Các giải pháp đối với vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.doc

36 2.1K 28
Các giải pháp đối với vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các giải pháp đối với vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.

Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngMỤC LỤCLời mở đầu .2Phần I: Lý luận chung……………………………………… 4I. Thông tin bất cân xứng…………………………….41. Lựa chọn đối nghịch……………………………… 62. Rủi ro đạo đức………………………………………6II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị trường……………………………………………….7Phần II: Thực trạng và giải pháp………………….10I. Thực trạng………………………………………….101. Hoạt động tín dụng quốc tế…………………… .102. Thực trạng ở Việt Nam………………………… .112.1. Thực trạng chung……………………………… 112.2 Thực trạng về phía khách hàng……………… 132.3. Thực trạng về phía các ngân hàng TM………13II. Giải pháp………………………………………….151. Hoàn thiện, nâng cao hệ thống TT tín dụng… 152. Kiểm tra, giám sát vốn vay………………………253. Trích lập các quỹ dự phòng rủi ro…………… 261 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngKết luận……………………………………………….28Tài liệu tham khảo………………………………… 302 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngLỜI MỞ ĐẦU Những cuộc khủng hoảng tài chính luôn là vấn đề chung trong lịch sử hầu hết các quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng đa phần các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra trong hệ thống các ngân hàng đều có thể tránh được nếu có sự minh bạch và tính công khai. Giá như hoạt động của các tổ chức được minh bạch hơn, giá như họ công khai nhiều tin tức hơn nghĩa là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong cuộc giao dịch thì mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu gây tai họa cho hệ thống ngân hàng đã được xử lý kịp thời. Sự phân tích kinh tế về các tác dụng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những cuộc khủng hoảng tài chính – một sự đổ vỡ trầm trọng trong thị trường tài chính. Vậy vấn đề đặt ra là thiếu sự minh bạch và thiếu tính công khai về thông tin. Đó chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Riêng đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, hàng loạt những vụ thất thoát hàng nghìn tỷ và những hành vi lừa đảo, chiếm dụng tài sản của các ngân hàng thông qua hoạt động đầu tư và cho vay cho thấy sự bất cân xứng thông tin 3 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thươngtrong hệ thống tài chính nước ta đang gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc khắc phục hiện tượng thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính còn non kém là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Đây là nền tảng để chúng ta hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam. Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều sai lầm. Em rất mong có sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cùng sự đóng góp của các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Chí Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.4 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngCÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAMPHẦN ILÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Việt Nam cũng giống như nhiều nước châu Á khác, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong thị trường tài chính. Hầu hết các giao dịch chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hànghoạt động chính là cấp tín dụng. Một vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải làm thế nào để tăng lợi nhuận mà vẫn có sự an toàn cần thiết. Trong thực tế, nhiều ngân hàng không nắm được khả năng sinh lời cũng như những rủi ro trong các dự án của những người đi vay. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ thiếu thông tin. Việc các ngân hàng thiếu những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt dường như đang làm kinh ngạc những nhà đầu tư. Đây chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính cũng như trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.5 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngI. Thông tin bất cân xứng: Một đặc điểm quan trọng của các thị trường tài chính là ở chỗ chúng có các chi phí giao dịch và chi phí thông tin đáng kể. Một phân tích kinh tế để xem các chi phí này tác động thế nào lên thị trường tài chính sẽ mang lại cho chúng ta một sự hiểu biết sâu hơn xem hệ thống tài chính hoạt động như thế nào. Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác của mình để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Một người vay một món tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà người đó tiến hành so với người cho vay. Thông tin về đối tác bao gồm các thông tin về tiềm lực tài chính của khách hàng cũng như khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng chống đỡ rủi ro. Sự không cân xứng về thông tin là một nguồn gây ra rủi ro trong thị trường tài chính. Các doanh nghiệp có nguồn thông tin “nội bộ” về các dự án của họ với mức độ đáng tin cậy, người cho vay có thể giảm rủi ro bằng cách tăng khả năng chọn lựa người vay hay dựa vào thông tin từ các tổ chức khác. Các biện pháp làm tăng lượng thông tin cần cho người 6 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thươngcho vay sẽ nâng cao khả năng của bên cho vay trong việc xác định những người vay có cơ hội đầu tư tốt nhất cũng như việc giám sát tránh những rủi ro đạo đức. Khi lượng thông tin nghèo nàn, thì người cho vay chỉ có thể phân biệt đối tượng vay theo những điều kiện rất chung và khả năng xảy ra các rủi ro là hoàn toàn có thể. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt: trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau khi cuộc giao dịch diễn ra.1. Lựa chọn đối nghịch Rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch đựoc gọi là vấn đề chọn lựa đối nghịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tài chính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn (đối nghịch) - tức là rủi ro không trả được nợ - là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy có nhiều khả năng được lựa chọn nhất. Việc các nhà đầu tư đã chọn sai đối tượng cho vay của mình vì không nắm được đầy đủ thông tin về đối tượng khiến dễ có thể là các món cho vay được thực hiện cho nhưng trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ.7 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương Nếu người cho vay biết rõ về những người đi vay, tức là thông tin không phải là không cân xứng thì người cho vay sẽ không khó khăn gì trong việc cho người này hay người kia vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, người cho vay có thể rút lại quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có giá trị. Hoặc để bù đắp rủi ro, người cho vay có thể tăng lãi suất vay. Nhưng việc này phần nào tự gây tác hại vì nhiều người đi vay đáng tin cậy có thể quyết định không vay nữa và chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.2. Rủi ro đạo đức Khi người đi vay phải vay với lãi suất cao, để bù đắp chi phí, khách hàng sẽ chấp nhận những dự án rủi ro hơn. Đây là vấn đề rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (hành vi thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng món vay này sẽ được hoàn trả. Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay. 8 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngNhững hành vi thiếu đạo đức này có thể là người đi vay tạo ra những chứng cứ giả để có thể vay đưóc tiền từ người cho vay. Những người đi vay tự tạo ra các công ty “ma” thực hiện các cuộc giao dịch để thanh tiêu các khoản vay. Đây là hành vi cố ý lừa đảo. Hoặc người đi vay cố tình chiếm đoạt một khoản vốn của người cho vay. Khi người đi vay có thể hoạt động kinh doanh có lợi nhuận song không muốn trả lại tiền cho các nhà đầu tư hay ngân hàng . Có khi người đi vay có thể sử dụng vốn vay vào các mục đích sai mục đích khi vay vốn. Trường hợp này xảy ra khi chủ đầu tư không có sự giám sát chặt chẽ đối với hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp.II. Thông tin không cân xứng ảnh hưởng đến các thị trường Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin không cân xứng, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, chúng ta có thể đi vào một thị trường đặc trưng. Mô tả đặc điểm riêng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và việc lựa chọn đối nghịch gây trở ngại như thế nào cho sự hoạt động hữu hiệu của một thị trường, hãy xem xét thị trường xe máy cũ. Giả sử một người muốn mua một xe máy đã qua sử dụng thì không thể tự đánh giá chất lượng của cái xe này. Do đó cái giá mà người mua phải trả phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe trong thị trường đó. 9 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại ThươngNgười sở hữu xe là người biết rõ nhất về chất lượng chiếc xe này. Nếu chiếc xe này quá tồi thì người chủ sẽ vô cùng sung sướng bán với giá mà người mua định trả. Tuy nhiên, nếu đó là một cái xe đang tốt, người chủ của nó biết chắc chiếc xe của ông ta bị đánh giá thấp, nên ông ta không muốn bán nó. Hậu quả của việc lựa chọn đối nghịch này là có rất ít xe đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt xuất hiện ở thị trường này. Thị trường xe máy cũ do đó sẽ hoạt động và trên thực tế là không hoạt động. Như vậy hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Trở lại với thị trường tài chính, mà cụ thể là hoạt động tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin hơn về dự án, về mục đích sử dụng về khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Điều này dẫn đến trường hợp ngân hàng cho các doanh nghiệp sắp phá sản vay và phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi. Vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh khi có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, mà trong trường hợp này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò là người sở hữu vốn còn các doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Do hợp đồng nợ chỉ đòi hỏi người vay phải trả một số tiền nhất định và cho phép họ hưởng bất cứ lợi nhuận nào còn lại, những người vay này có ý muốn nhận những dự án đầu tư có nhiều rủi ro hơn so với những người cho vay muốn, và ở đây, những ngân 10 [...]... hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng Cần xây dựng đồng bộ, đầy đủ các văn bản pháp quy, về hoạt động thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, như quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước, quy chế về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng của ngân hàng, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thông tin tín dụng tại các ngân hàng 1.2.2.6... Thương hàng thương mại sẽ là người phải chịu những rủi ro đạo đức này 11 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM I Thực trạng của vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng ngân hàng 1 Thị trường tài chính quốc tế và vấn đề thông tin không cân xứng trong hoạt động tín dụng. .. tín dụng là rất khó khăn Chính vì vậy ngân hàng khó giám sát khách hàng về việc họ sử dụng khoản vay có đúng mục đích hay không Đó cũng là vấn đề rủi ro đạo đức và cũng là lựa chọn đối nghịch đối với các ngân hàng II Những giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng nâng cao hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam 1 Hoàn thiện nâng cao hệ thống thông tin tín dụng 18 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường... trị đồng tiền Việt Nam và chức năng quản lý của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam Cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ tiền tệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống nền kinh tế 1.2.2.2 Nhiệm vụ của hệ thống thông tin tín dụng Thứ nhất... hàng Nhà nước Việt Nam Hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm hệ thống thông tin tín dụng của Nhà nước và phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, hình thành và đi vào hoạt động được 10 năm, bước đầu thu được những kết quả đáng phấn khởi Hệ thống này đã bổ sung thêm một kênh giúp các ngân hàng thương mại đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp... hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Đồng thời phải củng cố lại các trung tâm, bộ phận CIC hiện có tại các ngân hàng Nhà nước để thực hiện việc thu thập và cung cấp thông tin cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Về phía các ngân hàng, tại trung tâm điều hành phải thành lập phòng thông tin tín dụng, hoặc phòng thông tin phòng ngừa rủi ro Để triển khai hoạt. .. kho dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng Thứ ba là phục vụ thông tin: Cung cấp thông tin phục vụ ngân hàng Nhà nước, các cơ quan hữu quan và các loại dịch vụ thông tin tín dụng đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng trong và ngoài nước Thứ tư là phải nên phục vụ các nhiệm vụ khác cho khách hàng như đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin tín dụng, lập... triển khai hoạt động thông tin tín dụng trong từng hệ thống ngân hàng thương mại, tại các chi nhánh tổ chức tín dụng cũng phải có cán bộ chuyên trách để phối hợp thu thập và cung cấp thông tin 1.2.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ và đào tạo cán bộ Yêu cầu đối với cán bộ chuyên trách là về công tác thông tin tín dụng, kể cả tại ngân hàng Nhà nước và tại các chi nhánh trung tâm các ngân hàng là: cần phải... chức tín dụng đối với doanh nghiệp 14 Tiểu luận Tài chính Tiền tệ Trường Đại học Ngoại Thương 2.1.2 Vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn có lãi hay nói cách khác là doanh nghiệp gặp rủi ro và điều này dẫn đến rủi ro tín dụng Thông tin bất cân xứng xảy ra tức là khi các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng không nắm... số phương pháp thu thập thông tin của nước ngoài, đồng thời từ kinh nghiệm thực tiễn, có thêm đề xuất từ một số phương pháp thu thập thông tin đối với hệ thống thông tin tín dụng: Phương pháp thu tin qua mạng máy tính nối với các ngân hàng Phương pháp thu tin từ các biểu báo cáo Thu tin qua đường công văn từ các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp trên cơ sở quan hệ giữa các ngân hàngcác bộ, ban . ThươngCÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAMPHẦN ILÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG. VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAMI. Thực trạng của vấn đề thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan