LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH SINH VIÊN

21 365 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH SINH VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH SINH VIÊN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINHSINH VIÊN. 1. Sự cần thiết khách quan. Trong cuộc sống hàng ngày, để tồn tại và phát triển con người phải tìm mọi biện pháp để đấu tranh phòng ngừa những rủi ro luôn gần kề chúng ta. Tuy nhiên, ốm đau, bệnh tật và tai nạn lại cứ luôn ẩn lấp bên cạnh, sẵn sàng hoành hành tới cuộc sống của con người. Bất cứ người nào trong xã hội, từ lúc sinh ra đến lúc già không ai lại chắc chắn không mắc một căn bệnh nào hay không gặp rủi ro nào gây ảnh hưởng đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ, nhất là đối tượng trẻ em. Đây là đối tượng trong xã hội còn non trẻ về sức khoẻ và kinh nghiệm sống. Trong điều kiện kinh tế xã hội và môi trường sống hiện nay thì trẻ em cần được quan tâm hàng đầu. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày của các em ngoài những rủi ro là bệnh tật còn có những rủi ro về tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Do vậy, các em rất cần được bảo vệ để cho sự phát triển đầy đủ sau này. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng là một loại hình bảo hiểm con người. Quỹ được hình thành từ sự đóng góp bằng tiền của cha mẹ học sinh (gọi là phí bảo hiểm). Nguồn tài chính này chủ yếu được sử dụng để chi trả kịp thời những thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ cho học sinh - sinh viên khi tai nạn xảy ra nhằm phục hồi sức khoẻ và cuộc sống cũng như học tập cho các em. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một nghiệp vụ bảo hiểm rất thiết thực, góp phần bảo vệ quyền lợi cho học sinhsinh viên, giúp các em có thể học tập liên tục không bị gián đoạn do các rủi ro gây nên. Đặc biệt nó có liên quan đến quyền con người và quyền trẻ em. Vì vậy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này cho học sinhsinh viên là rất cần thiết. Với Bộ luật “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Tại nước ta được Quốc hội thông qua ngày 12/5/1991. Trong luật này có quy định rõ trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Mặc dù trong điều kiện bộn bề của đất nước ta hiện nay cần có rất nhiều các vấn đề về kinh tế xã hội cần giải quyết, song Đảng và Nhà nước vẫn giành sự quan tâm cho thế hệ trẻ. Điều này được thể hiện một phần ở việc cho phép các công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Đất nước ta là một đất nước đang phát triển. Do đó, cần rất nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đang xác định vốn ngoài nước là quan trọng, nhưng mang tính chất quyết định hơn lại là vốn trong nước. Để có thể tập trung được nhiều nguồn vốn trong nước thì đòi hỏi phải sử dụng mọi biện pháp huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bảo hiểm cũng là một hình thức như vậy, trong đó có bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Nguồn phí thu được không được dùng để chi trả ngay cho những đối tượng gặp phải rủi ro mà được trải ra trong năm bảo hiểm đó nên nguồn vốn này sẽ được đầu tư bằng các hình thức khác nhau mà các công ty bảo hiểm thực hiện. Điều này ta thấy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết. Nhìn chung, hầu hết các trường học nước ta, công tác sơ cấp cứu ban đầu còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này là do “tủ thuốc” ở các trường học không có hoặc là có nhưng rất nghèo làn về chủng loại cũng như về tính năng chữa bệnh. Với đặc điểm, đặc trưng của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là sẽ trích một tỷ lệ nhất định so với phí để lập quỹ hình thành nên tủ thuốc trường học. Để khắc phục hạn chế đã nêu trên thì việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể góp phần vào việc thực hiện điều này. Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm hoàn toàn do người tham gia đóng góp và hình thành nên một quỹ lớn dùng để chi trả cho đối tượng là học sinh - sinh viên khi gặp tai nạn, rủi ro, giúp cho học sinh - sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, góp phần ổn định cuộc sống cho các gia đình học sinh - sinh viên không may gặp tai nạn, rủi ro. Đặc biệt đối với những gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Họ cho con em mình đi học cũng là sự cố gắng lớn rồi, cho nên khi con em họ gặp rủi ro thì rất có thể các em phải thôi học. Do vậy, nghiệp vụ này đã thể hiện tinh thần nhân đạo, thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cha ông ta. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên cũng đảm bảo nguyên tắc cơ bản “lấy số đông bù số ít”. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, khi nghiệp vụ được triển khai mỗi em đóng góp một khoản tiền (phí bảo hiểm) hình thành nên một quỹ bảo hiểm chung. Như vậy có thể thấy nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là cần thiết khách quan và việc triển khai nghiệp vụ này tại các công ty bảo hiểm là rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. 2. Tác dụng Cùng với sự phát triển nhanh chóng ổn định của nền kinh tế nước ta nói chung, các nghành kinh tế nói riêng. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Trong thời gian qua đã có nhiều công ty bảo hiểm được thành lập dưới các hình thức khác nhau như: công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài (Prudential, AIA). Bản thân các công ty bảo hiểm cũng không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình. Bằng cách mở rộng việc thành lập các chi nhánh văn phòng khu vực. Trong đó một trong những nghiệp vụ được triển khai và đẩy mạnh là nghiệp vụ bảo hiểm con người. Chính vì vậy mà những năm gần đây, bảo hiểm con người được các công ty bảo hiểm tập trung đặc biệt bổ sung, hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động của mình lên rất nhiều. Trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số tác dụng chủ yếu của nghiệp vụ này như sau: Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là công cụ hữu hiệu để các gia đình ổn định về mặt tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta đang phát triển, đời sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt là đối với tầng lớp có thu nhập thấp như nông dân, công nhân, viên chức nhà nước. Do đó, việc có một quỹ được hình thành do sự đóng góp của các bên nhằm trợ giúp cho các gia đình có con em đi học tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là rất cần thiết. Với nguyên tắc số đông bù số ít, các gia đình có con em đi học tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên với một chi phí thấp. Nếu không may xảy ra tai nạn thì bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả chi phí khám, điều trị, các gia đình tránh được tình trạng rắc rối về mặt tài chính vì nhiều khi đó là chi phí lớn tới mức không thể tự trang trải. Do đó, bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người bạn đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh khi có con em đi học. Ngoài chức năng, nghĩa vụ của công ty bảo hiểm là chi trả khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm còn có nghĩa vụ cùng với bên tham gia bảo hiểm đề xuất áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Do vậy, bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là lời nhắc nhở cho các bậc cha mẹ và các em học sinh - sinh viên luôn có ý thức đề phòng tai nạn. Một nguyên tắc bất di bất dịch của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được chứ không phải tai nạn do cố tình. Do đó, khi tham gia ngoài trách nhiệm của chính các em là phải tự bảo vệ mình thì phần trách nhiệm của gia đình khi các em ở nhà và nhà trường khi các em ở trường là rất lớn. Các bậc phụ huynh cần phải đề ra thời gian biểu cho con em mình khi ở nhà để tiện theo dõi, nhà trường cần đề ra các nội quy, quy tắc chặt chẽ cùng với các biện pháp kỷ luật nếu các em vi phạm. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào hạn chế tai nạn xảy ra cho các em, đảm bảo cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, không ngừng trao đổi, rèn luyện về tư cách đạo đức và khoa học để phấn đấu thành người có ích cho đất nước. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên góp phần giúp học sinh - sinh viên học tập tốt hơn, tham gia học tập liên tục, đặc biệt là đối tượng học sinh -sinh viên con nhà nghèo không may gặp tai nạn rủi ro. Đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao thì vấn đề trang trải cho chi phí khám và điều trị thương tật là không mấy khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân cư có thu nhập ở mức thấp, đặc biệt là dân cư nông thôn, miền núi, cao nguyên. Đây là lớp người thực sự khó khăn ngay cả trong việc duy trì cho các em theo học, nên khi gặp rủi ro, tai nạn các em khó có thể tiếp tục học được. Do vậy, với việc tham gia bảo hiểm học sinh - sinh viên sẽ bù đắp những chi phí điều trị để từ đó giúp cho việc học tập của các em được liên tục và ổn định. Một tác dụng quan trọng của hoạt động bảo hiểm nói chungnghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên nói riêng đó là có tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên tạo lập quỹ tiền tệ tập trung lớn, ngoài phần bù đắp cho việc chi trả, chi trả còn góp phần vào đầu tư phát triển kinh tế. Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc "số đông bù số ít" có nghĩa là huy động sự đóng góp phần nhỏ của nhiều người để chi trả số tiền lớn cho số ít người, những người mà họ gặp phải rủi ro. Thông qua nghiệp vụ bảo hiểm này công ty sẽ thu một khoản phí (thường rất nhỏ) của từng người để tạo quỹ bảo hiểm lớn. Một phần quỹ này được giữ lại cho việc chi trả chi trả, phần còn lại được đầu tư trở lại cho nền kinh tế từ đó góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên phát sinh mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Công ty bảo hiểm. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này từ khâu khai thác đến khâu giải quyết chi trả và tiến hành chi trả thì mối quan hệ ba bên luôn luôn được bền chặt. Trong quá trình khai thác để nghiệp vụ này đến được với các em và để cho các em hiểu được nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó tích cực tham gia thì cán bộ khai thác của các công ty bảo hiểm phải thông qua nhà trường tổ chức những buổi tiếp súc với các em học sinh để từ đó có thể giúp cho các em hiểu được và từ đó xuất phát nhu cầu tham gia. Người quyết định đến việc tham gia bảo hiểm lại là gia đình của các em. Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm còn phải phối hợp với gia đình và nhà trường để cùng nhau giúp các em học sinh áp dụng các biện pháp đề phòng rủi ro và giải quyết khiếu nại (nếu không may rủi ro xảy ra) sao cho đạt kết quả và hiệu quả cao nhất, kịp thời nhất. Như vậy thông qua nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên gắn kết mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm với nhà trường và gia đình, làm tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các công ty bảo hiểm phải không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của mình. Để thực hiện được điều này thì công ty phải tăng số lượng nhân viên khai thác.Từ đó tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên và không ngừng cải thiện thu nhập. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH - SINH VIÊN 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1. Đối tượng bảo hiểm Đây là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên nên đối tượng bảo hiểm là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của các em học sinh - sinh viên. Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là người ký kết hợp đồng bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm nhưng không phải nộp cho chính bản thân mình mà nộp cho người thứ ba (người được bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm là cha mẹ hay người đỡ đầu có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc các em đứng ra mua bảo hiểm cho con em mình. Tuy nhiên, ở sinh viên vừa là người tham gia bảo hiểm, vừa là người được bảo hiểm. Người được bảo hiểmhọc sinh đang học ở các trường như: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề . là sinh viên các trường cao đẳng, đại học, học viện . bao gồm cả học sinh đang theo học tại các trường dân lập hay công lập. Học sinh tham gia loại hình bảo hiểm này vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác nếu ký kết các hợp đồng độc lập với nhau. 1.2. Phạm vi bảo hiểm Trên thuyết phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên gồm những rủi ro sau: - Bị chết trong mọi trường hợp. - Bị tai nạn thương tật. - Bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm: - Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma tuý . - Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (trừ những người được bảo hiểm chưa đến tuổi vị thành niên). - Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả . - Chiến tranh phóng xạ. Trong thực tế phạm vi bảo hiểm của các công ty bảo hiểm triển khai có sự khác nhau, cụ thể đối với công ty bảo hiểm PJICO bao gồm: 1.2.1. Những rủi ro được bảo hiểm Đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, những rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro trong lãnh thổ việt nam đối với người được bảo hiểm như sau: - Chết do mọi nguyên nhân. - Thương tật thân thể do tai nạn. - Ốm đau, phẫu thuật phải nằm viện phẫu thuật. Như vậy điều khoản bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên được xây dựng trên các quy tắc bảo hiểm có liên quan đã được ban hành: - Quy tắc bảo hiểm sinh mạng cá nhân (ban hành theo quyết định số 391/TC/QĐ/BHXH ngày 20/9/1991 của Bộ tài chính. - Quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24 giờ (ban hành kèm theo quy định số 256/TC/QĐ/BHXH ngày 22/7/1991 Bộ tài chính) - Quy tắc bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật (ban hành kèm theo quyết định số 466/TC/QĐ/BH ngày 2/7/1993 của Bộ tài chính). Bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là một trong những sản phẩm bảo hiểm của PJICO, ra đời phù hợp với tình hình thị trường, nhằm đạt được mục đích mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động. Học sinh - sinh viên trở thành người được bảo hiểm khi đóng phí để tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên. Học sinh - sinh viên đó được hưởng quyền lợi trong những trường hợp sau: Trường hợp I: Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm được cấu thành bởi 3 yếu tố: - Một lực từ bên ngoài: là việc không lường trước được, không mong đợi xảy ra, tai nạn tại một thời điểm nhất định. Nó diễn ra trong một thời gian ngắn, không phải là một quá trình kéo dài. - Ngoài ý muốn: có nghĩa là người được bảo hiểm không gây tai nạn. - Tác động lên thân thể và là nguyên nhân trực tiếp làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật thân thể. Phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do người được bảo hiểm có hành động cứu người, tài sản của nhà nước, của nhân dân và chống hành vi phạm pháp. Trường hợp II: Ốm đau, tai nạn, phải nằm viện, hay phẫu thuật tại bệnh viên. Ở đây bệnh viện được hiểu là một cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp, được Nhà nước công nhận, có khả năng và phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trị bệnh và phẫu thuật, có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú. Nằm viện là người được bảo hiểm cần lưu trữ ít nhất 24 giờ ở bệnh viện để điều trị lâm sàng. Học sinh được coi là phẫu thuật khi trải qua các ca mổ để điều trị các thương tật hoặc các bệnh tật do các phẫu thuật viên có bằng cấp thực hiện. Để được hưởng những rủi ro trên xảy ra thì người được bảo hiểm phải có thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc phẫu thuật do ốm đau bệnh tật. Ví dụ: Học sinh A tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên phải phẫu thuật do đau ruột thừa. Do vậy bảo hiểm trợ cấp như sau: Trợ cấp nằm viện phẫu thuật = Số ngày nằm viện × 0,3% STBH Trợ cấp phẫu thuật được hưởng theo quy định số 446/TC/BHXH của Bộ tài chính ban hành ngày 02/03/1993. Điều kiện bảo hiểm: Đây là những quy định phạm vi, trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của người được bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên có 3 điều kiện bảo hiểm là: Chết do mọi nguyên nhân (Điều kiện bảo hiểm A) Thương tật thân thể do tai nạn (Điều kiện bảo hiểm B) Ốm đau, bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật (Điều kiện bảo hiểm C) + Điều kiện bảo hiểm A. − Theo điều kiện bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho trường hợp chết ro mọi nguyên nhân. Trừ trường hợp chết do nguyên nhân từ những rủi ro không được bảo hiểm. − Về hiệu lực bảo hiểm: Đối với trường hợp chết do tai nạn và các hợp đồng tái tục liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí đầy đủ theo quy định. Đối với trường hợp chết không do tai nạn và hợp đồng bảo hiểm không liên tục. Bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. − Quyền lợi của người được bảo hiểm: trường hợp người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm. PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. + Điều kiện bảo hiểm B. − Theo điều kiện bảo hiểm này, sẽ bảo hiểm cho trường hợp thương tật thân thể do tai nạn. Trừ những thiệt hại do nguyên nhân từ những rủi ro không được bảo hiểm. − Hiệu lực bảo hiểm: Bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi đóng phí bảo hiểm. − Quyền lợi của người được bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể thuộc phạm vi được bảo hiểm. PJICO trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành kèm theo quyết định số 05/TCBH ngày 2/1/1993 của Bộ tài chính. + Điều kiện bảo hiểm C. − Điều kiện bảo hiểm này sẽ trả tiền cho trường hợp ốm đau, bệnh tật phải nằm viện hoặc phẫu thuật. Trừ những thiệt hại do rủi ro không được bảo hiểm. − Hiệu lực bảo hiểm: Bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí đối với trường hợp thương tật. Các hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi ký hợp đồng và đóng phí cho thời gian tiếp theo. − Quyền lợi của người được bảo hiểm: Trường hợp người được bảo hiểm phải nằm viện thuộc phạm vi bảo hiểm, PJICO trả trợ cấp mỗi ngày 0,3% số tiền bảo hiểm nhưng không quá 60 ngày/ năm bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm phải phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm. PJICO trả trợ cấp theo bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật. 1.2.2 Những rủi ro không được bảo hiểm Một trong những nguyên tắc của bảo hiểm thương mại là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được. Chứ không bảo hiểm cho những gì chắc chắn xảy ra, đã xảy ra. Rủi ro không lường trước được là những rủi ro không biết trước được nó có thể xảy ra vào thời điểm nào, ở đâu, không phụ thuộc vào ý muốn, nhận thức chủ quan của con người. Bảo hiểm được điều hành trên cơ sở nhận bảo hiểm lành mạnh. Để trong thực tế không có rủi ro để người bảo hiểm không đủ khả năng thanh toán trách nhiệm của mình. Chính vì thế trong bảo hiểm sẽ có những rủi ro loại trừ. Hơn thế nữa, những điểm loại trừ được sử dụng vì do sau đây: + Một sự cố bảo hiểm cụ thể không thể bảo hiểm được như chiến tranh, rủi ro hạt nhân. + Một sự cố mà công ty bảo hiểm không được hỗ trợ bằng hình thức tái bảo hiểm. + Một sự cố đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm khác (tức là không được phép bảo hiểm trùng). Tuy nhiên, nếu đối tượng bảo hiểm là con người thì một người có thể được phép tham gia nhiều nghiệp vụ bảo hiểm ở các đơn vị khác nhau. + Một số rủi ro được loại trừ vì yêu cầu cho mức phí của nó quá cao đối với khách hàng. Khi những rủi ro này xảy ra đối với người được bảo hiểm trong những trường hợp sau PJICO không chịu trách nhiệm : + Người được bảo hiểm có hành động cố ý gây ra tai nạn hoặc bị tai nạn do hành động phạm tội của người hưởng tiền bảo hiểm. + Người được bảo hiểmhọc sinh cấp 2 trở lên, vi phạm nghiệm trọng pháp luật, các quy định của nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông. + Cảm đột ngột, trúng gió bệnh tật hoặc những tai biến trong quá trình điều trị gây ra. + Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của bia, rượu, ma tuý, hoặc các chất kích thích tượng tự khác. + Điều trị và phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, những thương tật hoặc những chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bảo hiểm. + Điều trị theo yêu cầu của người bảo hiểm mà không liên quan đến việc điều trị và phẫu thuật bình thường do cơ quan y tế quy định. + Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả… + Ngộ độc thức ăn, đồ uống. + Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo quy định của cơ quan y tế. + Người được bảo hiểmhọc sinh cấp 2 trở lên tham gia trò chơi mang tính chất nguy hiểm như trèo cây, cột điện, mái nhà…hoặc những đồ vật nguy hiểm như chất nổ. + Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ. + Rủi ro chiến tranh, nội chiến, đình công. 2. Mức trách nhiệm bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm được nghi rõ trong hợp đồng, là hạn mức chi trả, chi trả cao nhất cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi được bảo hiểm. Khác với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, mức trách nhiệm được xác định dựa vào giá trị của tài sản. Trong bảo hiểm con người, giá trị của con người không thể xác định được là bao nhiêu. Do đó, số tiền bảo hiểm được quy định theo sự thoả thuận giữa hai bên. Việc định ra hạn mức trách nhiệm của công ty phải đảm bảo quyền lợi vật chất cho học sinh - sinh viên, lợi nhuận cho công ty sau đó là đến các vấn đề xã hội. Mức trách nhiệm bảo hiểm đề ra phải tuân thủ các nguyên tắc chung là nguyên tắc rộng rãi và đảm bảo kinh doanh. Mức trách nhiệm không phù hợp sẽ không khuyến khích được các em học sinh tham gia. Với mức trách nhiệm cao sẽ gây khó khăn cho việc đóng phí nhất là đối với [...]... gia bảo hiểm 4 .Hợp đồng bảo hiểm 4.1 Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm là cam kết trách nhiệm giữa người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) và người tham gia bảo hiểm Nội dung của hợp đồng bảo hiểm thường ghi rõ những điều mà hai bên cùng thoả thuận với những văn bản pháp trong lúc thực hiện hợp đồng Đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, hợp đồng thường được ký kết vào đầu năm học Người tham gia bảo hiểm. .. Thông thường hợp đồng thường có những điều khoản chủ yếu sau: + Đối tượng được bảo hiểm: là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường học + Số tiền bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể lựa chọn các mức phí có số tiền bảo hiểm phù hợp + Phí bảo hiểm: Được đặt ra tương ứng với số tiền bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm + Điều kiện bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm tuỳ... hạn bảo hiểm dài hơn Thời hạn bảo hiểm tối thiểu thường là 5 năm Khi tham gia bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm còn có điều khoản bổ xung đi kèm theo Khi hết thời hạn bảo hiểm mà rủi ro được bảo hiểm không xảy ra, người được bảo hiểm vẫn còn sống thì công ty bảo hiểm đã trả cho bên tham gia một khoản tiền bằng số tiền bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm: Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên bảo hiểm cho... đi học Thời gian bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên thường ngắn (dưới 1 năm) Bên cạnh đó khi tham gia bảo hiểm với các điều kiện A, B, C hoặc có thể tham gia kết hợp Khi hết thời hạn bảo hiểm mà rủi ro được bảo hiểm may mắn không xảy ra thì người tham gia bảo hiểm không nhận được một khoản tiền nào Đối với nghiệp vụ bảo hiểm an sinh giáo dục có thời hạn bảo. .. bảo hiểm thì người tham gia phải đóng phí bảo hiểm Ở đây, cách đóng phí giữa hai nghiệp vụ là khác nhau Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên người tham gia phải đóng một mức phí tương đối nhỏ so với nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục và phí bảo hiểm được đóng một lần ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm Người tham gia nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục phải đóng một mức phí định... cho số học sinhsinh viên tham gia bảo hiểm bị chết trong năm i Vi: Tổng số tiền chi trả cho học sinh - sinh viên tham gia bảo hiểm phải nằm viện năm i Pi: Tổng số tiền chi trả cho số học sinhsinh viên tham gia bảo hiểm phải nằm viện phẫu thuật năm i Hi: Tổng số học sinhsinh viên tham gia bảo hiểm năm i Phí bảo hiểm có thể tính riêng cho từng cấp học Hiện nay, khi triển khai nghiệp vụ này... đơn yêu cầu bảo hiểm Đối với nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên, các em học sinh tham gia thường dưới hình thức tham gia tập thể Nên hợp đồng thường đơn giản ngắn gọn thuận tiện cho người tham gia Tuy nhiên trong hợp đồng bảo hiểm loại này còn quy định tỷ lệ trích từ phí bảo hiểm để lập tủ thuốc trường học (điều này nghiệp vụ bảo hiểm An sinh giáo dục không có) Khi tham gia bảo hiểm thì người... kiện kết hợp B và C với mức phí 0,5% số tiền bảo hiểm + Thời hạn bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thời hạn 1 năm từ 0 giờ ngày nộp phí đến 0 giờ cùng ngày năm sau Hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên vẫn có hiệu lực khi người tham gia chuyển trường, chuyển chỗ ở Tuy nhiên, phải thông báo thay đổi cho công ty bảo hiểm biết + Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm: ... hiểm kết hợp học sinhsinh viên là bố mẹ, người đỡ đầu, người có quan hệ họ hàng, người thân thích có quan hệ nuôi nấng và chăm sóc các em hoặc thầy cô giáo ở trường họchọc sinh đang theo học đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinhsinh viên Người tham gia bảo hiểm không bị hạn chế về tuổi tác, mức độ thân thích hay mức độ tàn tật 4.2 Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm. .. trường hợp nằm viện do cảm cúm, sốt vi trùng, suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ngộ độc thức ăn, điều trị đông y, các bệnh ung thư, bệnh ngoài da, dưỡng thai… 0,5% số tiền bảo hiểm/ ngày đối với các trường hợp còn lại Trong thực tế, đối với bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên các công ty bảo hiểm thường tiến hành loại hình bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên với điều kiện bảo hiểm là điều kiện kết hợp . LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH SINH VIÊN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH – SINH VIÊN. 1. Sự. triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên có thể góp phần vào việc thực hiện điều này. Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên là

Ngày đăng: 07/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan