Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

40 289 2
Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng 2.1. Tình hình phát triển DNVVN những năm qua 2.1.1. Số lượng, cơ cấu ngành và sự phân bố theo vùng của khu vực DNVVN Theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ thì DNVVN là những doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người. Với tiêu chí về vốn như vậy thì có 20916 trên tổng số 24708 doanh nghiệp được điều tra trong cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tiến hành năm 1995 là DNVVN, chiếm 88,2% tổng số doanh nghiệp. Trong đó đối với khu vực doanh nghiệp Việt Nam thì tỷ lệ này là 89,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 33,6%. Rõ ràng là các DNVVN chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn trong nước. Theo tiêu chí về vốn thì số lượng DNVVN theo các loại hình và thành phần kinh tế như sau: Bảng 2.1: TỶ LỆ DNVVN TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ % 1. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN 2. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN địa phương 3. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN trung ương 4. Số lượng DNVVN trong khu vực kinh tế tập thể 5. Số lượng doanh nghiệp tư nhân thuộc loại vừa và nhỏ 6. Số lượng công ty cổ phần thuộc loại vừa và nhỏ 7. Số lượng công ty TNHH thuộc loại vừa và nhỏ 8. Số lượng doanh nghiệp có vốn nước ngoài thuộc loại vừa và nhỏ Tổng số DNVVN trong toàn bộ số lượng doanh nghiệp 65,9 74,6 47,8 97,4 99,4 42,3 94,6 33,6 88,2 (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư) Còn nếu lấy quy mô lao động dưới 200 người để phân loại thì hơn 96% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam đều thuộc loại vừa và nhỏ. Do đó xét theo cả hai tiêu chí thì khoảng 88-90% doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Tỷ lệ này trong các ngành và các thành phần kinh tế không giống nhau (xem bảng 2.1). Mặc dù số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp nhưng theo tính toán dựa trên các số liệu của cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp thì toàn bộ khu vực DNVVN của cả nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Với tiêu chí xác định DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì tỷ trọng của DNVVN so với tổng số doanh nghiệp của cả nước tăng lên đáng kể từ 88,2% lên 92,5%. Hiện nay có khoảng hơn 80% DNNN thuộc loại quy mô vừa và nhỏ; trên 50000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, đa số đều là DNVVN; các hợp tác xã cũng đều là DNVVN (chiếm 98,6% trong tổng số doanh nghiệp cả nước). Như vậy DNVVN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. Về cơ cấu ngành, các DNVVN ở Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: thương mại và dịch vụ đời sống; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách. Ngành thương mại, dịch vụ sửa chữa chiếm một số lượng lớn các DNVVN trong tổng số DNVVN của cả nước (46,2%) trong khi chỉ có 18% DNVVN hoạt động trong các ngành công nghiệp và xây dựng đồng thời có hơn 10% DNVVN hoạt động trong các ngành vận tải, dịch vụ, kho bãi. Số DNVVN còn lại hoạt động trong rất nhiều ngành khác nhau nên mỗi ngành đó chỉ có rất ít DNVVN với số lượng không đáng kể. Số lượng các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đời sống chiếm số đông (46,2%) là điều dễ hiểu vì đầu tư vào lĩnh vực này các doanh nghiệp chỉ cần một lượng vốn nhỏ, thời gian quay vòng của vốn nhanh, trình độ nghiệp vụ không cao phù hợp với quy mô vừa và nhỏ; trái lại trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài, trình độ quản lý cũng như trình độ lao động đòi hỏi khá cao, rõ ràng là chỉ thích hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn nên DNVVN trong lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng18%. Về phân bố theo vùng của các DNVVN. Sự phân bố DNVVN theo địa bàn không đồng đều tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, chiếm 73% số DNVVN của cả nước (thành phố HCM 25%, các tỉnh khác ở Nam bộ 48%), các tỉnh phía Bắc 18%, các tỉnh miền Trung chiếm 9%. Tỷ lệ phân bố theo vốn cũng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam bộ (thành phố HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm 51%, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 20%), còn lại các tỉnh đồng bằng sông Hồng 13%, miền Trung 7%, Tây Nguyên 2%, khu bốn cũ 2%, miền núi và trung du Bắc bộ 2%. Bên cạnh các doanh nghiệp do các nhà đầu tư trong nước thành lập, nhờ chính sách mở cửa nên đã có nhiều doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài này chủ yếu tập trung ở các khu đô thị và trung tâm công nghiệp lớn, đặc biệt là vùng Đông Nam bộ với nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ. Như vậy riêng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm trên 55% tổng số DNVVN của cả nước. Hai vùng có số lượng DNVVN lớn tiếp theo đó là đồng bằng sông Hồng (18,1%) và duyên hải miền Trung (10,1%). Các vùng còn lại có số lượng DNVVN chiếm tỷ trọng rất thấp. 2.1.2. Vốn và trình độ công nghệ thiết bị của DNVVN Như trên đã trình bày nguồn vốn cho DNVVN bao gồm vốn tự có, nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Về vốn tự có của các DNVVN thường nhỏ, với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ từ 10.000 USD đến 100.000 USD số doanh nghiệp có vốn trên 1 triệu USD rất ít. Do đó muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ các DNVVN phải dựa vào nguồn vốn vay. Trong khi đó khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tín dụng đối với các DNVVN còn bị hạn chế và gặp khó khăn lớn do không đủ tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay còn quá cao so với mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, khối lượng cho vay ít, thời hạn cho vay ngắn, thủ tục phức tạp. Trước tình hình đó các DNVVN thường phải dựa chủ yếu vào các nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất khá cao càng gây khó khăn cho các DNVVN. Việc huy động vốn của DNVVN khó khăn như vậy nên quy mô vốn trung bình của loại hình doanh nghiệp này rất thấp. Điều đó được chỉ ra ở bảng sau: Bảng 2.2: QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Năm Tổng DN Tư nhân Công ty TNHH Công ty CP DNNN 1991 1.080,73 174,77 753,92 19.650,00 23.744,23 1992 1.583,16 212,99 1.416,19 16.526,00 4.359,31 1993 2.947,81 185,36 917,48 14.225,38 9.070,17 1994 2.323,57 159,46 789,29 46.629,56 40.103,46 1995 4.796,52 203,85 810,11 11.492,17 66.895,05 1996 3.301,78 178,54 817,90 10.977,51 26.865,34 1997 2.017,00 182,27 1.032,37 10.412,09 11.688,26 Tổng thể 2.979,9 5 184,64 919,17 17.525,90 15.863,2 56 ( Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư ) Bảng 2.2 đã chỉ ra cho ta thấy trong thời kỳ 91-97 quy mô vốn trung bình của các công ty cổ phần là lớn nhất do tổng số vốn đăng ký của các CTCP lúc này tuy nhỏ nhưng số lượng các công ty này không nhiều. Có lẽ do công ty cổ phần vẫn còn là một hình thức mới mẻ của thời kỳ này nên nhiều người chưa thật sự thấy được ích lợi của loại hình này để đầu tư đúng như một chuyên gia ngân hàng người Pháp đã nhận xét:" Người Việt Nam chưa có thói quen góp vốn thành lập công ty cổ phần, có tiền chỉ thích mua xe gắn máy hai bánh và xây nhà ở to". Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập lại có quy mô vốn trung bình là nhỏ nhất chỉ có 184 triệu đồng/1DN. Điều này cũng rất hợp lý bởi các DNTN phát triển rất nhanh về số lượng do chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích trong khi nguồn vốn thì lại nhỏ bé chỉ dựa vào vốn tự có của chủ doanh nghiệp mà thôi. DNNN giai đoạn này có quy mô vốn trung bình khá lớn khoảng 15,9 tỷ đồng tương ứng với số vốn 103.285 tỷ đồng và 6511 DNNN. Năm 2000 có sự thay đổi rõ rệt về quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp. Vốn trung bình của một DNTN mới thành lập tăng lên đến 434,06 triệu đồng (tăng 235% so với thời kỳ trên) do trong năm 2000 Luật doanh nghiệp được thực thi tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh về số lượng, về vốn đăng ký. Trong khi đó quy mô vốn trung bình của công ty cổ phần giảm đáng kể chỉ còn 4231,41 triệu đồng (giảm 414% so với thời kỳ trên). Có sự sụt giảm mạnh như vậy là vì Nhà nước rất khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hoá làm cho các CTCP ngày càng tăng nhưng số vốn đăng ký lại không tăng theo tương ứng. Quy mô vốn trung bình của DNNN cũng giảm mạnh bởi các DNNN làm ăn thua lỗ nhiều dẫn tới quá trình sắp xếp lại các DNNN. Khả năng sinh lợi của DNNN ngày càng thấp, xu hướng giảm qua các năm như sau: năm 95:16,71%; năm 97:12,3%; năm 98:12,31%; năm 99: 11,21%; năm 2000: 9,6%. Cũng như vốn, công nghệ thiết bị là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, kiến tạo nên sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Trình độ công nghệ cao dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên DNVVN đang phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn trầm trọng (75% DNVVN thiếu vốn) nên khó có thể đổi mới nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi các DNVVN tập trung khá đông và phát triển mạnh mẽ. Thông qua khảo sát tình hình trang thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp TP.HCM ta có thể suy ra tình hình chung của DNVVN Việt Nam. Nhìn chung các DNNN có máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ lệ lạc hậu chỉ chiếm 35,5% trong khi đó ở các tổ hợp cá thể là 73,6%, ở DNTN và HTX là 50%. Tính chung cho cả thành phố tỷ lệ lạc hậu của công nghệ máy móc thiết bị là 52% một tỷ lệ khá lớn, tỷ lệ hiện đại chỉ có 10% và 38% là tỷ lệ ở mức trung bình (xem bảng 2.3). Bảng 2.3: TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TP.HCM Loại doanh nghiệp Trình độ công nghệ máy móc thiết bị (đơn vị %) Hiện đại Trung bình Lạc hậu 1. Quốc doanh 11.4 53.1 35.5 2. Ngoài quốc doanh 6.7 27 66.3 Công ty CP, TNHH 19.4 54.8 25.8 DNTN 30 30.3 50 HTX 16.7 33.3 50 Tổ hợp, cá thể 3.6 22.8 73.6 3. Tính chung 10 38 52 (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư) Trước tình hình trên các DNVVN cần đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tăng giá trị tổng sản lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên quá trình đổi mới công nghệ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách và lâu dài cần phải giải quyết. Đó là sự thiếu vắng chiến lược công nghệ cho DNVVN nên đổi mới công nghệ diễn ra một cách tự phát cá biệt thiếu định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước hay của doanh nghiệp lớn. Đồng thời các DNVVN còn phải đối mặt với tình hình thiếu thông tin hướng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ trong khi năng lực tài chính hạn hẹp. Việc đổi mới công nghệ chỉ là việc làm tự thân của DNVVN. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp, điều kiện thích hợp giúp DNVVN đổi mới công nghệ máy móc thiết bị đạt tới trình độ hiện đại trong một tương lai không xa. 2.1.3. Thị trường và khả năng cạnh tranh của DNVVN Một trong những vấn đề quan trọng mang tính sống còn của các DNVVN là xác định thị trường và chọn lựa vị trí kinh doanh. Thị trường là yếu tố mang tính tổng hợp, nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm tức là có một thị trường đầu ra vững chắc. Do đặc thù của mình, các DNVVN thường tập trung khai thác những những thị trường và mặt hàng mới, những thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn ít chú ý hoặc không muốn đảm nhận. Thực trạng nền kinh tế cho thấy các DNVVN đang có nguy cơ mất thị trường ngay trên nước mình do nạn hàng ngoại nhập lậu và nhập chính ngạch tràn lan, hơn nữa các mặt hàng này thường có chất lượng tốt hơn hàng hoá trong nước. Nguy cơ này sẽ còn gia tăng nặng nề hơn theo tiến trình Việt Nam tham gia vào AFTA vào năm 2006. Vì thế song song với cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", Nhà nước với tư cách người tiêu dùng cần có những quan điểm, biện pháp mạnh mẽ thúc đẩy các cơ quan, DNNN ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Có như vậy thị trường cho DNVVN mới được mở rộng và phát triển một cách vững chắc. 2.1.4. Lao động và đội ngũ quản lý của DNVVN Việc quản trị nhân sự trong các DNVVN có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động trong DNVVN phải là những người năng động có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Tuy nhiên lao động trong các DNVVN hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ văn hoá cấp II là chủ yếu (chiếm 40-45%), ít được đào tạo qua trường lớp cơ bản bình quân chiếm 60-70% đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp như vậy, họ chỉ làm được những công việc giản đơn không đòi hỏi cầu kỳ, phức tạp quá. DNVVN cần khắc phục tình trạng này thông qua hoạt động đầu tư vào các chương trình đào tạo, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các trung tâm tư vấn, hỗ trợ DNVVN về đào tạo thì hoạt động của DNVVN mới hiệu quả. Các DNVVN không những cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế mà còn tác động như một vườn ươm tài năng kinh doanh và tài năng quản trị- một yếu tố đang thiếu thốn nghiêm trọng ở các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam. Hầu hết cán bộ quản trị doanh nghiệp của các DNVVN đều trưởng thành từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng, rất ít người được đào tạo qua các trường lớp chính quy về quản trị kinh doanh hoặc quản lý kinh tế do đó họ có một nhu cầu lớn đối với đào tạo. Một khi Nhà nước thiết lập được các khung định chế hỗ trợ hữu hiệu về tư vấn kỹ thuật, nguồn vốn tín dụng, đào tạo kỹ năng quản trị .để giúp các DNVVN phát triển vững chắc trong một môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định thì DNVVN sẽ là nơi sản sinh ra những nhà doanh nghiệp và nhà quản lý tài năng như lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng tỏ. Các chủ DNVVN sẽ trở thành những chủ doanh nghiệp hay nhà công nghiệp lớn đảm đương những vị trí kinh tế xã hội quan trọng. Họ đã được tôi luyện theo một trình tự từ giản đơn đến phức tạp, từ thủ công hay bán thủ công sang hiện đại, từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài do đó kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh của họ là một vốn quý cho nền kinh tế nói chung. Mặc dù theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì có khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có 31,2% có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trước tình trạng như hiện nay về đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp cần có một chiến lược nguồn nhân lực cụ thể để từ đó thực thi một cách chủ động có hiệu quả trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra. Đó là theo hướng tăng thợ giảm thầy, sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do nhà nước quốc tế tài trợ. Với đội ngũ chủ doanh nghiệp phải được đào tạo cơ bản và làm việc theo ngành nghề để tránh tình trạng như hiện nay chủ yếu trưởng thành từ thực tế thiếu kiến thức cơ bản nên làm chủ một doanh nghiệp nhỏ thì được nhưng khi có sự nâng cấp về quy mô thì bất cập đổ vỡ. Còn đối với đội ngũ lao động cần đào tạo kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành không nên quá thiên về lý thuyết. 2.1.5. Vị trí của DNVVN đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các DNVVN đã có tác động tích cực tới quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của đất nước, mở ra những cơ hội cho người dân vươn lên bằng chính khả năng của mình cũng như tạo ra một môi trường nhiều sáng kiến tự lực tự cường cho các cá nhân và tập thể trong xã hội. DNVVN có hai tác dụng tích cực chủ yếu đối với nền kinh tế, đó là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP và tạo việc làm cho người lao động. Với tỷ lệ hơn 90% tổng số doanh nghiệp của cả nước, DNVVN đóng góp vào GDP của cả nước khoảng 24-25% mỗi năm, vào giá trị kim ngạch xuất khẩu là 70%, chủ yếu là các hàng nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giày . và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thương mại dịch vụ. Có thể nói các DNVVN trong các thành phần kinh tế đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, tăng trưởng kinh tế đảm bảo thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 tăng bình quân GDP 7%, nông nghiệp tăng 5,6%, công nghiệp tăng 13,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,5%. Năm 2001 theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn đạt 6,8%, công nghiệp tăng 14,5%, thuỷ sản tăng 15,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 16%, thu ngân sách tăng 7,4%. Những con số này đã chứng minh vai trò và sự đóng góp không nhỏ của DNVVN từ đó góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội của đất nước. Các DNVVN còn là nơi thu hút một số lượng lớn lao động trong nền kinh tế. Hiện nay các DNVVN đang sử dụng hơn 50% lực lượng lao động của cả nước và là loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm đi một cách đáng kể. Bảng 2.4 dưới đây đã nói lên điều đó: [...]... DNVVN khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng như vậy, nhà nước cũng như ngân hàng đã có những hỗ trợ hết sức thiết thực về luật pháp, chính sách tín dụng, năng lực tài chính để các DNVVN có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng Sau đây là những phân tích, đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng thời gian qua 2.3 Đánh giá Thực trạng hỗ. .. kiện cho các DNVVN phát huy được những lợi thế nhất định của quy mô vừa và nhỏ Tuy nhiên bên cạnh đó, các DNVVN vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng Đó là các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn cho các DNVVN vay vốn, chấp nhận tình trạng đóng băng vốn hơn là mở rộng cho vay đặc biệt là cho vay trung và dài hạn càng khó hơn Hơn nữa ngân hàng cho vay DNVVN chủ yếu theo phương thức cho vay từng lần... lại các DNVVN đã tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng dễ dàng thuận lợi hơn nhờ có sự hỗ trợ cuả nhà nước về tài chính, về môi trường pháp lý và đặc biệt là sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua việc đa dạng hoá các hình thức cho vay, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, nới lỏng các điều kiện vay vốn, đơn giản hoá các thủ tục vay vốn Từ... điểm của ngân hàng khi cho vay Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Do đó mục tiêu hoạt động của các NHTM không nhằm vào điều gì khác ngoài lợi nhuận Trong hoạt động chính của ngân hàng là cho vay, các ngân hàng không hề có tư tưởng cho vay càng nhiều càng tốt mà là cho vay có chọn lọc những khách hàng có uy tín, có năng lực để giảm bớt tình trạng nợ quá... đại đã làm giảm tỷ trọng cho vay kinh tế NQD giai đoạn này Việc các NHTM cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) mà chủ yéu là DNVVN vay nhiều hơn trong thời gian vừa qua đã thể hiện sự hỗ trợ rất lớn của hệ thống NHTM dành cho DNVVN Sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng lại bắt nguồn từ những hoạt động hỗ trợ của nhà nước Nhà nước khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với DNVVN thông qua nghiệp vụ... triển các DNVVNVN của EU, chương trình tín dụng Đài Loan; tài trợ cho vay của WB, ADB cũng là những nguồn vốn hữu ích cho DNVVN ở Việt Nam Quá trình phân tích dưới đây sẽ thông qua số liệu của NHCT để minh chứng Các ngân hàng hỗ trợ các DNVVN tiếp cận vốn vay thông qua các hình thức:  Đa dạng hoá các hình thức cho vay Mỗi DNVVN đều có những đặc điểm riêng nhất định nên đòi hỏi các hình thức cho vay phù... càng tiệp cận được vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn  Cải cách hành chính trong hệ thống ngân hàng Doanh nghiệp muốn vay vốn phải có đơn xin vay vốn gửi tới ngân hàng cùng với hồ sơ xin vay vốn Hồ sơ xin vay vốn bao gồm: hồ sơ pháp lý chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp không trái với pháp luật, hồ sơ kinh tế phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp và hồvay vốn Trong mỗi hồ sơ này... kiện cho các doanh nghiệp có thể vay vốn ở hai ngân hàng cùng một lúc làm tăng rủi ro cho ngân hàng Môi trường pháp lý như vậy đã bó buộc hoạt động không chỉ của doanh nghiệp mà cả các hoạt động của ngân hàng 2.3.2.2 Những hạn chế từ phía doanh nghiệp Hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế DNVVN muốn vay vốn ngân hàng cần phải lập ra những báo cáo... Các DNVVN hoạt động kém hiệu quả làm ăn tắc trách đó đã tạo ra hình ảnh, ấn tượng không tốt về DNVVN đối với mọi người gây ảnh hưởng đến các DNVVN làm ăn chân chính có khả năng phát triển Ngân hàng đã mất lòng tin đối với DNVVN Tất cả những hạn chế trên của DNVVN đã khiến ngân hàng phải cân nhắc, suy xét kỹ càng mỗi khi DNVVN có nhu cầu vay vốn 2.3.2.3 Những hạn chế từ phía ngân hàng  Quan điểm của ngân. .. triển các DNVVN và theo yêu cầu, ý kiến của doanh nghiệp trong các buổi tọa đàm, tiếp xúc giữa DNVVN với ngân hàng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, các ngân hàng đã sẵn sàng giúp đỡ các DNVVN thông qua việc mở rộng cho vay, nâng dần tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn Tiêu biểu là ngân hàng công thương (NHCT), ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo), riêng ngân hàng ngoại . phải trong quá trình hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng thời gian qua. 2.3. Đánh giá Thực trạng hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng 2.3.1. Kết quả. hội tiếp cận được với nguồn vốn vay. Trước tình hình các DNVVN khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng như vậy, nhà nước cũng như ngân hàng đã có những hỗ trợ

Ngày đăng: 09/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

2.1. Tình hình phát triển DNVVN những năm qua - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

2.1..

Tình hình phát triển DNVVN những năm qua Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 2.2: QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.2.

QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2.3: TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TP.HCM - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.3.

TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TP.HCM Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.4: - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.4.

Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.5: CƠ CẤU CHO VAY CỦA HỆ THỐNG NHTM GIAI ĐOẠN 1990-2000 - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.5.

CƠ CẤU CHO VAY CỦA HỆ THỐNG NHTM GIAI ĐOẠN 1990-2000 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NHCT VÀ NHNO QUA CÁC NĂM - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.6.

TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NHCT VÀ NHNO QUA CÁC NĂM Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.7: DƯ NỢ TÍN DỤNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

Bảng 2.7.

DƯ NỢ TÍN DỤNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG Xem tại trang 17 của tài liệu.
Ngoài 5 hình thức hỗ trợ cơ bản trên, các ngân hàng còn có thể phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ khác như: mua cổ phiếu của các doanh nghiệp để tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phương - Thực trạng hoạt động hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng

go.

ài 5 hình thức hỗ trợ cơ bản trên, các ngân hàng còn có thể phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ khác như: mua cổ phiếu của các doanh nghiệp để tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phương Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan