THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

12 265 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY I-/ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHNN & PTNT HÀ TÂY. NHNN & PTNT tỉnh Hà Tây được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNN Hà Sơn Bình và 6 đơn vị thuộc NHNN thành phố Hà Nội. Về mô hình tổ chức toàn tỉnh có 14 chi nhánh NHNN huyện thị, 17 phòng giao dịch và tiết kiệm. Từ một NH bao cấp chuyển hẳn sang thương mại gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNN lần lượt bị giải thể và tan rã, phương tiện phục vụ kinh doanh và cơ sở vật chất thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, trình độ bất cập. Khi sát nhập tính tổng nguồn vốn huy động của NH là 77,9 tỷ, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế là 46,2 tỷ. Trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn là 7,8 tỷ chiếm 16,8% tổng dư nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc đó NHNN & PTNT Hà Tây đứng trên bờ vực thẳm. Trước thực trạng đó, trong những năm qua NHNN & PTNT Hà Tây đã kiên trì và quyết tâm đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Được sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, HĐND tỉnh và NH cấp trên, sự ủng hộ giúp đỡ của các ngành, các cấp với sự nỗ lực cố gắng từ tập thể lãnh đạo đến CNV toàn chi nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn. Phát triển kinh doanh đa năng, đổi mới công cụ điều hành, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giản bộ máy quản lý thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”. Tổ chức khoán tài chính đến nhóm và người lao động, lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo trong kinh doanh. Trong những năm qua kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Hà Tây đã có những bước chuyển biến và đi lên rõ rệt. NH đặt ra định hướng đối với hoạt động tín dụng NH mình như sau: - Mở rộng cho vay đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng tới các khách hàng quốc doanh, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước. - Thực hiện đầu tư có trọng điểm, chú ý đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn có nhiều triển vọng phát triển, tăng cường tài trợ, đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp. - Tăng cường thực hiện nỗ lực nhằm mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn. - Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để mở rộng tín dụng và là thước đo để đánh giá hoạt động tín dụng. - Củng cố tăng cường uy tín vị thế của ngân hàng trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. II-/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT HÀ TÂY. 1-/ Huy động vốn. Huy động vốn là một bộ phận của hoạt động tín dụng NH. Xét về mặt này NHNN & PTNT Hà Tây đã thực hiện tương đối tốt. Theo báo cáo tổng kết công tác kinh doanh dịch vụ của NH các số liệu cho thấy sự tiến bộ của công tác huy động vốn của NH. Có thể thấy tình hình huy động vốn một số năm gần đây qua bảng số liệu sau đây: BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 SL % SL % SL % I. Tổng nguồn vốn 679,857 100 838,940 100 1283,52 6 100 - Tổng TCKT-TD 121,473 17,9 110,526 13,2 95,578 7,4 - Tổng tiết kiệm 71,613 10,5 125,662 15 170,016 13,2 - Tổng kỳ phiếu 464,850 68,4 550,057 65,6 652,963 50,9 1 năm 235,876 34,7 261,973 31,2 362,103 28,2 - Tổng kho bạc 16,401 2,4 51,295 6,1 54,526 4,3 - Tiền vay TCTD 5,520 0,8 1,400 0,1 310,433 24,2 Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Hà Tây thì tiền gửi kỳ phiếu chiếm bộ phận chủ yếu 50,9% ngay trong bản thân cơ cấu tiền gửi kỳ phiếu thì tiền gửi kỳ phiếu có thời hạn 1 năm chiếm tỷ trọng lớn - 18,2 trong tổng nguồn vốn huy động. Nếu làm một phép so sánh đơn giản giữa tiền gửi kỳ phiếu và tiền gửi tiết kiệm thì có thể thấy rõ tiền gửi kỳ phiếu cao gấp 3 lần so với tiền gửi tiết kiệm. Xét về tốc độ tăng trưởng thì tiền gửi kỳ phiếu tăng qua các năm tuy nhiên xét về % tăng trưởng so với tổng nguồn thì nó lại giảm. Tỉnh Hà Tây là một địa bàn rộng, đông dân cư nhưng đây lại không phải là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn không phải là khu thương mại lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế. Chính vì vậy việc thanh toán giữa các doanh nghiệp phần lớn thực hiện bằng tiền mặt chứ việc mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán không trở thành nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ mở tài khoản khi có nhu cầu xin vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng không cao. Lượng tiền gửi tiết kiệm của NHNN Hà Tây tăng qua các năm. Tuy nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng đã thể hiện sự tiến bộ trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư bằng các chính sách lãi suất hợp lý của ngân hàng và sự tin tưởng của nhân dân về ổn định tỷ giá của đồng Việt Nam. Với một nguồn vốn huy động đưa vào sử dụng có khối lượng lớn NHNN & PTNT Hà Tây được đánh giá là một ngân hàng điển hình về công tác huy động vốn. Điều này có nghĩa là NHNN Hà Tây đang có trong tay một nguồn vốn rất ổn định, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, đa dạng các hình thức hoạt động kinh doanh và rất thuận lợi cho vay trung dài hạn. Nhưng mặt trái ngược của thuận lợi này là: chính vì nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi kỳ phiếu và lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn rất nhiều so với loại tiền gửi khác. Và như thế nguồn đầu vào của NH là nguồn vốn có chi phí cao, ngân hàng sẽ phải gánh chịu một lượng tiền lãi trả hàng năm rất lớn. Bài toán đặt ra cho cán bộ ngân hàng là: nếu như ngân hàng không sử dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì số tiền mà NH đang nắm giữ sẽ không phải là điều kiện phát triển cho NH mà trở thành một gánh nặng cho NH và như thế ngân hàng không những không có lãi mà còn lỗ và gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại lượng vốn dồi dào sẽ giúp cho ngân hàng lôi kéo thêm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, mở rộng quy mô và phát triển theo chiều sâu hơn. Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến một kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng. Tất cả các lập luộn trên đây là để nhấn mạnh và chỉ rõ ràng tại sao ở NHNN & PTNT Hà Tây việc tìm ra giải pháp và phương pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng lại quan trọng như vậy. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn là một trong các giải pháp đó. Sau đây chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng của hoạt động cho vay vốn. 2-/ Cho vay vốn: Cho đến nay lợi nhụân mà NHNN & PTNT Hà Tây thu được từ rấtnhiều nghiệp vụ khác nhau,tuy nhiên lợi nhuận chủ yếu mà ngân hàng thu được đó là từ nghiệp vụ cho vay vốn. Vì vậy tại NHNN & PTNT Hà Tây, nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn. Xem xét tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT Hà Tây ta thấy như sau: BẢNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐV: Tỷ đồng. 1999 2000 2001 D. số % D. số % D. số % I Cho vay 676,545 837 784,5 - Quốc doanh 106,708 15,8 158 19 148,199 19 - Ngoài quốc doanh 569,837 84,2 679 81 636,301 81 II Thu nợ 605,443 785 701,3 - Quốc doanh 103,335 17 132 17 138,55 19,8 - Ngoài quốc doanh 502,108 83 653 83 562,75 80,2 III Dư nợ 674,5 726 810 - Quốc doanh 57,5 8,5 77 10,6 95,5 11,8 - Ngoài quốc doanh 617 91,5 649 89,4 714,5 88,2 Trong ba năm 1999-2000-2001 doanh số cho vay của NHNN & PTNT tăng tuy nhiên chỉ trong hai năm 1999-2000 doanh số cho vay tăng đáng kể 160,455 tỷ đồng nhưng bước sang năm 2001 doanh số cho vay giảm 52,5 tỷ. Song song với tình hình cho vay, tình hình thu nợ cũng tỷ lệ thuận với cho vay. Năm 2000 thu nợ tăng 179,557 tỷ so với năm 1999 nhưng năm 2001 thu nợ giảm so với 2000 là 83,7 tỷ đồng nhưng dư nợ lại tăng qua các năm cụ thể năm 2000 tăng 51,5 tỷ, 2001 tăng 84 tỷ so với năm 2000. Có thể nói đó là một dấu hiệu khả quan trong lĩnh vực kinh doanh của NHNN & PTNT Hà Tây, giúp cho ngân hàng ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo. Xem xét riêng cho từng thành phần kinh tế cho thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Điều này có thể giải thích. Các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tây không phải là những doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, tuy nhiên doanh số cho vay và thu nợ cũng tăng qua các năm nhưng dư nợ cũng tăng mạnh điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp quốc doanh cũng đang gặp khó khăn khi nền kinh tế nước ta bước sang nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa đây là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mục đích chủ yếu là đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp. Đối tượng cho vay chủ yếu của NHNN & PTNT Hà Tây chủ yếu là kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ sản xuất, phát triển nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống. Nói tóm lại đối tượng chính của NHNN & PTNT ny là lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm 83,6% tổng cho vay của ngân hàng. Các ngành khác như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Với mục đích chủ yếu phục vụ nông nghiệp NHNN & PTNT Hà Tây đã đầu tư chăn nuôi gia cầm, chương trình ứng dụng công nghệ mới, tập trung đổi mới thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, . góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế chung của tỉnh tăng trưởng. Nhìn chung tình hình tăng trưởng của hai thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều khả quan điều đó chứng tỏ NHNN & PTNT Hà Tây đã góp phần tạo nên sự hài hoà cân bằng giữa hai thành phần kinh tế này, thúc đẩy phát triển quy mô của kinh tế quốc doanh đồng thời với sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ bé hơn. 3-/ Cho vay trung dài hạn. BẢNG 3: CHO VAY VỐN THEO THỜI HẠN ĐV: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 D. số % D. số % D. số % I Cho vay 676,545 837 784,5 - Ngắn hạn 504,822 74,6 490,006 58,5 526,112 67 - Trung dài hạn 171,723 25,4 346,994 41,5 258,388 33 II Thu nợ 605,443 785 701,3 - Ngắn hạn 492,278 81,3 513,526 65,4 500,245 71,3 - Trung dài hạn 113,165 18,7 271,474 34,6 201,055 28,7 III Dư nợ 674,5 726 810 - Ngắn hạn 429,5 63,7 376 51,8 409,5 50,5 - Trung dài hạn 245 36,3 350 48,2 400,5 49,5 Nhìn vào tốc độ tăng trưởng qua các năm thì NHNN & PTNT Hà Tây đã có cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao mở rộng quy mô cho vay vốn tín dụng trung dài hạn. Tốc độ tăng mà ngân hàng đạt được về cho vay là 102% so với năm 1999, trong năm 2001 tốc độ này có giảm nhưng cũng chiếm tỷ trọng lớn 33% tổng số cho vay. Trong năm 2001, NHNN & PTNT Hà Tây đã thực hiện cho vay trung dài hạn để đổi mới công nghệ thiết bị máy móc, phương tiện vận tải nguyên liệu phục vụ sản xuất, đáng chú ý trong năm đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất xi măng Sài Sơn đặt công suất 6 vạn tấn/năm và đầu tư cho dự án công ty cơ khí thực phẩm Phú Xuyên với số vốn ở giai đoạn đầu là 8 tỷ đồng, tạo ra sản phẩm mới cho xã hội, khép kín đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Đây là nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo NHNN & PTNT Hà Tây. Hơn thế nữa đa số khách hàng của NHNN & PTNT Hà Tây là các hộ sản xuất nông nghiệp, tổ nhóm, hợp tác xã,doanh nghiệp nên khi vay vốn đa số đều phải vay vốn trung dài hạn mới đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Với lợi thế có một nguồn vốn dồi dào ổn định NHNN & PTNT Hà Tây rất mong muốn mở rộng cho vay đặc biệt là cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên đây cũng là một bài toán nan giải đặt ra cho NH. Bởi vì trong thực tế có rất nhiều các doanh nghiệp trong tình trạng bế tắc, công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém không tiêu thụ được. Thế nhưng muốn vay vốn ngân hàng lại không đủ điều kiện về thể lệ tín dụng, không có tài sản thế chấp. Đây chính là nguyên nhân tại sao lại sảy ra trường hợp “ngân hàng thừa vốn mà doanh nghiệp thiếu vốn”. Một khó khăn nữa là sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành của tỉnh với ngân hàng trong việc xác lập các dự án đầu tư còn lũng túng, cho vay còn nhỏ lẻ, chi phí cao, việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp kết quả còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Xử lý gia hạn nợ chưa kịp thời nhất là các món vay đến hạn theo phân kỳ của vốn vay trung dài hạn. 4-/ Một số vấn đề tồn tại. Một trong số các vấn đề tồn tại tại NHNN & PTNT Hà Tây hiện nay là tình hình nợ quá hạn. Ta có thể thấy được tình hình nợ quá hạn tại NH qua các số liệu sau: BẢNG 4: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN ĐV: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 D. số % D. số % D. số % I Tổng dự nợ 674,5 726 810 II Nợ quá hạn 7,034 7,025 8,646 - Quốc doanh 0,052 0,73 0 0 0 0 - N.Quốc doanh 6,982 99,27 7,025 100 8,646 100 - Ngắn hạn 5,728 81,4 4,816 68,5 5,706 66 - Trung dài hạn 1,306 18,6 2,209 31,5 2,940 34 III 1,02 0,97 1,06 Qua bảng số liệu ta có thể thấy khi so sánh giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ thì nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trung bình khoảng 1,02%, rất nhỏ so với chỉ tiêu khống chế của ngân hàng Nhà nước. Qua hai năm 2000- 2001 phần trăm nợ quá hạn trong tổng dư nợ tăng từ 0,97% lên 1,06%. Tuy nhiên, qua con số này cho thấy chất lượng các khoản tín dụng vẫn đạt hiệu quả cao không có dấu hiệu suy yếu. Trong số nợ quá hạn của ngân hàng thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu, trung bình khoảng 99,7% tổng số dư nợ quá hạn. Nguyên nhân của thực trạng này là do giai đoạn 1997, 1998 ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên sự mở rộng cho vay lại diễn ra quá ồ ạt chủ yếu tăng quy mô nên các khoản cho vay nằm ngoài tầm quản lý của ngân hàng. Đến khi một loạt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ, phá sản đã đẩy số nợ không thu hồi được của ngân hàng lên cao. Trong bă năm 1999,2000,2001 tỷ trọng nợ quá hạn của nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu 81,4% thì sang năm 2001 tỷ trọng này giảm xuống 66%. Trong khi đó tỷ trọng nợ quá hạn của các món vay trung dài hạn tăng, từ năm 1999-2000-2001 tỷ trọng này tăng từ 18,6%- 31,5%- 34%. Nợ quá hạn của các nhóm vay trung dài hạn tăng nhưng không có nghĩa là tình trạng tín dụng trung dài hạn tại NHNN & PTNT tỉnh Hà Tây không đạt hiệu quả cao. Xét trong tổng thể tình hình nợ quá hạn cho thấy tín dụng trung dài hạn vẫn có dấu hiệu khả quan cho sự phát triển. Như vậy NHNN & PTNT Hà Tây cần tìm cho mình giải pháp phù hợp, kịp thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay trung dài hạnvà mở rộng quy mô của loại hình tín dụng này. Một điểm yếu của ngân hàng là sự đơn giản trong loại hình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhưng lại chỉ thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Lãi thu được chủ yếu của ngân hàng có được là từ hai nghiệp vụ này còn lãi thu được từ dịch vụ, kinh doanh vàng bạc, ngoại hối, . chiếm tỷ trọng không đáng kể. Dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng không đa dạng, chưa đạt chất lượng cao nên ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ khách hàng. Cuối cùng, điều muốn đề cập ở đây là vấn đề thu nhập, đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng. Như đã nói ở trên, nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng là hoạt động tín dụng thế nhưng ngân hàng chưa có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ này. Các cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp thực hiện các khoản vay đối với nền kinh tế, là các cán bộ phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản vay có vấn đề, thế nhưng nếu họ cho vay ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn, đem lại nhiều lãi cho ngân hàng hơn thì chế độ đãi ngộ, thu nhập đối với bản thân họ lại không thay đổi. Điều này đã đang là trở ngại trong việc khuyến khích, động viên các cán bộ tín dụng cố gắng nâng cao trình độ học vấn và làm việc hết mình. Và như thế nếu ngân hàng chỉ có chính sách đối với khách hàng mà không có chính sách đối với cán bộ nhân viên của mình thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ khó tăng lên và ảnh hưởng tới tương lai của ngân hàng. III-/ TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NHNN & PTNT HÀ TÂY NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hoá hiện nay, tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh đều phải chấp nhận bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Các ngân hàng nói chung và NHNN & PTNT Hà Tây nói riêng cần phải nhìn nhận đánh giá lại chính mình, tự đổi mới để tìm cho mình con đường phát triển. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn triển vọng cũng như thách thức của ngân hàng để phát triển trong tương lai là vô cùng quan trọng. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến triển vọng và thách thức của NHNN & PTNT Hà Tây trong khả năng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn. 1-/ Những khó khăn thách thức: Thứ nhất, NHNN & PTNT đang hoạt động trong môi trường đang hình thành tính cạnh tranh gay gắt. Nếu ngân hàng không kịp thời đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực thu hút khách hàng thì triển vọng phát triển của ngân hàng sẽ không được tươi sáng bởi một số lý do như: - Các ngân hàng khác trên địa bàn đang ngày càng nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thương trường do chúng hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả ở đây là cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh nhẹn chính xác, an toàn và rất nhiều tiện ích dịch vụ khác. Lợi thế nổi trội của các ngân hàng này hiện nay là trình độ quản lý chặt chẽ, nhân viên ngân hàng giỏi, thành thạo nghiệp vụ, có trình độ cao về ngoại ngữ, máy tính, thái độ niềm nở lịch sự, chân tình với khách hàng. Các ngân hàng này cũng có quy trình thẩm định cho vay, thẩm định dự án, khả năng thu thập và phân tích thông tin nhanh nhẹn, chính xác, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng lại tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt cơ hội kinh doanh. Hệ thống máy móc trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặc dù đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình, tận tâm cố gắng nhưng cho vay trung dài hạn rõ ràng không phải là sở trường của họ. Do đó, chắc chắn việc thẩm định, đánh giá dự án, đánh giá khách hàng, ra quyết định cho vay đầu tư không thể không có thiếu sót. Các hoạt động dịch vụ phụ trợ như thanh toán, tư vấn, bảo lãnh, . hầu như chưa có hay có nhưng chất lượng chưa cao chưa phong phú lại càng làm cho khách hàng đặc biệt là khách hàng muốn vay vốn để đầu tư phát triển ngại ngùng khi đặt quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng. - Hệ thống máy móc trang thiết bị máy tính, cơ sở vật chất của ngân hàng mặc dù đã được ban lãnh đạo cố gắng đổi mới nhằm theo kịp trình độ tiên tiến nhưng nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Trình độ và khả năng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại của cán bộ nhân viên còn thấp. Chính những điều này đang cản trở bước tiến của ngân hàng và làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng với ngân hàng bạn. Thứ hai, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, cho thuê trung dài hạn bằng hình thức cho thuê tài chính (leasing) đang trở thành một xu thế, càng ngày càng phát triển. Hình thức này đặc biệt hỗ trợ vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đổi mới công nghệ nhưng không đủ điều kiện để được vay vốn. Trong tương lai các công ty tài chính, công ty thuê mua sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với ngân hàng trong mảng cho vay trung dài hạn. Như thế nếu ngân hàng thương mại không có sự đổi mới thích ứng kịp thời với thời cuộc thì rất có thể quy mô tín dụng trung dài hạn sẽ bị thu hẹp lại. Thứ ba, để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động, các ngân hàng cần phải liên kết với nhau trên một số lĩnh vực như thực hiện thanh toán liên ngân hàng, hỗ trợ vốn, trao đổi cập nhật thông tin về khách hàng, về ngành nghề lĩnh vực đầu tư và liên kết đồng tài trợ cho vay. Thế nhưng hiện nay NHNN & PTNT Hà Tây mới chỉ liên kết với các ngân hàng thương mại khác trong lĩnh vực thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng hỗ trợ vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chứ những hoạt động liên kết theo hướng đồng tài trợ thì hầu như chưa có hoặc mới chỉ dừng lại ở việc cho vay phần nhỏ những dự án còn thiếu để hoàn thành. Như thế nếu thiếu đi mặt hoạt động này thì NHNN & PTNT sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn và tăng cường khả năng cạnh tranh. [...]... vậy nếu ngân hàng có chính sách huy động phù hợp tạo niềm tin cho người gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn thành tiền tiết kiệm trung dài hạn Nhờ đó ngân hàng sẽ có một lượng vốn trung dài hạn ổn định để thực hiện cho vay dài hạn an toàn đem lại hiệu quả cho ngân hàng Một điểm lợi thế nữa mà ngân hàng có được là mặc dù có nhiều ngân hàng khác cạnh tranh trên địa bàn thế nhưng ngân hàng lại có uy tín được... hàng lại có uy tín được sự tin tưởng của khách hàng gửi tiền lẫn vay tiền Vì thế ngân hàng có một uy thế cạnh tranh mạnh hơn, dễ dàng thu hút lôi kéo khách hàng đến với mình với chi phí thấp hơn Niềm tin của ngân hàng tạo được trong lòng khách hàng là do ngân hàng đã xây dựng được và thực hiện tốt chiến lược khách hàng trong nhiều năm Bên cạnh đó, ngân hàng còn có sức mạnh từ bên trong Đó là sức mạnh... thuận lợi thì ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Vì vậy để đáp ứng kịp thời đòi hỏi đổi mới tất yếu của sự phát triển của nền kinh tế đang chuyển mình nhanh chóng Ngân hàng cần phải thực hiện một sự thay đổi mạnh mẽ, đi trước các ngân hàng khác một bước Ngân hàng cần tìm ra định hướng chiến lược cho mình, tìm ra hệ thống các biện pháp và giải pháp vừa phù hợp với thực tế hiện tại nhưng... đối với sự phát triển của ngân hàng Trên thực tế bằng sự cố gắng nỗ lực của mình NHNN & PTNT Hà Tây đã tạo ra một số điểm mạnh, những lợi thế nhất định tạo đà phát triển trong tương lai Lợi thế đầu tiên mà ngân hàng có được là do địa bàn hoạt động của nó đem lại Tỉnh Hà Tây là tỉnh đông dân cư vì thế khả năng huy động vốn của ngân hàng là rất lớn Người dân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm... sức mạnh đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu cố gắng để hoàn thiện, học hỏi để nâng cao trình độ, nghiệp vụ và sự mong muốn xây dựng một ngân hàng lớn mạnh Nếu biết phát huy sức mạnh này, cộng với một định hướng chiến lược đúng đắn, sự chỉ đạo thực hiện phù hợp với thực tế thì ngân hàng sẽ vượt qua mọi thách thức trở ngại Nói tóm lại mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung dài hạn đang trở... tìm ra hệ thống các biện pháp và giải pháp vừa phù hợp với thực tế hiện tại nhưng cũng đáp ứng được xu thế phát triển, tìm mọi cách phát huy thế mạnh hạn chế những nhược điểm khắc phục khó khăn để đưa ngân hàng tiến nhanh bước vào thế kỷ 21 . động tín dụng. - Củng cố tăng cường uy tín vị thế của ngân hàng trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. II-/ THỰC TRẠNG. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY I-/ GIỚI

Ngày đăng: 09/10/2013, 00:20

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

BẢNG 1.

CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Xem tại trang 2 của tài liệu.
Xem xét tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT Hà Tây ta thấy như sau: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

em.

xét tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT Hà Tây ta thấy như sau: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Một trong số các vấn đề tồn tại tại NHNN & PTNT Hà Tây hiện nay là tình hình nợ quá hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

t.

trong số các vấn đề tồn tại tại NHNN & PTNT Hà Tây hiện nay là tình hình nợ quá hạn Xem tại trang 7 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan