Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

125 2.4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương

Trang 1

Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tớingoại thương

Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm.Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Bêncạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầungoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởinhững yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả Ví nhưcông việc của một người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của mộtngười bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tácđộng lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷgiá hối đoái thực tế Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp songtỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quảnlý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay Các quốc gia trên thế giới từlớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một côngcụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũngnhư ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối Việc nghiên cứu những lýluận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hốiđoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy.

1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái: 1.1.1 Khái niệm:

Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khita mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồngcủa Việt Nam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồngtiền như vậy Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rấtđơn giản Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàntoàn khác Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ khôngphải tiền đồng Việt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô lanày để trả cho họ Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khiấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷ giá hối đoái.

Trang 2

Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối

đoái Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tếlịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tácđộng của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thểtrong lưu thông tiền tệ thế giới” Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng

tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịchsử cũng như sự vận động của tỷ giá Sau Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn

giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái làgiá cả của đồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác(2) Điều đó có nghĩa tỷgiá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ

Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồngtiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏiphải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệmcụ thể hơn về tỷ giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia:

*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ Khái niệm này biểu

trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ) Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR:euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.

*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ Đây là khái niệm chỉ

cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhândân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biếtđược giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY

Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành 17/8/1998quy định: Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiềntệ Việt Nam.

Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệtthì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giágiảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá Điều này cũng cónghĩa phá giá làm tỷ giá hối đoái giảm còn nâng giá làm tỷ giá hối đoái tăng.

Trang 3

Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vịtiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộcvào thời giá của tiền yết giá(35).

1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khácnhau, các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triểncủa thương mại thế giới Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hốiđoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷgiá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này vớiquốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó Cóthể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giáchính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua

1.1.2.1.Ngang giá vàng:

Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệsong bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toánthương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở sosánh hàm lượng vàng và bạc Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ vàÚc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu Nếu trước đó chỉcó Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ravàng) thì năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh.Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu

Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàngđược quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau Giảsử hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàmlượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra:

6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF

Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:

Trang 4

Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)= HàmHàmluongluongvàngvàngtrongtrong11đonđonvivitiêntiênBADưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọibiến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng Hãy lấyví dụ trên làm minh chứng Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBPvà FRF, giả sử GBP bị sụt giá trên thị trường ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; mộtnhà nhập khẩu Anh cần 1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩumua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có1000FRF Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anhsau đó đổi từ vàng sang GBP Qui trình 1 khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56GBP Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy dẫn đến cầu đồngbảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP = 2FRF.

Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rấtnhiều quốc gia đặc biệt là Anh Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứngtrước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảmphát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chếngang giá sức mua.

1.1.2.2 Ngang giá sức mua:

Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán,cùng với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định,ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc sosánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiềntệ Tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời Và để nghiêncứu cơ chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua.

Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhàkinh tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thốnghóa bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920 Ngang giá sứcmua nhanh chóng được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức,Hungari và Liên bang Xô Viết khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt

Trang 5

giảm bất ngờ Thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật

một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức

giá của hai quốc gia đó Từ đây, tỷ giá hối đoái được hình thành như sau: nếu xem

PD là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng nội tệ), PF là mức giá của giỏhàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì :

Tỷ giá hối đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = PD / PF

Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đónhưng giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD.

Cách áp dụng tính tỷ giá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trườnghợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thương mại hainước còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sựcan thiệp của nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắcchắn sẽ không hoàn toàn được xác định như trên PPP tương đối được đưa ra đểkhắc phục nhược điểm này Đối với PPP tương đối thì tỷ giá được hình thành trêncơ sở xem xét chênh lệch lạm phát giữa hai nước.

%∆S = %∆ PD - %∆PF

Trong đó: %∆S: Tốc độ thay đổi của tỷ giá %∆PD: Tỷ lệ lạm phát trong nước %∆PF: Tỷ lệ lạm phát nước ngoài

Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%, ở Mỹ là 5% thìgiá đồng đô la sẽ được nâng lên 5% so với đồng Việt Nam Tuy nhiên, PPP tươngđối lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch như dịch vụcắt tóc thì PPP tương đối chưa giải thích được cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tươngđối không giải thích được tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trongkhi ở Mêhicô chỉ có 7 USD Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đưa ra đượcmột cơ chế hình thành tỷ giá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷ giáđược xem là chịu tác động của nhiểu yếu tố như lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõicủa việc hình thành tỷ giá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giásức mua

1.1.3 Phân loại:

Trang 6

Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trênnhững căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷ giá khác nhau.Trong khuôn khổ của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷ giá tiêu biểu nhất đượcxem là khuôn mẫu cho quá trình vận động của tỷ giá.

*Căn cứ vào thời điểm thanh toán:

_Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán ngay

vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày.

_ Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa

ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9tháng hay 1 năm

*Căn cứ vào tính chất của tỷ giá:

_Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị

danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trongnước trong trao đổi thương mại quốc tế Sự phá giá tỷ giá danh nghĩa vì vậy cũngkhông phản ánh được sự thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nướcnhư tỷ giá thực tế trình bày dưới đây.

_Tỷ giá thực tế(i): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tươngđối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh củahàng hóa quốc gia.

*Căn cứ vào phương tiện thanh toán:

_Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại

tỷ giá khác

_ Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

(i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷgiá thực tế phải được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau:

Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước*Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoàithị trường ngoại hối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷ giá được chia

Trang 7

thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷ giá chợ đen do

quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định(35).

*Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương:

_Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng

xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuếxuất khẩu bằng nội tệ

_Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn

hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ

Khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suấtphí của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãithì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷgiá nhập khẩu (xem (5),(35))

*Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính.

_Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong

tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứngnhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độrất nhỏ do nhà nước cho phép Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyếtđịnh thay đổi lại tỷ giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồngtiền Mặc dù tỷ giá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho cácnhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu tránh được rủi ro hối đoái…song tỷ giá cốđịnh thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệthường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm vớiviệc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hốigiữ tỷ giá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ…

_Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống

Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cungcầu ngoại hối, sự vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh chính xác sựluân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còngặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định nữa,chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo

Trang 8

của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷ giá hốiđoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cânthương mại để phù hợp với mức tỷ giá mới Tỷ giá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giátrên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhàxuất- nhập khẩu Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là miếng mồi béo bở cho những kẻđầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn thương khu vực tài chính,tiền tệ của nền kinh tế.

_Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, đứa con

ruột của cuộc hôn phối giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được cácnhược điểm của cả hai loại tỷ giá trên Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vậnhành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trườngngoại hối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷ giá chínhthức Tỷ giá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đápứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá củanhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng Tính từ đầu năm 1970 đến nay, sốquốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã tăng từ 23% (trong tổng số cácquốc gia) lên tới 84% năm 2002 và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốcgia này (47).

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở:

Dưới con mắt các nhà kinh tế học, tỷ giá hối đoái luôn vận động theo nhữngbiến động vĩ mô của nền kinh tế Mặc dù khoác cho mình tấm áo tỷ giá danh nghĩacó lúc được xem là ổn định song tỷ giá danh nghĩa đối với các nước áp dụng chế độthả nổi tỷ giá hoặc thậm chí cố định cũng thường xuyên thay đổi Tỷ giá giữa đô laMỹ và đồng Yên Nhật ngày 31/9 năm 2003 đang dừng ở mức 118 JPY ăn 1 USDthì chỉ tám ngày sau đó đã lên đến 109 JPY một USD, một mức biến động khá lớn,ấy là chưa kể trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần từ 3/9 đến 8/9 năm 2003 tỷgiá giữa đồng Baht (Thái Lan) đã tăng giá 2% so với USD (39) Thế giới ngày naythực sự đã đổi khác, các hoạt động thương mại, đầu tư trở nên gấp gáp hơn, nhữngbữa ăn trưa của các doanh nhân cũng vội vàng hơn, thời gian dường như bị thu hẹplại, tất cả bị cuốn đi trong vòng xoáy toàn cầu hóa, tự do hóa Và tỷ giá hối đoái,

Trang 9

người bạn đồng hành của lưu thông hàng hóa tiền tệ cũng không tránh khỏi nhịpsống đó Hãy nhìn lại trước kia khi đa số các quốc gia theo đường lối Xã Hội ChủNghĩa phủ nhận vai trò tỷ giá thì tỷ giá dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnhnhững người bạn đồng hành của nó ví như lạm phát, lãi suất…Cụ thể hơn, đối vớimột nền kinh tế đóng mà hiện nay Bắc Triều Tiên là một quốc gia điển hình thì sựtồn tại của tỷ giá hối đoái chỉ đồng nghĩa với việc trao đổi thuần túy hàng hóa giữacác quốc gia, chức năng của nó chẳng qua là chỉ để thay thế cho phương trình traođổi 1chiếc rìu bằng 3 quả tạ mà thôi Nhà nước hoàn toàn ấn định tỷ giá theo sự cảmnhận chủ quan của mình, cũng có tính đến những nhân tố tác động đến tỷ giá hốiđoái song những tính toán đó có thể coi là không chính xác, không theo kịp mọibước đi gấp gáp của vũ điệu thương mại thế giới Nói một cách khác, trong nền kinhtế đóng, sự vận động của tỷ giá hối đoái không phản ánh đúng tác động gây ra bởicác nhân tố như cán cân thanh toán, đầu cơ, lạm phát, lãi suất, buôn lậu…Trái lại,trong một nền kinh tế mở cửa, dù là mở cửa ở mức độ nào thì tỷ giá hối đoái cũngđược xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến số kinh tế vĩ môkhác, các nhà hoạch định do đó cần phải rất thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hốiđoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tác động để có thể đạt được mụctiêu hiệu quả trên tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế Xuất phát từ thực tiễn hơn 80%tổng số quốc gia trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế,phần này sẽ chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trongnền kinh tế mở và hãy bắt đầu bằng một nhân tố quen thuộc: Độ mở nền kinh tế.

1.2.1 Độ mở nền kinh tế:

Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward hiện đang là giảng viên trườngĐại học Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia thamgia thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ,lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới Ông cũng đã tiếnhành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề này có thế được kháiquát giản đơn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa

Mức độ mở cửa (%)

Trang 10

0 50 +100 (Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa)

Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001.

Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn, kháiniệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở nền kinhtế lên tỷ giá hối đoái Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số làcác quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầungười ở mức thấp đến trung bình (dưới 1000 USD) trong đó có thể kể đến Lào,Việt Nam, Tuynidi, Nevanda… Việc mở cửa nền kinh tế các quốc gia này được tiếnhành một cách từ từ, có tính chất thăm dò và chủ yếu dựa trên các hiệp định thươngmại song phương, mục đích kinh tế vẫn còn bị chính trị chi phối, mọi khía cạnh tựdo hóa thị trường tài chính, tự do hóa đầu tư, lãi suất…vẫn còn nằm trong ý chí chủquan của nhà nước Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gianhư Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thương mại dựatrên hiệp định cả song phương lẫn đa phương, việc mở cửa kinh tế không đơn thuầnchỉ dựa vào các hoạt động thương mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vựcnhư quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dương Tuy nhiên, cho dù mở cửaở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra những tác động nhất định lên tỷ giá hốiđoái

Trước tiên có thể kể đến việc mở cửa đối với các hoạt động thương mại, mộtkhi thương mại được tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lượng hàng hóa, kéotheo khối lượng tiền tệ luân chuyển là khá lớn Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thìtác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bánngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác độngtrực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái Ví dụ giả sử tỷ giá hối đoái trên thị trườngngoại hối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhànhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, trên thị trường ngoại hối,cung bảng Anh tăng lên dẫn đến đồng bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tănggiá, tại Anh tỷ giá USD/GBP giảm (theophương pháp yết giá trực tiếp) Do nhu cầu

Trang 11

thương mại giữa Anh và Mỹ không chỉ dừng lại ở việc Anh nhập khẩu hàng hóa từMỹ mà những nhà ngoại thương Mỹ cũng muốn nhập khẩu hàng hóa từ Anh cộngvới việc giao dịch tiền tệ giữa hai quốc gia là hoàn toàn tự do nên tỷ giá sẽ liên tụcbiến động tăng giảm

Bên cạnh tự do hóa thương mại, mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng, đối vớicác hoạt động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ cũng tác động mạnh lên tỷ giáhối đoái Chi phí giao dịch ngoại hối giảm do việc áp dụng hàng loạt các biện phápmới khi mở cửa như thanh toán điện tử… cộng với chính sách cho phép ngườingoại quốc được mua trái phiếu, cổ phiếu, dòng vốn luân chuyển trên thị trườngvốn, thị trường tiền tệ cũng như giữa hai thị trường này trở nên dễ dàng hơn,thường xuyên hơn, gây tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, cung cầu ngoạihối đến lượt nó lại quyết định mức độ của tỷ giá, vấn đề này sẽ được bàn kĩ trongphần 1.2.5

Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa tìm kiếm những cơ hội đầu tư từ các đốitác nước ngoài Những mức độ mở cửa khác nhau hay nói đúng hơn là mức độ chophép các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực nào cũng sẽ dẫn đến các tác độngkhác nhau lên tỷ giá hối đoái Đối với những nước bắt đầu mở cửa, danh mụckhuyến khích đầu tư thường hạn chế, đầu tư nước ngoài không phản ánh đúng vaitrò của nó, không kích thích sản xuất, tiêu dùng, sản phẩm trong nước chất lượngyếu kém song dân chúng vẫn bắt buộc phải mua do cung có giới hạn dẫn đến vấn đềgiảm giá đồng nội tệ do sức mua đồng nội tệ giảm Hiệu ứng trên có thể xem làngược lại đối với các quốc gia có độ mở cửa lớn.

Tuy nhiên, có thể thấy độ mở cửa càng cao thì rủi ro tài chính tiền tệ cànglớn, quốc gia tiến hành mở cửa sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào các tác động bênngoài, tỷ giá hối đoái do đó rất dễ bị tổn thương Mức độ giao lưu vốn, liên kết trựctiếp lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệulực của tỷ giá Trong trường hợp quốc gia cố định tỷ giá kèm theo tự do giao lưuvốn thì một sự giảm trong lãi suất quốc tế cũng sẽ dẫn đến lãi suất nội địa giảm, làmtăng sức ép đối với tỷ giá thông qua cán cân vãng lai

Trang 12

Việc mở cửa, mức độ hội nhập bản thân nó đã thôi thúc các quốc gia đếncác quyết định ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương về tỷgiá hối đoái Đó là trường hợp các thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (saulà Liên minh Châu Âu: EU) đã cùng nhau kí kết Hiệp định Roma năm 1957, ấn địnhtỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và từ đó đến nay, mặc dù có được điềuchỉnh một vài lần song tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinhtế Châu Âu này luôn được giữ ổn định, dao động trong biên độ thấp nhằm tránh cáccú sốc kinh tế bên ngoài gây bất ổn cho tỷ giá và nền kinh tế các quốc gia này (46).Năm 2003, các nước thành viên EU mặc dù đã quen với việc sử dụng đồng tiềnchung, song việc cố định tỷ giá cộng với trình độ phát triển không đồng đều giữacác nước thành viên đã khiến mức giá tại một số quốc gia như Bỉ liên tục tăng, gâycăng thẳng cho NHTW Châu Âu trong việc ghìm giữ mức tỷ giá theo luật định.

Cuối cùng, có thể nói lý thuyết cũng như thực tế đã chỉ ra rằng thước đo độmở cửa không phải yếu tố nào khác mà chính là mức độ bảo hộ nền kinh tế, nếu cácbiện pháp bảo hộ càng cao thì cũng đồng nghĩa với độ mở cửa nền kinh tế càng hẹp.Bằng các chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hàng rào bảo hộ được dựnglên ngăn cản tự do hóa thương mại, thu hẹp độ mở nền kinh tế Các mức thuế quancũng như các biện pháp phi thuế khác: hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật… được áp đặtđối với sản phẩm nhập khẩu vô hình chung làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trênthị trường nội địa, giảm lợi ích người tiêu dùng, hạn chế khối lượng hàng hóa –dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến giảm cầu ngoại tệ khiến đường cầu ngoại tệ dịchchuyển xuống phía dưới, cân bằng tỷ giá bị phá vỡ, giá ngoại tệ giảm đẩy giá trịđồng nội tệ tăng lên trong dài hạn Ví dụ Việt Nam áp dụng chế độ bảo hộ lên sảnphẩm xe hơi bằng cách đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tôcủa Nhật sẽ tăng lên , nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từD xuống D’: Hình 1), đồng Việt Nam tăng giá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí2), tỷ giá hối đoái giảm (theo phương pháp yết giá gián tiếp nội tệ/ngoại tệ)

Hình 1: Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ giá hối đoái cân bằng

Trang 13

Nói tóm lại, mức độ mở cửa luôn được xem là một trong những nhân tố ảnhhưởng đến tỷ giá hối đoái Mở cửa tác động trực tiếp đến các nhân tố mũi nhọn nhưthương mại, đầu tư, du lịch, ngân hàng, tài chính…sự tăng giảm các yếu tố nàycũng sẽ gây ra những biến động cho tỷ giá hối đoái, song việc mở cửa đến mức độnào nhằm đảm bảo tận dụng triệt để được hiệu quả của tỷ giá thì vẫn là một bàitoán khó cần phải giải đáp.

1.2.2 Lãi suất:

Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi suấtđóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một cách hợp lý.Xét về định nghĩa, lãi suất được xem là “mối tương quan giữa khoản tiền lãi mà mộtngười cho vay nhận được với khoản tiền vốn mà người đó cho vay, được biểu thịbằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó”(5) hay nói một cách đơn giản,lãi suất chính là giá cả của đồng tiền Lãi suất được xem là công cụ của NHTWtrong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụngnhư một bảo bối kinh điển để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn Năm 1989,Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lầnđầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa (lãi suất thực tế= lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãisuất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiềngửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút

Q (JPY)D’

1 2

D, D’ : Cầu ngoại tệ

1 : Điểm cân bằng gốc 2 : Điểm cân bằng saukhi cầu ngoại tệ giảm

S : Cung ngoại tệ

Trang 14

được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam đượcchặn đứng cho đến tận đầu năm 1990(27). Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãisuất ngắn hạn ở một nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vàovới mục đích thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoạihối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá giảm (35)

Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất cũng đã được nhiều nhà kinh tế học quantâm Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi suấtthấp hơn thì nhất định sẽ bù kì hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của mộtquốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay nói đơn giản hơn là sự cân bằng thị trường hốiđoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, lợi tức của hai loại tiền gửi bất kỳ là tươngđương nhau khi cùng quy về một đồng tiền Và khi tất cả các lãi suất dự kiến bằngnhau tức có sự xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường hối đoái sẽ cân bằng dokhông thể có dư cung hoặc dư cầu Tuy nhiên lý thuyết ngang giá lãi suất này lạiđược xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác (cetacis paribas) nênđộ chính xác chỉ có tính tương đối, tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất, song xét cho cùng đây cũng là lý thuyết đầutiên mô phỏng khái quát ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá và cũng đã gặt hái đượcnhiều thành công nhất định (34)

Bên cạnh lý thuyết cân bằng lãi suất, thực tế đã chứng minh sự chênh lệch lãisuất là căn nguyên cơ bản dẫn đến những biến động của tỷ giá hối đoái Lãi suấtcao sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất nội tệcao hơn lãi suất ngoại tệ ở nước ngoài thì dòng vốn ngắn hạn chảy vào chủ yếu làmchuyển hóa lượng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi cao hơn, điều này dẫn đếncung ngoại tệ tăng (cầu nội tệ tăng) từ đó đồng ngoại tệ sẽ giảm giá còn nội tệ sẽtăng giá Trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại Nói một cách tổng quát,nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhập khẩu tiền tệ,còn lãi suất nước ngoài cao hơn, sẽ xuất hiện xuất khẩu tiền tệ với điều kiện lãi suấtxem xét phải được cân nhắc dựa trên lãi suất thực tế và chỉ có lãi suất thực mới tạonên sự nhập hoặc xuất khẩu vốn, từ đó mới gây tác động thực đến tỷ giá hối đoái.Năm 2003, USD mất giá nghiêm trọng, bên cạnh các nguyên nhân mất lòng tin từ

Trang 15

phía các nhà đầu tư Mỹ, cuộc chiến tại Irắc khiến chính quyền Bush tiêu tốn hàng tỷđô la thì vấn đề chênh lệch lãi suất cũng được xem là yếu tố khiến đồng đô la mấtgiá nghiêm trọng so với Euro Trước tháng 10 năm 2003, trong khi Mỹ vẫn duy trìlãi suất cơ bản đối với đồng USD ở mức 1,25% thì ngân hàng trung ương Châu ÂuECB lại duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 2,5% (gấp đôi mức lãi suấtcủa Mỹ), chính khoảng cách chênh lệch này đã khiến các tài sản định giá bằng đồngEUR trở nên hấp dẫn hơn đồng USD, cầu Euro tăng mạnh, đồng đôla sụt giánghiêm trọng, tính đến tháng 11 năm 2003, sau khi cả FED (Cục dự trữ liên bangMỹ) và ECB đồng loạt cắt giảm lãi suất xuống mức tương ứng là 1% (mức thấp kỉlục trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay) và 1,75%, đồng USD đã mất giá gần30% so với đồng Euro (24)

Mặt khác, bên cạnh việc nâng hoặc giảm lãi suất danh nghĩa, ngân hàng trungương còn có thể tác động vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăng giảm cungtiền, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cung tiền giảm đồng nghĩa với tỷ giáhối đoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷ giá hối đoái giảm…

Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tác độngxấu tới tỷ giá hối đoái Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãisuất ở mức thấp thì Việt Nam lại đi theo chiều hướng mức lãi suất cao, tính trungbình 11 tháng đầu năm 2003, lãi suất VND cao hơn lãi suất USD tới khoảng 6%điểm (17), việc VND đang bị định giá cao so với giá trị thực là 20% cộng với sự sụtgiảm chỉ số giá tiêu dùng, vô hình chung cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế có xuhướng tăng, gây tổn hại đến các hoạt động xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất không hềgây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trường hợp nền kinh tế đang trongtình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất có tăng đến mấycũng không có một nhà đầu tư nào làm cái việc dại dột là chuyển vốn của mình vàonơi nước sôi lửa bỏng để ăn chênh lệch lãi suất cả Điển hình là trong khủng hoảngkinh tế năm 1971-1973 mặc dù lãi suất trên thị trường Newyork cao gấp rưỡi thịtrường London, gấp ba lần thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn vẫn khôngđược chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản (21).

Trang 16

Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷgiá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất khônghiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phátchảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là mộtcông cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãisuất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn Về lâu dài, giải pháp này có thểgây ra những tác động tai hại lên toàn bộ nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoáibởi bản chất của vấn đề chính là sức mua thực sự của đồng tiền chứ không phải mộtsự lên giá tạm thời.

1.2.3 Lạm phát:

Lạm phát được xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, lịch sử ra đời lạmphát gắn liền với sự xuất hiện của kinh tế thị trường Lạm phát thường bị coi là cănbệnh kinh niên của nền kinh tế, nếu lạm phát ở mức vừa phải tức chỉ số giá tiêudùng CPI(ii) nằm trong khoảng 1,01-1,06 (lạm phát khoảng từ 1% đến 6%) thì nềnkinh tế được xem là vận động có hiệu quả Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kíchthích cầu đầu tư, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế,thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hướng giảm giá nhẹ Trong trường hợp lạm phátcao hoặc siêu lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớnhơn mức tăng tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫnvốn có giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷgiá hối đoái và rất khó kiểm soát

(ii) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) là thước đo lạm phát được sửdụng rộng rãi nhất CPI đo lường chi phí mua một lô hàng chuẩn tại những thờiđiểm khác nhau và được xây dựng dựa trên việc gắn quyền số cho những lô hàngkhác nhau của một giỏ hàng hóa kiểu mẫu.(23)

Trong trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nước, mức giảm tỷ giá đối vớitiền tệ các nước bất kỳ sẽ được xem bằng với mức lạm phát ở quốc gia đó Cụ thểhơn, nếu mức lạm phát tại nước A là 6%/năm thì đồng tiền nước A sẽ bị giảm giá

Trang 17

6% tương ứng so với đồng tiền nước B trong trường hợp nước B không có lạm phát.Nếu lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia A và B với mức lạm phát lần lượtlà 3% và 4% thì đồng tiền nước A được xem là tăng giá 1% so với đồng tiền nướcB Tức nước nào có mức độ lạm phát cao hơn, sức mua đồng tiền nước đó sẽ thấphơn và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá tương ứng đúng bằng mức chênh lệch lạmphát giữa hai nước.

Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng sẽ tìmmọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ vàng, độngsản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và thế là đồng nội tệ bị cuốn trongvòng xoáy giảm giá Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì tốcđộ mất giá đồng tiền càng nhanh Năm 1920, nước Cộng hòa Weimar (hiện naythuộc Đức) đã in tiền với mục đích trang trải cho các chi tiêu chính phủ, kết quả làgiá cả tăng vọt, nếu tỷ số lạm phát năm 1923 so với 1922 mới ở mức 140% thì tỷ sốnăm 1924 so với 1923 đã lên đến 6666666,7%, đồng Mác Đức bị sụt giá thấp chưatừng có trong lịch sử (49).

Tuy nhiên một mức lạm phát liên tục giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng,nếu giảm xuống mức thấp hơn 1% thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đã rơi vào tìnhtrạng giảm phát, một căn bệnh nguy hiểm không kém gì lạm phát phi mã Nhữngyếu tố thiểu phát sẽ tác động mạnh hơn những yếu tố làm lạm phát, thiểu phát sẽlàm cho các nhà sản xuất phải bán hàng với giá hạ đi trong khi chi phí đầu vàokhông giảm tương ứng, dẫn đến thu hẹp đầu tư, giảm thu nhập, giảm cầu nền kinhtế Với tâm lý giá hàng hóa sẽ còn giảm trong tương lai, người tiêu dùng sẽ hạn chếchi tiêu kích thích tỷ giá tăng mạnh hơn nữa Việt Nam hiện nay cũng đang có nguycơ phải trải qua tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm, tính đến tháng 9năm 2003, trung bình lạm phát mới chỉ ở mức 1,5% cùng với việc đồng Việt Nambị định giá cao hơn giá trị thực thì nguy cơ tăng tỷ giá có thể xem là rất gần.

Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặcbiệt là tỷ giá hối đoái thực tế do tỷ giá này được xây dựng trên cơ sở tính toán lạmphát (công thức phần 1.1.3) Chính vì vậy, khi điều hành công cụ tỷ giá, cần phân

Trang 18

tích kĩ động thái lạm phát nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổnhại nền kinh tế quốc gia.

1.2.4.Cán cân thanh toán:

Ngày nay trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thườngnghe đến thuật ngữ cán cân thanh toán, với định nghĩa “là sự ghi chép các luồnggiao dịch của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm) (40), thuật ngữ này luôn được xem là trọng tâm chú ýcủa các nhà kinh tế cũng như chính trị học trên toàn thế giới Những gì xảy ra đốivới cán cân thanh toán quốc gia hay đúng hơn là trạng thái cán cân thanh toán luônđược chính phủ để mắt bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái và tìnhhình kinh tế trong nước Cán cân thanh toán ghi chép mọi khoản thu ngoại tệ (+) vàchi ngoại tệ (-) của một nước đối với nước ngoài Thặng dư cán cân thanh toán cónghĩa là các khoản thu ngoại tệ lớn hơn các khoản chi ngoại tệ và thâm hụt đồngnghĩa với chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ Với tình trạng thâm hụt cán cân thanhtoán, chính phủ có thể tăng lãi suất, giảm nhu cầu nhập khẩu, tiến hành kiểm soátxuất nhập khẩu, ngoại hối cũng như sự chu chuyển các luồng vốn nhằm mục đíchổn định tỷ giá

Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu là: Tài khoản (cán cân)vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức (trong cán cân vãng lai có sựgóp mặt của cán cân thương mại, ghi chép mọi hoạt động ra vào của ngoại tệ thôngqua xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình) Việc cân bằng cán cân thanh toán không cónghĩa là các tài khoản vãng lai và vốn phải đồng thời cân bằng, mà tài khoản vãnglai có thể thâm hụt, trong khi tài khoản vốn thặng dư Tuy nhiên do những biếnđộng của các luồng vốn ngắn hạn, dài hạn, của thương mại quốc tế mà hiếm khi cáncân thanh toán được cân bằng, đây là nguyên nhân trực tiếp và tổng quát dẫn đến sựthay đổi của tỷ giá Cần lưu ý là khái niệm không cân bằng trong cán cân thanh toánhiện nay không phải là cán cân thanh toán với ý nghĩa đầy đủ của nó mà thườngđược sử dụng để chỉ tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn Điều đó có nghĩa là mộtsự thâm hụt trong cán cân thanh toán có nghĩa là cán cân dự trữ chính thức tăng lên,trái lại, một sự thặng dư trong cán cân thanh toán đồng nghĩa với việc cán cân dự

Trang 19

trữ sẽ giảm xuống Với cấu trúc cán cân thanh toán như vậy, ảnh hưởng của cán cânthanh toán đến tỷ giá hối đoái sẽ được phân tích qua cán cân vãng lai và cán cânvốn.

1.2.4.1.Ảnh hưởng của cán cân vãng lai đến tỷ giá hối đoái:

Cán cân vãng lai bao gồm các yếu tố thể hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụgiữa một nước với các nước khác, nó bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa hữu hình, các khoản mục thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao tiền tệ,song tác động chủ yếu lên tỷ giá vẫn thuộc các yếu tố nằm trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu hàng hóa hữu hình, gọi là cán cân thương mại Cán cân thương mại là mộtphần cấu thành cán cân vãng lai, với hai hạng mục chủ yếu là xuất khẩu và nhậpkhẩu hàng hóa hữu hình Sự di chuyển các luồng ngoại tệ ra, vào một đất nướcthông qua quá trình xuất nhập khẩu này là nhân tố cơ bản và tiên quyết dẫn đến biếnđộng tăng giảm của tỷ giá hối đoái Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩavới việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượtquá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là khôngđổi, thì đồng nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiềuhơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sứcép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nộitệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động của cáncân thương mại lên tỷ giá là như sau

Trang 20

Sơ đồ 2: Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá

(Tỷ giá tăng) Sức ép tăng giá nội tệ

Thặng dư cán cân thương mại Thâm hụt cán cân thương mại (+) (-)

Sức ép giảm giá nội tệ (Tỷ giá giảm)

Hãy lấy một ví dụ cụ thể đó là nếu ở Mỹ, lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩuvượt lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu thì cung đô la sẽ vượt cầu đô la trên thịtrường ngoại hối, và kết quả là đồng đô la có thể bị sụt giá so với các đồng tiềnkhác Và thực tế cho thấy tính đến tháng 6 năm 2003, cán cân thương mại Mỹ đãthâm hụt gần 200 tỷ USD (7) (tức là hơn 1 tỷ USD/ngày) tạo nên nguồn cung đô larất lớn trên thị trường hối đoái toàn cầu, mặc dù cố duy trì chính sách đồng đô lamạnh song thâm hụt quá lớn từ phía cán cân thương mại đã khiến Mỹ buộc phảigiảm giá đồng đô la hồi đầu tháng 10 năm 2003 Mô hình trên có thể coi là đúngđắn trong cả chế độ tỷ giá thả nổi lẫn cố định, mặc dù trong chế độ tỷ giá cố định,độ trễ của mô hình lớn hơn do có sự can thiệp của nhà nước trong ấn định tỷ giásong tất yếu qui luật trên sẽ xảy ra và vấn đề còn lại chỉ nằm ở yếu tố thời gian màthôi.

Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu xuấtnhập khẩu cũng được xem là gián tiếp gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ví dụ nhưmức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích người tiêu dùng trong việc sửdụng hàng nội và hàng ngoại…Những năm 1970, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từNhật của những người dân Mỹ tăng mạnh, cán cân thương mại Nhật Bản thặng dư,chính quyền Nhật Bản đã buộc phải tăng tỷ giá đồng Yên so với đô la Mỹ lên 5%trong vòng 2 năm từ 1976 đến 1978 (52) Từ đó có thể kết luận những thay đổi về cầu

Trang 21

xuất nhập khẩu nếu làm cho cán cân thương mại thặng dư thì nước đó sẽ có điềukiện tăng dự trữ ngoại tệ đồng nội tệ cũng sẽ tăng giá (hoàn toàn ngược lại trongtrường hợp thâm hụt cán cân thương mại)

1.2.4.2 Tác động của tài khoản vốn lên tỷ giá hối đoái:

Tài khoản vốn ghi chép sự vận động các luồng vốn: đầu tư trực tiếp, giántiếp, vốn tín dụng dài hạn, ngắn hạn, các khoản tiền gửi dài hạn ngân hàng Việcxem xét tác động của mỗi nhân tố trong cán cân vốn lên tỷ giá phải được đặt trongmối tương quan giữa sự vận động của các nhân tố khác trong tổng thể cán cân vốn.Song xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lượng vốn chảy vào một nước sẽ làmtăng tài sản ngoại tệ của nước đó và ngược lại, bất kì lượng vốn nào chảy ra cũnglàm suy giảm tài sản ngoại tệ Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển các dòngvốn sẽ làm thay đổi cán cân tài khoản vốn và làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thịtrường tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lượt nó lại làm thay đổi tỷ giá hối đoái vàgiá trị đồng tiền trong ngắn hạn.

Không giống như các tác động của cán cân vãng lai, tác động của cán cân vốnlên tỷ giá vận động một cách phức tạp hơn, sự vận động các luồng vốn vào ra nàychịu sự chi phối của rất nhiều các biến sô khác như lãi suất, lạm phát… thay đổi củalãi suất, lạm phát dẫn đến sự di chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia và tác độngđến tỷ giá hối đoái, điều này đã đề cập ở phần trên.(1.2.2; 1.2.3)

1.2.5.Cung, cầu ngoại hối:

Cũng giống như các hàng hóa khác, giá cả của tiền tệ (tỷ giá hối đoái) cũngđược hình thành dựa trên quan hệ cung cầu Tỷ giá thay đổi hàng ngày, hàng giờ donhững biến động tương tác giữa hai lực lượng chính: cung, cầu ngoại hối trên thịtrường ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiềnquốc gia khác Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới như thị trường ngoại hốiTokyo, London, Zurich thường xuyên tiến hành buôn bán hàng trăm tỷ ngoại tệ mỗingày Việc nghiên cứu tác động của cung, cầu ngoại hối đến tỷ giá hối đoái sẽ đượcxem xét qua việc sử dụng những đường cầu và cung trong mô hình cân bằng cung-cầu quen thuộc nhằm minh họa rõ việc thị trường sẽ quyết định giá cả tiền tệ nhưthế nào.

Trang 22

Trước hết, cầu ngoại tệ sẽ nảy sinh khi nào ? Đó là khi một nước có nhu cầumua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như các tài sản khác ở nước ngoài (23) Đường cầungoại tệ thông thường có độ dốc xuống từ trái sang phải giống đường cầu hàng hóa,điều này đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái và cầu ngoại tệ vận động ngược chiềunhau Cụ thể hơn, đường cầu ngoại tệ biểu hiện mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái vàlượng cầu ngoại tệ Khi cầu đồng tiền A giảm xuống (Q1 xuống Q2), giá ngoại tệ Agiảm, giá nội tệ C tăng, tỷ giá giữa ngoại tệ A và nội tệ C theo phương pháp yết giátrực tiếp tăng (từ E1 đến E2) (Hình 2)

Hình 2: Đường cầu ngoại tệ

Một ví dụ cụ thể: Giả sử dịch bệnh SARS khiến người dân Mỹ đi du lịch sangTrung Quốc ít đi, có nghĩa là số người dân Mỹ phải đổi USD lấy CNY (Nhân dântệ) giảm xuống, điều này sẽ làm giảm cầu CNY trên thị trường ngoại hối, khiếnđường cầu nhân dân tệ dịch sang trái, đồng nhân dân tệ xuống giá trong khi đồng đô

BB’ E2

E1

E1 : Mức tỷ giá ban đầu

E2: Mức tỷ giá A sau khi cầu A giảm.

Q1: Cầu ngoại tệ A gốcQ2: Lượng ngoại tệ A sau khi giảm cầu

Q(A): Lượng ngoại tệ A

E(A/C) : tỷ giá ngoại tệ trên nộitệ theo phương pháp yết giá trực tiếp

D : Đường cầu ngoại tệD

Trang 23

la Mỹ lên giá (giả sử nếu trước kia người Mỹ cần 0,15 USD mới đổi đước 1 CNY,thì nay chỉ cần 0,125 USD) Sở dĩ biết được sự lên giá của đồng đô la là do chúng tađã đảo ngược diễn biến mối quan hệ cung cầu bằng cách phân tích cung cầu USDtrên cơ sở cung cầu CNY và điều này là chấp nhận được Trong thế giới buôn bánngày nay, việc trao đổi các hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư… dù dưới vỏ bọcnào vẫn có thể coi đó là quan hệ song phương, khi ấy, cầu nhân dân tệ của Mỹ đượcchuyển thành cung đô la và cung về nhân dân tệ của người Trung Hoa cũng sẽ đượcchuyển thành cầu về đồng đô la

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành nên cầungoại tệ cũng được xem là cơ sở cho việc tạo nên những biến đổi cầu ngoại tệ gâyảnh hưởng đến tỷ giá Xét riêng trong phạm vi một quốc gia, nếu nhu cầu mua sắmhàng hóa dịch vụ từ nước ngoài tăng lên thì cầu ngoại tệ cũng tăng lên, cầu nội tệgiảm và kết quả là tỷ giá nội tệ giảm Điều đó cho thấy cầu ngoại tệ vận động ngượcchiều với các yếu tố tạo ra nó Sự tương quan nghịch giữa cầu ngoại tệ và các yếu tốcấu thành cầu ngoại tệ được mô hình hóa dưới dạng sau:

(trong đó γ là biểu thị tác động các yếu tố ngẫu nhiên lên cầu ngoại tệ.)

Yếu tố còn lại quyết định tỷ giá hối đoái chính là cung ngoại hối Đường cungngoại hối có chiều hướng lên trên, từ trái sang phải, thể hiện quan hệ khi cung ngoạihối tăng lên (Q đến Q’), giá cả ngoại hối giảm xuống, giá cả nội tệ tăng và tỷ giátăng lên (E đến E’)(trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại) (Hình 3)

Trang 24

Hình 3: Đường cung ngoại tệ

Một ví dụ tiêu biểu cho tác động của cung ngoại tệ lên giá cả nội tệ chính là “Dịchbệnh Hà Lan” Sau khi phát hiện ra nguồn khí ga thiên nhiên ở Hà Lan, ngoại tệ từ việcbán dầu như nước đổ dồn về vùng đất trũng này đã làm tăng nhanh giá trị đồng nội tệ,

Về mặt lý thuyết, cung ngoại hối phát sinh cùng với sự xuất hiện của cầungoại hối Trên thị trường ngoại hối, một nhu cầu về ngoại tệ thường đi kèm vớinguồn cung nội tệ Cung nội tệ của nước A sẽ trở thành cung ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối, một nhà đầu tư Brazil muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đổiđồng Real nước họ ra VND, cùng lúc, nhà đầu tư thực hiện hai vấn đề, cung đồngReal và cầu đồng Việt Nam Do đó hàm biểu thị mối liên hệ giữa cung và các nhântố ảnh hưởng đến cung ngoại hối, gián tiếp gây nên biến động tỷ giá hối đóai sẽ códạng:

SNgT = f(cầu của dân chúng nước ngoài về hàng hóa dịch vụ , tài sản một nước; ζ))

(trong đó ζ) cũng được xem là biểu thị sự vận động của cung ngoại hối bởi các biếnngẫu nhiên)

Một cách tổng quát, cung cầu ngoại hối trên thị trường cùng nhau xác lập mộtmức tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Khi tỷ giá hối đoái cân bằng cũng làlúc cung ngoại hối bằng cầu ngoại hối, ví như nếu lượng bảng Anh bán ra đúngbằng lượng bảng Anh mua vào thì tỷ giá sẽ trong trạng thái cân bằng tối ưu Tuy

Q(Ngt): Lượng cung ngoại tệ S: đường cung ngoại tệ

Trang 25

nhiên, trong thực tế, sự cân bằng đó chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, sự vận động liêntục giữa các luồng vốn xuyên quốc gia nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ, thươngmại… đã khiến cho thị trường ngoại hối liên tiếp lâm vào tình trạng dư cung hoặcdư cầu Trước tình trạng này, các nước theo chế độ tỷ giá cố định thường can thiệpvào thị trường ngoại hối nhằm mục đích ổn định tỷ giá Giữa năm 2001, thị trườngngoại hối tại Việt Nam liên tiếp rơi vào tình trạng căng thẳng, cầu đô la tăng mạnhkhiến NHTW phải tung đô gần 800 triệu đô la ra bán (55)

Tác động của cung cầu ngoại hối lên tỷ giá hối đoái dựa chủ yếu vào các yếutố cấu thành nên nó, tuy nhiên ngoài các tác nhân tác động trực tiếp lên cung cầungoại hối thì các nhân tố gián tiếp như thu nhập, chi tiêu chính phủ, sản lượng…cũng gây ảnh hưởng không nhỏ lên tỷ giá hối đoái Thu nhập tăng lên đồng nghĩavới chi tiêu tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài tăng lên, cầu ngoại tệtăng lên và cuối cùng kéo theo một sự lên giá đồng ngoại tệ Chi tiêu cũng vậy, nếuchi tiêu chính phủ vượt quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọngthì một sự cắt giảm chi tiêu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tất yếu dẫn đến qui luậtgiảm cầu ngoại tệ, cuối cùng là đồng ngoại tệ giảm giá Trong thời kỳ suy thoáikinh tế, chính phủ buộc phải cắt giảm lực lượng lao động, sản lượng sụt giảm làmtăng nguy cơ lạm phát và giảm giá tỷ giá hối đoái thực tế …Có thể nói, cung cầungoại hối là hai yếu tố vô cùng nhạy cảm, quyết định trực tiếp mức độ tăng giảmcủa tỷ giá hối đoái Những tín hiệu bất bình thường về cung cầu ngoại hối sẽ luôn làcông cụ hữu hiệu để ngân hàng trung ương có những giải pháp đối phó kịp thời vớinhững rủi ro tiềm ẩn xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái

1.2.6 Năng suất lao động:

Năng suất lao động được xem là yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tếmột quốc gia Trong điều kiện tự do hóa, toàn cầu hóa, năng suất lao động được tạonên không chỉ bởi nội lực quốc gia mà còn bởi việc giao lưu vốn, công nghệ Mộtsự tăng lên hoặc giảm xuống trong năng suất lao động tất yếu sẽ kéo theo hàng loạtbiến động trong nền kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái Mặc dù không tác động trựctiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫnđược xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và

Trang 26

thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm Việc xem xét ảnh hưởng năngsuất lao động lên tỷ giá trong khuôn khổ bài viết sẽ tuân theo hướng vận động tănggiảm của năng suất lao động.

Thứ nhất có thể kể đến biến động tăng trong năng suất lao động, việc tăngnăng suất lao động có thể dẫn đến những kết quả chủ yếu sau đối với tỷ giá:

Năng suất lao động tăng kéo theo sự gia tăng sản lượng sản xuất, thúc đẩyxuất khẩu, cung ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ giảm, tỷ giá có xu hướng tăng.Trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện mức sản lượng toàn bộ nền kinh tế chưađạt đến mức tiềm năng, một khi mức tiềm năng đã được nền kinh tế đạt tới thì mộtsự tăng lên trong năng suất lao động lại dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đội giá hàngtiêu dùng trong nước lên cao, sức mua thực tế giảm sút, đồng nội tệ sụt giá kèmtheo nó là nạn thất nghiệp trầm trọng do việc cắt giảm chi phí lao động, bảo tồn lợinhuận từ phía các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tăng năng suất lao động trong chừng mực nào đó sẽ dẫnđến một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đếnlượt nó lại thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếpnước ngoài, thu hút các luồng vốn quốc tế chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng,giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá

Việc tăng lên trong năng suất lao động với điều kiện kinh tế phát triển ổnđịnh sẽ dẫn đến niềm tin đồng nội tệ tăng giá trong tương lai và thế là nạn đầu cơxuất hiện, các nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng mua nội tệ, tỷ giá nội tệ sẽ phải đối mặttrước sức ép tăng giá Đây là trường hợp rất nguy hiểm, tạo nên hiện tượng khanhiếm nội tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông, nếu tồn tại dưới một chế độ tỷ giácố định thì ngân hàng trung ương sẽ vô cùng vất vả trong việc giữ tỷ giá dao độngtrong biên độ cho phép, vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần 1.2.7 dướiđây.

Đối với trường hợp mức tăng năng suất lao động nhỏ hơn mức tăng tương đốicủa chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao…thì sẽ dẫn đếnlợi nhuận sụt giảm, sản lượng giảm, kinh tế suy thoái, lạm phát có xu hướng tăng,kéo đồng nội tệ mất giá.

Trang 27

Cuối cùng, xét năng suất lao động trong tương quan hai nền kinh tế, nếu nềnkinh tế nào có mức độ tăng năng suất lao động cao hơn thì hàng hóa nước đó sẽ trởnên rẻ tương đối, sức mua đồng nội tệ nước đó sẽ cao hơn và tỷ giá hối đoái giữađồng tiền nước đó với đồng tiền có năng suất lao động thấp hơn sẽ tăng lên.

Ngoài sự tăng lên trong năng suất, năng suất lao động giảm xuống cũng làmột yếu tố cần phải được xem xét Năng suất lao động giảm thường gây tâm líhoang mang về nguy cơ suy thoái kinh tế, xuất khẩu bị xói mòn do mức sản lượngsụt giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn trước, giá cả tăng, sức mua đồng nội tệgiảm, tỷ giá hối đoái giảm Mặt khác, một sự giảm xuống trong năng suất lao độngsẽ khiến hàng hóa trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, việc tăng nhậpkhẩu do đó sẽ diễn ra, cầu ngoại tệ tăng lên, đồng ngoại tệ tăng giá…

Nói tóm lại, năng suất lao động cũng gây ra một số tác động nhất định đến tỷgiá hối đoái Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tác động trước tiên đến mặt bằnggiá cả nội địa, qua đó đến tỷ giá hối đoái

1.2.7 Đầu cơ tiền tệ:

Đầu cơ giờ đây là khái niệm không còn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa,hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam Đầu cơ tiền tệđược hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc mua tiền tệ kiếm lời khi giácả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi Cụ thể là các nhà đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờlên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh, chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi vàkết quả là họ làm cho các đồng tiền mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên.

Đối với các quốc gia có hệ thống tiền tệ yếu kém, tăng trưởng dựa trên luồngvốn ngắn hạn, vốn khống hay còn gọi là vốn ảo, đầu cơ thường đem lại hiệu quảxấu, gây biến động lớn đến tỷ giá hối đoái Do việc đầu cơ tiền tệ được tiến hànhthông qua mua bán một khối lượng lớn các loại tiền nên đầu cơ thường có xu hướngkhiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh Cuộc khủng hoảng đồng Peso hồi tháng2 năm 2002 khiến Chính phủ Áchentina điêu đứng là một minh chứng thể hiện tácđộng tiêu cực của đầu cơ lên tỷ giá hối đoái Tổng thống Achentina ông EduardoDuhalde đã lớn tiếng chỉ trích những kẻ đầu cơ tiền tệ khiến đồng Peso rớt giá đếnmức kỉ lục, giá đô la từ 1 peso ăn một đô la ngày 1/2/2002 đã lên đến 10 peso/đôla

Trang 28

ngày 11/2/2002 (1) Một số nhà đầu cơ nước ngoài vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàngtung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đôngtrong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đãbuộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữngoại hối cạn kiệt

Các nhà đầu cơ khác với những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, họ luôn nắm giữtài sản “nợ” với hi vọng trong tương lai việc bàn các tài sản này sẽ có lợi cho họ Sốvốn ban đầu mà các nhà đầu cơ bỏ ra để có quyền mua một hợp đồng tiền tệ trênthực tế thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền trên hợp đồng tiền tệ họ nhận được saunày Cụ thể trước khủng hoảng 97 – 98, ở Thái Lan, chỉ cần 510 triệu bạt là có thểmua được 200 hợp đồng tiền tệ với tổng trị giá 2 tỷ USD (19), đây là những “quả bomnguyên tử” có sức công phá lớn trên thị trường tiền tệ thường bị những kẻ đầu cơlợi dụng để kiếm chác Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợpđồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vàonhư đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thịtrường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giáđồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoảncho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thêthảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷgiá

Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng giátiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phương, cầu tiền tệ này chínhlà cung tiền tệ kia và ngược lại Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu cơ giá lên hayđầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền này và hạ giá đồngtiền kia Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lượng lớn đồng tiền X bằngđồng tiền Y thì ngay lập tưc đồng tiền X sẽ có xu hướng lên giá và đồng tiền Y cóxu hướng hạ giá Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, hiện tượng đầu cơ cũng mang lạimột số hiệu quả nhất định, đó là việc các nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông quacác nghiệp vụ kinh doanh, quyền chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp

Trang 29

đồng kì hạn… đã phần nào đưa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực củanó, làm ổn định thị trường ngoại hối.

1.2.8 Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là hai công cụ cơ bản đượccác quốc gia sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nếu chính sách tài khóa dựatrên việc kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ thì chính sách tiền tệ lại tác động lênnền kinh tế thông qua lãi suất và cung cầu tiền tệ (cung cầu tiền ở đây được hiểu làlượng tiền trong nội bộ nền kinh tế) Các biện pháp thường xuyên được sử dụng đólà chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ lỏng.

Xét trong phạm vi nội bộ quốc gia, chính sách tiền tệ chặt đó là việc chínhphủ tiến hành tăng lãi suất, giảm cung tiền; với khái niệm cung tiền là tổng số tiềncó khả năng thanh khoản (MS) thì một sự thay đổi trong cung tiền sẽ dẫn đến sựthay đổi trong lãi suất, từ đó tác động đến mức giá đồng nội tệ (Hình 4) Chính phủcó thể tiến hành giảm cung tiền bằng cách phát hành trái phiếu, giảm lượng tiền mặtlưu thông, đường cung tiền dịch sang trái (M đến M*), nâng mức lãi suất lên mứci* Ở mức lãi suất cao hơn này đối với một nền kinh tế nhạy cảm với chi tiêu thì cóthể làm tăng tỷ giá hối đoái đồng bản tệ

Hình 4: Sự vận động lãi suất trong tương quan với cung tiền

Đối với chính sách tiền tệ lỏng, hiệu ứng sẽ ngược lại, một sự tăng cung tiềnsẽ làm lãi suất giảm xuống, khiến tỷ giá đồng bản tệ giảm trong ngắn hạn.

M : Lượng cung tiền ban đầuM*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp i : Lãi suất ban đầu

i* : Lãi suất sau khi thu hẹp cung tiềnMD: Cầu tiền

i*

Lãi suất

Trang 30

Tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong thế giới tự do hóa thương mại ngàynay không đơn thuần chỉ chịu tác động của riêng chính sách tiền tệ quốc gia đó màcòn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới,đặc biệt là các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Anh…USD giờ đâymặc dù đã suy yếu song thế giới vẫn dõi theo từng động thái trong chính sách tiền tệMỹ Với hai phần ba lượng đô la phát hành được lưu thông ngoài nước Mỹ, việctăng, giảm lãi suất đồng đô la cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ đạo tácđộng đến tỷ giá hối đoái các nền kinh tế ngoài Mỹ Ngay sau khi Mỹ tuyên bố cắtgiảm lãi suất USD từ 1,25% xuống 1% (ngày 9/10/2003), NHTW Châu Âu cũng đãhạ lãi suất EUR xuống 1,5% từ 1,75% Việc cắt giảm lãi suất của EUR nhằm mụcđích duy trì mức tỷ giá cạnh tranh, không để đồng đô la giảm giá qua nhiều so vớiEUR bởi điều này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu của các nước thuộc liên minh châuÂu sang Mỹ Tại Việt Nam ngân hàng Ngoại Thương đã giảm 0,2% đối với tất cảcác kì hạn song theo bà Vũ Phương Liên, vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ(NHNNVN) thì việc cắt giảm lãi suất này chỉ tác động nhẹ tới tỷ giá, tỷ giá chỉ daođộng giảm trong biên độ cho phép (24).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, có thể nói chính sách tiền tệcác quốc gia có đồng tiền mạnh, có tỷ trọng thương mại quốc tế lớn sẽ gây ảnhhưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia khác, từ đó giántiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Giao lưu thương mại quốc tế càng được mởrộng, vấn đề tỷ giá sẽ càng được quan tâm, việc hoạch định một chính sách tiền tệsao cho tạo được một mức tỷ giá có lợi cho tổng thể nền kinh tế do vậy phải đượcxây dựng dựa trên những biến động trong tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ của cácquốc gia khác.

1.2.9 Sự can thiệp của nhà nước:

Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia, nhà nước quyếtđịnh mọi chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Mọi biến số kinh tế vĩ mônhư lạm phát, lãi suất hay tỉ giá hối đoái chỉ được xem là những quân cờ trong váncờ với những người bạn láng giềng khác của mình Nhà nước ấn định chế độ tỷ giáhối đoái, quyết định việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán, hoạch định xu thế

Trang 31

vận động của tỷ giá và kết quả là tỷ giá được xem như một sản phẩm do bàn tay nhànước nhào nặn Trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, việclựa chọn một chế độ hối đoái phù hợp với bối cảnh quốc tế, điều kiện cụ thể củatừng nước nhất là các nước đang phát triển luôn là một vấn đề nan giải Việc lựachọn ấy cũng như việc điều hành tỷ giá được nhà nước tiến hành thông qua hoạtđộng của ngân hàng trung ương Thực tế đã chứng minh rằng nếu nhà nước canthiệp quá sâu vào việc điều chỉnh tỷ giá, sẽ dẫn đến hiện tượng tỷ giá lệch khỏi trụccân bằng, không phản ánh xác thực cung cầu thị trường, gây bất ổn trong biến độngtỷ giá Tuy nhiên nếu nhà nước quá lơi lỏng, để tỷ giá hoàn toàn vận động theo cungcầu thị trường thì tỷ giá sẽ luôn có những biến động bất thường, tăng giảm đột ngộtdo hiện tượng đầu cơ gây nên Chính vì vậy, sự can thiệp của nhà nước là rất cầnthiết Thực tiễn cho thấy quá trình can thiệp lên tỷ giá của nhà nước vận hành theoquá trình vận động của các chế độ tỷ giá:

Sơ đồ 3: Quá trình vận động các loại chế độ tỷ giá.

Nguồn: (44)

Khi tỷ giá chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi thì mức độ can thiệpcủa nhà nước giảm dần Dưới chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn, nhà nước can thiệpđể giữ tỷ giá ở mức không thay đổi, dưới chế độ tỷ giá tự do thả nổi, nhà nướckhông can thiệp vào thị trường ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ cần thiết giảm tới mức tốithiểu, điều này có thể làm mất cân đối cung cầu ngoại hối, dẫn đến hiện tượng tỷ giátăng giảm đột ngột chỉ trong thời gian ngắn Song hiện nay trên thế giới, đa số canthiệp của nhà nước là có chủ đích và có lợi cho xu hướng vận động của tỷ giá, sựcan thiệp ấy thường được tiến hành thông qua ngân hàng trung ương dưới hai hìnhthức sau:

Tỷ giá cố

định hoàn toàn

Cố định có

khả năng bị

điều chỉnh

Ổn định trong thời kỳ nhất định

Thay đổi có quản lý(khung tỷ giá)

Tỷ giá thả nổi tự

do

Trang 32

*Can thiệp theo trách nhiệm: Khi tỷ giá của một đồng tiền trong hệ thống tỷ

giá cố định cao hoặc thấp tới cận điểm thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệp, sựcan thiệp này giúp làm tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái nội tệ Trong cuộc khủnghoảng 97-98, sau khi áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà đồng bạt vẫn rớt giá,chính phủ Thái Lan đã bán hết 36 tỷ dự trữ ngoại hối của mình với hi vọng đồng bạtsẽ nâng giá trở lại.

*Can thiệp tự do: Xảy ra ở cả chế độ tỷ giá cố định lẫn chế độ tỷ giá thả nổi,

ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trước khi xảy ra những biến động tỷ giá đạt tớicận điểm biên độ nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối.

Cho dù ở loại hình can thiệp nào thì sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối luôn nằm trong hai động thái chính sau đây: một là tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra, hai là trực tiếp gây biến động lên mức lãi suất trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ

Để thực hiện sự can thiệp của mình, NHTW sử dụng chủ yếu các công cụsau:

Lãi suất chiết khấu: việc nâng cao lãi suất chiết khấu có tác dụng thu hút

được vốn ngắn hạn chảy vào, sự căng thẳng bớt đi, trong dài hạn, tỷ giá có xuhướng giảm, trường hợp hạ lãi suất chiết khấu, hiệu ứng hoàn toàn ngược lại.

Nghiệp vụ thị trường hối đoái: Đó là nghiệp vụ về mua, bán ngoại tệ nhằm

mục đích điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách tác động trực tiếp Việc mua bánngoại tệ này cần được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thịtrường, không nên áp đặt máy móc mà cần tính toán kĩ lưỡng mức độ can thiệp dựatrên xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế.

Quĩ bình ổn dự trữ hối đoái: được lập nên từ việc phát hành trái phiếu kho

bạc hoặc sử dụng vàng Khi cán cân thanh toán thâm hụt, quĩ sẽ đưa vàng ra bán đểthu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm bớt sự lên giá đồng nội tệ và ngượclại.

Phá giá đồng tiền: là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại

tệ khác, kết quả của phá giá đồng tiền là một sự giảm mạnh trong tỷ giá hối đoái.

Trang 33

Ngược lại, công cụ nâng giá đồng tiền lại được sử dụng với mục đích nâng

cao sức mua đồng tiền này so với đồng tiền khác, tạo hiệu ứng tăng tỷ giá hối đoáinội tệ.

Bên cạnh sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua ngân hàng trung ương,các can thiệp khác đối với các hoạt động thương mại, đầu tư, môi trường… cũnggây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái Đơn cử là việc tăng thuế nhập khẩuđối với ô tô của Bộ Thương Mại sẽ làm giá ô tô trở nên đắt hơn, hạn chế nhập khẩu,cầu ngoại tệ giảm, tỷ giá đồng nội tệ tăng hay việc hải quan thu giữ lô hàng khôngcho xuất khẩu khiến nguồn cung ngoại tệ sụt giảm, giá ngoại tệ tăng, đồng nội tệgiảm giá.

Nhìn chung, sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định,song cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn Mặc dù sự canthiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can thiệp liêntục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nayvẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá.

1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương:

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những thử thách, biến động.Các hoạt động thương mại quốc tế trong đó có hoạt động ngoại thương vận độngvới một tốc độ chóng mặt Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại thươngluôn được các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển quan tâm Khác hẳnvới viện trợ kinh tế, đầu tư nước ngoài hay đầu tư gián tiếp đều có thể mang lạigánh nặng nợ nần cho nền kinh tế không dưới hình thức này cũng dưới hình thứckhác, hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu đã từ lâu được xem là conđường ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải, giải quyết gánh nặng nợ nần chohầu hết các quốc gia trên thế giới Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển mứccao hay mức thấp đều có khao khát thúc đẩy hoạt động ngoại thương Ngoại thươngkhông chỉ đem đến cho chúng ta của cải mà ngoại thương còn xóa mờ đi ranh giớigiữa các quốc gia, mở ra cho ta cuộc sống mới, cho ta hiểu biết về thế giới xungquanh, về các quốc gia thậm chí chúng ta chẳng bao giờ đặt chân tới Một sáng,chúng ta thức dậy bằng tiếng chuông phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức Thụy Sĩ,

Trang 34

uống cà phê từ chiếc máy pha cà phê xuất xứ từ Đức rồi đi ra đường với đôi giày dabóng lộn sản xuất tại Ý, tất cả những điều đó đều do ngoại thương mang lại chochúng ta

Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của ngoại thương, các quốc gia trênthế giới hiện nay lại bước chân vào một cuộc chạy đua mới, cuộc đua thúc đẩy hoạtđộng ngoại thương và tỷ giá hối đoái được xem là công cụ hữu hiệu nhất để tối ưuhóa mục đích Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là một thế giới đầy bí ẩn, đầy bất trắc; sựvận động của nó có thể vượt ra ngoài mọi dự đoán cũng như mọi khả năng chế ngựcủa nhà nước Tỷ giá ngày hôm nay rất có thể sẽ hoàn toàn khác ngày hôm qua, sựlên giá, xuống giá đột ngột của những đồng tiền luôn là bài toán mới mẻ, đầy hócbúa cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư Song đối với hoạt động ngoạithương, tác động của biến động tỷ giá dường như vận động theo một xu thế nhấtđịnh, có thể dự báo được trong ngắn hạn Và xu thế đó vận hành theo chiều hướngnào ? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

1.3.1 Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoạithương, tác động của tỷ giá lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông quatác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu:

Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩusẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp,xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sútgiảm trong hoạt động xuất khẩu Cụ thể là giả sử trong khoảng thời gian tháng 9 đếntháng 10 năm 2003, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam tăng từ 1 USD = 15.000VNDlên 1USD=13.000VND thì một nhà xuất khẩu A với doanh thu 100.000USD sẽ bịthiệt một khoản tiền là (15.000- 13.000)* 100.000 = 200.000.000 VND Nếu tỷ giádiễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuấtkhẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan hiếm, kimngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0 Vấn đề ảnhhưởng xấu đối với kim ngạch xuất khẩu của việc tăng tỷ giá thường xuyên là chủ đề

Trang 35

chính trên các mặt các báo chí Mỹ trước tháng 12 năm 2002 Theo thời báo TheNewYork Times số ra ngày 21 tháng 12 năm 2002 thì năm 2001, việc đồng đô laMỹ tăng giá 11% so với các đồng tiền chủ chốt như Yên Nhật đã khiến kim ngạchxuất khẩu Mỹ giảm từ 10% GDP xuống còn 7% GDP.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lạimở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệhơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng vàphát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tănglên tương ứng Nhà xuất khẩu A trong ví dụ trên sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệuVND nếu tỷ giá giảm từ 1USD = 13000VND xuống 1USD=15000VND

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:

Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chếdường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái sovới các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ranhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơchế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặthàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bịtoàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp Tỷ giáhối đoái tăng lên khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thaythế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùngngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần tron g cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu Giả sử người tiêu dùng Mỹ thích ăn thịt bò đóng hộp của Việt Nam được bánvới mức giá 18000VND/hộp, ở mức tỷ giá 1USD=18000VND, chỉ cần 1USD làngười tiêu dùng Mỹ đã có thể mua được một hộp; nay tỷ giá tăng lên1USD=9000VND thì người Mỹ phải cần đến 2USD mới có thể có thịt bò hộp củaViệt Nam trong tay Lúc ấy, thay vì sử dụng thịt bò từ Việt Nam, họ sẽ sử dụng thịtbò của Chilê với giá rẻ hơn hoặc chuyển sang ăn thịt gà Nếu giá VND vẫn giữ ởmức cao như vậy, cầu đối với thịt bò hộp của Việt Nam từ người dân Mỹ sẽ giảmdần và tiến tới bằng 0, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam, sẽkhông còn dấu hiệu của thịt bò đóng hộp nữa Trái lại, khi tỷ giá giảm, cơ cấu mặt

Trang 36

hàng xuất khẩu có thể sẽ trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăngdoanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng…Đối với cácmặt hàng không thể thay thế như xăng dầu thì tỷ giá có tăng hay giảm cũng hầu nhưkhông ảnh hưởng gì mấy đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu:

Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá nội tệcủa nước này so với các đồng tiền nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước nàytrở nên kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ giảmtức tỷ giá giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối, tính cạnh tranh vềgiá tăng lên Thập niên 70, Nhật Bản là quốc gia áp dụng thành công cạnh tranh vềgiá thông qua tỷ giá hối đoái để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đến thập niên 80,hàng của Nhật Bản đã phủ kín Châu Âu, giành giật thị phần với thị trường Mỹkhiến xuất khẩu của Mỹ bị thu hẹp Những năm đầu của thế kỉ 21, giá hàng nôngsản Mỹ tăng mạnh, giá xuất khẩu ngô từ Mỹ sang Nhật Bản năm 2001 so với 2000giảm 11,3% từ 16 MT xuống 14,2 MT sau khi USD tăng giá 30 % so với đồng Yên(từ 93,4 JPY/1USD lên 130,8 USD/JPY) (46) Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếuchất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người tiêu dùng sẽ sử dụng sảnphẩm nào rẻ hơn Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một đồngtiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước mình so với giábản tệ của thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước đó caohơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn.

Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăngngược lại sẽ gây bất lợi Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thichế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sátgiá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷgiá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, không phải tỷ giá thực, do đó nếu một sựgiảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫnbị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.

Trang 37

1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu:

Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu Có người chorằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhậpkhẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thươngmại Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại gópphần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩulại cung cấp vốn cho nhập khẩu Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lênngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khigiá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giánhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lêndẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu Ví như tháng 1 năm 1999, việcđồng Peso (Argentina) tăng giá 10% so với đồng Real (Brazil) khiến lượng giầy danhập khẩu vào Argentina tăng gần 30% so với cùng kì năm 1998(48) Cụ thể hơn, giảsử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá 1 USD= 15000 VND,nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 1,5 triệu VND) đểmua 100 hộp bút Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 14000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộpbút sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu VND (khoảng 7%) Điều này đồng nghĩa với việcgiá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 7%, theo quy luật cung cầu: giá giảm - cầu tăng, để tănglợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lêntương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồngnội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việccác nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫnđến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chiphí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến cácnhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàngnhư nông sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị

Trang 38

toàn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệtđúng với các nước đang phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷgiá hối đoái sẽ cho chiều hướng ngược lại

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhậpkhẩu:

Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩmnhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên,sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khitỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảmtương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nênđắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thểđược thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt độngngoại thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt nàylại vận động ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhậpkhẩu còn nếu tỷ giá vận động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãmxuất khẩu.Việc lựa chọn sách lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt độngngoại thương từ đó phải hài hòa hóa được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phảiđược xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoạithương Thông thường, tác động của tỷ giá lên ngoại thương được xem có hiệu quảnếu nó đem lại thặng dư cán cân thương mại và kém hiệu quả khi cán cân thươngmại thâm hụt, song làm thế nào để có được thặng dư thương mại thông qua điềuhành tỷ giá, nghiên cứu tác động nâng giá, phá giá tiền tệ dưới đây sẽ phần nào trảlời được điều đó.

1.3.3 Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động ngoạithương:

1.3.3.1 Phá giá tiền tệ:

Phá giá tiền tệ là việc chính phủ một nước quyết định giảm mạnh giá trị traođổi đồng tiền nước mình(2) Biện pháp phá giá này chỉ được các quốc gia áp dụngchế độ tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết (quản lý) theo đuổi(45) Các

Trang 39

quốc gia nhập siêu nặng, kim ngạch xuất khẩu không cao thường tìm đến phá giánhư một liều thuốc cứu chữa cán cân thương mại đang hấp hối Theo lý thuyết, việcphá giá nội tệ tương đương với việc giảm mạnh giá trị đồng nội tệ hay giảm tỷ giánội tệ, khi đó, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, ngoại thương được cải thiện, cáncân thương mại cân bằng thậm chí sẽ thặng dư Tuy nhiên, thực tế lại rẽ theo hướngkhác, tùy từng các quốc gia khác nhau, tùy từng điều kiện ngoại thương, môi trườngkinh doanh, chất lượng cũng như cơ cấu xuất khẩu khác nhau mà mức độ phá giágiúp cải thiện ngoại thương khác nhau Điều kiện tiên quyết để phá giá giúp cảithiện ngoại thương chính là các quốc gia khác không phá giá hoặc phá giá ở mứcthấp hơn so với nước có chủ định phá giá Điều kiện thứ hai sẽ được xây dựng dựatrên mô hình Marshall-Lerner trình bày ngay sau đây.

Năm 1937, hai nhà kinh tế học Alfred Marshall và Abba Lerner (Mỹ) đã xemxét mức độ ảnh hưởng của phá giá lên hoạt động xuất, nhập khẩu Quan điểm chínhlà phá giá sẽ tác động đến cán cân vãng lai trong đó chủ yếu là cán cân thương mạitheo hai hướng, một là làm giảm thâm hụt (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu),hai là đẩy thâm hụt tiến tới trầm trọng hơn (tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn tăngxuất khẩu) Một mô hình dưới tên gọi Marshall-Lerner được đưa ra, đây là mô hìnhđầu tiên và cũng khá chính xác khi phân tích tác động của phá giá đến ngoại thươngthông qua tác động của phá giá lên cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cânthanh toán, mô hình căn cứ vào việc tính toán độ co giãn xuất khẩu, co giãn nhậpkhẩu so với tỷ giá hối đoái

Độ co giãn xuất khẩu so với tỷ giá chính là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi củagiá trị xuất khẩu bằng nội tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (d (X/X)/d(S/S))và chính bằng độ co giãn của xuất khẩu với giá, kí hiệu: ηx; độ co giãn nhập khẩu sovới tỷ giá bằng phần trăm thay đổi của giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ so vớiphần trăm thay đổi của tỷ giá (-d(N/N)/d(S/S)), kí hiệu: ηn Và xuất phát từ trạngthái cân bằng cán cân thanh toán, phá giá sẽ chỉ giúp cải thiện cán cân thương mại,tăng cường hoạt động ngoại thương thông qua tăng xuất khẩu khi ηx + ηn >1, trườnghợp ngược lại ηx + ηn <1 thì cán cân thanh toán sẽ chỉ thâm hụt trầm trọng hơn màthôi, việc phá giá không giúp cải thiện hoạt động ngoại thương. Nghiên cứu còn chỉ

Trang 40

ra đối với các nước đang phát triển, tổng này thường <1 và do đó phá giá không cólợi cho ngoại thương, trong khi tại các nước phát triển, chỉ cần giảm tỷ giá nhẹ chưacần phá giá thì đã giúp cải thiện cán cân thương mại.Tại sao lại như vậy?

Có ηx + ηn = d(X/X)/d(S/S) + (-d(N/N)/d(S/S))

Do các quốc gia đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặcnhững mặt hàng không thể thay thế lớn trong cơ cấu nhập khẩu nên cầu nhập khẩucác nước này được xem là không co giãn tức khi tỷ giá giảm 1%, nhu cầu nhậpkhẩu giảm ít hơn 1%, tỷ số -d(N/N)/d(S/S) mang hệ số âm Trong khi hàng hóa xuấtkhẩu chủ yếu là thô sơ chế, nguyên vật liệu lại cho sản xuất hàng xuất khẩu lại phụthuộc nhiều vào nhập khẩu, trường hợp mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đủbù đắp chi phí, thì tỷ giá giảm 1% không đưa đến việc kim ngạch xuất khẩu tăng>1%, khi đó, hệ số co giãn xuất khẩu sẽ <= 1, trừ đi hệ số co giãn nhập khẩu >1,tổng tất yếu phải <1 Đối với các nước phát triển, tình hình hoàn toàn ngược lại,nhập khẩu chủ yếu nông sản, thô sơ chế có độ co giãn cao, xuất khẩu máy móc,thiếtbị toàn bộ, chi phí để phục vụ xuất khẩu không tăng nhanh bằng kim ngạch xuấtkhẩu, suy ra ηx + ηn >1.

Kết quả của Marshall-Lerner ngày nay vẫn được rất nhiều nhà kinh tế họcnghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nước mình trên cơ chế cetacis paribas Mô hìnhtỏ ra có hiệu quả cao và được nhiều nhà kinh tế học cân nhắc khi xem xét tác độngcủa tỷ giá đến hoạt động ngoại thương Mặt khác, do ngoại thương không đơn giảnchỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp đồng bộ cácchính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền tệ, thu nhập nên việc phá giá phải đượccân nhắc trên cơ sở kết hợp hài hòa lơi ích các chính sách Bài học về “ngày thứ bađen tối” ở nước Nga năm 1989 vẫn còn đó NHTW đã phạm sai lầm nghiêm trọngsau khi phá giá đồng Rúp so với đô la Mỹ, giá USD đột ngột tăng cao làm cho dânchúng hoang mang về nền kinh tế vốn bất ổn của họ, điều này kéo theo giá, lạmphát tăng, tổn hại nghiêm trọng đến ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu (49) Cuốicùng có thể nói để phá giá có hiệu quả, các nhà kinh tế, các nhà quản lý cần nắm rõtình hình kinh tế-xã hội, trạng thái cán cân thương mại, tỷ trọng cơ cấu nhập khẩu…cân nhắc kĩ xem liệu các quốc gia khác có tiến hành phá giá hối đoái tương ứng

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

Hình ảnh liên quan

Hình 2: Đường cầu ngoại tệ - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Hình 2.

Đường cầu ngoại tệ Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 3: Đường cung ngoại tệ - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Hình 3.

Đường cung ngoại tệ Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 5: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ. - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Hình 5.

Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 1: Kim ngạch xuấtnhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ giai đoạn 1991-2003 - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Bảng 1.

Kim ngạch xuấtnhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ giai đoạn 1991-2003 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3: Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuấtnhập khẩu giai đoạn 1958-1985 - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Bảng 3.

Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuấtnhập khẩu giai đoạn 1958-1985 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 4: Tỷ giá hối đoái và xuấtnhập khẩu giai đoạn 1986-1992 Nă - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Bảng 4.

Tỷ giá hối đoái và xuấtnhập khẩu giai đoạn 1986-1992 Nă Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 5: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1993-1999 - Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc

Bảng 5.

Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1993-1999 Xem tại trang 72 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan