GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

21 778 0
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 1.1. Khái niệm hệ thống thông tin (information system) Là một hệ thống mà mục tiêu, nhiệm vụ của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tinhệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. Chúng ta phải dựa vào hệ thống thông tin để trao đổi và duy trì hoạt động. Hệ thống thông tin thường là sự trao đổi thông tin của hệ thống các công việc: • Thu thập thông tin: là nhập những thông tin đầu vào, cần thiết để hệ thống hoạt động.Ví dụ như nhập tồn kho, nhập chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và nhập doanh thu giúp hệ thống kế toán tính được lợi nhuận của doanh nghiệp… • Truyền thông tin: là sự trao đổi thông tin từ nơi nhập thông tin đến nơi xử lý thông tin và từ nơi xử lý thông tin đến nơi hiển thị ra kết quả hoặc lưu trữ chúng. Thường là những thiết bị truyền thông như đường điện thoai, đường internet… để truyền đạt thông tin đến nơi cần thiết nhanh nhất trong hệ thống thông tin. • Lưu trữ: là chứa những thông tin dưới dạng dữ liệu, cất dữ những thông tin đó để phục vụ cho những hoạt động xử lý thông tin khác. Có thể là kho lưu trữ hồ sơ, có thể là các thiết bị như ổ cứng, usb … là tất cả những gì dùng ðể cất dữ thông tin. • Phục hồi: là giai đoạn lấy những lại những thông tin cũ và dùng lại làm yêu tố đầu vào cho hoạt động của hệ thống thông tin. • Xử lý: là hoạt động tính toán, phân tích, đánh giá … các thông tin đầu vào để đạt được kết quả nào đó. Ví dụ tính doanh thu, nghiên cứu thị trường… • Hiển thị: là việc đưa ra kết quả của hệ thống thông tin. Có thể ở dạng báo cáo, tổng kết, biểu đồ, những kết quả phân tích được … Một số ví dụ về hệ thống thông tin đơn giản: Máy vi tính chính là một hệ thống thông tin, nhiệm vụ của máy vi tính là xử lý thông tin và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của con người. Máy vi tính thông thường luôn gồm 3 thành phần: thiết bị đầu cuối, bộ vi xử lý và kho lưu trữ dữ liệu. Các thành phần này luôn liên hệ và có sự trao đổi thông tin như sau: thiết bị đầu vào (input) đưa thông tin vào máy tính, bộ xử lý thực hiện tính toán, phân tích, sắp xếp… dữ liệu được xử lý đưa vào bộ lưu trữ, khi cần lại tải dữ liệu từ bộ lưu trữ ra xử lý, cuối cùng dữ liệu được hiển thị ra người dùng ở thiết bị ra (output). Rộng hơn là một ví dụ về hệ thống thông tin có sử dụng máy tính, như hình ảnh sau đây: Kho dữ liệuThiết bị đầu cuối Bộ vi xử lý của máy tính Hình 1. Máy tính là một hệ thống thông tin. Hệ thống máy tính Hoạt động báo cáo kết quả Hoạt động thu thập tin Các hệ thống thông tin trong các tổ chức kinh tế xã hội như hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý lịch công tác là các ví dụ điển hình về hệ thống thông tin có sự tham gia của máy tính. Một công ty sản xuất muốn đưa ra sản phẩm mới hệ thống thông tin sẽ hoạt động như sau: Thu thập thông tin mong muốn của khách hàng, đưa dữ liệu vào máy tính để tính toán và phân tích xem xu thế về sản phẩm nào được mong muốn nhất, máy tính lưu ra file các kết quả phân tích được, lập báo cáo giúp nhà quản lý đưa ra chiến lược sản xuất sản phẩm mới. Trong hệ thống thông tin này, máy tính chỉ đóng vai trò là một thành phần trong cả hệ thống và cùng với bộ phận thu thập tin, bộ phận sản xuất, bộ phận lãnh đạo… tạo thành hệ thống thông tin sản xuất sản phẩm mới. Trong 2 ví dụ trên máy tính đóng vai trò như một hệ thống thông tin hay một thành phần quan trọng nhưng trước khi có máy tính thì không có hệ thống thông tin hay sao? Trước khi có máy tính con người đã có tổ chức, có nền kinh tế và có các cơ sở kinh doanh sản xuất . Và bất kỳ một tổ chức hay cơ sở kinh doanh nào cũng có hệ thống thông tin khi đó không hề có sự hiện diện của máy tính hay bất cứ thứ gì liên quan đến công nghệ thông tin. Chúng ta cần phân biệt khái niệm về hệ thống thông tin và công nghệ thông tin. Phân biệt 2 khái niệm Hệ thống thông tin (HTTT) và Công nghệ thông tin (CNTT): • HTTT: mô tả các thành phần, tài nguyên cần thiết để cung cấp một chức năng nghiệp vụ hay thông tin cụ thể trong một tổ chức doanh nghiệp. • CNTT: đề cập tới việc sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm, mạng, thiết bị lưu trữ dữ liệu cần thiết để duy trì hoạt động một HTTT. File lưu trữ Hình 1. Hệ thống thông tin có sử dụng máy tính. HTTT ngày nay thường được ngầm hiểu là có sử dụng tới máy tính (CNTT). Các chuyên gia nghiệp vụ phải sử dụng rất nhiều loại HTTT có sử dụng máy tính và CNTT. Đơn giản là do máy tính và công nghệ thông tin ngày nay đã quá phổ biến và được dùng ở bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào, hơn nữa CNTT ngày càng hỗ trợ, gắn liền với từng thành phần của mỗi hệ thống thông tin. Do vậy, thuật ngữ HTTT và CNTT đôi khi được sử dụng hoán đổi cho nhau, với nghĩa tương tự nhau. 1.2. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý Nói đến hệ thống thông tin quản lý nghĩa là nói đến tầm quan trọng và vai trò của hệ thống thông tin trong tổ chức và doanh nghiệp. Phần lớn hệ thống thông tin thường được xây dựng nhằm phục vụ cho một hoặc vài chức năng nào đó, hoặc chỉ đơn giản là giúp con người giải thoát khỏi một số công việc quản lý thông thường như tính toán, thống kê. Khi xuất hiện nhu cầu cung cấp các thông tin tốt hơn và đầy đủ hơn, cũng là lúc cần đến những phương thức xử lý thông tin một cách tổng thể - hệ thống thông tin quản lý. Ví dụ về hệ thống thông tin quản lý: • Hệ thống quản lý nhân sự trong một cơ quan. • Hệ thống quản lý sinh viên trong một trường đại học. • Hệ thống kế toán trong một siêu thị. • Hệ thống trợ giúp công tác điều hành bay. • Hoặc hệ thống quản lý bàn hàng của một công ty. Nhiệm vụ hệ thống thông tin quản lý là cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu hợp nhất chứa các thông tin phản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin về các hoạt động diển ra trong hệ thống. Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, hệ thống thông tin quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ và khả năng dễ dàng truy cập thông tin, hệ thống thông tin quản lý có các chức năng như: Thu nhập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những thông tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học. Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông tin mới. Phân phối và cung cấp thông tin. Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ thống và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống. Hầu hết các hệ thống thông tin đều có vai trò trong công tác quản lý và luôn được nâng cao chất lượng để phục vụ công tác quản lý, bởi vậy nhắc đến một hệ thống thông tin thì ta luôn hiểu là một hệ thống thông tin quản lý của tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Hình 1. Các thành phần của hệ thống thông tin. Hình ảnh thể hiện luồng hoạt động chung của một HTTT bất kỳ gồm nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu được thực thi điều khiển và lưu trữ, cuối cùng dữ liệu chuyển thành thông tin hiển thi ra ngoài. Để hoạt động thì HTTT phải đủ các thành phần: Tài nguyên nhân lực, tài nguyên phần mềm, tài nguyên phần cứng (thiết bị máy móc), tài nguyên mạng, tài nguyên dữ liệu (thông tin thu thập). 2.1. Hoạt động của một hệ thống thông tin quản lý Hoạt động của hệ thống thông tin luôn bao gồm các bước: nhận nguồn dữ liệu đầu vào (input) bằng các thiết bị quét mã vạch, nhận dạng đầu vào… Tiếp theo sẽ xử lý dữ liệu như tính toán giá trị hàng hóa, tính lương, giao dịch kế toán… Dữ liệu được xử lý có thể hiển thị kết quả ra ngoài (output) và cũng có thể lưu trữ lại trong hệ thống. Thường sẽ lưu trữ về thông tin khách hàng đã mua sản phẩm, nhân viên đã bán sản phẩm, sản phẩm được tiêu thụ nhiều. Nhà quản lý đọc thông tin kết quả đó ở thiết bị ra dưới dạng báo cáo, sau đó xem xét và ra quyết định chiến lược kinh doanh. Bên cạnh quá trình truyền thông tin trong hệ thống thì việc kiểm soát và bảo vệ những nguồn thông tin ấy là vô cùng quan trọng có ý nghĩa sống còn hoặc quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vậy phải luôn kiểm soát nguồn dữ liệu, tạo ra các tín hiệu cảnh báo có chủ ý về sự kiện nào đó để kiểm soát tình hình hoạt động. Với mỗi hoạt động trong hệ thống đều có sự hiện diện của CNTT, sử dụng CNTT càng hiện đại dữ liệu càng truyền nhanh, xử lý hiệu quả, chính xác, lưu trữ đa dạng… và quan trọng nhất là an ninh cũng đảm bảo hơn. Hiện nay, với mỗi hoạt động đều có phần cứng và phần mềm hỗ trợ, tuy nhiên xu hướng tạo ra một chỉnh thể thống nhất đã và đang được phát triển, hình thành nên những hệ thống thông tin tích hợp quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống thông tin. 2.2. Các loại tài nguyên trong hệ thống thông tin Là những tài nguyên trong hình 1.3, chúng là dữ liệu, là thông tin, là những yếu tố chính mà HTTT cần xử lý. Quản lý HTTT doanh nghiệp chính là quản lý những tài nguyên này.  Tài nguyên nhân lực: Đề cập đến vấn đề con người, con người là một yếu tố quan trọng của hệ thống thông tin. Con người có kĩ thuật, có khả năng để điều khiển mọi hoạt động của HTTT và con người cũng chính là chủ thể là mục tiêu mà HTTT phục vụ. Các chuyên gia HTTT, những người điều khiển hệ thống như chuyên gia phân tích viên hệ thống, chuyên gia phát truyển, quản trị hệ thống… Người dùng cuối là tất cả những người sử dụng HTTT trong doanh nghiệp , từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, cho đến các nhân viên thừa hành và tác nghiệp.  Tài nguyên phần mềm: Là những ứng dụng, những chương trình góp phần điều khiển và xử lý thông tin trong toàn bộ hệ thống. Nhận sự điều khiển của con người và thực hiện xử lý thông tin theo lộ trình đã được thiết lập sẵn. Các chương trình: Hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, các chương trình nghiệp vụ như tính lương, quản lý khách hàng… (dùng để điều khiển máy tính xử lý thông tin). Các quy trình thủ tục: cho nhập liệu, để sửa lỗi, kiểm tra… (dùng để điều chỉnh hoạt động của con người).  Tài nguyên phần cứng: Là máy móc, là thiết bị hiện hữu, trực tiếp thao tác, vận hành trong hệ thống. Máy móc: máy tính, màn hình, các ổ đĩa, máy in, máy quét… (tức là các thiết bị dùng trong xử lý). Môi trường (hay media): đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, bìa nhớ, giấy, v.v (tức là các phương tiện dùng để lưu trữ).  Tài nguyên mạng: Mang yếu tố của hoạt động truyền thông trong hệ thống, giúp truyền thông tin dữ liệu trong hệ thống và giữa hệ thống với bên ngoài. Môi trường truyền thông, quản lý và truy cập mạng, các dịch vụ mạng.  Tài nguyên dữ liệu (Data resources): Dữ liệu là những thông tin được đưa vào hệ thống, chúng được xử lý, phân tích và lưu trữ trong hệ thống thông tin. Dữ liệu là nhân tố chính để hệ thống thông tin hoạt động, là yêu tố đầu vào cho hệ thống, là cái mà hệ thống cần phải thao tác, lưu trữ… và bảo vệ mật thiết (an ninh thông tin). Mô tả dữ liệu: các bản ghi của khách hàng, các hồ sơ nhân viên, thông tin sản phẩm, CSDL. Cơ sở tri thức: những kiến thức, những thông tin kinh doanh, hoạt động thị trường… Việc xây dựng một HTTT với các thành phần như trên đòi hỏi phải có một cái nhìn hệ thống không chỉ về mặt công nghệ, mà còn về tổ chức doanh nghiệp của bạn, và một tầm nhìn xa về các biện pháp đưa hệ thống CNTT vào tổ chức đó phục vụ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một cách nhìn, một cách tiếp cận hết sức cơ bản, xem xét các sự vật trong các mối tương quan của chúng khi hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu đã định, gọi là tiếp cận hệ thống, hay quan điểm hệ thống. 3. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP Hệ thống thông tin đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tùy vào vị trí, khả năng ứng dụng của hệ thống mà nó có những vai trò quan trọng khác nhau. Dưới đây là một số vai trò phổ biến của hệ thống thông tin đối với doanh nghiệp:  Hỗ trợ các quy trình và hoạt động nghiệp vụ. Các HTTT sử dụng máy tính để hỗ trợ nhân viên ghi nhận các hóa đơn bán hàng, quản lý kho, trả lương, nhập hàng… Nghiệp vụ kế toán cần sự chính xác và có quy trình vào ra rõ ràng của các thông tin bởi vậy rất cần sự hỗ trợ của hệ thống thông tin.  Hỗ trợ nhân viên và các nhà quản lý trong công việc ra quyết định dựa trên hiện trạng của doanh nghiệp. HTTT hỗ trợ người quản lý và các chuyên gia nghiệp vụ trong việc đưa ra những quyết định hợp lý với xu hướng phát truyển. Bởi sau khi tổng hợp dữ liệu tình hình nghiên cứu, phát triển HTTT thường có nhiệm vụ tạo báo cáo để hỗ trợ việc đưa ra quyết định… Quyết định xem nên duy trì mặt hàng nào, loại bỏ mặt hàng nào ít tiềm năng, đầu tư thêm những gì …HTTT tổng hợp ý kiến khách hàng, tổng hợp đánh giá chất lượng sản phẩm và báo cáo tất cả bởi vậy giúp so sánh và loại sản phẩm kém hơn.  Hỗ trợ đưa ra các chiến lược phát truyển và nâng cao năng lực cạnh tranh.Xây dựng một chiến lược nhằm dành lấy lợi thế so với đối thủ, sử dụng những ứng dụng thông tin chiến lược. Ví dụ như cài đặt các kiosk điện tử để bày bán hàng tự động tại nhiều địa điểm khác nhau, xây dựng các website quảng bá và bán hàng trên mạng theo mô hình thương mại điện tử… Một hệ thống thông tin là cần thiết và không thể thiếu trong bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào bởi vậy vai trò của nó là không thể phủ nhận. Và có một hệ thống tốt đồng nghĩa với việc hệ thống đó sẽ thực hiện vai trò của nó tốt hơn. 3.1. Những loại hình hệ thống thông tin doanh nghiệp cần quan tâm Doanh nghiệp có thể áp dụng các HTTT khác nhau tùy thuộc mục đích ứng dụng, quy mô hoạt động, và các điều kiện khác. Nhìn chung khi ứng dụng CNTT, cụ thể là các HTTT, doanh nghiệp đều nhằm đến các mục tiêu từ thấp đến cao sau đây: hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, và hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Các HTTT được xây dựng là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh nói trên trong sự phát triển của chúng, đồng thời cũng phản ánh sự tiến hóa rất nhanh của bản thân CNTT. Kết quả là có một danh sách rất rộng các HTTT dùng cho doanh nghiệp. Có nhiều cách để phân loại các HTTT đó. Hình 4 dưới đây là một sơ đồ phân loại dựa trên việc chúng cung cấp cho doanh nghiệp loại hỗ trợ nào. Các hệ thống hỗ trợ hoạt động: Hay các HTTT tác nghiệp, xử lý các dữ liệu dùng cho các hoạt động kinh doanh và sinh ra trong các hoạt động đó. Các hệ thống này sinh ra nhiều sản phẩm thông tin dùng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng không chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm thông tin mang đặc thù quản lý (muốn có các thông tin dạng đó phải tiến hành xử lý tiếp trong các HTTT quản lý). Các hệ thống hỗ trợ hoạt động này thường đảm nhận các vai trò như là xử lý một cách hiệu quả các giao dịch kinh doanh; điều khiển các tiến trình công nghiệp (thí dụ quá trình chế tạo sản phẩm); hỗ trợ việc giao tiếp và cộng tác trong toàn xí nghiệp; cập nhật các CSDL cấp Công ty (vi dụ: Marketing, kế toán (AIS), tài chính (FIS))… Các hệ thống hỗ trợ quản lý: Các HTTT Các hệ thống hỗ trợ quản lý Các hệ thống hỗ trợ hoạt động Hệ thống xử lý giao dịch (Xử lý giao dịch kinh doanh). Hệ thống điều khiển tiến trình (đk các quá trình công nghiệp). Hệ thống cộng tác xí nghiệp (Hỗ trợ giao tiếp, cộng tác). Hệ thống thông tin điều hành (thông tin cho lãnh đạo cấp cao). Hệ thống hỗ trợ quyết định (Hỗ trợ quyết định tương tác). Hệ thống thông tin quản lý (các báo cáo theo mẫu). Hình 1. Phân loại HTTT theo dạng thức hỗ trợ. [...]... đổi tại hoàn toàn do hệ thống không tốt nhìn một khía cạch khác là không có sự chuẩn bị và huấn luyện sử dụng hệ thống tốt trước khi vận hành hệ thống Xây dựng hệ thống không chỉ đơn thuần là xây dựng cơ sở vật chất mà còn xây dựng cả con người và CRM là một hệ thống thể hiện rõ nhiệm vụ này 72% cho rằng việc triển khai CRM tốn quá nhiều thời gian Xây dựng một hệ thống dịch vụ thống nhất và hoàn chỉnh... phải đánh giá và có sự tư vấn, tìm hiểu để doanh nghiệp lựa chọn được hệ thống phù hợp, đem lại hiệu quả cao Một số hình ảnh phần mềm kế toán: Nguồn: http://my.opera.com/aisc/blog/gioi Minh họa đăng nhập Minh họa nhập vật tư Minh họa quản lý thông tin tài sản 3.3 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) Giới thiệu hệ thống quản lý quan hệ khách hàng: Khách hàng ngày càng trở nên quan trọng với sự sống... quan trọng của hệ thống CRM CRM là quan trọng, CRM là cần thiết nhưng xây dựng hệ thống CRM lại không dễ chút nào Để khác phục các doanh nghiệp cần có chuyên viên tư vấn giải pháp và tư vấn về nghiệp vụ tránh việc tự xây dựng CRM mà ko có hiểu biết và không có ý thức tự thay đổi cách thức làm việc Nguồn tin: theo CIO.com 3.4 Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) Giới thiệu hệ thống ERP: ERP... dễ dàng cần có quyết tâm cao, Ông giám đốc công ty Đồng Tâm đã nói về quyết tâm của công ty mình: “Chúng tôi đã có lúc dừng sản xuất để tập trung cho hệ thống ERP Điều này thể hiện quyết tâm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý sản xuất của ban lãnh đạo công ty.” Cũng như hệ thống kế toán và hệ thống CRM ở trên, hệ thống thông tin ERP cũng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh tốt hơn... nghĩa là: doanh nghiệp xây dựng giải pháp hệ thống thông tin ERP là xây dựng một quy trình đồng nhất giữa các hoạt động chính của doanh nghiệp Hệ thống ERP liên kết và tạo sự tương tác chặt chẽ giữa các hoạt động nghiệp như kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm… Hệ thống thông tin ERP đã khắc phục một số rủi ro khi thực hiện từng hệ thống nghiệp vụ riêng lẻ tuy nhiên cũng gặp... CRM? Theo thống kê, hơn 50% các dự án CRM không mang lại kết quả như mong muốn Những kỳ vọng quá mức hay những áp dụng không phù hợp với hệ thống của tổ chức và doanh nghiệp gây ra sự cố này Hơn nữa CRM là hệ thống mang tính hỗ trợ thiết lập dịch vụ giúp nâng cao quan hệ với khách hàng nếu không có sự tích cực của yêu tố con người thì hệ thống cũng không thể đem lại hiệu quả gì cả Trong các hệ thống quản... quản lý thông tin đánh giá kết quả hoạt động nhanh, chính xác hơn Đây chính là lợi ích thiết thực của HTTT ERP đem lại Cũng để tạo ra những lợi ích mang tính chiến lược cho doanh nghiệp như vậy mà HTTT ERP có các tiện ích như: chuẩn hóa quy trình và thông tin giữa các bộ phận giúp cải thiện quy trình, tăng hiệu quả trao đổi thông tin, kết nối thông tin nhanh giữa các bộ phận DN Tích hợp thông tin tài... phiếu trực tuyến, các hệ thống web phục vụ thương mại điện tử (TMĐT), hoặc theo dõi việc chuyển hàng (đối với các hãng vận chuyển) Các HTTT tích hợp, liên chức năng: Đây là các HTTT tích hợp trong chúng nhiều nguồn thông tin và nhiều chức năng tổng hợp nhằm chia sẻ các tài nguyên thông tin cho tất cả các đơn vị trong tổ chức Còn gọi là các hệ thống “xí nghiệp” trợ giúp việc xử lý thông tin cấp toàn doanh... nhận xét này cho thấy sự đánh giá tầm quan trọng của hệ thống CRM còn thấp Bởi vậy để xây dựng được hệ thống trước tiên phải đào tạo và truyền đạt hiểu biết về hệ thống đến người sử dụng, chỉ ra được vai trò của hệ thống này Từ những thách thức trên ta thấy rõ một số nguyên nhân gây thất bại trong dự án: • Thiếu sự hiểu biết và chuẩn bị cho sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ sau khi CRM được triển khai... phong cách tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp là chức năng tốt của hệ thống CRM • Phát hiện các khách hàng mới Nhờ vào những thông tin phân tích thị trường, đánh giá khách hàng tiềm năng, hệ thống CRM sẽ chỉ ra những khách hàng cần phải thu hút và được quan tâm đúng mức • Tǎng doanh thu từ khách hàng Khi hệ thống đạt hiệu quả cao, khách hàng sẽ tin tưởng và yêu thích các dịch vụ của doanh nghiệp vì vậy mà . GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 1.1. Khái niệm hệ thống thông tin (information system) Là một hệ thống mà. phân biệt khái niệm về hệ thống thông tin và công nghệ thông tin. Phân biệt 2 khái niệm Hệ thống thông tin (HTTT) và Công nghệ thông tin (CNTT): • HTTT: mô

Ngày đăng: 07/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Rộng hơn là một ví dụ về hệ thống thông tin có sử dụng máy tính, như hình ảnh sau đây: - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

ng.

hơn là một ví dụ về hệ thống thông tin có sử dụng máy tính, như hình ảnh sau đây: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 1. Máy tính là một hệ thống thông tin. - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hình 1..

Máy tính là một hệ thống thông tin Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 1. Hệ thống thông tin có sử dụng máy tính. - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hình 1..

Hệ thống thông tin có sử dụng máy tính Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 1. Các thành phần của hệ thống thông tin. - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hình 1..

Các thành phần của hệ thống thông tin Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 1. Phân loại HTTT theo dạng thức hỗ trợ. - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hình 1..

Phân loại HTTT theo dạng thức hỗ trợ Xem tại trang 10 của tài liệu.
Một số hình ảnh phần mềm kế toán: Nguồn:  http://my.opera.com/aisc/blog/gioi - GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

t.

số hình ảnh phần mềm kế toán: Nguồn: http://my.opera.com/aisc/blog/gioi Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan