Các cuộc siêu lạm phát lớn trên thế giới

13 843 0
Các cuộc siêu lạm phát lớn trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các cuộc siêu lạm phát lớn trên thế giới

ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN BỘ MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: CÁC CUỘC SIÊU LẠM PHÁT LỚN TRÊN THẾ GIỚI GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ NGA SINH VIÊN: ĐOÀN TƯỜNG LINH LỚP: QTTN102 MỤC LỤC  Đề cập vấn đề  Giải thích vấn đề  Liên hệ thực tiễn  Bài học rút ra  Kết thúc vấn đề I. Đề cập vấn đề - Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô, đã trở thành mối qua tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là một vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh luận về chính sách kinh tế. - Xét trên mặt định lượng, dựa trên độ lớn nhỏ của tỉ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát ra làm nhiều loại, trong đó có siêu lạm phát. Với những tác động tiêu cực của nó, siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế trở nên nghiêm trọng, kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh. Nhiều nước trên thế giới đã trải qua những cuộc “lạm phát phi mã” tồi tệ lên tới hàng tỷ % và những đồng tiền có mệnh giá tới 20 con số 0. II. Giải thích vấn đề 1. Lạm phát - Trước hết ta phải hiểu lạm phát là gì? - Theo Các Mác trong Bộ Tư bản: “lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn Miltion Friedmen thì quan niệm: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. - Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả CPI (Consumer Price Index” - CPI t = Chi phí để mua hàng hóa thời kỳ t x 100 Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở 2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Cung ứng tiền tệ và lạm phát: theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát. - Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát. - Thâm hụt ngân sách và lạm phát. - Lạm phát theo tỉ giá hối đoái - Đặc biệt trong quá khứ, in tiền để phục vụ chiến tranh, chính sách vay nợ sai lầm… là những nguyên nhân dẫn đến những cuộc siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử. Khi siêu lạm phát xảy ra, niềm tin vào đồng tiền pháp định của 1 quốc gia cũng như khả năng tín dụng của đồng tiền ấy biến mất hoàn toàn. III. Liên hệ thực tiễn - Thông thường, siêu lạm phát là xu hướng hay xảy ra ở các nước đang phát triển, điển hình như các nước Mỹ Latinh trong khủng hoảng nợ phá hủy khu vực này trong những năm 1980. Tuy nhiên, thậm chí một vài nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay – như Trung Quốc, Đức,… cũng đã từng trải qua những vụ siêu lạm phát tồi tệ. 1. Đức (8/1922 – 12/1923) - Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 21% - Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 3 ngày 17 giờ - Một vài năm sau khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát. Chiến tranh kết thúc, Đức phải bồi thường khoản tiền khổng lồ cho các nước chiến thắng. Tuy nhiên, Đức không được phép trả tiền bồi thường bằng đồng tiền đang lưu hành là đồng Papiermark bởi đồng tiền này đã yếu đi đáng kể trong suốt thời kỳ chiến tranh khi quốc gia này nỗ lực đi vay mượn để chi trả cho cuộc chiến. - Do đó, Đức buộc phải bán một lượng lớn Papiermark để đổi lấy đồng tiền nước ngoài được các nước thắng trận chấp nhận. Khi đến hạn trả nợ vào mùa hè năm 1921, đồng Papiermark bị bán tống bán tháo với bất cứ giá nào khiến giá trị đồng tiền nước Đức gairm giá mạnh. Siêu lạm phát bùng nổ. - Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỉ papiermark để đổi lấy 1USD. - Để thoát khỏi tình trạng này, Đức đã thành lâp một ngân hàng trung ương đặc biệt và phát hành loại tiền tệ mới – Rentenmark với tỉ giá 4,2 rentenmark/USD và giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark. Đồng Rentenmark đã giúp bình ổn kinh tế Đức một cách khá hiệu quả. 2. Hy Lạp (5/1941 – 12/1945) - Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 18% - Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 4 ngày 6 giờ - Ngân sách của Hy Lạp suy giảm từ thặng dư 271 triệu drachma ở năm 1939 xuống thâm hụt 790 triệu drachma trong năm 1940. Nguyên nhân là do chiến tranh thế giới thứ 2 khiến ngoại thương lao dốc. Thời kỳ này cũng mở đầu cho giai đoạn tồi tệ tiếp theo khi Hy Lạp bị khối Phát xít chiếm đóng vào cuối năm 1940. - Các khoản chi ngân sách cũng tăng lên đáng kể bởi chính quyền bù nhìn bị điều khiển bởi khối Phát xít khi có tới 400.000 quân phát xít chiếm đóng ở đây. Thêm vào đó, tổng thu bị giảm từ 67,4 tỷ drachma ở năm 1938 xuống chỉ còn 20 tỷ vào năm 1942. Với doanh thu thuế sụt giảm, Hy Lạp buộc phải in tiền hàng loạt và điều này dẫn đến cuộc siêu làm phát vào những năm đàu thập kỷ 40. - Năm 1942, mệnh giá lớn nhất của đồng Drachma Hy Lạp là 50.000, nhưng vào năm 1944 con số này là 100.000 tỉ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỉ lệ 50 tỷ : 1. - Năm 1946, nước Anh đề xuất kế hoạch bình ổn cho Hy Lạp, bao gồm việc tăng doanh thu từ việc bán hàng cứu trợ, điều chỉnh một số thuế suất đặc biệt, cải thiện phương pháp thu thuế và thành lập 1 ủy ban tiền tệ để giải quyết các vấn đề tài chính. Năm 1947 Hy Lạp chính thức thoát khỏi siêu lạm phát. 3. Hungary (8/1945 - 7/1946) - Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 207% - Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 15 giờ - Nền kinh tế Hungary bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thế giới thứ 2. Với vị trí nằm trong vùng có chiến tranh, theo ước tính, khối lượng vốn tư bản của Hungary bị sụt giảm mất 40%. Tồi tệ hơn, trước đó nước này đã “điên cuồng” sản xuất bất chấp ngập trong nợ nần để phục cho người Đức. Tuy nhiên, chính người Đức lại lờ tịt khoản chi trả cho số hàng hóa này. - Khi Hungary ký hiệp ước hòa bình vào năm 1945, nước này buộc phải trả lại khối Xô Viết lượng tiền bồi thường khổng lồ tương đương với 20 - 25% ngân sách . Trong khi đó, chính sách tiền tệ của Hungary lại chịu sự điều khiển của khối liên minh. - Ngân hàng Trung ương Hungary đã cảnh báo việc in tiền để trả nợ sẽ mang lại những hậu quả tồi tệ. Tuy nhiên, liên minh Xô Viết đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo này và đưa ra kết luận rằng siêu lạm phát được tạo với mục tiêu chính trị là phá hủy tầng lớp trung lưu. - Để giải quyết tình hình, chính phủ Hungary phải cho ra đời một đơn vị tiền tệ mới: đồng Forint có thể trực tiếp quy đổi ra vàng và các ngoại tệ khác. 4. Trung Quốc (10/1947 – 5/1949) - Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 14% - Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 5 ngày 8 giờ - Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc bị chia tách bởi nội chiến. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát đất nước và đưa ra các chính sách tiền tệ khác nhau. Hậu quả là hệ thống tiền tệ của nước này bị chia tách với 10 loại tỷ giá khác nhau vào năm 1948. Mệnh giá tiền tệ lớn nhất: 6 tỉ Nhân Dân Tệ. - Trong suốt cuộc đụng độ, tiền tệ là vấn đề trung tâm và 3 phe phái gồm Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với phát xít Nhật đã gây nên chiến tranh tiền tệ với rất nhiều thủ đoạn nhằm đánh bật đồng tiền của đối phương. - Để tài trợ cho cuộc chiến, Quốc dân Đảng đã tạo nên thâm hụt ngân sách khổng lồ và cuối cùng phải in tiền tạo ra siêu lạm phát. - Để thoát khỏi tình trạng này, Trung Quốc đã phải định giá lại tiền tệ: 1NDT mới = 10.000NDT cũ. 5. Zimbabwe (3/2007-11/2008) - Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 98% - Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 25 giờ - Các cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa và chi phí khổng lồ phải bỏ ra khi tham gia vào chiến tranh Congo khiến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, dân số của Zimbabwe cũng giảm mạnh do người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài. Chi tiêu chính phủ tăng lên trong khi nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm buộc những nhà lãnh đạo quốc gia này phải in tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân khiến cuộc siêu lạm phát tồi tệ nhất trong thế kỷ 21 bùng nổ. - Có thời điểm ngân hàng TW nước này phải in những tờ đô- la Zimbabwean 100.000 tỉ để người tiêu dùng không phải mang cả bao tải tiền khi đi mua sắm. - Năm 2009, chính phủ nước này đã từ bỏ đồng Zimbabwe và cho phép sử dụng đồng Rand của Nam Phi và đồng Đô- la Mỹ. 6. Việt Nam (cuối thập kỷ 80) - Cuối thập kỷ 80, cùng với sự cải tổ của Liên Xô, các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắt giảm mạnh, giá cả đầu vào của sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bị tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. - Tình hình trong nước khó khân, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, để giải quyết tình trạng này chính phủ phải in thêm tiền để các xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu. Nền kinh tế đã kiệt quệ lại càng khó khăn kiệt quệ hơn. - Trước tình hình khó khăn đó, năm 1985 chính phủ đã đổi mới chính sách tiền tệ và thực hiện đổi tiền với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. - Xoá bỏ bao cấp hàng tiêu dùng và điều chỉnh tiền lương. Giá cả hàng hoá nông nghiệp được tự do hoá theo thị trường. Cơ chế hai giá dần dần được xoá bỏ, tiến tới giá cả được hình thành và hoạt động trên cơ sở trao đổi thương mại. - Bão lũ lại xảy ra ở một số địa phương, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, nạn đói xảy ra ở một số nơi. Với . c kinhế ề ệ ườ Đạ ọ t qu c dân – 12/2007ế ố 2. www.dantri.com.vn/10-vu -sieu- lam- phat- toi-te-nhat-trong- lich-su

Ngày đăng: 08/10/2013, 16:10

Hình ảnh liên quan

- Để giải quyết tình hình, chính phủ Hungary phải cho ra đời một đơn vị tiền tệ mới: đồng Forint có thể trực tiếp quy đổi  ra vàng và các ngoại tệ khác. - Các cuộc siêu lạm phát lớn trên thế giới

gi.

ải quyết tình hình, chính phủ Hungary phải cho ra đời một đơn vị tiền tệ mới: đồng Forint có thể trực tiếp quy đổi ra vàng và các ngoại tệ khác Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Tình hình trong nước khó khân, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, để giải quyết tình trạng  này chính phủ phải in thêm tiền để các xí nghiệp quốc  doanh mua nguyên vật liệu - Các cuộc siêu lạm phát lớn trên thế giới

nh.

hình trong nước khó khân, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, để giải quyết tình trạng này chính phủ phải in thêm tiền để các xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan