TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

7 595 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là nội dung chủ yếu của công tác AT-VSLĐ hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt đông sản xuất kinh doanh và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, là yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội. 2. Điều kiện lao động Điều kiện lao độngtổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động, tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tai đây thường xuyên xuất hiện các yếu tố, có thể rất tiện nghi thuận lợi cho người lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà người ta thường gọi là những yếu tố nguy hiểm và có hại. 3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại nguy hiểm có nguy cơ cao gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất thường đa dạng và nhiều loại, đó có thể là: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá), bụi, tiếng ồn, rung động, thiếu ánh sánh… Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ, các loại hoá chất… Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng… Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp mất vệ sinh, các trạng thái căng thẳng về thần kinh, không ổn định về tâm lý… 4. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của cả một bộ phận nào đó trong cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc phá huỷ chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động. 5. Bệnh nghề nghiệp Theo Thông tư liên Bộ 08/TTLB ngày 19/5/1976 (Bộ y tế, Bộ thương binh xã hội, Tổng công đoàn), bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Các bệnh nghề nghiệp thực sự có thể kể ra khá nhiều như bệnh bụi phổi bông, bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc chì, benzen, thuỷ ngân… Trong số các bệnh kể trên có thể chia ra làm 2 loại: Bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm: ở nước ta hiện nay có 21 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp không được hưởng chế độ bảo hiểm. II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thích nghi thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, han chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Vì tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động nên ở đâu có sản xuất, có con người làm việc thì ở đó phải có công tác bảo hộ lao động. Bởi vậy bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ những yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác nhờ chăm lo cho, bảo sức khoẻ người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác bảo hộ lao động có một hệ quả xã hội và nhân đạo hết sức to lớn. Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội to lớn của Đảng và nhà nước ta. Nó được phát triển trước hết vì một yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế đồng thời nó cũng vì sức khoẻ và hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị Xã hội chủ nghĩa và nhân đạo sâu sắc. Có nhận thức đúng như vậy thì mới đặt nhiệm vụ bảo hộ lao động đúng vị trí và đúng tầm quan trọng của nó, mới đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của công tác bảo hộ lao động trong lòng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nêu thì nhất thiết công tác bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất: + Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi họat động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng biện pháp khoa học. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn… Đều là những hoạt động khoa học sử dụng các công cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện. + Tính pháp lý: Thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp tổ chức xã hội, về bảo hộ lao động được thực hiện thì phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng xử phạt nghiêm minh, kịp thời thì công tác bảo hộ lao động mới đạt hiệu quả. + Tính chất quần chúng rộng rãi là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở vì con người. III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BHLĐ Để đạt được mục tiêu và thể hiện được 3 tính chất như đã nêu trên, công tác bảo hộ lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1. Nội dung về khoa học kỹ thuật Trong hệ thống các nội dung của công tác bảo hộ lao động thì nội dung khoa học kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học rất tống hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác từ khao học tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh học…), khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật ánh sáng…), đến các ngành khoa học kinh tế, xã hội (kinh tế lao động, luật học, xã hội chủ nghĩa…). Phạm vi và đối tượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động rất năng động, song cũng rất cụ thể gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như đặc điểm sản xuất và trình độ kinh tế của mỗi nước. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động kết hợp chặt chẽ với các khâu điều tra, khảo sát nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động bao gồm các vấn đề y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ là một bộ phận quan trọng liên quan đến công tác bảo hộ lao động. + Khoa học y học lao động Đi sâu vào khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động. Từ đó đề xuất ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý, các biện pháp y học và các phương hướng cho các giải pháp đó đối với sức khoẻ người lao động. Khoa học y học lao động có trách nhiệm quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. + Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh Đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động làm cho môi trường lao động trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó mà người lao động làm việc cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và lao động sản xuất có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi. + Kỹ thuật an toàn Là hệ thống các biện pháp và phương diện về tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động tránh khỏi tác động trực tiếp của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho người lao động. Để đạt được điều đó khoa học kỹ thuật về an toàn phải đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và cơ cấu an toàn của quá trình sản xuất để từ đó đề ra các biện pháp, những yêu cầu an toàn, sử dụng các thiết bị cơ cấu an toàn để bảo vệ con người. Khi tiếp xúc với những bộ phận nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế thi công các công trình, thiết bị, máy móc là một phương hướng mới tích cực để thực hiện việc vận chuyển từ “Kỹ thụât an toàn” sang “An toàn kỹ thuật”. + Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động Ra đời với sự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng được. Ngày nay trong nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ bảo vệ đầu, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giầy ủng cách điện… Là những phương tiện bảo vệ cá nhân thiết yếu được coi là các công cụ không thể thiếu được trong quá trình lao động. 2. Nội dung về xây dựng và thực hiện lụât pháp, chế độ chính sách về BHLĐ Các văn bản pháp lụât, chế độ, quy định về bảo hộ lao động là nhằm thể hiện đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động. Nó đòi hỏi mọi người phải nhận thức và tự giác thực hiện, lại vừa có tính bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật chế độ quy định về bảo hộ lao động bao gồm rất nhiều vấn đề, có thể nêu một số điểm chủ yếu sau: - Văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ lao động - Những chỉ thị, nghị quyết, Thông tư, văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành liên quan đến bảo hộ lao động. - Vấn đề khai báo, điều tra và thống kê báo cáo về tai nạn lao động - Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động 3. Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động Bằng mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải nâng cao hiểu biết về bảo hộ lao động để tự bảo vệ mình. Huấn luyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất. Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo quy tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu. Vận động quần chúng phát huy ý kiến cải thiện điều kiện lao động, biết làm việc với các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo quản, giữ gìn và sử dụng tốt chúng như là các công cụ sản xuất. Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra bảo hộ lao động tại chỗ tại chỗ làm việc, tại đơn vị cơ sở. Duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh lao động trong các tổ chức sản xuất, phân xưởng và xí nghiệp. Từ góc độ của người sử dụng lao động còn có ý nghĩa là họ cũng phải tự giác thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền hạn trong công tác bảo hộ lao động được pháp luật quy định để thực hiện tốt các quy chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp bảo hộ lao động. Là tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của người lao động, tổ chức Công đoàn có vai tró quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động. . TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là nội dung chủ yếu của công tác AT-VSLĐ hoạt động. CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học

Ngày đăng: 07/10/2013, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan