T42: CTĐP: Trong rừng lòong boong. CKTKN

12 3.8K 13
T42: CTĐP: Trong rừng lòong boong. CKTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

• Giáo án Ngữ văn 9 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được nội dung nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên: - Sự đối lập giữa cái thiện- cái ác, thái độ tình cảm, lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu. - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại. - Nắm được sự việc trong đoạn trích. - Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 3. Thái độ: GDHS yêu cái thiện ghét cái ác. B. Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ; Tóm tắt phần trước của đoạn trích.- Tranh minh họa +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. C.Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp và phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận của em về nhân vật này? HĐ2:Giới thiệu bài: Giới thiệu vị trí đoạn trích để dẫn vào bài. HĐ3:Bài học: B1: Tìm hiểu chung về đoạn trích: MT:Nắm được xuất xứ, nội dung nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - HS đọc chú thích 1/SGK 120 - GV mở rộng bổ sung + GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu CT - Gọi HS đọc- HS khác nhận xét - GV đọc mẫu 1 đoạn. H: Đoạn trích kể sự việc Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào? - Kể tóm tắt và tìm bố cục đoạn trích? H: Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích? B2:HD HS đọc - hiểu văn bản: B2.1:Hướng dẫn HS phân tích nhân vật Trịnh Hâm. MT: Thấy được lộ tâm địa gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác của Trịnh Hâm. + HS đọc lại đoạn đầu. - GV giải thích cho HS về tình cảnh bi đát của thầy trò VânTiên H: Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên vì sao? (HS phát biểu- GV bình) H: Hắn đã lên kế hoạch và hành động như thế nào? H: Phân tích hành động tàn bạo và tâm địa độc ác của hắn với bạn? I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ đoạn trích: + Vị trí: ở phần 2 của truyện. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: 3 Kể tóm tắt : 4. Bố cục: (2 phần) Kết cấu đối lập nhằm thể hiện những bản chất khác nhau của nhân vật, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. II. Đọc - hiểu văn bản: 1/Hành động và tâm địa của TrịnhHâm: a.Động cơ của Trịnh Hâm: -Đố kị, ganh ghét tài năng -Lo cho đường tiến thân của mình b.Kế hoạch: -Phân tán thầy trò Vân Tiên (tội ác ngấm vào máu) c.Hành động: - Lừa Vân Tiên xuống thuyền, hứa chở về quê. - Lợi dụng đêm khuya vắngàđẩy Vân Tiên xuống sông. - Giả tiếng kêu trời. => Hành động bất nhân, bất nghĩa, hại người,… * Hành động có toan tính, có âm mưu kế hoạch sắp đặt kỹ lưỡng, chặt chẽ (8 dòng nhưng sắp xếp tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn)=>bộc lộ tâm địa gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác của Trịnh Hâm. Huỳnh Thị Điền Tuần 9 Tiết 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN ( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu ) S: 22/10/2010 G:25/10/2010 • Giáo án Ngữ văn 9 H: Em có nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này? H: Từ đó con người thật của Trịnh Hâm hiện ra như thế nào? H: Nếu biết Vân Tiên đã từng là bạn tin tưởng Trịnh Hâm, em sẽ bình luật như thế nào về nhân vật Trịnh Hâm? H: Vì lòng ganh gắt đố kị, Trịnh Hâm đã hãm hại bạn- Từ đó em suy nghĩ gì về lòng đố kị ganh ghét của con người? H:Thủ đoạn của Trịnh Hâm, làm em nhớ tới nhân vật nổi tiếng thâm độc nào trong truyện cổ nước ta?(Lí Thông) H: Các nhân vật ấy điều gợi lên trong ta cảm xúc gì? B2.2:Hướng dẫn HS phân tích nhân vật Ngư Ông: MT: Thấy được tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư và cuộc sông trong sạch của ông. *HS đọc lại đoạn Lục Vân Tiên thoát nạn. H:Vân Tiên đã được cứu thoát như thế nào? H:Chú thích 6 (SGK) cho biết gì về chi tiết giao long cứu người? àliên hệ: “con hổ có nghĩa” H: Cảnh Ngư Ông và cả gia đình cứu chữa cho Vân Tiên được tác giả miêu tả như thế nào? Nhịp thơ ra sao? H:Việc này nói lên đức tính gì của người lao động? H: Sau khi Vân Tiên tỉnh dậy Ngư Ông đã nói với chàng như thế nào? H: Từ lời nói đó em cảm nhận được điều tốt đẹp nào ở con người lao động này? H:Để giữ Vân Tiên ở lại Ngư Ông đã bày tỏ quan điểm sống và cuộc sống của ông như thế nào? Cảm nhận của em về cuộc sống đó? H:Qua tấm lòng và cuộc sống lao động phóng khoáng của Ngư Ông tác giả muốn bày tỏ thiện cảm nào đối với người lao động? B3: Hướng dẫn tổng kết: H:Trình bày những cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? B4: Luyện tập-củng cố: - HS đọc CH luyện tập- HS độc lập làm việc - GV hướng dẫn bổ sung 2.Nhân vật Ngư Ông: a. Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên: + Hành động khẩn trương (không nề hà, tính toán)àân cần, chu đáo, tận tình cứu chữa LVT. + Lòng nhân ái: - Coi trọng tính mạng con người - Sẵn sàng cứu giúp người khi gặp hoạn nạn b Lời nói của Ngư Ông: - Ngư rằng “Người ở cùng ta…ơn” - Không vụ lợi + Trọng nhân nghĩa + Tấm lòng hào hiệp sẵn sàng cứu mạng. ⇒ Sự độ lượng, bao dung, nhân ái, không tính toán. c. Cuộc sống của Ngư Ông: - Trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên đầy ắp niềm vui… bởi vì lao động tự do làm chủ mình. =>Một lối sống đáng mơ ước, thơ mộng và chân thật - một cuộc sống trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên. Đó cũng là ước mơ và quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Khắc họa các nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. - Sắp xếp tình tiết hợp lí. - Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ. 2.Ý nghĩa: Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường. V.Luyện tập: Yếu tố giống truyện dân gian. HĐ4:Củng cố: Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Về nhà: Học thuộc đoạn thơ; nắm nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Cảm nhận về 2 nhân vật đối lập trong đoạn trích. -Chuẩn bị :" CTĐP phần văn:Trong rừng loòng boong(trích)" . *RKN: Huỳnh Thị Điền • Giáo án Ngữ văn 9 Huỳnh Thị Điền • Giáo án Ngữ văn 9 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức :Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật và con người đất Quảng: những cánh rừng loòng boong sai quả; những người chiến sĩ dũng cảm, nhân hậu. 2. Kĩ năng : Nhận ra chất Quảng Nam trong những trang viết đậm chất trữ tình. 3. Giáo dục: - Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương. - Bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu núi rừng thiên nhiên xứ Quảng, lòng tự hào về con người và sản vật đất Quảng. B. Chuẩn bị: - GV: Tài liệu về Văn học địa phương - Cho HS chép hoặc Photo - soạn bài. Tranh ảnh về Hòn Kẽm Đá Dừng (Phía tây Đại Lộc và Quế Sơn) - HS: Chép hoặc Photo tài liệu về Văn học địa phương - Soạn đoạn trích"Trong rừng loòng boong " C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1 :Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. HĐ2: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chung về Văn học địa phương Quảng Nam - Chương trình văn học địa phương lớp 9. HĐ3 :Bài học: Huỳnh Thị Điền Tuần 9 Tiết 42 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: "TRONG RỪNG LOÒNG BOONG"(Đoạn trích) S :22/10/2010 G:25/10/2010 • Giáo án Ngữ văn 9 B1: Tìm hiểu chung. - Cho HS đọc phần Chú thích chung. + GV cho một số HS trình bày thêm những hiểu biết về tác giả, tác phẩm +GV bổ sung thêm một số kiến thức về tác giả, tác phẩm - Cho HS đọc các chú thích đã dẫn trong tài liệu. B2: Tìm hiểu nội dung đoạn trích. - GV cho HS đọc đoạn trích và tóm tắt . @B2.1:MT:HD cho HS tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong. H:Cảnh rừng loòng boong được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?("Từng giọt mưa thon thon .màu cánh gián .","những chùm loòng boong như nắng .chợ hoa quả .","Sau màn mưa láy pháy, một chiếc cầu vồng .Ánh nắng lung linh .Tiếng con chim sơn ca hót như .của khu rừng .") H:Qua những từ ngữ, hình ảnh đó, em có nhận xét gì về cảnh rừng loòng boong? * Cho HS thảo luận - trình bày. GV bình và chốt cho HS ghi. H:Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Từ đó cho ta thấy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với những cánh rừng loòng boong nói riêng và thiên nhiên cũng như quê hương Quảng Nam nói chung như thế nào? * GV chốt cho HS ghi ý chính. @B2.2:MT: Cho HS tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật Thận. H:Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Ấn tượng ban đầu của em về nhân vật đó như thế nào? H:Tìm những chi tiết có liên quan đến nhân vật Thận. ("quãng đường bắc 14 .không một bóng người", "Tôi đã ăn hết .củ lớn rồi .","thỉnh thoảng mới đi vào trong đường 14 tìm được ít gạo và bắp", .) H:Chi tiết nào làm em xúc động nhất?Vì sao? H:Qua tất cả những chi tiết liên quan đến nhân vật Thận, cho ta thấy anh là người như thế nào? *HS thảo luận nhóm 4 và trình bày (chọn 2 nhóm) - GV bình thêm và chốt cho HS ghi ý chính. @B2.3:Cho HS tìm hiểu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện. H:Em có nhân xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?(Cách kể chuyện hấp dẫn - đoạn nhân vật tôi ngơ ngác không tìm ra được "người" nói I. Tìm hiểu chung: 1/Tác giả - tác phẩm: Chú thích chung. 2/ Lưu ý các chú thích có trong tài liệu. II. Đọc - hiểu văn bản: 1/ Vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong và tình cảm, thái độ của tác giả: - Bức tranh rừng loòng boong vào mùa quả chín đầy sắc màu, hình ảnh và ríu rít âm thanh sự sống vui tươi. - Cách dùng từ ngữ rất mới, rất lạ; hình ảnh so sánh độc đáo, đầy cảm xúc trữ tình. *Cảnh rừng loòng boong được miêu tả bằng những nét bút tinh tế, qua cái nhìn ngập tràn tình yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và niềm yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống của tác giả. 2/ Vẻ đẹp của nhân vật Thận:(nhân vật chính) - Một mình trong khu rừng loòng boong vắng vẻ. - Trông coi, bảo vệ kho hàng - phần lớn là đạn - cho cách mạng. - Tự lo lương thực cho mình(chủ yêu là ăn củ mài tự đào) => Có tinh thần trách nhiệm cao. -Tập thể dục buổi sáng, kiểm tra kho hàng từ sáng sớm, đặt bẫy cheo, nuôi cheo, đào củ mài, . -Yêu loài vật. *Anh Thận không chỉ là một con người đầy tinh thần trách nhiệm mà còn là một con người có ý thức rèn luyện, siêng năng, cần cù; có một tấm lòng yêu thương loài vật sâu sắc; một người lính, người dân đất Quảng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, âm thầm hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, dũng cảm, cần cù, nhân hậu. Huỳnh Thị Điền • Giáo án Ngữ văn 9 những câu ngòng ngọng) H:Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? (Tự sự) Bài văn có kết hợp các phương thức biểu đạt nào?(giàu chất miêu tả và biểu cảm) Điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa văn bản?(Câu chuyện sinh động, cảnh vật tràn đầy sức sống, đậm bản sắc quê hương xứ Quảng - ca ngợi người lính, người dân đất Quảng anh dũng, yêu quê hương, đất nước, nhân hậu, yêu thiên nhiên, loài vật) H:Tìm những từ ngữ, hình ảnh mang đậm chất Quảng Nam trong đoạn trích?(Chú ý từ ngữ địa phương và địa danh ) B3:HD HS tổng kết văn bản. H:Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc và nội dung chủ yếu của văn bản. *Cho HS đọc ghi nhớ ở tài liệu. B4:HD HS về nhà làm phần luyện tập. "Viết 1 đoạn văn ngắn tả một cảnh tượng thiên nhiên nào đó của quê mình" 3/ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện hấp dẫn. - Miêu tả đặc sắc, đầy cảm xúc trữ tình. - Xen miêu tả vào tự sự rất thành công. - Sử dụng từ ngữ đậm chất Quảng Nam. III. Tổng kết: Ghi nhớ/27 (Tài liệu Văn học địa phương cấp THCS). IV. Luyện tập: "Viết 1 đoạn văn ngắn tả một cảnh tượng thiên nhiên nào đó của quê mình" HĐ4:Củng cố: Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Về nhà đọc kĩ lại văn bản, nắm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; - Sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học địa phương. -Tìm hiểu đặc điểm văn học quê hương qua những sáng tác đó. - Tiết 63 học văn bản thơ "Về thôi em" của Dương Quang Anh. -Chuẩn bị kĩ tiết ôn tập:“Tổng kết từ vựng”- Chuẩn bị KT 15 phút TV. *Rút kinh nghiệm: Huỳnh Thị Điền • Giáo án Ngữ văn 9 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Nắm vững hơn và hiểu biết vận dụng những kiến thức đã học từ năm lớp 6 à 9( Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩavà hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng) B.Chuẩn bị: + GV:Bảng phụ về hệ thống cấu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ, sơ đồ về hệ thống hoá kiến thức. + HS:Chuẩn bị bài kĩ.- Ôn tập để kiểm tra 15 phút ( giấy ) C. Kiểm tra : 15 phút trên giấy ( Đề và đáp án kèm theo ) D. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1:Khởi động - Giới thiệu bài. HĐ2: Ôn lại khái niệm từ đơn và từ phức, phân biệt các loạii từ phức: H:Thế nào từ đơn? từ phức? có mấy loại từ phức? *GV treo bảng một phụ (có ghi ví dụ 2/SGK) *HS xung phong lên bảng xác định từ ghép và từ láy *GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3/SGK. *GV treo bảng phụ *HS dùng bút chì gạch một gạch dưới các từ láy có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc *HS xung phong trả lời-Lớp nhận xét, bổ sung *GV đánh giá, nhận xét chung. HĐ3: Hướng dẫn HS ôn khái niệm thành ngữ: *Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2/SGK *HS xung phong lên bảng, đánh tréo vào những tổ hợp từ là thành ngữ (bảng phụ) H:Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó? H:Từ đó, em hãy phân biệt thành ngữ và tục ngữ? *Chia lớp thành nhiều nhóm và cho các em thi nhau xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ có đặc điểm như bài tập 3 đã nêu. (mỗi nhóm ghi các thành ngữ tìm được vào PHT hoặc ĐD nhóm xung quanh lên bảng ghi) -Cho HS cả lớp xung phong giải thích và đặt câu với thành ngữ đó *Tìm một số dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương: (thảo luận nhóm/2 em) HĐ4: Ôn lại khái niệm nghĩa của từ: H :Nghĩa của từ là gì? *Thảo luận nhóm/ 2 em để chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: (a,b,cSGK) I. Từ đơn và từ phức: 1)Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức: - Phân biệt các loại từ phức. 2) Bài tập : - Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh II. Thành ngữ: 1)Khái niệm thành ngữ: 2)Bài tập : - Tục ngữ: a,c - Gần mực…sáng: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách đạo đức của con người. - Chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo lên, với mèo phải đậy lại - Thành ngữ: b,d,e - Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dỡ, thiếu trách nhiệm - Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn - Sự thông cảm, thương xót, giả dối nhằm đánh lừa người khác * Động vật: - Như chó với mèo, đầu voi với đuôi chuột, thả hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ, lên xe xuống ngựa, rồng đến nhà tôm,… *Thực vật: - Bãi bể nương dâu, bèo dạt Huỳnh Thị Điền Tuần 9 Tiết 43,44 TỔNG KẾT TỪ VỰNG S:22/10/2010 G:27/10/2010 • Giáo án Ngữ văn 9 *Thảo luận nhóm/ 2 em và cho biết cách giải thích nào trong 2 cách giải thích sau là đúng? Vì sao? HĐ5: Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: *Cho HS thảo luận nhóm và thảo luận CH H:Trong 2 câu thơ (SGK) từ “hoa” trong “thềm hoa” và “lệ hoa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa dược không? Vì sao? * Dặn dò : Về nhà làm bài tập. Soạn các kiến thức còn lại để tiết sau học. * Tiết 44 : HĐ6: Ôn lại từ đồng âm. H: thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. * GV yêu cầu HS phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm. Ví dụ:a) Quả ổi này đã chín. / c) Mẹ mua một gói đường cát. b) Suy nghĩ cho chín rồi hãy / d) Đường vào mùa mưa thật là lầy nói. / lội. => "chín" là từ nhiều nghĩa / =>"đường " là từ đồng âm. * HS làm BT2a; Về nhà làm BT2b. HĐ7: Ôn từ đồng nghĩa . H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. * GV chú ý 2 trường hợp : đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. * HS làm BT2 ở lớp; BT 3 về nhà. HĐ8: Ôn từ trái nghĩa. H: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. *HS làm BT2.Thảo luận BT3.(sống/chết; chẵn/ lẻ; chiến tranh/hoà bình) HĐ8: Ôn cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. * Cho HS nêu khái niệm, cho ví dụ. * GV HD HS điền vào sơ đồ ở bảng phụ. HĐ9: Ôn trường từ vựng. * Gọi HS nêu cách hiểu về trường từ vựng.-Làm BT ở SGK – HS tìm những từ cùng trường từ vựng – Cho biết tác dụng của việc dùng từ. mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa, … - Một đời được mấy anh hùng. - Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi - “Thân em…nước non” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Xiết bao…lao đao (Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu) III. Nghĩa của từ: - Chọn cách hiểu a. - Cách giải thích b đúng - Vì độ lượng-tính từ - Cách a giải thích: độ lượng = cụm danh từ (đức tính độ lượng…) IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Từ “hoa”: được dùng theo nghĩa chuyển Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. V. Từ đồng âm : 1) Khái niệm: 2) Bài tập : -Lá(1): nghĩa gốc. -Lá(2): nghĩa chuyển VI. Từ đồng nghĩa: 1) Khái niệm : 2)Bài tập:Chọn (c). V. Từ trái nghĩa : 1) Khái niệm : 2) Bài tập: BT2: Xấu/đẹp; xa/gần; rộng/ hẹp. VI. Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ : 1) Khái niệm : 2) Bài tập : Trình bày sơ đồ (SGK).-HS ghi vào vở. VII. Trường từ vựng: 1) Khái niệm: 2) Bài tập (SGK) E. Dặn dò :- Về nhà ôn kĩ các kiến thức trong bài Ôn tập ở tiết 43,44 - Soạn tiếp bài: Tổng kết từ vựng /135. - Ôn tập các văn bản ở phần văn thơ trung đại để chuẩn bị làm kiểm tra 1 tiết. Huỳnh Thị Điền • Giáo án Ngữ văn 9 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm và biết nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài B. Chuẩn bị: + GV:-Bảng phụ; - Thống kê lỗi HS đã phạm. + HS: -Bài làm của HS đã chấm xong - Bảng lỗi của HS C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: D. Dặn dò :- Xem lại bài làm và sửa tiếp những lỗi còn lại - Chuẩn bị tốt bài: “Đồng chí”của Chính Hữu và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Huỳnh Thị Điền Tuần 9 Tiết 45 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2: S : G: HĐ1: GV ghi đề bài lên bảng; cho HS xác định yêu cầu đề. @B1 : GV giúp HS hình thành yêu cầu đề ( nội dung, thể loại ). GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý.@B2 : HS tự đánh giá bài viết. GV đọc câu hỏi như SGK ( Tiết trả bài trang 114 ). HS lần lượt trả lời, GV chốt lại. HĐ2:Nhận xét chung: @B1:GV cho HS tự nhận xét bài làm của mình. @B2 :GV chốt lại các ý kiến của HS và nhận xét chung bài làm của HS HĐ3: HS sửa lỗi: - GV trả bài trước 1 ngày để HS rút ra những lỗi sai của mình và tự sửa. - GV thống kê một số lỗi để HS nhận xét, sửa chữa. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn một số lỗi của HS. - Cho HS phát hiện ra những lỗi sai và tự sửa chữa. - GV chốt lại và sửa chữa, cho HS rút kinh nghiệm. HĐ4: Đọc một số bài viết tốt. HĐ5 :Công bố chất lượng chung 1. Đề : Quê em vừa trải qua một cơn lũ lớn. Hãy tưởng tượng trong cơn lũ ấy em gặp thần Thủy Tinh(trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấn tượng đó. * Yêu cầu chung : - Thể loại : Tự sự ( kết hợp yếu tố miêu tả & biểu cảm ) - Nội dung :Kể lại cuộc gặp gỡ Thủy Tinh. * Yêu cầu cụ thể : Đảm bảo bố cục 3 phần ( như tiết 34,35 ) 2. Nhận xét chung. a.Ưu: - Bố cục bài tự sự hợp lý. - Biết sắp xếp sự việc theo trình tự và tạo ra được những tình huống phù hợp - Biết kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc chân thành, tả sinh động. - Nội dung bài viết khá phong phú. b.Hạn chế: - Một số có nắm được nội dung nhưng trình bày bài chưa được khoa học, phần thân bài chưa tách đoạn theo trình tự thời gian, không gian nên bố cục bài viết thiếu sự cân đối. Tạo tình huống chưa hợp lí. - Một số HS diễn đạt ý chưa mạch lạc, rõ ràng, chưa chú ý kết hợp tả, biểu cảm. - Đa số chưa biết trình bày lời thoại, sa vào liệt kê sự việc. - Một số diễn đạt còn yếu, nhiều câu viết chưa chuẩn, còn mắc lỗi dùng từ, sai nhiều lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện, viết tắt trong bài làm. 3. HS sửa lỗi: (Thống kê trên bảng phụ) a. Lỗi chính tả: b. Lỗi diễn đạt: 4. Đọc một số bài tốt, khá: 5. Chất lượng :9/1TS 37: G Kh TB Y K TB KhG • Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 10 Tiết 46 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ( Phạm Tiến Duật ) S: 6/11 G: 12/11 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang , dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng về giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. B. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ ghi bài thơ và các câu hỏi trắc nghiệm. Tư liệu về Phạm Tiến Duật; Những bài thơ viết về đề tài người lính. - HS :Soạn bài theo hướng dẫn SGK và GV. Tìm đọc những bài thơ viết về người lính; nhật kí Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, Chu Cẩm Phong để hiểu rõ hơn về người lính trong thời chống Mĩ. C. Kiểm tra : Ghi vào bảng phụ BTTN câu: 1,2, 21/74,75,79 sách BTTN Ngữ văn 9 ( Nhà XBGD; Đỗ Ngọc Thống chủ biên ). D. Tổ chức các hoạt động dạy - học : HĐ1 : Giới thiệu bài : Vừa rồi các em đã được tìm hiểu hình ảnh cao đep của người lính trong thời kì chống Pháp qua bài thơ: " Đồng chí "của Chính Hữu. Ở tiết học này, chúng ta đi vào tìm hiểu hình ảnh người lính trong thời kì chống Mĩ qua :"Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của Phạm Tiến Duật. HĐ2 : Hướng dẫn đọc- hiểu chú thích. I. Đọc - hiểu chú thích: Huỳnh Thị Điền [...]... bật trong bài thơ là gì?=>Tìm hiểu mục 1 H : Hình ảnh những chiếc xe không kính được nhắc đến ở những câu thơ nào? * HS trả lời - GV gạch chân những câu thơ đó trên bảng phụ * GV dẫn dắt : Xưa nay hình ảnh xe cộ, tàu thuyền khi đưa vào thơ thường được " mĩ lệ hoá ", " lãng mạn hoá " – như hình ảnh chiếc thuyền trong bài thơ :"Quê hương " của Tế Hanh ( Chiếc thuyền nhẹ vượt trường giang ), hay như trong. .. luận : So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với hình III Tổng kết : Ghi nhớ ảnh người lính trong bài thơ : " Đồng chí " SGK/ 133 HĐ4 : Luỵên tập IV Luyện tập : * Cho HS làm BTTN câu 22,24,26 SBTTN / trang 79,80 (Nhà XBGD - Đỗ Về nhà làm BT theo Ngọc Thống chủ biên ) SGK * HD HS về làm phần Luyên tập trong SGK E Dặn dò : - Học thuộc bài thơ, nắm ND - NT ;- Ôn tập kĩ phần văn thơ trung đại để KT... ? => Chốt ghi ý 3 H : Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ? ( Tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ pha chút ngang tàng, nghịch ngợm ) H : Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?( tính cách người lái xe?) 1/ Tác giả - tác phẩm: Chú thích (* ) SGK/132 2/ Lưu ý chú thích (1) /SGK II Đọc - hiểu văn bản : 1/Hình ảnh những... Ngữ văn hiện tâm hồn sôi nổi, vui nhộn, lạc quan của H : Những câu thơ nào thể 9 nhộn, lạc quan những người lính? => Chốt ghi ý 4 (Nhìn nhau cười ha * GV cho HS đọc đoạn cuối ha; Bắt tay qua lại đi, H: Trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt người lính lái xe đã vượt qua tất lại đi trời xanh thêm ) cả để hoàn thành nhiệm vụ.Vậy sức mạnh nào đã giúp họ vượt qua khó - Ý chí chiến đấu giải khăn, gian khổ,... thuyền trong bài thơ :"Quê hương " của Tế Hanh ( Chiếc thuyền nhẹ vượt trường giang ), hay như trong bài thơ:" Đoàn thuyền đánh cá "của Huy Cận sắp tới các em sẽ học( Thuyền ta lái gió biển bằng ) H : Còn trong bài thơ này tác giả đã miêu tả hình ảnh những chiếc xe như thế nào? H : Nguyên nhân nào khiến cho những chiếc xe ấy bị biến dạng như vậy? H : Em có nhận xét như thế nào về cách giải thích ấy? * GVcho . thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại. - Nắm được sự việc trong đoạn trích. - Phân. trích. Cảm nhận về 2 nhân vật đối lập trong đoạn trích. -Chuẩn bị :" CTĐP phần văn :Trong rừng loòng boong( trích)" . *RKN: Huỳnh Thị Điền

Ngày đăng: 09/10/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan