt động dạy và học theo CV số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/09/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các mơn học ở tiểu học của BGD&ĐT. Mơn Tốn ở lớp 5 là mơn học thống nhất với 4 mạch nội dung: - Số học: Tập trung vào số thập phân, củng cố số tự nhiên, phân số - Đại lượng và đo đại lượng: Tập trung vào bảng đơn vị đo diện tích, một số đơn vị đo thể tích, số đo thời gian, vận tốc; củng cố về đo độ dài và khối lượng. - Hình học: Hình tam giác, hình thang; diện tích hình tam giác, hình thang; chu vi và diện tích hình tròn; hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu; diện tích xung quanh, diện tích tồn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giải tốn có lời văn: giải bài tốn có đến 4 bước tính, trong đó có các bài tốn về quan hệ tỉ lệ, về chuyển động đều, các bài tốn có nội dung hình học. Xen kẽ với các nội dung trên còn có một số yếu tố thống (chẳng hạn biểu đồ hình quạt), giới thiệu việc sử dụng máy tính bỏ túi, đặc biệt là hệ thống các bài ơn tập cuối cấp Tiểu học. Các nội dung của Tốn 5 được trình bày thành một số chủ đề; Mỗi chủ đề có nội dung chính và các nội dung tích hợp với nội dung chính, trong đó có một số nội dung giáo dục gắn với thực tế cuộc sống, tạo thành mơn Tốn thống nhất ở lớp 5. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TOÁN 5: Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh học Tốn 5, giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng một cách hợp lí: - Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với điều kiện của từng lớp học, với đặc trưng mơn Tốn ở giai đoạn các lớp 4,5, và đặc điểm từng đối tượng học sinh; bước đầu bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. - Các hình thức tổ chức dạy học đảm bảo sự cân đối và hài hồ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (theo cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp), giữa nội khố và ngoại khố, bắt buộc và tự chọn, đặc biệt quan tâm đến năng lực học tập tốn của cá nhân học sinh. Ở những nơi có hồn cảnh đặc biệt có thể tổ chức dạy học theo lớp ghép, lớp học hồ nhập, … để đảm bảo quyền được đi học và học tập có chất lượng cho mọi trẻ em. 2 Đối với những học sinh có biểu hiện năng lực học tập toán có thể chọn hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục nhằm phát triển các năng lực cá nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán. A. SOÁ HỌC I/ Nội dung trọng tâm của dạy học Số học trong Toán 5: Trọng tâm của dạy học Số học ở lớp 5dạy học về số thập phân và các phép tính về số thập phân. Gắn bó và hỗ trợ cho nội dung trọng tâm này là các nội dung có liên quan về đo lường, hình học và giải bài toán có lời văn. Giáo viên cần lưu ý: khi dạy các nội dung về số học ở lớp 5, có những nội dung giáo viên cần phải giới thiệu đầy đủ và tường minh cho học sinh, nhưng cũng có những nội dung giáo viên không nhất thiết phải giới thiệu một cách tường minh cho mọi đối tượng học sinh mà chủ yếu chỉ thông qua các hoạt động học tập để học sinh tự nhận biết. Cụ thể: Số Phép tính Biểu thức Thuật ngữ Bài tập HKI: - Ôn tập phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh hai phân số. - Sổ sung: phân số thập phân; hỗn số, đọc, viết hỗn số, so sánh hỗn số. - Số thập phân, hang của số thập phân; đọc, viết, so sánh hai số thập phân; tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng các số thập phân. - Ôn tập: phép cộng, trừ phân số (mức độ đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100); phép nhân phân số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá hai chữ số), phép chia phân số. - Viết một phân số thành số thập phân (trừ trường hợp không viết được). - Chuyển hỗn số thành phân số - Phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. - Nhân số thập phân với 10, 100, 1000, … - Nhân số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, … - Chia số thập phân cho 10, 100, 1000, … - Tính giá trị của biểu thức số có đến bốn dấu phép tính (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc). - Biểu thức có chứa một, hai, ba chữ - Phân số thập phân - Hỗn số - Số thập phân. - Phần nguyên, phần thập phân - Hàng phần mười, hàng phần trăm, … - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Chuyển hỗn số thành phân số. - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số. - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - xác định giá trị (theo vị trí) của các chữ số trong số thập phân. - Đọc, viết số thập phân. - So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn. 3 Số Phép tính Biểu thức Thuật ngữ Bài tập - Bài tập dạng: Tìm số thập phân biết: 0,2<x<0,4; x + 3,5 = 4,72 + 2,28 HKII: - Yếu tố thống kê: giới thiệu biểu đồ hình quạt. - Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân. - Khai thác thông tin từ biểu đồ, xử lí thông tin từ biểu đồ - Ôn tập về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân. II/ Một số điều cần lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học số học trong Toán 5 1.Hỗn số - Khái niệm: Hỗn số là một phân số không thực sự (dương), được biểu diễn dưới dạng tổng của phần nguyên và phân số thực sự (dương) - Dạy khái niệm hỗn số cho học sinh Tiểu học, nếu đưa khái niệm như trên thì học sinh khó có thể hiểu bản chất của hỗn số. Để học sinh hiểu đượckhái niệm của hỗn số, nên hướng dẫn học sinh như SGK trang 12 - Chuyển hỗn số thành phân số: chuyển hỗn số thành một phân số có tử số bằng phần nguyên nhân mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số; mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số. 2.Số thập phân: 2.1. Sơ đồ giới thiệu khái niệm số thập phân trong Toán 5 2.1.1. Sơ đồ 1 Việc giới thiệu khái niệm số thập phân trong Toán 5 có thể nêu bằng sơ đồ tóm tắt sau: 1dm → 10 1 m → 0,1m → 0,1; 5dm → 10 5 m → 0,5m → 0,5 8m56cm → 8 100 56 m → 8,56m → 8,56 ⇒ ⇒ ⇒ ⇒ 2.1.2. Sơ đồ 2 Việc giới thiệu khái niệm số thập phân trong Toán 5 lần lượt được thực hiện (qua các bài học) như sau: 4 Số đo độ dài Số đo độ dài viết dưới dạng p/số TP hoặc hỗn số Cách viết thuận tiện hơn của Số đo độ dài Số thập phân Thông qua các ví dụ cụ thể, các hoạt động học tập và thực hành, dần dần học sinh sẽ có các kiến thức và các kĩ năng cơ bản, quan trọng về số thập phân. 2.2. Kiến thức 2.2.1. Số thập phân * Kiến thức chuẩn bị: Phân số thập phân, hỗn số * Số thập phân được giới thiệu như sự biểu thị của phép đo độ dài với chỉ một tên đơn vị đo ở dạng “thuận tiện” hơn. Chẳng hạn: 8m5dm6cm có thể viết thành 8m56cm hoặc 8m 100 56 m hoặc 8 100 56 m hoặc 8,56m * Số thập phân có thể coi là “sự phát triển mở rộng” của số tự nhiên để có loại số bao gồm “phần nguyên” và “phần thập phân”, trong đó: - Mỗi phần nguyên và phần thập phân đều được viết bằng các chữ số đã sử dụng để viết số tự nhiên. - Quan hệ giữa các hàng liên tiếp nhau của số thập phân cũng tương tự như quan hệ giữa các hàng liên tiếp nhau của số tự nhiên. * Quy ước về đọc số thập phân ở Việt Nam (từ 1995) Ví dụ: 8,56 gồm 8 đơn vị, 5 phần mười, 6 phần trăm của đơn vị (hoặc 56 phần 100 đơn vị). Trước năm 1995 đọc là: Tám đơn vị năm mươi sáu phần trăm hoặc có thể đọc ngắn gọn: Tám phẩy năm mươi sáu Sau năm 1995 đọc là: Tám phẩy năm mươi sáu 2.2.2. So sánh số thập phân * Số thập phân bằng nhau: 8,56 = 8,560 = 8,5600 8,5600 = 8,560 = 8,56 * Qui tắc so sánh hai số thập phân (có thể coi là sự “mở rộng” quy tắc so sanh hai số tự nhiên) * Sắp xếp một nhóm số thập phân theo thứ tự * Bao giờ cũng tìm được số thập phân “ở giữa” hai số thập phân cho trước. Chẳng hạn: Tìm số thập phân x biết: 0,1< x < 0,2 2.3. Kĩ năng - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân - Chuyển hỗn số thành phân số 5 Giới thiệu: 0,1; 0,01; 0,001; …. Giới thiệu: 0,5; 0,07; 0,009; …. Giới thiệu: 2,7; 8,56; 0,195; …. Những ví dụ về số thập phân Số thập phân Phần thập phân Phần nguyên - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân - Xác định giá trị (theo vị trí) của các chữ số trong số thập phân - Đọc, viết số thập phân - So sánh hai số thập phân - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định. 3. Các phép tính về số thập phân 3.1. Sơ đồ về hình thành kĩ thuật tính với các số thập phân ↑ ↓ ↑ ↓ 3.2. Kiến thức 2.1 Ghi nhớ qui tắc chung để thực hành tính với số thập phân: - Đặt tính - Tính như tính với số tự nhiên, xử lí dấu phẩy 2.2 Mỗi phép tính với số thập phân được coi là sự “mở rộng” phép tính tương ứng với số tự nhiên. Ví dụ: Phép cộng hai số thập phân 1,84 + 2,45 được coi là sự “mở rộng” phép cộng hai số tự nhiên 184 + 245. Cụ thể là: * Kĩ thuật tính: 245 184 + 45,2 84,1 + 429 4,29 * Tính chất của phép cộng: Phép cộng các số thập phân cũng có các tính chất của phép cộng các số tự nhiên: a + b = b + a a + 0 = 0 + a (a + b) + c = a + (b + c) * Ứng dụng: Các bài tập về tính, tính nhẩm, tính bằng cách thuận tiện nhất của phép cộng các số thập phân cũng tương tự như của phép cộng các số tự nhiên. 2.3 Khi thực hiện các phép cộng, trừ dạng: 28,25 6,14 + 28,16 5,23 − học sinh có thể giữ nguyên như trên hoặc viết thêm chữ số 0 như sau: 28,25 60,14 + 28,16 50,23 − rồi thực hiện phép tính. 2.4 Trong phép chia số thập phân, có thể xác định được số dư của mỗi bước chia, còn số dư của phép chia phụ thuộc vào việc xác định thương có mấy chữ số ở phần thập phân. Ví dụ: Phép chia: 22,44 18 4 4 1,24 84 12 Phép chia: 22,44 18 4 4 1,246 84 120 6 Tình huống thực tế Phép tính với số thập phân Chuyển về phép tính với số tự nhiên Kĩ thuật tính: - Đặt tính - Tính (như với số tự nhiên, có dấu phẩy Với thương là 1,24 thì số dư là 0,12 12 Với thương là 1,246 thì số dư là 0,012 Sách giáo khoa Toán 5 chỉ giới thiệu vấn đề này ở mức độ phù hợp với số đông học sinh và ở từng phép chia cụ thể. Giáo viên nên dừng ở mức độ của sách giáo khoa để tránh những khó khăn không cần thiết đối với số đông học sinh. 2.5 Tỉ số phần trăm được giới thiệu là kết quả so sánh số đo hai đại lượng cùng loại (có cùng đơn vị đo) và kết quả đó biểu thị dưới dạng tỉ số của một số mà mẫu số là 100 (ví dụ 100 a ). Ngay từ những tiết học đầu tiên về tỉ số phần trăm, giáo viên cần giúp học sinh tự nhận ra, chẳng hạn nói: “tỉ số phần trănm của diện tích đất trồng hoa và diện tích cả vườn là 25%” thì phải hiểu là: coi diện tích của cả vườn là 100 phần thì diện tích đất trồng hoa là 25 phần. 2.6 Việc giới thiệu biểu đồ hình quạt chỉ nhằm giúp học sinh biết thu nhận một số thông tin đơn giản trên một dạng biểu đồ thường gặp trong đời sống. Đối với số đông học sinh thì mức độ trong sách giáo khoa là cần thiết và hợp lí. 2.7 Việc giới thiệu máy tính bỏ túi nhằm giúp học sinh làm quen và bước đầu biết sử dụng một công cụ tính toán thông dụng. Việc sử dụng máy tính bỏ túi để tính những bài tính với số lớn là cần thiết. Nhưng phạm vi sử dụng máy tính bỏ túi tuỳ thuộc vào quy định của các cấp quản lí giáo dục trong những trường hợp cụ thể. 3.3. Kĩ năng 3.1 Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Nhân chia nhẩm với 10; 100; 1000; ; 0,1; 0,01; 0,001; … 3.2 Tính giá trị biểu thức có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. 3.3 Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân. 3.4 Áp dụng một số tính chất của phép tính (chủ yếu của phép cộng và phép nhân) để tính bằng cách thuận tiện nhất. 3.5 Tính tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại. 3.6 Thu thập một số thông tin đơn giản trên biểu đồ hình quạt. B- ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG - Bổ sung một số đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mi-li-mét vuông và héc ta (đơn vị đo ruộng đất) - Giới thiệu một số đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối (cm 3 ), đề-xi-mét khối (dm 3 ), mét khối (m 3 ). - Ôn tập, hệ thống các đại lượng và đơn vị đo đại lượng đã học thành các “bảng đơn vị đo đại lượng”, chẳng hạn: + Bảng đơn vị đo độ dài (trang 22/SGK) + Bảng đơn vị đo khối lượng (trang 23/SGK) + Bảng đơn vị đo diện tích (trang 27/SGK) + Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129/SGK) + Các đơn vị đo thể tích: m 3 , dm 3 , cm 3 (trang 117/SGK) - Giới thiệu đại lượng “vận tốc” của một chuyển động 7 *MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG TOÁN 5 1. Về cấu trúc nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5 Các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng trong sách Toán 5 đã: - Sắp xếp, đan xen với các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ “hạt nhân” số học phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh (Chẳng hạn, nội dung phần “viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân” đã củng cố khái niệm số thập phân; nội dung phần các đơn vị đo thể tích (cm 3 , dm 3 , m 3 ) đã giúp cho việc học phần “thể tích” các hình hộp chữ nhật, hình lập phương, được thuận lợi, … ). - Bổ sung, hoàn thiện, khái quát và hệ thống các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã được học ở các lớp trước. Điều đó phù hợp với đặc điểm của năm học lớp cuối cấp Tiểu học, năm kết thúc các kiến thức của cả cấp Tiểu học (Chẳng hạn, các kiến thức củacác đại lượng được hệ thống thành các bảng như đã nêu ở trên; các bài tập thực hành, luyện tập, ôn tập cũng được tăng cường so với các năm học trước, …) 2. Về bước đầu hình thành các khái niệm của đại lượng và đơn vị đo đại lượng - Ở các lớp trước, học sinh đã học các đại lượng về đo độ dài, khối lượng, diện tích, thời gian, tiền Việt Nam. Đến lớp 5, học sinh được học đại lượng mới, đó là ‘thể tích một hình”. Việc bước đầu hình thành khái niệm về “thể tích” trong sách Toán 5 chỉ ở mức độ “giới thiệu” (chưa yêu cầu học sinh hiểu đầy đủ khái niệm này). Do đó, giáo viên cần thông qua đồ dùng trực quan (các khối lập phương) để “so sánh” thể tích các hình như đã nêu ở ba ví dụ trong SGK, từ đó, học sinh bước đầu hình thành biểu tượng, khái niệm “thể tích” của một hình. - Khi dạy học các đơn vị đo đại lượng diện tích, thể tích, cần cho học sinh có biểu tượng về “độ lớn” của các đơn vị đó. Chẳng hạn, mi-li-mét vuông (mm 2 ) là đơn vị đo diện tích “rất bé”, một con tem có diện tích khoảng vài xăng-ti-mét vuông (cm 2 ) thì cũng bằng khoảng vài trăm mi-li-mét vuông; Héc ta (hec-ta) là đơn vị đo diện tích khá lớn, một khu đất có diện tích vài hec-ta (ha) thì cũng bằng khoảng vài chục nghìn mét vuông; … 3. Về dạy học “chuyển đổi” các đơn vị đo đại lượng - Ở các lớp trước, các số đo đại lượng thường là số tự nhiên. Đến lớp 5, các số đo đại lượng thường là số thập phân. Do đó, việc “chuyển đổi” các đơn vị đo đại lượng có khó khăn hơn. Vì vậy, trước khi học “chuyển đổi” đơn vị đo cần cho học sinh nắm chắc cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thời gian dưới dạng số thập phân. - Cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng là phải nắm được “mối quan hệ” giữa hai đơn vị liền kề của mỗi đại lượng. Trong Toán 5, các “mối quan hệ” đó (hay các “cơ số” đổi đơn vị) còn rất khác nhau (hai dơn vị liền kề ở độ dài, khối lượng gấp nhau 10 lần; ở diện tích gấp nhau 100 lần; ở thể tích gấp nhau 1000 lần; ở thời gian (giờ, phút, giây) gấp nhau 60 lần; …). Vì vậy, cần cho học sinh nắm chắc các “bảng đơn vị đo đại lượng” trước khi thực hiện việc chuyển đổi các đơn vị đo. - Trong Toán 5 thường có các dạng bài về chuyển đổi đơn vị đo như sau: + Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác và ngược lại. 8 Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3m = … cm 135cm = … m 3kg = … g 4500g = … kg 3dm 2 = … cm 2 25cm 2 = … dm 2 + Từ số đo có hai tên đơn vị đo sang số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5m 2 29dm 2 = … dm 2 258cm 2 = … dm 2 … cm 2 2kg560g = … g 3750g = … kg … g 4. Về dạy học thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng - Thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số đo của các đại lượng (độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích) như thực hiện các phép tính với các số tự nhiên, số thập phân đã học. - Riêng về thực hiện các phép tính với số đo thời gian cần theo các “qui tắc riêng” của các phép tính đó. Chẳng hạn, tính: 15 phút 25 giây + 6 phút 15 giây ; 5 giờ 15 phút – 2giờ45phút 8giờ 45phút : 3 ; 2giờ 12phút x 5 Ta đặt tính rồi tính như cách trình bày trong SGK 5. Về dạy học đại lượng “vận tốc” của một chuyển động - Ở lớp 5, học sinh được học một đại lượng vật lí, đó là “vận tốc” của một chuyển động. Mức độ yêu cầu là: bước đầu làm quen, nhận biết được vận tốc của một chuyển động; biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc (km/giờ; m/phút; m/giây). - Khi hình thành khái niệm biểu tượng “vận tốc” cần dựa vào bài toán thực tế về tìm vận tốc trung bìnhvà gắn liền với các bài toán thực tế về tìm vận tốc của một chuyển động (như SGK đã nêu). 6. Về dạy học các bảng đơn vị đo đại lượng - Trong Toán 5, các đại lượng cơ bản được ôn tập, củng cố dưới dạng các “Bảng đơn vị đo đại lượng” nhằm hệ thống các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã được học ở các lớp Tiểu học. - Các đơn vị đo của mỗi đại lượng được hệ thông đầy đủ trong mỗi bảng (theo thứ tự từ bé đến lớn). Tuy nhiên, khi ôn tập, giáo viên cần lựa chọn trong bảng những đơn v ị đo “thông dụng” để học sinh nắm chắc “mối quan hệ” giữa các đơn vị đo thông dụng đó, chuẩn bị cho việc “chuyển đổi” hoặc “tính toán” sau này ở các bài về đo lường trong thực tế. Chẳng hạn: + Với bảng đo độ dài là: km, m, dm, cm, mm (trang 22/SGK) + Với bảng đo khối lượng là: tấn, kg, g + Với bảng đo diện tích là: km 2 , ha, m 2 , cm 2 , mm 2 + Với bảng đo thể tích là: m 3 , dm 3 , cm 3 + Với bảng đo thời gian là: thế kỉ, năm, tháng, tuần lễ, ngày, giờ, phút, giây. C- DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC - Hình tam giác. Diện tích hình tam giác. - Hình thang. Diện tích hình thang. - Hình tròn, đường tron. Diện tích, chu vi hình tròn. 9 - Hình hộp chữ nhật. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật. - Hình lập phương. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương. - Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu. * MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHI DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG TOÁN 5 1. Về cấu trúc nội dung dạy học yếu tố hình học trong Toán 5 Các kiến thức về yếu tố hình học trong Toán 5 đã: - Sắp xếp thành một chương riêng (chương ba). Các bài tập ứng dụng hình học đã hỗ trợ các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ hạt nhân số học phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh (Chẳng hạn, diện tích hình tròn với biểu đồ hình quạt; tính diện tích, thể tích theo công thức với tính giá trị biểu thức chữ; …) - Bổ sung, hoàn thiện, khái quát và hệ thống các kiến thức về hình dạng và tính diện tích các hình phẳng: tam giác, tứ giác (hình thang), hình tròn; phát triển về hình dạng và tính thể tích các hình khối: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, … 2. Về bước đầu hình thành khái niệm các hình hình học - Việc bước đầu hình thành khái niệm các hình tam giác, hình thang được thực hiện tương tự như với các hình phẳng đã học ở các lớp trước. Nên cho học sinh phân biệt khái niệm “đường cao” với “chiều cao” của hình; biết khái niệm, biểu tượng hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tam giác có góc tù, hình tam giác vuông, hình thang vuông. Lưu ý: trong Toán 5, “hình ảnh” hình thang là tứ giác có hai cạnh đối diện song song, hai cạnh đối diện này được gọi là đáy và có độ dài không bằng nhau (chưa yêu cầu học sinh coi hình chữ nhật hoặc hình bình hành cũng là hình thang). - Ở lớp 3, học sinh đã được làm quen với khái niệm “hình tròn” (nhưng chưa được học khái niệm “đường tròn”). Đến lớp 5, các khái niệm về “đường tròn” và “hình tròn” được bước đầu hình thành liên hệ với nhau trong cùng một bài học (dựa trên com – pa quay một vòng quanh tâm O). Cần cho học sinh phân biệt hai khái niệm đó để chuẩn bị cho việc học tính chu vi và diện tích hình tròn sau này. - Việc bước đầu hình thành các khái niệm “hình hộp chữ nhật”, “hình lập phương” cần dựa vào “hình ảnh” các đồ vật dạng hình khối tương ứng có trong thực tế (bao diêm, viên gạch, con súc sắc, …), và gắn với sự “khai triển” mặt xung quanh, mặt toàn phần của mỗi hình khối đó (Lưu ý: trong Toán 5, chưa nêu hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có ba kích thước bằng nhau). - Các khái niệm, biểu tượng “hình trụ”, “hình cầu” chỉ mang tính chất “giới thiệu” qua các hình ảnh thực tế như: hộp sữa, hộp chè, quả bóng, quả địa cầu, viên bi, … (học sinh chủ yếu nhận biết bằng trực giác: hình ảnh “tổng thể”, chưa yêu cầu nhận biết đặc điểm yếu tố của hình). 3. Về dạy học qui tắc tính diện tích của hình tam giác, hình thang Việc xây dựng qui tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang thường theo các bước sau: - Cắt ghép hình để đưa về tính diện tích các hình đã biết qui tắc tính (hình tam giác cắt ghép thành hình chữ nhật, hình thang cắt ghép thành hình tam giác). - Hình thành qui tắc tính diện tích bằng lời và bằng công thức. Chẳng hạn: 10 [...]... 3 Về giải bài tốn “tỉ số phần trăm” - Trong Tốn 5, học sinh được học ba bài tốn cơ bản về tỉ số phần trăm: + Bài tốn 1: “Cho a và b, tìm tỉ số phần trăm của a và b” Ví dụ: Lớp 5A có 35 học sinh, trong đó có 21 học sinh nữ Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp 5A + Bài tốn 2: “Cho b và tỉ số phần trăm của a và b Tìm a” Ví dụ: Lớp 5B có 30 học sinh Số học sinh nam chiếm 40% số... số phần trăm của a và b Tìm b” Ví dụ: Lớp 5C có 18 học sinh nữ và chiếm 60% số học sinh của lớp đó Tìm số học sinh lớp 5C Lưu ý: Khi trình bày bài giải bài tốn 1 nên theo cách viết như SGK Chẳng hạn, ở ví dụ 1 nêu trên, có thể viết: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh lớp 5A là: 21 : 35 = 0,6 0,6 = 60% 4 Về giải tốn chuyển động đều - Trong Tốn 5 có ba bài tốn cơ bản về chuyển động đều... bài tốn gắn với “tình huống” thực tế) IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TỐN 5 - Đánh giá kết quả học tập Tốn 5 là biện pháp chủ yếu để xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học Tốn 5, động viên và khuyến khích học sinh chăm học, tự tin trong học tập - Đánh giá kết quả học tập Tốn 5 cần phải: + Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Tốn 5 và của mơn Tốn ở cuối cấp Tiểu học 14 ... lệ” trong Tốn 5 Trong Tốn 5 có các bài liên quan đến quan hệ tỉ lệ mà khi giải có thể dùng phương pháp “rút về đơn vị” hoặc phương pháp “tìm tỉ số” Các bài tốn này thuộc dạng bài tốn về quan hệ “tỉ lệ thuận”, ‘tỉ lệ nghịch” sẽ được học kĩ hơn ở cấp trung học cơ sở (trong Tốn 5, khơng dùng các thuật ngữ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” để chỉ các dạng bài tốn về quan hệ tỉ lệ) Lưu ý: Trong Tốn 5, thơng qua... đơn vị nào đó khi giáo viên mơ tả trên bảng, … ) 7 Một số dạng bài tập chủ yếu về yếu tố hình học trong Tốn 5 Trong Tốn 5, các dạng bài tập chủ yếu về yếu tố hình học thường là: - Bài tập về nhận biết (nhận dạng biểu tượng) các hình hình học Chẳng hạn: bài1/91-SGK; bài 1,2/126- SGK; …trong Tốn 5) - Bài tập về diện tích các hình phẳng (hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, …)... một số bài tốn có liên quan đến biểu đồ, tốn trắc nghiệm * MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN TRONG TỐN 5 1 Về xác định mực độ, u cầu giải tốn có lời văn ở tốn 5 Cũng như các lớp trước, u cầu của dạy học giải tốn có lời văn ở lớp 5 chủ yếu là rèn kĩ năng về “phương pháp” giải tốn (cách đặt vấn đề, tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề); rèn khả năng diễn đạt (trình bày... tính chất giới thiệu Giáo viên khơng nên cho học sinh giải những bài tốn q phức tạp và khó về chuyển động đều ở Tiểu học (có thể có bài tập riêng, phát triển hơn ở sách tự chọn) 5 Về giải tốn có nội dung hình học - Trong Tốn 5, các bài tốn có nội dung hình học thường là các bài tốn về tính chu vi các hình (chu vi hình vng, hình chữ nhật, hình tròn); tính diện tích các hình (hình vng, hình chữ nhật,... đường (S) Tìm thời gian (t) - Trong Tốn 5 có hai bài tốn về chuyển động đều (của hai vật chuyển động hay hai động tử): + Chuyển động ngược chiều: t= + Chuyển động cùng chiều: S V1 + V2 t= S (V1 >V2) V1 - V2 Hai bài tốn này được giới thiệu ở phần luyện tập, khơng học thành bài “lí thuyết’ như ba bài tốn cơ bản về một vật chuyển động (một động tử) (xem trang 144,1 45/ SGK) - Cần lưu ý trọng tâm của phần... (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2” S= (a + b) Xh 2 + Áp dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang vào các bài tốn thực tế 4 Về dạy học qui tắc tính chu vi, diện tích hình tròn - Trong tốn 5, các qui tắc tính chu vi, diện tích hình tròn chỉ mang tính chất “giới thiệu” và được cơng nhận (khơng u cầu học sinh biết cách xây dựng các qui tắc đó) Chẳng hạn: + “Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy... vẽ hình (tính diện tích ruộng đất, tính diện tích các hình theo hình vẽ cho trước, … ) thì học sinh phải vẽ hình vào bài làm khi trình bày bài giải 6 Về ơn tập, hệ thống hố một số dạng tốn - TrongTốn 5, phần ơn tập cuối năm, học sinh đựoc ơn tập, hệ thống, củng cố cách giải một số dạng tốn đã học: + Tìm số trung bình cộng + Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó + Tìm hai số biết hiệu và tỉ số . tính: 15 phút 25 giây + 6 phút 15 giây ; 5 giờ 15 phút – 2giờ45phút 8giờ 45phút : 3 ; 2giờ 12phút x 5 Ta đặt tính rồi tính như cách trình bày trong SGK 5. . sáu Sau năm 19 95 đọc là: Tám phẩy năm mươi sáu 2.2.2. So sánh số thập phân * Số thập phân bằng nhau: 8 ,56 = 8 ,56 0 = 8 ,56 00 8 ,56 00 = 8 ,56 0 = 8 ,56 * Qui tắc

Ngày đăng: 10/10/2013, 05:11

Hình ảnh liên quan

Đối với những học sinh cĩ biểu hiện năng lực học tập tốn cĩ thể chọn hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục nhằm phát triển các năng lực cá nhân, gĩp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tốn. - ke hoach giang day toan lop 5

i.

với những học sinh cĩ biểu hiện năng lực học tập tốn cĩ thể chọn hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục nhằm phát triển các năng lực cá nhân, gĩp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tốn Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan