THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI

28 481 0
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 2.1. Tổng quan hoạt động của NHTMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội. 2.1.1. Quá trình phát triển cơ cấu tổ chức hoạt dộng củaNHTMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội. Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước – Hà Nội một thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt về phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mới…. Với những điều kiện rất tốt này ngay sau khi MSB Việt Nam được thành lập (08/06/1991) thì Hội đồng quản trị HĐQT của MSB đã ra quyết định số 52 ngày 17/08/1991 thành lập chi nhánh MSB Hà Nội. Đến ngày 01/09/1991 theo giấy phép hoạt động số 001/NH-GP ngày 08/06/1991 MSB Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm số 44 Nguyễn Du–Hà Nội Cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của toàn hệ thống của toàn hệ thống MSB Việt Nam sau 15 năm hoạt động chi nhánh Hà Nội cũng đang dần khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn. Từ khi thành lập cho tới nay MSB Hà Nội luôn luôn là một trong ba chi nhánh dẫn đầu trong mọi hoạt động của hệ thống Ngân hàng Hàng Hải Việt nam. Sau nhiều năm hoạt động với những cố gắng lớn. Năm 2004 đã thành lập chi nhánh cấp II Đống Đa đang chuẩn bị đưa 2 chi nhánh khác đi vào hoạt động; Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay, chiết khấu, thì nay đã có thêm rất nhiều sản phẩm như, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C, dịch vụ thẻ (sẽ có vào cuối năm 2006)… Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang; Khách hàng của MSB: như mục tiêu hướng đến chung của toàn hệ thống MSB đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa nhỏ thuộc các ngành kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm. Đồng thời đẩy mạnh việc phát triển khách hàng là cá nhân. Cơ cấu tổ chức: Tính đến ngày 31/12/2005 toàn bộ chi nhánh MSB Hà Nội có 83 cán bộ nhân viên. Trong đó trên 90% có trình độ đại học trên đại học. Số cán bộ nhân viên nữ chiếm hơn 50%. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh MSB Hà Nội: Giám đốc Phó giám đốc Phòng kiểm soát nội bộ Phòng hành chính tổng hợp Phòng xử lý rủi ro Phòng tín dụng Phòng kế toán tài chính Phòng giao dịch khách hàng Phó giám đốc Tổ kế toán Tổ tin học Tổ TD quốc tế & KH cá nhân Tổ tín dụng KHDN 2.1.2. Những kết quả đạt được của Ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội trong năm vừa qua. Trong thời gian vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta phát triển nhanh chóng. Cùng những biến động lãi suất ngân hàng trên thế giới, lãi suất của các ngân hàng ở Việt Nam không ngừng tăng tạo ra sự cạnh mạnh mẽ về khách hàng, lãi suất, sản phẩm dịch vụ…giữa các ngân hàng với nhau. Đây là một trở ngại lớn đối với một ngân hàng qui mô khiêm tốn như MSB, đặc biệt là MSB Hà Nội. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, những thế mạnh về khách hàng, nhân lực tăng trưởng hoạt động kinh doanh của MSB vẫn tiếp tục được phát huy đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Thu hồi được các khoản nợ đọng lớn, huy động vốn đạt cao nhất trong các năm qua, tổ chức sửa chữa, cải tạo di chuyển trụ sở làm việc của chi nhánh sang địa điểm mới thành công, bảo đảm phục vụ khách hàng kịp thời chính xác. Một số chỉ tiêu kinh doanh của năm qua: Đơn vị : triệu đồng TT Chỉ tiêu kế hoạch 2005 Thực hiện 2005 So sánh(%) Cuối kỳ Kế hoạch 2005 1 Vốn huy động 710.000 1.350.811 189 190 2 nợ cho vay 450.000 392.224 124 87 3 Số nợ xấu(*) 14.219 54 4 Chi phí quản lý công vụ 1.790 2.342 158 131 5 XDCB mua sắm CCLĐ 1.134 1.223 732 108 6 Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, mua sắm CCLĐ 725 1.698 398 234 7 Thanh lý TSCĐ, CCLĐ (theo giá trị còn lại) 20 129 516 645 8 Chi phí phân bổ từ TTĐH 4.746 4.746 181 100 9 Tổng quỹ lương 2.453 3.213 157 131 10 Chênh lệch thu chi 18.900 48.941 563 259 11 -Từ hoạt động kinh doanh 12.200 17.428 241 143 - Từ thu nhập bất thường 6.700 31.513 21423 470 * Tình hình huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1350.8 tỷ đồng tăng 189% so với cùng kỳ của năm trước đạt 190% kế hoạch đề ra. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh . Tiền gửi không kỳ hạn có bước tăng vượt bậc, đạt tới 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước, gấp 6 lần cùng kỳ năm 2003. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng rất cao, đạt 184 tỷ đồng tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậylượng khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như về chất lượng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 90% trong tổng tiền gửi tiết kiệm; Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế đạt 81 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông. Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn huy động. Khách hàng tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành bưu chính viễn thông ngành hàng hải. Trong năm 2005 thấy rõ tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc hai ngành này có thể đem lại cho MSB là rất lớn, MSB đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút hầu hết các khách hàng ngành bưu chính viễn thông về hoạt động chi nhánh. Chínhvậy cho đến ngày 31/12/2005 tổng nguồn huy động của khối khách hàng này đạt tới 978 tỷ đồng. Hiệu quả của việc huy động vốn từ các doanh nghiệp này với hoạt động của MSB rất cao . Thu nhập từ phí dịch vụ đạt 2.482 tỷ đồng, bằng 134% so với cùng kỳ năm ngoái; Tuy vậy sản phẩm dịch vụ của MSB nói chung còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên khó thu hút được các khách hàng cá nhân đến giao dịch, do đó thu từ phí dịch vụ tuy vậy vẫn còn khiêm tốn so với các ngân hàng cổ phần khác. * Tình hình hoạt động tín dụng: nợ cho vay của MSB đến ngày 31/12/2005 đạt 392 tỷ đồng, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm 2004 đạt được 87% kế hoạch. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 64% tổng nợ, còn cho vay trung dài hạn chiếm 36% tổng nợ, nợ sạch chiếm 94,5% tổng nợ. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đang khai thác có hiệu quả thông qua hoạt động cấp tín dụng cho một số tổng công ty lớn các hoạt động ưu tiên đầu tư, đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác. nợ tập chung vào một số ngành như sản xuất thép, đóng tàu, kinh doanh Vacxin chữa bệnh; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất điều hoà, cán thép, máy khai thác mỏ, máy xây dựng, nội thất. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp đã bước đầu thu hút được một số khách hàng Bưu điện về hoạt động tại chi nhánh. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro từ thị trường từ phía khách hàng. Cho nên trong năm 2005 chi nhánh cũng phát sinh hai khoản nợ quá hạn với giá trị là 5,3 tỷ đồng. Hiện nay chi nhánh đang thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi, khách hàng cũng đã cam kết sẽ giải quyết dứt điểm trong năm 2006. * Tình hình kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế dịch vụ tài khoản. Trong năm vừa qua chi nhánh đã khai thác tối đa các nguồn ngoại tệ hiện có thể kinh doanh hiệu quả. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1,076 tỷ đồng. Hoạt động thanh toán quốc tế so với năm 2004 vẫn được duy trì phát triển tốt, lượng L/C thanh toán qua MSB đã tăng lên một cách đáng kể đạt tới 17,5 triệu USD, tăng 46% . Nhưng so với khả năng đáp ứng của ngân hàng thì khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn còn quá ít. Điều này xảy ra là do quy trình nghiệp vụ của MSB còn nhiều chỗ đôi khi chưa phù hợp với thực tế. * Công tác thu hồi nợ. Năm qua chi nhánh đã có sự thành công vượt bậc trong công tác thu hồi nợ. Được sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng quản trị trụ sở chi nhánh một số khoản nợ quá hạn đã được chi nhánh giải quyết triệt để đóng góp vào kết quả tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh nới riêng của toàn hệ thống nói chung. * Công tác tiếp thị. Trong năm 2005 vừa qua chi nhánh đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng thu được những kết quả khả quan, tạo bước tiền đề cho công tác tiếp thị năm 2006. Công tác quảng cáo tiếp thị chăm sóc khách hàng tiếp tục được chú trọng những hoạt động tiếp xúc với phần lớn các khách hàng ngành Bưu chính viễn thông đã đem lại kết quả tốt góp phần vào sự tăng trưởng về nợ, tiền gửi, hoạt động thanh toán. Chương trình tiết kiệm bậc thang MSB đã huy động vượt 7 tỷ đồng. Chương trình huy động tiêt kiệm “ Niềm vui nhân đôi” vượt 5 tỷ đồng so với chỉ tiêu mà MSB Việt Nam giao. Chi nhánh có thực hiện việc phân phát tờ rơi quảng cáo qua kênh thu cước điện thoại tới các hộ dân tại một số trục đường, tuyến phố gần trụ sở MSB Hà Nội MSB Đống Đa. Công tác quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng mới duy trì khách hàng cũ còn nhiều khó khăn vì kinh phí tiếp thị quảng cáo còn hạn chế. * Các hoạt động quản lý khác: + Hoạt động quản lý tài chính kế toán, văn phòng. Chi nhánh đã thực hiện di chuyển thành công sang địa điểm từ 44 Nguyễn Du sang 71 Hai Bà Trưng, đảm bảo kịp tiến độ sửa chữa, không gây biến động cho khách hàng. Đồng thời thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi phí, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch chi phí do Trụ sở chính giao cho. Các loại chi phí khác được chi sát với thực tế trên cơ sở hiệu quả mang lại cho chi nhánh. Chi phí quản lý công vụ vượt 31% so với kế hoạch, chủ yếu tăng chi phí tiếp thị quảng cáo cho các chương trình huy động vốn, tiếp xúc, đẩy mạnh việc thu hồi nợ. + Hoạt động kiểm soát nội bộ. Cho tới hiện nay thì hoạt động này tại chi nhánh do 2 cán bộ nhân viên đảm nhiệm các công tác kiểm soát, giám sát tại chỗ hoạt động kinh doanh được duy trì thường xuyên, có được kết quả tốt hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung dài hạn tại chi nhánh MSB Hà Nội trong thời gian qua. 2.2.1.Những qui định chung về công tác thẩm định tài chính dự án trung dài hạn của ngân hàng. Trên cơ sở những qui định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay (quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của thống đốc NHNN), về bảo đảm tiền vay (quyết định 457)…. Kết hợp với điều lệ NHTMCP Hàng Hải Việt Nam tại quyết định số 219/QĐ-NH5 ngày 10-7-1997 thực tế công tác cho vay tại ngân hàng ban quản trị ngân hàng đã đưa ra các qui định trong cho vay, bảo lãnh, giao dịch, ….áp dụng tại NHHH. Căn cứ vào quyết định số 13/QĐ – HĐQT quyết định số 187/QĐ – TGĐ6 ngày 8-7-2002 qui trình thẩm định dự án nói chung qui trình thẩm định tài chính dự án nói riêng bao gồm: a) Đánh giá tính pháp lý, địa điểm triển khai tác động môi trường của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. b) Phân tích sự cần thiết của đầu tư - Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án, sự phù hợp của dự án trong xu thế phát triển ngành vùng địa phương; - Sự cần thiết mở rộng quy mô nhu cầu phát triển nội tại của khách hàng; - Phân tích, đánh giá vị trí ảnh hưởng của dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng c) Đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án: giá cả, nguồn cung cấp tính ổn định của những yếu tố này d)Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: - So sánh chu kỳ dương của sản phẩm dự án với thời gian hoàn vốn của dự án . - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. - Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thị phần sản phẩm dự án. e) Kỹ thuật công nghệ của dự án: - Hình thức đầu tư công suất của dự án. - Xem xét việc lựa chọn thiết bị công nghệ dây truyền công nghệ theo các nội dung: ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền hoặc uy tín, tính đồng bộ của các bộ phận trong dây chuyền công nghệ mới giữa dây chuyền công nghệ mới với hệ thống thiết bị sẵn có của khách hàng; tính tiên tiến của công nghệ thiết bị. Xem xét khả năng cung ứng thiêt bị công nghệ của các nhà cung cấp. - Xem xét các giải pháp xây dựng (đối với dự án có phần xây dựng cơ bản). - Xem xét các vấn đề chuyển giao công nghệ. f)Tổ chức vận hành (khai thác) dự án: - Xem xét trình độ, kinh nghiệm của đơn vị/cá nhân lập dự án. - Xem xét các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thi công về khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, năng lực thi công tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu của dự án. - Tiến độ thực hiện dự án: Phù hợp với thời gian trong thiết kế các yếu tố liên quan từ đó xác định thời gian bố trí vốn đầu tư kế hoạch thu hồi vốn. - Xem xét khả năng tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành (khai thác). g) Phân tích kế hoạch tài chính của dự án: - Chi phí trong giai đoạn triển khai xây dựng cho dự án: Các hạng mục chi phí, cơ sở dự toán chi phí, lịch trình chi phí; - Các nguồn tài chính để thực hiện dự án: cơ cấu nguồn, tính hiện thực của từng nguồn; tiến độ rút vốn. - Xác định giá thành sản phẩm, doanh thu tiêu thụ khi dự án đi vào vận hành khai thác. - Lợi nhuận hoạt động, lưu chuyển tiền tệ, các chỉ tiêu tài chính: NPV, IRR, điểm hoà vốn xác định độ nhạy của dự án. h) Điều chỉnh kế hoạch tài chính dự án: về doanh thu, chi phí xác định lại lưu chuyển tiền tệ, nguồn tiền trả nợ, thời gian hoàn vốn. i) Hiệu quả của dự án: - Lợi ích về hoạt động, mức tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tạo việc làm, năng suất, chuyển giao công nghệ, phát triển quản lý. - Hiệu quả khác. * Dự báo khả năng rủi ro đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro: + Dự báo các khả năng rủi ro: - Rủi ro từ các tổ chức hoạt động của khách hàng: thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi sở hữu, thay đổi người điều hành hoặc bộ máy quản lý: thay đổi mô hình, ngành nghề hoạt động… - Rủi ro xảy ra thuộc về dự án: rủi ro về quy mô, rủi ro về phía nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình thi công, triển khai dự án… - Các rủi ro khác: do sự thay dổi cơ chế, chính sách của nhà nước; rủi ro từ thị trường sản phẩm dự án, thị trường nguyên vật liệu; rủi ro về tiền tệ các rủi ro khác có thể phán đoán. Cán bộ thẩm định trên cơ sở kết quả từ thẩm định dự án kết hợp với kết quả về thẩm định: hồ sơ pháp lý của khách hàng; hồ sơ tài chính – phân tích tài chính của khách hàng, tình hình tổ chức hoạt động của khách hàng; nguồn - kế hoạch - thời gian trả nợ; hình thức bảo đảm tiền vay. Để hình thành nên báo cáo kết quả thẩm định trình lên ban xét duyệt cho vay của ngân hàng. Ngân hàng xem xét những giải trình của cán bộ thẩm định để từ đó ra quyết định cho vay . 2.2.2 Ví dụ minh hoạ: Thẩm định cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. 2.2.2.1 Giới thiệu về chủ dự án đầu tư. Công ty TNHH thép Nhật Quang được thành lập hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000088 ngày 01/03/2004 phòng đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, với mức vốn điều lệ 25 tỷ VND. Có trụ sở tại xã Lạc Đạo - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Công ty TNHH thép Nhật Quang là công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là công ty TNHH Nhật Quang (Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là: Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá; sản xuất gia công hàng kim khí vật liệu xây dựng; chế tạo xây lắp kết cấu thép công nghiệp; Vận chuyển dịch vụ vận chuyển hàng hoá; Dịch vụ cho thuê kho bãi, bảo quản hàng hoá cân điện tử). Tại thời điểm đề nghị vay vốn công ty TNHH thép Nhật Quang mới được thành lập chưa chính thức đi vào hoạt động. Dự án xây dựng nhà máy thép Nhật Quang nhằm xây dựng nhà máy để đưa công ty thép Nhật Quang đi vào hoạt động. Do chưa đi vào hoạt động, lại là công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là công ty Nhật Quang nên cán bộ tín dụng chỉ tiến hành phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty TNHH Nhật Quang. cho đến thời điểm gần nhất tình hình hoạt động tài chính của công ty TNHH Nhật Quang là tốt. (Lợi nhuận tăng đều các năm, năng lực sản xuất công tác phát triển thị trường tốt, các chỉ tiêu về thanh khoản khá cao.) 2.2.2.2 Thẩm định tài chính dự án nhà máy thép a)Giới thiệu về dự án: Tên dự án : Đầu tư xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG. Địa điểm thực hiện dự án: Trên khu đất 45.000m 2 tại khu công nghiệp Phố Nối A xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. [...]... chất lượng thẩm định nói chung chất lượng thẩm định tài chính tài chính dự án nói riêng của MSB Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng mừng Tuy nhiên để đạt được một chất lượng thẩm định như mong đợi đối với mọi khoản vay thì không phải là điều dễ dàng Bởi thực tế công tác thẩm định tài chính dự án vẫn còn có một số hạn chế, chất lượng thẩm định tài chính dự án vẫn chưa được như mong muốn 2.3.2 Hạn. .. hàng, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, thẩm định kỹ thuật, thẩm định thị trường…) cũng rất chi tiết Do đó kết quả thẩm định thường chính xác đầy đủ, là căn cứ chủ yếu tin cậy trong việc đưa ra quyết định cho vay của ngân hàng Bằng chứng thực tế cho thấy rõ nét chất lượng thẩm định tài chính của ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt là tổng nợ cho vay trung dài tính tới thời điểm... ân hạn Lãi trả hàng tháng Tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản đầu tư trên khu đất 45.000m2 tại khu công nghiệp Phố Nối A xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 2.3 Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung dài hạn tại MSB Hà Nội 2.3.1 Những kết quả đạt được  Thông qua ví dụ điển hình trên cùng với thực tế quan sát tại cơ sở cho thấy việc thẩm định dự. .. trình thẩm định cán bộ thẩm định còn tiến hành các hoạt động tư vấn cho khách hàng để phương án vay vốn sử dụng vốn được hiệu quả hợp lý hơn, đảm bảo yêu cầu cho cả ngân hàng khách hàng Điều này không chỉ đóng góp cho chất lượng thẩm định được cải thiện mà còn tạo hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng trong quan hệ với khách hàng Như vậy với sự quan tâm của ngân hàng sự nỗ lực của các cán bộ thẩm định, ... thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án cơ cấu vốn đầu tư Ngân hàng thường quan tâm tới thẩm định vốn để đầu tư vào tài sản cố định (Vốn cố định) , mà ít xem xét đến thẩm định vốn lưu động ròng cần thiết cho dự án (Trong khi thực tế để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả thì vấn đề vốn lưu động ròng là cơ sở bước đầu để hoạt động sản xuất được tiến hành) Dẫn đến tính chính xác của các tiêu chuẩn đánh... dự án nói chung thẩm định tài chính dự án nói riêng đã được thực hiện rất cẩn thận, có sự kết hợp phân tích vừa tổng hợp vừa chi tiết về từng khía cạnh của dự án, đặc biệt trong việc thẩm định sử dụng vốn, doanh thu – chi phí - lợi nhuận, nguồn trả nợ của dự án Song song với thẩm định tài chính, ngân hàng còn tiến hành thẩm định các nội dung khác (như thẩm định tính pháp lý của khách hàng, thẩm định. .. án (lãi suất chiết khấu sẽ phải là chí vốn trung bình của dự án) , dẫn đến chưa phản ánh chính xác dòng tiền ròng của dự án, phần nào hưởng đến kết quả thẩm định tài chính dự án Trong thẩm định dòng tiền của dự án, hầu hết vấn đề chính được quan tâm là dòng tiền vào dòng tiền ra cơ bản có thể tính toán cụ thể được, còn các dòng tiền thực tế có thể phát sinh khi dự án hoạt động dường như chưa được đề... với kế hoạch xây dựng trong dự án tức là khoảng 7200 tấn trong năm thứ nhất của dự án tăng trưởng trung bình 20%/năm ổn định từ năm thứ 07 của dự án với sản lượng 21.000 tấn /năm + Đối với sản phẩm thép cán nguội: - Cho tới thời điểm thẩm định dự án mặt hàng này chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, có rất ít công ty trong nước sản xuất, trong năm 2005 có nhà máy thép Phú Mỹ đi vào hoạt động với công suất... định được công việc cụ thể là gì, những bảng biểu nào cần thiết lập, trên cơ sở nào, đánh giá hiệu quả tài chính thì chỉ cần quan tâm tới các chỉ tiêu NPV, IRR hay cần cả những nhóm chỉ tiêu khác như ROE, DSCR( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) Trong khi mỗi dự án cho vay trung dài hạn thường rất phức tạp, nhất là các dự án lớn Về nội dung thẩm định tài chính: Trong quá trình thẩm. .. miền Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nội d) Thẩm định về dự toán vốn cơ cấu vốn của dự án: Vốn của dự án được dự toán để đầu tư vào hai khoản mục: + Một là các hạng mục đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng: Phần này sau khi cán bộ thẩm định đối chiếu với thị trường các dự án đầu tư tương tự (Nhà máy của công ty máy mỏ Hoà Phát) cho thấy rằng giá trị tính toán theo dự án là hợp lý . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 2.1. Tổng quan hoạt động. doanh của chi nhánh. 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh MSB Hà Nội trong thời gian

Ngày đăng: 09/10/2013, 10:20

Hình ảnh liên quan

* Tình hình huy động vốn: - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI

nh.

hình huy động vốn: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: giá bán sản phẩm trên thị trường và dự tính của dự án - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI

Bảng 2.

giá bán sản phẩm trên thị trường và dự tính của dự án Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan