THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

22 286 0
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 525/TTg, ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 230/ QĐ - NH5, ngày 01/9/ 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 trên cơ sở nhận bàn giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 1. Chức năng nhiệm vụ. Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định. Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức để giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. 2. Mô hình tổ chức. Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam BĐD tỉnh BĐD huyện HĐQT BKS HĐQT TTĐHTN Chi nhánh TP Chi nhánh TP Chi nhánh TP Chi nhánh huyện Chi nhánh huyện Chi nhánh huyện Ban XĐGN xã Tổ vay vốn Hộ nghèo Hình 1. Tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo gồm có: a. Hôi đồng quản trị Là cơ quan quản lý của Ngân hàng phục vụ người nghèo, bao gồm các thành viên là đại diện có thẩm quyền của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dưới Chủ tịch gồm có 4 Phó chủ tịch. Phó chủ tịch thường trực là Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam , 3 Phó Chủ tịch khác là các Thứ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định nhân sự cụ thể. b. Trung tâm điều hành tác nghiệp Trung tâm điều hành tác nghiệp có Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc và một số phòng ban chuyên môn. Điều hành tác nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do NHNo&PTNT Việt Nam đảm nhiệm. 3. Nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: * Vốn điều lệ: là vốn được cấp lúc mới thành lập * Vốn huy động: Là nguồn vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo huy động từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước, NHNg được quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả đúng gốc và lãi. Vốn huy động bao gồm: - Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội. - Vốn huy động trong cộng đồng người nghèo. * Vốn đi vay - Vay các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Phát hành chứng chỉ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu) - Vay của các NH thương mại trong nước như NH Ngoại thương VN, NH Công thương VN, NHNo&PTNT Việt Nam. * Vốn uỷ thác: là nguồn vốn của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ người nghèo làm dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo,vùng nghèo. * Các loại vốn khác: Được hình thành trong quá trình hoạt động như vốn trong thanh toán, chênh lệch thu nhập và chi phí nghiệp vụ. 4. Những quy định chung về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo. a. Mục đích cho vay. Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình nghèo sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói-giảm nghèo. b. Nguyên tắc cho vay. Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hộ vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xi vay, có hiệu quả. Cho vay trực tiếp đến hộ nghèo đầu tư vào sản xuất kinh doanh và hộ vay phải hoàn trả nợ (cả gốc và lãi ) đúng thời hạn ghi trong sổ tiết kiệm và vay vốn. Hộ vay vốn phải trực tiếp ký nhận tiền vay và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng tiền vay. c. Điều kiện cho vay. Để được vay vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo, hộ nghèo phải có đủ các điều kiện sau đây: - Hộ vay vốn phải có tên trong danh sách hộ nghèo do Ban xóa đói giảm nghèo ở xã, phường, thị trấn đề nghị, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sở tại xét duyệt, chuyển lên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo quận, huyện, thị xã phê duyệt. - Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo đóng trụ sở. - Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên của Tổ tương trợ hoặc Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trường hợp không phải là thành viên của Tổ thì phải được một tổ chức chính trị -xã hội cơ sở bảo lãnh bằng tín chấp (gọi tắt là Tổ tín chấp). - Chủ hộngười thừa kế hợp pháp là người đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ ngân hàng. - Hộ nghèo không còn nợ vay các tổ chức tài chính tín dụng khác. - Hộ nghèo chấp nhận quy định nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng phục vụ người nghèo và chịu sự kiểm soát của Ngân hàng phục vụ người nghèo từ khi nhận tiền vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi. d. Đối tượng cho vay. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho các hộ nghèo vay vốn để mua sắm vật tư, công cụ lao động, chi trả lao vụ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán nhỏ, . theo pháp luật hiện hành của Việt Nam . e. Mức cho vay. Căn cứ vào nhu cầu vốn của hộ nghèo đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo mùa, vụ hoặc dự án và vốn tự lực của hộ để xác định mức vốn cho vay đối với hộ nghèo. Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 5 triệu đồng/hộ. f. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo đề nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiên nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,5%/tháng Lãi suất cho vay từ nguồn vốn uỷ thác đầu tư cho các chủ dự án trong nước và ngoài nước thì thực hiện theo văn bản ký kết giữa chủ đầu tư với Giám đốc Ngân hàng phục vụ người nghèo (huyện, tỉnh, thành phố) hoặc Tổng Giám đốc Ngân hàng phục vụ người nghèo theo nguyên tắc phí dịch vụ phải đủ bù đắp chi phí quản lý và rủi ro nghiệp vụ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% mức lãi suất cho vay trong hạn. g. Thời hạn cho vay, định kỳ hạn nợ, thu lãi. * Thời hạn cho vay: theo chu kỳ sản xuất kinh doanh tối đa không quá 60 tháng kể từ ngày nhận được món vay đầu tiên. Trong đó: - Cho vay ngắn hạn: tối đa không quá 12 tháng - Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng * Thu nợ gốc: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng hạn đã cam kết. - Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc khi đến hạn. - Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm do Ngân hàng phục vụ người nghèongười vay vốn thoả thuận. - Hộ nghèo vay vốn được quyền trả nợ trước thời hạn. * Thu lãi: Thực hiện thu lãi hàng quý, hàng tháng trên số dư nợ thoả thuận giữa ngân hànghộ nghèo vay vốn. Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của tháng trước hoặc kỳ hạn trước được chuyển sang thu lãi vào tháng hoặc kỳ hạn tiếp theo. h. Cho vay lưu vụ. Những hộ trả lãi vay đúng cam kết đối với những món vay ngắn hạn, nếu chưa vượt được ngưỡng nghèo đói mà có nhu cầu vay vốn tiếp thì được kéo dãn thời hạn nợ sang chu kỳ sản xuất sau và gọi là cho vay lưu vụ. Ngân hàng phục vụ người nghèo không khống chế số lần cho vay lưu vụ đối với 1 hộ nghèo. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY HỘ NGHÈONGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO. 1. Tình hình về nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn, hộ hộ dư nợ từ năm 1996 đến 2001 Tính đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn của NHNg có được là 6.266 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phát triển trên cơ sở nhận bàn giao Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNo&PTNT Việt Nam trước tháng 8/1995 là 518 tỷ đồng. Nguồn vốn được tăng trưởng đều đặn qua các năm: năm 1996 tăng 378% so với vốn nhận bàn giao ban đầu; năm 1997 tăng 19,5%; năm 1998 tăng 46,2%; năm 1999 tăng 19,4%; năm 2000 tăng 22,8% và năm 2001 tăng 24,7%. Cơ cấu nguồn vốn như sau: - Vốn điều lệ được cấp: 1.015 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,2%, trong đó Ngân sách cấp ban đầu khi mới thành lập là 500 tỷ đồng và cấp bổ sung 515 tỷ đồng vào các năm 1998, 2001. - Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 940 tỷ đồng, (trong đó vay: trung hạn 600 tỷ đồng; vay ngắn hạn: 340 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 15%. - Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư thông qua các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là NHNo&PTNT Việt Nam qua hình thức nhận tại Hội sở giao dịch của các Ngân hàng thương mại, thời hạn tối đa 12 tháng với 3.696 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59% tổng nguồn vốn. (Nguồn này tăng giảm phụ thuộc mức cấp bù Ngân sách và khả năng huy động của các Ngân hàng thương mại). - Vốn vay nước ngoài: 151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,4%, là khoản vay của Tổ chức xuất khẩu dầu lửa quốc tế (OPEC). - Vốn nhận dịch vụ uỷ thác: (thông qua các hình thức huy động và tiết kiệm chi Ngân sách tại các địa phương, Uỷ thác nước ngoài) chuyển qua làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo: 412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,6%. Trong đó: + Vốn nhận uỷ thác trong nước: 359 tỷ đồng. + Vốn nhận uỷ thác nước ngoài: 53 tỷ đồng. - Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo thông qua các dự án và vốn khác: 52 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,8% Những năm qua, được sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT các cấp, một số địa phương đã có nhiều hình thức huy động vốn như: tiết kiệm ngày lương của cán bộ, công nhân viên; huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, cá nhân; tiết kiệm chi Ngân sách . đã đóng góp đáng kể về tăng trưởng nguồn vốn tín dụng để cho vay, điển hình là: Hà Tây 24,8 tỷ đồng, Nghệ An 22 tỷ đồng, ĐăcLăk 19,8 tỷ đồng, Khánh Hòa 17 tỷ đồng. Lạng Sơn 16,4 tỷ đồng, Quảng Trị 13,6 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 13 tỷ đồng, . Theo cơ cấu nguồn vốn như trên thể hiện quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp và chưa ổn định. Do thực hiện cho vay lãi suất ưu đãi, hiện nay các tổ chức tài chính quốc tế: WB, ADB đều nghi ngại tính bền vững của NHNg nên chưa đồng ý cho vay vốn. Đặc biệt dự án tài chính nông thôn của WB đã ghi trong hiệp định dành 12 triệu USD để cho vay hộ nghèo thông qua NHNg, nhưng hơn 3 năm qua, WB vẫn chưa đồng ý giải ngân vì lý do trên. Mục tiêu theo Quyết định 525/TTg về việc thành lập NHNg để tập trung các nguồn vốn từ các chương trình thuộc vốn Ngân sách dành cho tín dụng XĐGN thành kênh thống nhất phương thức quản lý và vay vốn từ các tổ chức quốc tế là chưa thực hiện được. 2- Hoạt động cho vay Bảng 2.2. Bảng kết quả cho vay của NHNg qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng cộng 1. Doanh số cho vay trong năm tỷ (đ) 517 1608 1094 1797 2001 2171 3261 12449 2. Doanh số trả nợ trong năm tỷ (đ) 28 328 606 954 1204 1364 1771 6255 3. Dư nợ cuối năm tỷ (đ) 189 1769 2257 3100 3879 4704 6194 22092 Trong đó: - Nợ quá hạn tỷ (đ) 3 12,5 41 44,8 58 77 107 343,3 - % nợ quá hạn % 0,6 0,7 1,8 1,44 1,49 1,63 1,73 1,67 - Nợ khoanh tỷ (đ) 90 112 102 108 106 - Nợ chờ xử lý tỷ (đ) 13 94 26 30 4. Số hộ dư nợ 1000hộ 451 1282 1606 2060 2320 2502 2803 2370 - Dư nợ bình quân 1 hộ triệu (đ) 1,08 1,38 1,41 1,51 1,67 1,88 2,21 1,74 5. Số tổ dư nợ 100 tổ 131 185 189 197 209 225 196 6. Số lượt hộ vay 1000hộ 1400 77 1471 1011 953 1177 6000 7. Số hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói (luỹ kế) 1000hộ 100 221 270 353 447 562 395 (Theo báo cáo năm năm của NHNg) Để hiểu được rõ hơn về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHNg ta có thể xem xét một vài nét cơ bản sau đây: 2.3.3. Quy trình cho vay hộ nghèo Hộ nghèo Hộ tương trợ Ban đại diện HĐQT NHNg NHNg huyện UBND xã 1 7 3 6 2 8 4 5 1. Hộ nghèo gửi đơn xin vay cho tổ tương trợ (phụ lục 1) 2. Tổ họp để bình xét và lập danh sách hộ xin vay (theo mẫu 03) gửi UBND xã (phụ lục 2). 3. UBND xã và ban XĐGN xã xét duyệt danh sách hộ xin vay, gửi chi nhánh NHNg huyện. 4. NHNg huyện kiểm tra lại hồ sơ xin vay (đơn và danh sách 03) và trình trưởng ban đại diện huyện phê duyệt. 5. Sau khi phê duyệt, danh sách 03 được gửi lại cho NHNg huyện. 6. NHNg huyện thông báo danh sách hộ nghèo được vay vốn cho UBND xã biết (phụ lục 3). 7. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt danh sách 03 tới từng hộ nghèo biết. [...]... cứ 11 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo và ở đồng bằng cứ 13,5 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo Điển hình một số chi nhánh có số hộ thoát nghèo lớn như: Bắc Giang 53.770 hộ, Thanh Hoá 50.000 hộ, Đồng Nai 44.588 hộ, Nghệ An 43.428 hộ, Cần Thơ 32.518 hộ, Quảng Nam 18.344 hộ, Phú Thọ 17.500 hộ - NHNg thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo nhưng thông qua sự giám sát của các Tổ vay vốn Tính đến... đồng, - Chuyển qua NHNg làm dịch vụ giải ngân theo các dự án theo chỉ định của tỉnh như: Nghệ An 22 tỷ đồng; Ninh Thuận 9,6 tỷ đ; Quảng Nam 7,8 tỷ đ; Đồng Tháp 6,4 tỷ đ; An Giang 4,8 tỷ đ III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈOTRONG THỜI GIAN QUA TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO Trên cở sở nghiên cứu thực tiễn và kết quả hoạt động để tiếp tục điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, xây dựng một... tính đến 31/12/2001, số hộ nghèo có dư nợ là 2.775 ngàn hộ, bình quân một hộ nghèo được vay là 2,23 triệu đồng + Dư nợ cho vay hộ nghèo vùng III là 757 tỷ đồng với 365 ngàn hộ vay + Dư nợ cho vay hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 là 927 tỷ đồng với 431 ngàn hộ vay vốn + Dư nợ hộ nghèongười dân tộc thiểu số là 1.087 tỷ đồng với 523 ngàn hộ vay, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng,... qua Tổ vay vốn, gửi Ban XĐGN xã xét duyệt danh sách hộ nghèo cần vốn Ngoài lãi suất cho vay hộ nghèo không phải trả một khoản phí nào cho Ngân hàng hoặc các tổ chức chính trị xã hội khác Nhờ áp dụng linh hoạt và hợp lý các chính sách, thủ tục tín dụng mà đồng vốn tín dụng NHNg đã giúp cho một bộ phận không nhỏ người nghèo có công ăn việc làm, tăng thu nhập Nhìn chung, hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín. .. tr /hộ, Thành phố Hồ Chí Minh 2,48 tr /hộ, Yên Bái 2,47 tr /hộ Chi nhánh có dư nợ bình quân /hộ thấp nhất: Sóc Trăng 1.31 tr /hộ, Thái Nguyên 1,41 tr /hộ, Tuyên quang 1,48 tr /hộ, Thái Bình 1,51 tr /hộ - Trong 6 năm qua, vốn NHNg đã góp phần giúp cho 562 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói Như vậy cứ 12 lượt hộ vay vốn NHNg có 1 hộ thoát nghèo Qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo. .. thông qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng - Tập hợp được nguồn vốn đáng kể, đưa vốn trực tiếp đến người nghèo, vốn tín dụng của NHNg chiếm thị phần lớn trên 80% thị phần tín dụng cho hộ nghèo ở nông thôn Đại bộ phận hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng, trả nợ khá sòng phẳng - Chính sách ưu đãi tín dụng luôn được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với sự phát triển chung trong. .. nay được nghiên cứu áp dụng thời hạn tối đa 60 tháng Ngoài ra còn áp dụng các hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng - Về điều kiện và thủ tục vay vốn, hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, khi vay vốn hộ nghèo chỉ cần điền vào đơn xin vay đã được Ngân hàng in sẵn, nêu rõ mục... một thời điểm chưa phù hợp với thời vụ sản xuất Suất đầu tư cho mỗi hộ thời kỳ đầu quá nhỏ (từ 300.000 đến 500.000 đồng /hộ) Phương thức cho vay trực tiếp tới hộ nghèo chưa thật phù hợp với những hộ không có đất đai, ngành nghề là những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, giảm hiệu quả vốn vay của NHNg Các chính sách tín dụng hộ nghèo đã được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với sự phát triển chung trong. .. từng thời kỳ như: chính sách về lãi suất cho vay thay đổi theo hướng hạ lãi suất có phân biệt đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; suất đầu tư tối đa đối với một số đối tượng đã được nâng 7 triệu đ /hộ; áp dụng thời hạn cho vay trung hạn, cho vay lại cho đến khi thoát ngưỡng nghèo - Chủ trương Ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua bù chênh lệch lãi suất, sử dụng phương pháp tín dụng Ngân hàng. .. dụng Ngân hàng để huy động vốn và cho vay đối với hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đã tạo ra khối lượng vốn lớn hơn nhiều lần so với cách đầu tư trực tiếp từ Ngân sách trước đây *Những tồn tại và vướng mắc chủ yếu: 1- Hoạt động của NHNg trong thời gian qua, xét về bản chất vốn tín dụng cho hộ nghèo có chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước Do vậy tính chủ động trong hoạt động của NHNg còn hạn chế, nguồn . THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO Ngân. vay vốn Hộ nghèo Hình 1. Tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo gồm có: a. Hôi đồng quản trị Là cơ quan quản lý của Ngân hàng phục vụ người nghèo, bao

Ngày đăng: 08/10/2013, 22:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2. Bảng kết quả cho vay của NHNg qua các năm - THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 2.2..

Bảng kết quả cho vay của NHNg qua các năm Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 2 - THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Hình 2.

Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan